Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 1
CHƯƠNG 4:
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
I. Khái quát chung về đối tượng kiểm toán
II. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
* Đối tượng kiểm toán:
Đối tượng của kiểm toán là thực trạng tài chính cùng
hiệu quả và hiệu năng của các nghiệp vụ, dự án cụ
thể.
- Từ góc độ hẹp và cụ thể: đối tượng của kiểm toán là
báo cáo kế toán và các tài liệu kế toán.
- Từ góc độ rộng: đối tượng của kiểm toán là thực
trạng hoạt động tài chính, hiệu quả và hiệu năng của
các nghiệp vụ.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
* Khách thể kiểm toán:
- Khái niệm: Khách thể kiểm toán được xác
định là thực thể kinh tế hoặc một tổ chức.
Ví dụ: một công ty, một cơ quan nhà nước, một
dự án, một công trình, một chủ sở hữu…
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 4
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
* Khách thể kiểm toán:
- Phân loại khách thể kiểm toán:
+ Dựa theo tính pháp lý của cuộc kiểm toán:
Khách thể bắt buộc
Khách thể tự nguyện
+ Dựa theo mối quan hệ với chủ thể kiểm toán:
Khách thể của kiểm toán nhà nước
Khách thể của kiểm toán độc lập
Khách thể của kiểm toán nội bộ
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 5
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
* Chú ý:
- Việc phân chia các khách thể kiểm toán trong quan hệ với chủ
thể kiểm toán chỉ là những nguyên tắc và nghệ thuật tổ chức.
- Mối quan hệ qua lại giữa chủ thể kiểm toán, khách thể kiểm
toán và đối tượng kiểm toán được xác định bởi nhu cầu quản lý,
khả năng kiểm toán, yêu cầu của luật pháp và các mối quan hệ
xã hội khác.
- Một cuộc kiểm toán thường bao gồm các yếu tố xác định:
+ Đối tượng kiểm toán cụ thể,
+ Chủ thể kiểm toán xác định,
+ Khách thể kiểm toán tương ứng,
+ Thời hạn kiểm toán cụ thể
+ Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 6
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán bao
gồm:
- Thực trạng hoạt động tài chính.
- Tài liệu kế toán.
- Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính.
- Hiệu quả và hiệu năng.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 7
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
1. Thực trạng hoạt động tài chính - Đối tượng chung của kiểm
toán
* Khái niệm:
Hoạt động tài chính hiểu theo nghĩa chung nhất là dùng tiền để
giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh
doanh, trong phân phối và trong thanh toán nhằm đạt tới lợi ích
kinh tế xác định.
* Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tài chính:
- Hoạt động tài chính phải có kế hoạch
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi.
- Hoạt động tài chính phải bảo đảm tuân thủ pháp luật và thể lệ
tài chính.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 8
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
1. Thực trạng hoạt động tài chính - Đối tượng chung của kiểm
toán
* Đặc điểm của thực trạng hoạt động tài chính:
- Hoạt động tài chính rất đa dạng, phong phú và phức tạp, do đó
+ Chỉ một phần được phản ánh trong tài liệu kế toán.
+ Và một phần còn lại chưa được phản ánh trong tài liệu này.
Vì vậy, kiểm toán đã hình thành hệ thống phương pháp kiểm toán
gồm 2 phân hệ là kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
- Hoạt động tài chính rất đa dạng, phức tạp, được cấu thành bởi rất
nhiều nghiệp vụ khác nhau và chúng vận động liên tục do đó khi
kiểm toán, kiểm toán viên không thể kiểm tra tất cả mọi nghiệp vụ,
mọi tài sản vì vậy kiểm toán đã hình thành phương pháp kiểm toán
trọng điểm để tiến hành.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 9
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
2. Tài liệu kế toán – Đối tượng cụ thể của kiểm
toán
Tài liệu kế toán, trước hết là các bảng khai tài
chính đến các loại chứng từ và sổ sách kế toán là
đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mọi
cuộc kiểm toán.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 10
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
2. Tài liệu kế toán – Đối tượng cụ thể của kiểm toán
* Nhận xét về tài liệu kế toán:
- Tài liệu kế toán không chỉ là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng
hơn, cũng không chỉ để kiểm tra, lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản mà là cơ sở
cho mọi người quan tâm ra các quyết định về quản lý, về đầu tư, về thanh toán,
về phân phối…
- Trong cơ chế thị trường với tự do cạnh tranh, rủi ro trong kinh doanh và trong
đầu tư rất lớn. Trong điều kiện đó, số lượng người quan tâm đến tài liệu kế toán
cũng tăng lên, song quan trọng là đòi hỏi của họ với chất lượng tài liệu kế toán
cũng cao hơn.
- Do tính phức tạp của quá trình xử lý thông tin kế toán cũng như kết cấu của
các bảng khai tài chính mà đôi khi chính các kế toán viên cũng gặp những khó
khăn trong việc phản ánh các quan hệ phức tạp, đặc biệt là những quan hệ mới
phát sinh.
Do đó, đòi hỏi kiểm toán phải được thực hiện trước tiên đối với tài liệu kế
toán để tạo niềm tin cho người quan tâm và thường xuyên hướng dẫn nghiệp
vụ, củng cố nền nếp và cải tiến tổ chức… để nâng cao chất lượng kế toán.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 11
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
2. Tài liệu kế toán – Đối tượng cụ thể của kiểm toán
* Đối tượng cụ thể của kiểm toán thuộc phạm vi tài liệu bao
gồm:
- Tính hiện thực của các thông tin kế toán (thông tin lượng hoá
được).
- Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân
chuyển của các tài liệu này.
- Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung
của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và
chế độ kinh tế tài chính.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 12
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính - Đối tượng cụ thể
của kiểm toán
- Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho
những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lai hoặc những
tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Không
thể có hoạt động kinh doanh mà không gắn với tài sản.
- Bên cạnh đó, nguồn hình thành, khái niệm truyền thống, quy
cách, phẩm chất, chế độ bảo quản và quản lý tài sản đều hết sức
đa dạng. Hơn nữa là sự tách biệt giữa chủ sở hữu, người bảo
quản và sử dụng tài sản, và những quan hệ kinh tế phức tạp liên
quan đến tài sản dẫn tới sự tách biệt giữa tài sản và sự phản ánh
của nó trong hệ thống thông tin kế toán.
Trước tầm quan trọng của tài sản và thực tế nêu trên, tất
yếu phải đặt thực trạng tài sản vào đối tượng của kiểm toán.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 13
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính - Đối tượng cụ thể của kiểm toán
* Tài sản luôn vận động trong quá trình kinh doanh qua các nghiệp vụ cụ
thể. Sự đa dạng cuả các loại hình nghiệp vụ, đặc tính và mối quan hệ kinh
tế của mỗi loại tài sản đòi hỏi chia công tác kiểm toán các nghiệp vụ
thành những phần hành kiểm toán khác nhau.
Phần hành kiểm toán được phân chia trên cơ sở đầu mối của mối
quan hệ tài chính kết hợp với vị trí và đặc điểm của từng loại nghiệp vụ
bao gồm:
- Các nghiệp vụ về tiền mặt (thu, chi và tồn quỹ)
- Các nghiệp vụ về thanh toán (vay, nợ, phải thu, phải trả)
- Các nghiệp vụ về tài sản cố định (đầu tư, xây dựng, mua sắm)
- Các nghiệp vụ về hàng hoá (bảo quản và sử dụng)
- Các nghiệp vụ về kinh doanh (mua, bán, sản xuất hoặc dịch vụ…
- Các nghiệp vụ về tài chính (tạo vốn, phân phối kết quả kinh doanh).
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 14
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN
4. Hiệu quả và hiệu năng - Đối tượng cụ thể của kiểm toán
- Hiệu quả và hiệu năng là đối tượng mới và mở rộng của kiểm
toán.
- Hiệu quả và hiệu năng trở thành đối tượng của kiểm toán do đòi
hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh và hoạt
động sự nghiệp ngày càng đòi hỏi mở rộng, trong khi nguồn lực
ngày càng bị giới hạn. Đặc biệt, trong kinh doanh, khi cạnh tranh
ngày càng gay gắt, để thực hiện tiết kiệm, để thắng thế trong cạnh
tranh… vấn đề hiệu quả, hiệu năng cần được đặt ra cho từng
nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể.
- Do đối tượng cần xác định và đánh giá hiệu quả và hiệu năng rất
rộng nên chưa có chuẩn mực chung.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 15
Một số kết luận
- Đối tượng chung của kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính và
hiệu quả thực hiện các hoạt động, chương trình hay dự án.
- Có thể phân chia đối tượng đó thành các đối tượng cụ thể khác nhau
như tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, cùng hiệu
quả, hiệu năng của các nghiệp vụ, các chương trình, các dự án…
- Đối tượng kiểm toán có hai đặc điểm cơ bản và xuất phát từ hai đặc
điểm đó mà kiểm toán đã hình thành nên các phương pháp kiểm toán
khác nhau.
- Tuỳ theo tính trọn vẹn của sự thể hiện đối tượng đó trong một hay
nhiều đơn vị kế toán để xác định khách thể kiểm toán là một xí nghiệp,
một đơn vị sự nghiệp hay một công trình, một dự án cụ thể.
Do đó có thể thấy rằng đối tượng kiểm toán rất rộng lại được thể
hiện trên rất nhiều khách thể. Để thực hiện tốt chức năng kiểm toán, rõ
ràng phải có nghệ thuật trong tổ chức kiểm toán.