Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.32 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội
và những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh
nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh , chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn
là yếu tốt cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế của bất kỳ
một quốc gia nào.
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát
vốn , lãi Nhà nước thu , lỗ Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp không quan tâm
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Ngày nay khi
tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với sự biến
động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh
tranh của mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng
vốn sao cho hợp lý. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa quyết định đối
với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên và qua thời gian thực tập tại
Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long em quyết định lựa chọn
đề tài: "Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và
thương mại Thăng Long " làm báo cáo thực tập chuyên đề của mình.
Báo cáo này gồm 3 phần chính:
Phần 1 : Khái quát chung về Công ty
Phần 2 : Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn
xây lắp và thương mại Thăng Long
Phần 3 : Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
Trong quá trình viết báo cáo thực tập tổng hợp khó có thể tránh được những sai sót
mong Thầy Cô Giáo và bạn đọc cho ý kiến để báo cáo được hoàn thiện hơn. Báo
cáo được viết với sự giúp đỡ của PGS.TS Lê Công Hoa và T.S Đào Thanh Tùng
cùng các cô chú cùng Anh Chị trong Công Ty Cổ Phần tư vấn xây lắp và thương
mại Thăng Long.


PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
1.1 Thông tin chung về Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long.
Trụ sở chính:16 tổ 40 thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: 0422107707
Fax: 62874027
Mã số thuế: 0103675678
Tổng vốn điều lệ: 20 tỷ VND
Số cổ phần 1000 000
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu:
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các
công trình kỹ thuật.
+ Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35kv
+ Dịch vụ san lấp mặt bằng
+ Khai thác và chế biến khoáng sản
+ Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất và mua bán hàng điện tử điện lạnh.
+ Sản xuất và mua bán thiết bị viễn thông
+ Mua bán máy tính và các thiết bị văn phòng.
+ Sản xuất và mua bán các thiết bị thi công, xây lắp, máy chuyên dùng.
+ Mua bán ô tô và phụ tùng ô tô các loại.
+ Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo
tuyến.
+ Sản xuất và mua bán sắt thép.
+ Sản xuất và mua bán gỗ và các sản phẩm từ gỗ
+ Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
+ Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kv
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần Tư vấn xây lắp va thương mại Thăng Long là một đơn vị tư
nhân được thành lập ngày lập ngày 29 tháng 11 năm 2003 theo quyết định số 1434
– BXD/TCCB của Bộ Xây Dựng. Từ năm 2004, Công ty hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần với trên 100 cán bộ công nhân viên.
Trong những năm qua,công ty không ngừng phát triển về mọi mặt,không ngừng
vươn xa , chiếm lĩnh những thị trường mới ở trong và ngoài tỉnh.
Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long là một công ty còn
non trẻ trên thị trường xây dựng. Với thời gian phát triển đang còn ít nhưng công ty
cũng đã khá thành công trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy công ty ngày một
lớn mạnh hơn.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất quản lý của Công ty Cổ
phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
P.Giám Đốc Tài Chính P.Giám Đốc Kỹ Thuật
Phòng
Tổ
chức -
Hành
chính
Phòng
Tài
chính-
kế toán
Phòng
kinh tế
-kế
hoạch
Phòng

Kỹ
thuật-
Thi
công
Các
- Xưởng
trực thuộc
- Đội sản
xuất
Các
- BHĐ dự án
- BCH công
trình
HĐ QUẢN TRỊ
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
1.3.2.1. Đại hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết
định các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ.
1.3.2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất
của Công ty giữa hai kỳ họp Đại Hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị
bầu ra chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Giám đốc, người chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm

quyền của Đại hội đồng cổ đông.
1.3.2.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra báo cáo
tài chính hàng kỳ, xem xét các báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội
bộ và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ.
1.3.2.4. Phòng Giám đốc và 2 phó Giám đốc
Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, các nhiệm
vụ được truyền từ trên xuống. Trong đó Giám đốc do chủ công ty đảm nhiệm.Các
chỉ thị của giám đốc được truyền xuống cho 2 phó Giám đốc là phó Giám đốc Tài
chính và phó Giám đốc kỹ thuật. Hai phó Giám đốc đảm nhiệm hai lĩnh vực khác
nhau và bổ trợ cho nhau trong mỗi nhiệm vụ.Các chỉ thị lại được truyền xuống cho
các phòng ban xử lý.
1.3.2.5. Các phòng ban chức năng của Công ty
- Phòng Tài chính – Kế toán gồm có một Kế toán trưởng,được bổ nhiệm theo ý
kiến của Giám đốc Công ty, và một số kế toán viên như: kế toán tổng hợp, kế toán
thanh toán, kế toán vật tư, thủ quỹ làm công tác nghiệp vụ theo sự phân công điều
hành trực tiếp của Kế toán trưởng.
Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
Công ty về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt
động tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Phòng có chức năng
kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm
và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để xây dựng cơ chế khoán, lập
kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch của Công ty gửi Phòng Kinh tế –
Kế hoạch để tổng hợp báo cáo.
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch có cơ cấu gồm một trưởng phòng và một số cán bộ,
kỹ sư làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và
chịu sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng.
Phòng Kinh tế – Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
trong lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị xe máy thi công, cung

ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Chủ trì lập các dự án
đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, là đầu mối giao dịch và thực
hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng. Là đầu mối trong công tác tiếp
thị, tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu, kiểm tra dự toán thiết
kế, dự toán thi công của đơn vị thi công. Tham gia xây dựng đơn giá tiền lương với
công nhân tại các công trình, xây dựng định mức và đơn giá đối với các công tác
đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công.
- Phòng Kỹ thuật – Thi công có một trưởng phòng và một số cán bộ, kỹ sư làm
những công việc có tính chất chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công và điều
hành trực tiếp của trưởng phòng. Phó giám đốc Công ty được phân công chỉ đạo và
kiểm tra các hoạt động của phòng.
Phòng Kỹ thuật – Thi công có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công
tác quản lý xây lắp, giám sát chất lượng công trình, quản lý kỹ thuật, tiến độ, biện
pháp thi công và an toàn lao động. Là đầu mối tiếp nhận các thông tin thay đổi công
nghệ, áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật. Phối kết hợp với Phòng Tổ chức Hành
chính về việc đào tạo thi nâng bậc cho công nhân. Phòng Kỹ thuật – Thi công chủ
trì cùng các bộ phận khác để giải quyết tai nạn nếu xảy ra, phối hợp cùng Phòng
Kinh tế – Kế hoạch tham gia lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu, thực hiện việc kiểm tra
khối lượng dự toán, quyết toán của các đơn vị trực thuộc, kiểm tra công tác chuẩn bị
mặt bằng thi công của các đơn vị, thựa hiện nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công các công trình.
- Phòng Tổ chức Hành chính có cơ cấu gồm một trưởng phòng và một số cán bộ
nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và
chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của trưởng phòng.
Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Công ty
trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ..., thực
hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức
năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty. Phối hợp
với Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương,
quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của

nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng chương
trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo.
Phòng Tổ chức Hành chính là thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực
liên quan đến chức năng của phòng.
1.3.2.6. Các đơn vị sản xuất và ban điều hành
Nhiệm vụ chính của các xưởng là tổ chức sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho
khách hàng và Công ty thực hiện thi công các công trình xây lắp, các dự án đầu tư.
Nhiệm vụ chính của các đội thi công là thực hiện thi công xây lắp các công
trình của Công ty, đảm bảo chất lượng công trình, hoàn thành đúng theo tiến độ
dưới sự điều hành của Ban giám đốc trên cở sở nguồn cấu kiện của các xưởng sản
xuất cung cấp.
Các Ban điều hành dự án có nhiệm vụ là nhận chỉ thị trực tiếp từ Giám đốc và
truyền xuống các bộ phận dưới.Bên cạnh đó còn giám sát và chỉ huy trong các quá
trình thi công.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY LẮP VÀ
THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
2.1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây
Bảng biểu 01: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty ( 2006 – 2008 )
(Đơn vị tính: 1000đ)
STT Các chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008
1 Doanh thu 12.000.000 20.020.000 25.000.000
2 Vốn 5.000.000 10.000.000 10.000.000
4 Nộp ngân sách 126.000 576.800 700.000
5 Lợi nhuận sau

thuế
324.000 1.483.200 1.800.000
6 Thu nhập bình
quân
7.000 9.840 8.400
Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Thông qua một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh trên ( từ năm 2006 – 2008 ) ta
thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt.Dẫn tới doanh thu và lợi
nhuận của công ty tăng lên không ngừng, thu nhấp của người lao động cũng ở mức
khá cao. Cho thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
- Đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2007 doanh thu của công ty đã tăng trên 60% (
khoảng 66,83%) trong khi đó vốn của công ty năm 2006 là 5 tỷ đến năm 2007 tăng
lên 10 tỷ ( tăng 50%) dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng lên rất cao từ 324.000.000vnđ
lên tới 1.483.000.000vnđ tăng khoảng trên 300% cho thấy hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty trong giai đoạn 2006 – 2007 rất tốt dẫn tới thu nhập bình quân
của người lao động cũng tăng khoảng 40,1%. Do vậy mà nộp ngân sách của công ty
tăng lên trên 200% góp phần xây dựng đất nước.
- Tuy nhiên đến giai đoạn 2007 -2008 do tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn
thế giới do đó mà doanh thu của công ty tăng chậm so với giai đoạn 2006 – 2007
nhưng vẫn đảm bảo ở mức tăng 24,87% trong khi vốn của công ty trong năm 2008
vẫn giữ ở mức 10 tỷ như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đạt
hiệu quả cao đã vượt qua được trở ngại của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lợi
nhuận sau thuế trong giai đoạn 2007 – 2008 giảm mạnh so với giai đoạn 2006 -
2007 nhưng vẫn tăng ở mức 21,4% và nộp ngân sách cũng tăng từ 576.800.000vnđ
đến 700.000.000 khoảng 21%.
2.2 – Nguồn vốn
Bảng biểu 02: NGUỒN VỐN (2006 – 2008)
( đơn vị tính 1000vnđ )
STT Các chỉ tiêu Năm
2006

Năm
2007
Năm
2008
1 Vốn kinh doanh 5.682.000 2.202.600 6.902.907
2 Vốn nợ 7.000.000 10.000.000 10.000.000
3 Tổng vốn 12.682.000 12.202.600 16.902.907
Nguồn: Báo cáo tài chính (Phòng kế toán)
Nhận xét: nguồn vốn của công ty
- Từ bảng số liệu 02 ta có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn được
tăng lên qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày mở rộng.
Giai đoạn từ 2006 – 2007 nguồn vốn tăng từ 7 tỷ vnđ đến 10 tỷ vnđ, mức tăng
khoảng 43% cho thấy được quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của công ty
đang phát triển và ngày mở rộng. Tuy nhiên đến năm 2008 thì nguồn vốn kinh
doanh của công ty vẫn ở mức 10 tỷ vnđ. Hoạt động của công ty đã có sự đình trệ
trong giai đoạn 2007 – 2008 nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong
giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty. Để đảm bảo
nguồn tài chính cho thi công công ty thực hiện vay vốn để khắc phục tình trạng
thiếu vốn và để hoạt động sản xuất kinh doanh được đảm bảo hiệu quả.
- Với nguồn vốn nợ, công ty nhằm đảm bảo hoạt động tài chình cho các hạng
mục công trình và hoạt động của công ty diễn ra được tốt hơn. Nguồn vốn nợ của
công ty trong năm 2007 thấp hơn nhiều so với năm 2006 và năm 2008 cho thấy
được hiệu quả hoạt động sản xuất trong năm 2007 cụ thể chính ở bảng 01. Trong
năm 2008 chính bởi khủng hoảng kinh tế, giá nguyên vật liệu bất ổn do vậy để hoạt
động của công ty được đảm bảo công ty đã tăng nguồn vốn nợ lên tơi
6.902.907.000vnđ tăng hơn so với năm 2007, trên 200% và tăng hơn so với năm
2006 khoảng 21,5%.
- Tuy nhiên với nguồn vốn không lớn như vậy cũng gây ra một số khó khăn nhất
định như khó mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Sản phẩm xây lắp được tiêu
thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính

chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Nếu bị ứ đọng vốn ở công
trình và không thu hồi kịp thòi dẫn tới tình trạng thiếu vốn cho các hoạt động khác
của công ty và khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh khác là
không cao.
2.3. Cơ cấu tài sản lưu động
Bảng biểu 03: VỐN LƯU ĐỘNG (2006 – 2008)

×