Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của môi trường và chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tái sinh và nhân nhanh giống Hoàng lan thuộc chi lan Kiếm Cymbidium docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.82 KB, 9 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ NHÂN NHANH GIỐNG HOÀNG LAN
THUỘC CHI LAN KIẾM Cymbidium
Lê Minh Nguyệt, Trần Thị Ngân,
Vũ Văn Liết, Trần Duy Quý
SUMMARY
Research effect of medium and growth regulators on regeneration and propagation
of species Hoang Lan belong to genus Cymbidium
Propagate orchid by in vitro to satisfy the demand of customers is very need. The purpose of this
study to find the best media and the rate of grow regulators, and also to explore the suitable of
substrate to accept plantlets driven from in vitro for two varieties CD5 and CD9 belong to genus
Cymbidium. Shoot of CD5 was put on media VW + 120 ml coconut milk + 10g saccarose + 2 mg/l
BAP + 0,5 mg/l Kinetin + 7 g agar + 1 g activated carbon and shoot of CD9 was put on media VW +
120ml coconut milk + 10 g saccarose + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kinetin + 7 g agar + 1 g activated
carbon. Media MS which was added 1 mg/l BAP and 0,3 mg/l NAA have multiple rate hightest for
CD5, and 1 mg/l BAP and 0,5 mg/l NAA for CD9. The result indentified the basal medium MS
supplemented activated carbon (1 g/l) and NAA (0,5 mg/l) gained number plantlet have root,
number root/plantlet and length of root highest.
Keywords: Orchid, propagation, asexual, culture, in vitro, media, shoot, protocorm.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân giống vô tính được áp dụng đối
với nhiều loài cây trồng, nhất là cây ăn quả,
hoa và cây cảnh (Chen Chang và cs., 2000).
Cây phong lan có thể nhân giống bằng hạt
hoặc nhân giống vô tính. Tuy nhiên, nhân
giống bằng hạt đối với cây phong lan, đặc
biệt chi Cymbidium dayanum gặp nhiều khó
khăn và thời gian dài hơn so với nhân giống
vô tính. Nhân giống vô tính in vitro cây
phong lan có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và


chất lượng cây giống; là một phương pháp
tiến bộ hơn so với phương pháp truyền
thống (Wickremesinhe và cs.,1994).
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu là 2 giống phong lan:
Cymbidium iridioides var trangvietnam (CD5)
và Cymbidium iridioides var timhot (CD9).
Nội dung nghiên cứu gồm: (1) Nghiên
cứu tạo vật liệu khởi đầu, (2) Nghiên cứu
lựa chọn môi trường phù hợp cho giai đoạn
nhân nhanh trong in vitro, (3) Nghiên cứu
phối hợp môi trường thích hợp cho giai
đoạn tạo cây hoàn chỉnh và (4) Nghiên
cứu giá thể phù hợp cho giai đoạn ra cây
vườn ươm.
Phương pháp nghiên cứu: Các thí
nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên (CRD), 4 lần nhắc lại, mỗi
lần nhắc lại ở giai đoạn nhân nhanh theo
dõi trên 14 cá thể. Số cá thể theo dõi trên
mỗi lần nhắc ở giai đoạn tạo cây hoàn
chỉnh (ra rễ) và nghiên cứu giá thể phù
hợp là 30 cây.
Số liệu được xử lý thống kê bằng các
chương trình MS. Excel 2003 và
IRRISTAT.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
1. Giai đoạn nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu

Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu trong
nhân giống vô tính in vitro có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với số lượng và chất
lượng nhân giống; tạo ra cây đồng nhất và
giảm chi phí cho quá trình nhân giống.
Môi trường khởi động tốt nhất cho CD5 là
môi trường VW có bổ sung 120 ml nước
dừa, 2 mg/l BAP, 0,5 mg/l NAA, 7 g agar,
10 g đường và 1 g than hoạt tính; đạt hệ số
nhân (HSN) là 3,67; đối với giống CD9 là
môi trường VW bổ sung 120 ml nước dừa,
2 mg/l BAP, 0,7 mg/l NAA, 7 g agar, 10 g
đường và 1 g than hoạt tính HSN đạt 3,15
sau 3 tháng thí nghiệm.
2. Giai đoạn nhân nhanh trong môi
trường in vitro
Các cụm chồi (protocorm) được tách
thành từng chồi nhỏ rồi cho vào môi trường
nhân nhanh. Các cụm chồi được cấy chuyển
12 tuần (3 tháng) 1 lần trên môi trường MS có
bổ sung 30 g đường saccarose, 6,5 g agar, 1 g
than hoạt tính và các chất điều hòa sinh trưởng
ở các nồng độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu
về ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến HSN,
chất lượng chồi của hai giống Hoàng lan CD5
và CD9 được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến hệ số nhân, chất lượng chồi
của hai giống Hoàng lan CD5 và CD9
Công
thức

Chất
điều hòa
sinh
trưởng
Nồng độ
(ppm)
CD5 CD9
Pr/chồi HSN
Chất
lượng
chồi
Pr/chồi HSN
Chất
lượng
chồi
1 (Đ/C)
BAP
0,0 1,30 3,04 + 1,44 3,39 +
2 0,5 1,50 10,36 + + + 1,93 11,5 + + +
3 1,0 2,00 12,54 + + + 1,77 14,43 + + +
4 1,5 2,27 9,46 + + 1,48 11,17 + + +
5 2,0 1,87 8,71 + + 1,77 9,89 + +
LSD (0,05)

0,66 0,71
CV (%) 5,00 4,60
1 (Đ/C)
Kinetin
0,0 1,41 2,93 + 2,46 3,46 +
2 0,1 1,37 4,14 + 1,39 7,68 + + +

3 0,3 1,25 6,68 + + 1,61 9,79 + + +
4 0,5 2,00 9,71 + + + 1,59 11,10 + + +
5 0,7 2,73 8,25 + + + 2,16 11,86 + + +
6 1,0 1,27 5,10 + + 1,51 12,79 + + +
LSD (0,05)

0,39 0,63
CV (%) 4,2 4,5
Ghi chú: +: Chất lượng chồi kém;
++: Chất lượng chồi trung bình;
++: Chất lượng chồi tốt nhất.
Môi trường thí nghiệm nhân nhanh thứ
nhất phối hợp với chất điều hòa sinh trưởng
BAP (6-benzylaminopurine) ở 4 nồng độ
cho thấy, tất cả các công thức thí nghiệm có
phối hợp với BAP đều cho hệ số nhân
(HSN) cao hơn đối chứng ở mức có ý
nghĩa. Nồng độ BAP 1,0 ppm cho HSN cao
nhất và chất lượng chồi tốt đối với cả hai
giống. Kết quả này phù hợp với kết quả của
các nghiên cứu khác đã công bố trước đây
(L.David Kuykendall và cs., 2003; Chen
Chang và cs., 2005; Nguyễn Quang Thạch
và cs., 2003). Hệ số nhân và chất lượng
chồi giảm dần khi tăng nồng độ BAP lên
1,5 và 2 ppm (bảng 1).
Môi trường thử nghiệm thứ hai nhằm
tìm hiểu ảnh hưởng của Kinetin đến HSN
và chất lượng chồi đã được tiến hành với 5
nồng độ Kinetin phối hợp với môi trường

cơ bản MS (đối chứng là công thức không
phối hợp Kinetin). Tất cả các công thức môi
trường khi có phối hợp với Kinetin đều cho
HSN cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa
0,05. Nồng độ Kinetin cho HSN cao nhất
đối với giống CD5 là 0,5 ppm và với giống
CD9 là 1,0 ppm. Như vậy có sự khác nhau
giữa các giống đối với nồng độ Kinetin khi
phối hợp vào môi trường nhân nhanh. Đối
với giống CD9 ở tất cả các công thức phối
hợp Kinetin ở tất cả các nồng độ đều cho
chất lượng chồi rất tốt; còn với giống CD5
chất lượng chồi chỉ tốt khi Kinetin ở nồng
độ từ 0,5 đến 0,7 ppm.
Kết quả nghiên cứu phối hợp BAP,
NAA và Kinetin vào môi trường nhân
nhanh in vitro hai giống lan CD5 và CD9
với các công thức: MS + BAP + NAA, MS
+ Kinetin + NAA và MS + BAP + NAA +
Kinetin được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của môi trường phối hợp AA, BAP và Kinetin đến HS,
chất lượng chồi của hai giống Hoàng lan CD5 và CD9
Công thức

Phối hợp
CĐTST
Nồng độ
NAA
(ppm)
CD5 CD9

Pr/chồi HSN
Chất
lượng
chồi
Pr/chồi HSN
Chất
lượng
chồi
1 (Đ/C)
NAA + BAP*

0,0 2,04 12,14 + + + 1,79 13,86 + + +
2 0,1 1,67 12,21 + + + 1,45 14,18 + + +
3 0,3 1,29 20,46 + + + 1,68 14,43 + + +
4 0,5 1,33 13,96 + + + 2,42 18,47 + + +
5 0,7 1,11 10,10 + + + 1,64 10,10 + + +
LSD (0,05)

0,89 0,96
CV (%) 4,3 4,5
1 (Đ/C)
NAA +
Kinetin**
0,0 2,11 8,89 + + + 2,49 11,86 + + +
2 0,1 1,55 9,75 + + + 3,34 11,93 + + +
3 0,3 2,03 12,57 + + + 3,64 12,75 + + +
4 0,5 2,94 11,39 + + + 3,11 13,79 + + +
5 0,7 2,11 8,89 + + + 2,49 11,86 + + +
LSD (0,05) 0,84 0,90
CV (%) 5,0 4,7

Nồng độ
Kinetin

1 (Đ/C)***
BAP + NAA
+ Kinetin
0,0 1,28 19,50 + + + 2,22 17,50 + + +
2 0,1 1,79 10,68 + + + 5,14 11,18 + + +
3 0,3 2,15 9,11 + + + 6,05 9,57 + + +
4 0,5 2,01 8,39 + + + 1,80 7,89 + +
5 0,7 1,99 8,32 + + + 2,04 7,28 + +
6 1,0 3,93 7,39 + + 2,40 6,93 + +
LSD (0,05) 0,76 0,68
CV (%) 4,8 4,6
* BAP = 1 mg/lít môi trường MS, ** Kinetin 0,5 ppm với giống CD5 và 1,0 ppm với giống CD9
*** Công thức đối chứng cho CD5 là MS + 1 mg/l BAP + 0,3 mg/l NAA, cho CD9 là MS + 1 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA.
Số liệu bảng 2 cho thấy:
Môi trường MS + BAP phối hợp với
AA. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm môi
trường MS + BAP đã xác định nồng độ
BAP có tác dụng tăng HSN tốt nhất là
1 ppm. Nghiên cứu tiếp tục phối hợp bổ
sung vào môi trường này (MS + BAP) chất
điều hòa sinh trưởng NAA, với các nồng độ
0,1; 0,3; 0,5 và 0,7 ppm (đối chứng là môi
trường MS + 1 mg/lít BAP). Kết quả thí
nghiệm cho thấy, môi trường MS + 1 g/l
BAP + NAA nồng độ 0,3 ppm cho HSN và
chất lượng chồi cao nhất đối với giống CD5
(HSN = 20,46); đối với giống CD9, HSN

đạt cao nhất (18,47) khi nồng độ NAA là
0,5 ppm.
Môi trường MS + Kinetin phối hợp
với AA. Kết quả thí nghiệm với môi
trường MS + Kinetin (môi trường 2) cho
thấy nồng độ Kinetin ở 0,5 ppm có tác
dụng tốt trong nhân nhanh giống CD5 và
1,0 ppm đối với giống CD9. Nhằm nâng
cao hiệu quả của môi trường này đã phối
hợp với NAA ở 4 nồng độ: 0,1; 0,3; 0,5 và
0,7 ppm. Đối chứng là MS + Kinetin
0,5 ppm với giống CD5 và 1,0 ppm với
giống CD9. Kết quả cho thấy khi phối hợp
môi trường MS + Kinetin với NAA nồng
độ 0,3 ppm tốt nhất với giống CD5 (HSN
đạt cao nhất 12,57) và 0,5 ppm tốt nhất với
giống CD9 (HSN đạt 13,79), cao hơn đối
chứng và các nồng độ khác ở mức có ý
nghĩa 0,05.
Môi trường MS + BAP + AA phối
hợp bổ sung Kinetin. Các thí nghiệm môi
trường cơ bản MS có bổ sung các chất điều
hòa đơn lẻ BAP, NAA và Kinetin đã có tác
dụng rất tốt trong nuôi cây in vitro giai
đoạn nhân nhanh là tăng HSN và chất
lượng chồi. Nhằm tìm hiểu khả năng phối
hợp cả 4 chất điều hòa sinh trưởng này vào
môi trường nuôi cấy, thí nghiệm đã thực
hiện trên môi trường MS + BAP + NAA
phối hợp với Kinetin ở các nồng độ khác

nhau (bảng 2). Đối chứng với giống CD5 là
MS + 1 mg/l BAP + 0,3 mg/l NAA; với
giống CD9 là MS + 1 mg/l BAP + 0,5 mg/l
NAA.
Kết quả thí nghiệm cho thấy môi
trường MS + BAP + NAA phối hợp thêm
Kinetin không có tác dụng tăng HSN,
ngược lại có tác dụng làm giảm HSN (mặc
dù không ảnh hưởng đến chất lượng chồi).
Đối với giống lan CD5 HSN ở công thức
đối chứng (không có Kinetin) cao nhất đạt
19,50; khi bổ sung Kinetin nồng độ
0,1 ppm HSN chỉ còn 10,68. Nồng độ
Kinetin càng cao, HSN càng giảm. Khi
nồng độ Kinetin tăng lên 1,0 ppm HSN
chỉ còn 7,39. Bức tranh tương tự cũng
nhận được đối với giống lan CD9 (đối
chứng đạt HSN cao nhất 17,50, khi bổ
sung Kinetin 0,1 ppm HSN chỉ đạt 11,18
và HSN đạt thấp nhất khi tăng nồng độ
Kinetin lên 1,0 ppm).
Kết quả thử nghiệm phối hợp môi
trường MS + BAP + NAA với IBA (nồng độ
0,1; 0,2; 0,3; 0,4 và 0,5 ppm) cho thấy ở tất cả 5
mức nồng độ IBA đều cho HSN thấp hơn so
với công thức đối chứng không có IBA (công
thức đối chứng cho CD5 là MS + 1 mg/l
BAP + 0,3 mg/l NAA, cho CD9 là MS +
1 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA). Ở công thức
đối chứng HSN của giống CD5 là 19,50,

khi phối hợp thêm IBA HSN giảm đi ở mức
có ý nghĩa 0,05. HSN của của giống CD9 là
17,14 ở công thức đối chứng, trong các
công thức phối hợp với IBA HSN giảm,
giảm xuống thấp nhất khi IBA ở nồng độ
0,1 ppm (HSN = 11,21 với giống CD5 và
13,46 với giống CD9). Khi nồng độ IBA
càng tăng thì hệ số nhân càng giảm. Đối với
môi trường MS + Kinetin + NAA bổ sung
IBA ở 5 nồng độ như phối hợp với MS +
BAP + NAA cũng cho kết quả tương tự.
Tất cả các môi trường có phối hợp với IBA
đều cho HSN thấp hơn đối chứng không có
IBA. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ảnh
hưởng của các công thức phối hợp trên đến
HSN không có ý nghĩa đối với cả hai giống
Hoàng lan.
Nghiên cứu bổ sung các chất kích
thích tự nhiên sẵn có ở Việt Nam vào môi
trường nhân in vitro cây hoa lan có ý nghĩa
quan trọng, nhằm giảm giá thành cây
giống. Kết quả nghiên cứu thăm dò hai loại
chất kích thích tự nhiên có trong nước dừa
và chuối xanh với lượng bổ sung khác
nhau vào môi trường nuôi cấy được trình
bày ở bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của chuối xanh và nước dừa phối hợp trong môi trường nuôi cấy
tới HS, chất lượng chồi của hai giống lan CD5 và CD9
Công
thức


Liều
lượng
CD5 CD9
Pr/chồi HSN
Chất
lượng
chồi
Pr/chồi HSN
Chất
lượng
chồi
1 (Đ/C)
Chuối
xanh
(gam)
0 0,88 3,21 + 0,98 3,04 +
2 25 1,65 5,86 + + 1,16 6,86 + +
3 50 1,80 6,50 + + 1,07 4,43 + +
4 75 2,02 4,43 + + 1,95 4,32 + +
5 100 1,74 4,11 + + 1,13 4,18 + +
LSD (0,05)

0,31 0,26
CV (%) 4,2 3,8
1 (Đ/C)
Nước
dừa
(ml/l)
0 3,00 4,00 + 2,17 3,39 +

2 25 2,71 4,11 + + 4,50 5,89 + + +
3 50 2,89 4,86 ++ 4,00 4,11 + +
4 75 3,66 6,32 + + + 1,94 3,69 + +
LSD (0,05)

0,31 0,29
CV (%) 4,1 4,4

Dịch chiết chuối xanh bổ sung vào môi
trường nuôi cấy có ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng chồi và HSN. Trong tất cả các
công thức có bổ sung dịch chiết chuối
xanh đều có HSN cao hơn công thức đối
chứng, với giống CD5 đạt HSN cao nhất
(6,50 ở công thức bổ sung 50 g chuối), với
CD9 HSN cao nhất đạt 6,86 khi bổ sung
25 g chuối xanh. Tỷ lệ tạo chồi và
protocorm tương đương nhau (với CD5 là
1,65, CD9 là 1,16). Các chồi phát triển ở
mức trung bình.
Nước dừa là một hợp chất tự nhiên,
giàu cytokinins, trước đây đã được dùng
rộng rãi trong lĩnh vực nuôi cấy mô và
nhân giống in vitro hoa lan (Nguyễn
Quang Thạch và cs., 2004). HSN ở tất cả
các công thức có bổ sung nước dừa từ 50 -
150 ml đều cao hơn so với công thức đối
chứng (với giống CD5 HSN cao nhất đạt
6,32 khi thêm 150 ml nước dừa, công thức
đối chứng đạt 3,00; còn với giống CD9

HSN cao nhất đạt 5,89, đối chứng 3,39).
Tuy nhiên, tỷ lệ tạo chồi ở các công thức
có HSN cao nhất so với tỷ lệ tạo
protocorm rất thấp, được thể hiện qua tỷ lệ
protocorm/chồi của CD5 và CD9 tương
ứng là 3,66 và 4,5 (bảng 3).
Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh là giai
đoạn cuối cùng của quá trình nhân nhanh
giống. Các chồi được kích thích ra rễ để
chúng có thể sống, phát triển tốt khi chuyển
trồng ra ngoài đất. Nhiều tác giả đã khẳng
định vai trò của than hoạt tính trong việc
xúc tiến quá trình ra rễ của nhiều loại cây
trồng. Jacques và Homes (1963) đã phát
hiện ra than hoạt tính có tác dụng tăng tỷ lệ
cây ra rễ trên môi trường nuôi cấy
Cymbidium.
Kết quả nghiên cứu vai trò của than
hoạt tính trong môi trường ra rễ của hai
giống hoa lan bằng cách bổ sung 0,5-2 g
than hoạt tính vào môi trường ra rễ, được
trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ, chất lượng rễ
của 2 giống Hoàng lan CD5 và CD9
Công thức

THT
(g)
CD5 CD9
Tỷ lệ

ra rễ
Số
rễ/cây
Độ dài
rễ TB
Tỷ lệ
ra rễ
Số
rễ/cây
Độ dài
rễ TB
1 (Đ/C) 0 45,00 1,20 0,97 60,83 1,01 1,03
2 0,5 54,17 1,45 1,29 73,83 1,63 1,35
3 1,0 95,83 2,65 2,21 99,17 2,92 2,42
4 1,5 86,67 2,41 1,95 100,00 2,85 2,32
5 2,0 85,83 2,19 1,81 100,00 2,67 2,24
LSD (0,05)

0,09 0,08
CV (%) 3,71 2,81

Số liệu bảng 4 cho thấy than hoạt tính
có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành rễ
của 2 giống Hoàng lan CD5 và CD9. Ở cả 2
giống, khi bổ sung 1 g/l than hoạt tính vào
môi trường tạo cây hoàn chỉnh đều cho số
rễ/cây và độ dài rễ cao nhất. Đối với giống
CD5 số rễ/cây là 2,65 và 2,92 là số rễ/cây
của giống CD9. Độ dài rễ trung bình của
giống CD5 là 2,21 và của giống CD9 là

2,42. Công thức đối chứng có số rễ/cây và
độ dài rễ trung bình thấp nhất
.
Khi bổ sung NAA vào môi trường ra
rễ + than hoạt tính cho thấy, ở nồng độ
0,5 ppm NAA có tác dụng tăng tỷ lệ ra
rễ, số rễ trên cây và chiều dài rễ của cả
hai giống Hoàng lan CD5 và CD9. Tỷ lệ
ra rễ đạt 100%, số rễ trên cây 3,82 rễ,
chiều dài rễ 3,15 cm đối với giống CD5;
đối với giống CD9 tỷ lệ ra rễ đạt 100%,
số rễ trên cây 4,73 rễ và chiều dài rễ
3,89 cm.
Bảng 5. Ảnh hưởng của than hoạt tính và AA đến khả năng ra rễ, chất lượng rễ
của hai giống Hoàng lan CD5 và CD9
Công thức

NAA
(ppm)
CD5 CD9
Tỷ lệ
ra rễ
Số
rễ/cây
Độ dài rễ TB
(cm)
Tỷ lệ
ra rễ
Số
rễ/cây

Độ dài rễ TB
(cm)
1 (ĐC) 0 97,50 2,47 2,12 98,33 2,85 2,37
2 0,1 100,00 2,95 2,32 100,00 3,48 2,94
3 0,3 100,00 3,25 2,86 100,00 4,14 3,37
4 0,5 100,00 3,82 3,15 100,00 4,73 3,89
5 0,7 100,00 3,16 2,64 100,00 4,24 3,58
6 1,0 100,00 2,96 2,27 100,00 3,73 3,16
LSD (0,05)

0,08 0,10
CV (%) 2,1 2,2
(Công thức đối chứng là MS + 1 g than hoạt tính cho cả 2 giống hoàng lan CD5 và CD9).
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ba
loại giá thể tiếp nhận đến tỷ lệ sống của cây
con in vitro được trình bày ở bảng 6. Cây
con tiêu chuNn ưc to ra t giai on to
cây hoàn chnh có t 3 - 4 r tr lên ưc
chuyn trng vào giá th  ánh giá kh
năng tip nhn ca giá th i vi cây con
in vitro. Ba loi giá th s dng trong thí
nghim là rong bin, xơ da và 1/2 rong
bin + 1/2 xơ da.
Bảng 6. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của 2 giống hoàng lan CD5 và CD9
(sau 1 tháng theo dõi)
Giá thể
Tỷ lệ sống
CD5 CD9
Rong biển 95,00 92,5
Xơ dừa 66,67 58,33

1/2 rong biển + 1/2 xơ dừa 83,33 70,83

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8
S liu bng 6 cho thy các giá th khác nhau có nh hưng rõ rt ti t l sng ca c
hai ging Hoàng lan CD5 và CD9. Sau 1 tháng trng trên giá th  tt c các công thc u
có cây con bị chết. Nguyên nhân chết là do cây mới được đưa ra khỏi bình nuôi cấy, chúng
phải trải qua giai đoạn thích nghi, bộ rễ chưa ổn định nên dễ bị tổn thương và bị chết. Tỷ lệ
chết cao nhất của giống CD5 và CD9 là ở giá thể xơ dừa, lần lượt là 33,33% và 41,67%. Do
xơ da gi Nm kém hơn các giá th còn li nên cây con thưng b khô, d cht. Giá th rong
bin có kh năng gi Nm tt nên cây con d thích nghi, b r nhanh chóng ưc n nh và
phát trin. T l sng cao nht  ging CD5 t 95% và  CD9 t 92,5%. Bưc u kt lun
giá th tip nhn cây con ca hai ging lan t nuôi cy in vitro tt nht là rong bin do kh
năng gi Nm ca loi giá th này tt hơn xơ da.
IV. KT LUN
Môi trưng nhân nhanh b sung các cht iu hòa sinh trưng thuc nhóm Auxin và
Cytokinins có tác dng tt tăng HSN và cht lưng chi i vi hai ging lan CD5 và
CD9. Môi trưng cho HSN và cht lưng chi cao nht vi ging CD5 là môi trưng cơ
bn MS b sung 1 mg/l BAP và 0,3 mg/l N AA. Môi trưng tt nht i vi ging CD9 là
môi trưng cơ bn MS b sung 1 mg/l BAP và 0,5 mg/l N AA.
Các cht iu hòa sinh trưng IBA, Kinetin b sung riêng r hay t hp vi các môi
trưng MS + BAP + N AA u cho kt qu thp hơn khi b sung 2 cht BAP và N AA.
Các cht iu hòa có trong các sn phNm t nhiên  nưc ta như chui xanh, nưc da có
th b sung  tăng hiu qu môi trưng và tit kim chi phí khi nhân ging hoa lan.
Môi trưng to cây hoàn chnh tt nht cho CD5 và CD9 là môi trưng MS b sung
1 g than hot tính và 0,5 mg/l N AA, to ra s r nhiu nht và cht lưng r tt nht.
Giá th tt nht  ra cây con sau giai on in vitro là dn i vi c hai ging CD5
và CD9. Tuy nhiên, có th dùng hn hp rong bin và xơ da vi t l 1:1 vì t l sng
ca giá th hn hp này cũng khá cao, nhm gim chi phí giá th trong nhân ging.
TÀI LIU THAM KHO

1. guyễn Quang Thạch, guyễn Thị Lý Anh, Hoàng Thị ga, guyễn Xuân Trường,
Đỗ Đăng Vịnh, 2003. N ghiên cu xây dng quy trình nhân ging và nuôi trng phong
lan Phalaenopsis, Báo cáo ti Hi ngh sinh hc toàn quc.
2. guyễn Quang Thạch, Hoàng Thị ga, guyễn Thị Lý Anh, Vũ Thị Hoài, 2004. ng
dng phương pháp nuôi cy lát mng t bào trong nhân nhanh in vitro mt s ging
a lan có giá tr; vol. 5, Tp chí Khoa hc và Phát trin, i hc N ông nghip Hà
N i.
3. guyễn Quang Thạch, guyễn Thị Lý Anh, guyễn Thị Lâm Hải, 2005. Lan H ip
k thut chn to, nhân ging và nuôi trng, N XB. N ông nghip.
4. Chen Chang*, Ying Chun CHE and Hsin Fu YE, 2005. Protocorm or rhizome?
The morphology of seed germination in Cymbidium dayanum Reichb., Bot. Bull.
Acad. Sin. (2005) 46: 71-74, China.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
9
5. Chen Chang, Chang - Tesrm Chen, Yu-Ching Tsai, Wei-Chin Chang, 2000. A tissue
culture protocol for propagation of a rare plant, Lilium speciosum Thunb. Var.
gloriosoides Baker, Bot.Bull. Acad. Sin 41: 139-142.
6. L. David Kuykendall, Tammy M. Stockett and Joseph W. Saunder, 2003. Rhizobium
radiobacter conjugation and callus-independent shoot regeneration use to introduce
the cercosprin export gene cfp from Cercospora into sugar beet (Beta culgaris L.),
Biotecnology Letter 25: 739-744, Kluwer Acadimic Publisher. Printed in the
Netherlands.
7. ICOGO, 2009. An Overview of ICOGO, International Commercial Orchid Growers
Organization.
8. Sheena McKendrick, 2000. Orchid Propagation Techniques, Ceiba Foundation for
Tropical Conservation.
gười phản biện: guyễn Văn Vấn

×