TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
&
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP - TÁC
ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
GVHD: TRẦN THỪA
TP HCM , ngày 20 tháng 10 năm 2010
LÔØI MÔÛ ÑAÀU
Lạm phát là một trong những vấn đề chính yếu ở tất cả các quốc gia phát
triển, đồng thời cũng là dấu hiệu đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, từ hệ
thống kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống kinh tế hỗn hợp.
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Nhiều người coi lạm phát là một vấn đề xã hội lớn. Tất nhiên, các nhà hoạch
định chính sách kinh tế thường xuyên chăm chú theo dõi diễn biến của lạm
phát. Trong thập kỉ 70, tổng thống G. Pho tuyên bố “lạm phát là kẻ thù số
một của mọi người”. Vào những năm 1980, tổng thống R. Rigan gọi lạm phát
là “loại thuế tàn bạo nhất”. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn dân
chúng cũng tin rằng lạm phát là kẻ thù nguy hại.
Thất nghiệp cũng là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới con người trực tiếp
nhất và nghiêm trọng nhất. Đối với mọi người, mất việc đồng nghĩa với tình
trạng giảm mức sống và sức ép tâm lí. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên
khi chúng ta thấy thất nghệp thường là chủ đề thường được nêu ra trong các
cuộc tranh luận chính trị. Nhiều nhà chính trị thường sử dụng chỉ số “bất
hạnh”- tính bằng tổng tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp- để phản ánh mức độ
lành mạnh của nền kinh tế và thành công hay thất bại của nền kinh tế.
Mặt khác giữa lạm phát và thất nghiệp thường có sự đánh đổi nhau: để giảm
lạm phát cần phải chấp nhận tăng thất nghiệp, muốn giảm thất nghiệp cần
phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nào đó. Nhưng cũng có lúc nền kinh tế vừa
chịu lạm phát cao vừa bị thất nghiệp nhiều. Và cũng đôi khi tỷ lệ thất nghiệp
thấp mà lạm phát không xảy ra.
Ngày nay lạm phát và thất nghiệp luôn tồn tại dai dẳng, hầu như trong mọi
nền kinh tế. Các nhà kinh tế đã ví tình trạng lạm phát và thất ngiệp là hai căn
bệnh mãn tính của nền kinh tế đương đại. Đã đến lúc phải nhìn lại toàn bộ
vấn đề một cách có hệ thống.
Để có thể ngăn chặn được hai con “virus” khủng bố ấy, trước tiên chúng ta
cần phân tích đặc điểm, nguyên nhân, tác hại, của chúng.
L MẠ PHÁT
I) Khái niệm
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
• Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong
một khoảng thời gian nhất định.
• Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong
một khoảng thời gian nhất định.
• Giảm lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng
với tốc độ tăng chậm hơn so với trước.
Mức giá chung hay tỉ số giá là mức trung bình của tất cả các hàng hóa và dịch
vụ trong nền kinh tế thời kì này so với thời kì gốc.
Khi mức giá chung tăng lên thì sức mua của đồng tiền sẽ giảm xuống.
Mức độ lạm phát đo bằng tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát (If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ
này so với kỳ trước.
Ifx100
Trong đó: P(t): chỉ số giá năm t
P(t-1): chỉ số giá năm t-1
Có 3 loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát:
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của
giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở thời kì này so với thời kì
gốc. Hay CPI phản ánh tốc độ thay đổi giá trung bình của các mặt hàng tiêu
dùng chính trong nền kinh tế.
CPI=
Với : là khối lượng sản phẩm loại i mà một gia đình tiêu dùng ở năm gốc
: đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc
: đơn giá sản phẩm loại i ở năm t.
Để tính được chỉ số CPI, trước tiên tổng cục thống kê phải chọn năm gốc.
Sau đó xây dựng cơ cấu của giỏ hàng gồm số lượng chủng loại mặt hàng
và khối lượng mỗi mặt hàng. Cuối cùng thu thập giá cả của các hàng hóa ở
các thành phố điển hình, để tính giá bình quân cho từng loại hàng hóa áp
dụng trong công thức tính CPI.
Ví dụ: Giả sử giỏ hàng hóa để tính CPI chỉ gồm ba loại hàng hóa như sau:
Loại hàng Năm 2000 Năm 2008
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
hóa
Thực
phẩm
50 100 5000 150 7500
Quần áo 20 150 3000 300 6000
Giải trí 10 200 2000 500 5000
Tổng 10000 18500
Nếu năm 2000 được chọn làm năm gốc, CPI
2000
= 100
CPI
2008
=
Nghĩa là mức giá trung bình của giỏ hàng hóa tiêu dùng năm 2008 bằng
1,85 lần hay bằng 185% so với giỏ hàng hóa tiêu dùng ở năm gốc, hay giá
của giỏ hàng hóa tiêu dùng năm 2008 tăng 85% so với năm gốc.
Dùng CPI để tính tỷ lệ lạm phát hàng tháng rất nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian, nhưng không chính xác vì coi như giá của giỏ hàng hóa tiêu dùng đại
diện cho giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra,
sau một thời gian phải xây dựng lại cơ cấu giỏ hàng, vì luôn có những sản
phẩm mới ra đời thay thế cho những sản phẩm cũ đã lỗi thời.
Chỉ số hàng sản xuất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ
hàng hóa mà một doanh nghiệp mua ở thời kì này so với thời kì gốc.
Chỉ số PPI chỉ được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát trong khu vực sản xuất
không phổ biến. Cách tính cũng tương tự như CPI.
Chỉ số giảm phát theo GDP (Id): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung
bình của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so
với năm gốc.
Id của năm t được tính theo công thức:
Với : khối lượng sản phẩm loại i được sản xuất ở năm t
: đơn giá sản phẩm loại i ở năm t
: đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc
VD: Trong nền kinh tế chỉ sản xuất ba loại hàng hóa có số lượng và giá cả
như sau:
Loại hàng Năm 2000 Năm 2008
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
hóa
Thực phẩm 100 150 3000 450.000 300.000
Quần áo 150 300 2000 600.000 300.000
Giải trí 200 500 1000 5000 2000
Tổng 1.550.00
0
800.000
Giả sử năm 2000 được chọn làm năm gốc. Ta có GDP danh nghĩa năm 2008:
GDP thực năm 2008:
Nghĩa là mức giá trung bình của giỏ hàng hóa sản xuất năm 2008 bằng 1,9375
lần hay bằng 193,75% so với giá giỏ hàng hóa sản xuất ở năm gốc; hay giá của
giỏ hàng hóa sản xuất ở năm 2008 tăng 93,75% so với giá năm gốc.
Chỉ số giảm phát theo GDP phản ánh mức giá trung bình của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế, nên dùng để tính tỷ lệ lạm
phát tương đối chính xác, nhưng lại mất nhiều thời gian mới có được chỉ tiêu
GDP, không đáp ứng được yêu cầu tính tỷ lệ lạm phát thường xuyên hằng
tháng.
So sánh CPI và Id, ta thấy có ba điểm khác nhau:
Thứ nhất, Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI chỉ phản ánh giá của những
hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua.
Thứ hai, Id chỉ phản ánh giá của những hàng hóa sản xuất trong nước. do
đó, khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI , không
được phản ánh trong Id.
Thứ ba, CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định; trong khi Id
được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian.
Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự gia tăng giá
sinh hoạt, trong khi Id lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự gia tăng giá sinh
hoạt.
VÍ DỤ: Năm nay cam mất mùa, sản lượng thu hoạch giảm đáng kể. Giá cam
tăng vọt. Kết quả CPI tăng cao, còn Id không tăng đáng kể. Trong thực tế khi
giá cam quá đắt, người tiêu dùng sẽ giảm mua cam, tăng tiêu dùng các loại
trái cây thay thế khác.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy tính lạm phát bằng Id sẽ chính xác hơn CPI,
vì Id phản ánh giá bình quân của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong nước. Tuy nhiên tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI lại dễ dàng và nhanh
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
chóng hơn Id. Do đó CPI được nhiều nước sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát
thường xuyên hàng tháng.
II) Phân loại lạm phát
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, có thể chia lạm phát thành 3 loại:
a) Lạm phát vừa (còn gọi là lạm phát 1 con số): khi giá cả hàng hóa và dịch
vụ tăng chậm, dưới 10%/ năm , đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn
định.
b) Lạm phát phi mã (còn gọi là lạm phát 2 hay 3 con số): Khi giá cả hàng
hóa và dịch vụ tăng từ 10% dến 999%/năm.
• Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, chẳng
hạn 400%, 700%/năm; đồng tiền sẽ mất giá nhanh chóng, thị trường tài
chính bất ổn, nền kinh tế bất ổn.
• Khi lạm phát càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn. Người
ta đã ví tiền trong thời kì này như hòn đá than đang rực cháy, ai giữ tiền
càng lâu nhiều và càng lâu thì càng bị thiệt hại. Do vậy, khi lạm phát cao
xảy ra, mọi người chỉ giữ một lượng tiền tối thiểu, tốc độ lưu thông tiền
tệ sẽ tăng lên nhanh chóng, vì mọi người không muốn giữ những đồng
tiền đang bị mất giá, sẽ nhanh chóng chuyển sang cho người khác.
• Sẽ có hiện tượng tiền tốt đuổi tiền xấu ra khỏi túi. Người ta sẽ tránh giữ
tài sản ở dạng tiền, mà chuyển sang giữ ngoại tệ mạnh, vàng, bất động
sản hay hàng hóa sẽ có lợi hơn. Để tránh tổn thất, các hợp đồng kinh tế
cũng được chỉ số hoá theo tỷ lệ lạm phát hay tính theo ngoại tệ mạnh
c) Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): Khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/
năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế càng bất ổn, cuộc
sống ngày càng khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy.
• Ở Bolivia năm 1985 có tỷ lệ lạm phát là 12.000%/ năm người dân phải
thích nghi, tìm các đối phó để tồn tại. Chẳng hạn, một nhân viên khi lãnh
lương được 25 triệu peso, lập tức về nhà có vợ đang chờ sẳn, đưa cho vợ
tiền ra cửa hàng mua các nhu yếu phẩm trong tháng, số peso còn lại
người chồng lập tức đem đổi lấy đôla mỹ với giá 500.000 peso/USD. Nếu
chậm trễ, một tuần sau, tỷ giá tăng đến 900.000 peso/ USD. Tuy nhiên,
nếu so với cuộc siêu lạm phát xãy ra ở Đức năm 1921-1923 thì cuộc siêu
lạm phát của Bolivia chẳng đáng kể gì.
• Sau chiến tranh thế giớ thứ nhất, nền kinh tế Đức bị tàn phá nặng nề, sản
lượng giảm sút nghiêm trọng, ngân sách giảm mạnh, Để có tiền duy trì
bộ máy, chính phủ Đức đã phải phát hành một lượng tiền rất lớn, và kết
quả là giá cả hàng hóa tăng với tốc độ chóng mặt. Chính phủ phải mua
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
thêm nhiều máy in tiền, nhưng khối lượng tiền tăng lên vẫn chậm hơn tốc
độ tăng giá. Đến mức vào cuối giai đoạn siêu lạm phát, họ phải lấy những
đồng tiền trong kho đóng thêm vài con số 0 để phát hành. Thị trường tài
chính gần như tê liệt.
• Do tài trợ bằng cách in tiền mặt nên gây ra tình trạng siêu lạm phát. Để
thoát khỏi tình trạng này, chính phủ Đức đã cải cách tài chính và tiền tệ.
Cuối năm 1923, giảm 1/3 số lượng biên chế, đình lại các khoản bồi
thường chiến tranh, thành lập ngân hàng trung ương mới và cam kết
không tài trợ chi tiêu cho chính phủ bằng cách in tiền. Nhờ đó, cuối tháng
12/1923, lượng cung tiền và giá cả đột nhiên ổn định.
• Tình hình siêu lạm phát ở Zimbabwe hiện nay còn vượt xa Đức. Những
năm 1980, 1 đôla Zimbabwe có giá trị tương đương với 1 đôla Mỹ.
Nhưng đến tháng 7 năm 2008 tỷ giá chính thức mà ngân hàng công bố là
20 đôla Zimbabwe/ đôla Mỹ, còn tỷ giá ở thị trường chợ đen là 90 đôla
Zimbabwe/ đôla Mỹ. Ngân hàng liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá
cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 10 triệu đôla, đến
ngày 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mện giá 100 tỷ đôla. Giá 1
quả trứng trị giá 7.5 tỷ đôla, 1 kg bắp giá 15 tỷ đôla. Thu nhập của một
nhân viên bán hàng là 150 tỷ đôla/ tháng chỉ đủ để mua 20 quả trứng.
Tiêu chí để xác định siêu lạm phát
(1) Người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền;
(2) Giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một
ngoại tệ ổn định;
(3) Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất
ngắn;
(4) Lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng
dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.
III) Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát:
Lạm phát do cầu (còn được gọi là lạm phát cầu kéo)
Xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu, có thể do:
Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư
tự định tăng lên.
Chính phủ tăng chi tiêu.
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
Y2
P0
P2
Y0 Y1
E1
E0
AD0
AD1
AD2
E2
SAS
Yp
If cao
P1
If vừa
Y
P
AD0
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền
Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước
Kết quả đường AD dịch chuyển sang phải, trong ngắn hạn sẽ làm cho sản
lượng tăng lên, đồng thời mức giá cũng tăng và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
xuống.
Trên đồ thị, khi đường AD dịch chuyển sang phải từ AD
o
sang AD
1
, kết quả
sản lượng Yo sẽ tăng lên Y1, mức giá sẽ tăng từ Po lên P1.
Lạm phát do cung (còn được gọi là lạm phát do chi phí đẩy)
Xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân chính là do
chi phí của nền sản xuất tăng lên khi:
Tiền lương tăng lên trong khi năng suất lao động không đổi
Thuế tăng, lãi suất tăng
Thiên tai, mất mùa, chiến tranh
Giá các nguyên, vật liệu chính tăng cao,
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Chẳng hạn, khi giá dầu mỏ đột biến tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất của
tất cả các hàng hóa và dịch vụ ở các quốc gia đều gia tăng, buộc các doanh
nghiệp phải giảm sử dụng lượng dầu và các chế phẩm từ dầu, do đó, năng suất
lao động sụt giảm, sản lượng hàng hóa cung ứng giảm. Đường AS dịch chuyển
sang trái, từ AS
0
sang AS
1
, sản lượng sụt giảm từ Y
0
xuống Y
1
, mức giá tăng từ
P
0
lên P
1
, nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát.
Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ
Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng
cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng
những phương trình số lượng sau: .V= P.Y (1)
Trong đó: : lượng cung tiền danh nghĩa
P: chỉ số giá (mức giá trung bình)
Y: sản lượng thực
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
Những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng tiền và trường phái cổ điển cho
rằng P và W là linh hoạt, tất cả các thị trường luôn cân bằng, sản lượng của
nền kinh tế không đổi và bằng sản lượng tiền năng (Y=Yp). Tốc độ lưu thông
tiền tệ V cũng không đổi.
Từ (1) ta có thể viết lại: P = .
Với .V = P.Y
Log (.V)= log (P.Y)
Log ()+log(V) = log(P) + Log (Y)
%∆ +% ∆V=%∆P +%∆Y (3)
Với giả thiết V và Y không đổi nên % ∆V=%∆Y= 0 => %∆=%∆P (3’)
Do đó nhóm nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cổ điển cho rằng giá cả phụ
thuộc vào lượng tiền phát hành. Khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng
tăng theo cùng tỷ lệ, lạm phát xảy ra. (Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không
đổi).
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Nhóm nhà kinh tế thuộc trường phái trọng tiền hiện đại, tiêu biểu là Milton
Friedman cho rằng: Khi dự đoán được tốc độ tăng trưởng của Y hằng năm và
tốc độ lưu thông tiền tệ ổn định, thì chúng ta có thể xác định tỷ lệ tăng lượng
cung tiền tương ứng mà không gây ra lạm phát. Do đó, ông đưa ra quy tắc tiền
tệ: Khi Y tăng theo tỷ lệ ổn định, thì chính sách tốt nhất là tăng lượng cung
tiền theo một tỷ lệ không đổi đã định thì P sẽ ổn định.
Tuy nhiên trong thực tế, tốc độ tăng trưởng của Y là không ổn định, tốc độ lưu
thông V cũng thay đổi, nên chỉ khi tốc độ tăng của khối tiền tệ hằng năm (,V)
nhanh hơn tốc độ tăng của Y thì P sẽ tăng lên và lạm phát sẽ xảy ra.
Dựa vào phương trình số lượng chúng ta có thể tính tỷ lệ lạm phát như sau:
%∆ +% ∆V=%∆P +%∆Y
%∆P= %∆ + % ∆V - %∆Y
IV) Các yếu tố gây áp lực lạm phát
Trong khoảng thời gian từ thời điểm này đến cuối năm, nguy cơ lạm phát
có thể nằm ở những yếu tố sau.
Thứ nhất, nguy cơ lạm phát đến từ giá cả hàng hóa thế giới tăng. Trước sự
phục hồi của nền kinh tế thế giới thì nhiều khả năng giá dầu và giá lương
thực sẽ tăng cao, tạo lạm phát chi phí đẩy. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), giá dầu thế giới năm nay sẽ tăng 22,6% so với năm ngoái.
Việc giá dầu tăng tất yếu sẽ kéo theo sự điều chỉnh của giá xăng trong nước,
gây tác động làm tăng chi phí của doanh nghiệp, kết quả là giá cả hàng hóa
tăng.
Thứ hai, nguy cơ lạm phát đến từ khả năng điều chỉnh tỷ giá theo hướng
tiền đồng yếu đi, do áp lực từ việc thâm hụt thương mại đang tiếp tục gia
tăng.
Thứ ba, nguy cơ lạm phát đến từ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm
kích thích tăng trưởng. Mặc dầu trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước
đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tuy nhiên với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay, sẽ có những áp lực tăng trưởng tín
dụng từ nay đến cuối năm.
Thứ tư, nguy cơ lạm phát đến chính sách tài khóa mở rộng hướng vào mục
tiêu tăng trưởng. Mục tiêu của Quốc hội đưa ra trong năm nay là chấp nhận
ngân sách thâm hụt ở mức 6,2% GDP, chỉ thấp hơn mức thâm hụt năm
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
ngoái là 0,7%. Thêm vào đó, khả năng dễ dàng tiếp cận tín dụng mềm của
các tổng công ty lớn Nhà nước làm ăn không hiệu quả là nguy cơ gây lạm
phát tiềm ẩn không chỉ trong ngắn hạn mà trong cả trung và dài hạn.
V) Tác động của lạm phát
Để phân tích tác động đầy đủ của lạm phát, trước tiên ta cần phân biệt hai
khái niệm: lạm phát dự đoán và lạm phát không được dự đoán.
Lạm phát dự đoán: còn được gọi là lạm phát mong đợi, là tỷ lệ lạm phát
người ta dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai, thường được căn cứ vào tỷ lệ
lạm phát thực tế xảy ra trong thời gian qua. Loại lạm phát này được phản
ánh trong các hợp đồng kinh tế.
Lạm phát ngoài dự đoán: còn được gọi là lạm phát không mong đợi, là tỷ
lệ lạm phát xảy ra nằm ngoài mức dự đoán, nên dạng lạm phát này không
được phản ánh trong các hợp đồng kinh tế.
Ngoài ra cần phân biệt hai loại lãi suất là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
Lãi suất dannh nghĩa (r), là lãi suất cho vay trên thị trường.
Lãi suất thực (r
r
), là tỷ lệ phần trăm gia tăng sức mua của vốn.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát được thể
hiện qua phương trình Fisher như sau: r= r
r
+ If
Lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi do lãi suất thực thay đổi hay do tỷ lệ lạm
phát thay đổi. Khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng
1%. Tỷ lệ một-một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi là
hiệu ứng Fisher.
Trong các hợp đồng vay mượn, do chưa biết được tỷ lệ lạm phát thực hiện (Ir)
nên lãi suất cho vay trên thị trường hay lãi suất danh nghĩa (r) được tính toán
dựa vào tỷ lệ lạm phát dự đoán (): r = +
Có hai trường hợp có thể xảy ra:
a) Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện bằng tỷ lệ lạm phát dự đoán thì lãi suất thực
hiện bằng lãi suất dự đoán; sẽ không xãy ra việc phân phối lại tài sản và
thu nhập giữa các thành phần dân cư.
Tuy nhiên vẫn gây ra một số tác động như:
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Chi phí mòn giày: do khi lạm phát cao xãy ra, để tránh thiệt hại, lượng tiền
mọi người cần giữ sẽ giảm thiểu và do đó số lần đi đến ngân hàng sẽ tăng
lên, hao tốn công sức và lãng phí thời gian.
Chi phí thực đơn: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí
để in lại catalogue và bảng giá mới gửi cho khách hàng.
“Thuế lạm phát” khi tỷ lệ lạm phát cao xảy ra thì giá trị của lượng tiền giữ
trong ví sẽ bị xói mòn và sức mua của nó sẽ bị giảm xuống.
Bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày do giá cả biến động
b) Khi tỷ lệ lạm phát thực tế xảy ra khác tỷ lệ lạm phát dự đoán sẽ xảy ra
tình trạng phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư.
Ta xét hai trường hợp:
Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán, xuất hiện loại
lạm phát không mong muốn ( lúc ấy r
r
<
Như vậy kh tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán, thì lãi
suất thực hiện sẽ thấp hơn lãi suất dự đoán, sẽ xảy ra phân phối thu nhập lại
giữa các thành phần dân cư theo hướng: có lợi cho những người đi vay, người
mua chịu hàng hóa, người trả lương; gây thiệt hại cho những người chi vay,
ngườibán chịu háng hóa, người nhận lương.
VD: Tỷ lệ lạm phát dự kiến năm 2008 là 14%, lãi suất thực dự kiến là 4%, thì
lãi suất danh nghĩa là 18%
Nếu lạm phát thực hiện năm 2008 là 22%, trong đó tỷ lệ lạm phát dự kiến là
18% và tỷ lệ lạm phát ngoài dự kiến là: 8%. Lãi suất thực hiện là -4% thì
người cho vay bị thiệt hại, người đi vay được lợi.
Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự doán thì I
f
< (<0) lúc
ấy: r
r
>
Phân phối lại tài sản và thu nhập theo hướng có lợi cho người cho vay, người
bán chịu và người nhận lương; gây thiệt hại cho người đi vay, người mua chịu
hàng hóa và người trả lương.
+ Khi lạm phát xảy ra còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế: vì giá các loại hàng
hóa tăng không cùng tỷ lệ, làm giá tương đối của các hàng hóa thay đổi, dẫn
đến cơ cấu kinh tế cũng thay đổi theo.
+ khi lạm phát xảy ra sẽ tác động đến sản lượng, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp:
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
o Lạm phát do cầu: khi tổng cầu tăng lên làm giá cả tăng, đồng thời
sản lượng thường tăng, đồng thời sản lượng thường tăng, tỷ lệ thất
nghiệp giảm.
o Lạm phát do cung: khi tổng cung: khi tổng cung sụt giảm, mức
giá chúng tăng, sản lượng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Vì vậy, lạm phát có tác động:
Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Trong lĩnh vực lưu thông, kho vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ,
tích trữ hàng hoá thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả
tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá
hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng
cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt
động của nhập khẩu.
Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi
vào tình trạng khủng hoảng.
VI) Biện pháp giảm lạm phát.
Lạm phát do cầu: khi xảy ra lạm phát vừa, sẽ kích thích tăng trưởng kinh
tế, là loại lạm phát có lợi cho kinh tế. Chỉ khi xảy ra lạm phát cao, sản
lượng thực vượt quá sản lượng tiềm năng, nền kinh tế phát triển quá nóng,
phải tìm biện pháp giảm lạm phát,ổn định nền kinh tế là giảm tổng cầu,bằng
cách:
• Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp:giảm chi tiêu ngân sách,tăng thuế.
• Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền, tăng lãi suất
• Kết quả đường tổng cầu giảm,đường AD dịch chuyển sang trái,mức giá
giảm, sản lượng giảm,tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Lạm phát giảm do cung : phải làm tăng tổng cung,giảm chi phí sản xuất
• Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay thế cho nguyên liệu cũ đắt tiền.
• Giảm thuế,giảm lãi suất.
• Cải tiến kĩ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng
năng suất lao động, giảm chi phí.
• Nâng cao trình độ quản lí: tổ chức lao đông khoa học và hợp lí hóa sản
xuất
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Kết quả là chi phí của nền kinh tế sẽ giảm xuống, đường AS dịch chuyển sang
phải, mức giá giảm, sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
TH T NGHI PẤ Ệ
I) M ột số khái niệm
a) Lực lượng lao động
Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, đang có việc làm hay đang tìm việc làm.
Theo luật lao động Việt Nam quy định: nữ từ 15 đến 55 tuổi, nam từ 15 đến 60
tuổi đang có việc làm hay đang tìm việc làm được tính vào lực lượng lao
động.
b) Thất nghiệp
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa
có việc làm và đang tìm việc làm.
Như vậy, những người thuộc lực lượng lao động là những người đang làm việc
và những người thất nghiệp, kể cả bộ đội. Những người không được tính vào
lực lượng lao động là: học sinh, sinh viên, người nội trợ, những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tìm việc làm.
c) Mức nhân dụng (còn gọi là tỉ lệ hữu nghiệp-L)
Mức nhân dụng là tỉ lệ phần trăm số người có việc làm chiếm trong lực lượng
lao động, và được xác định theo công thức :
L=
Mức nhân dụng sẽ quyết định mức sản lượng của nền kinh tế. Khi mức nhân
dụng tăng thì sản lượng cũng tăng lên và ngược lại.
d) Tỷ lệ thất nghiệp (hay mức khiếm dụng-U)
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
w
W0
W*
Thất nghiệp bắt buộc
LD
Thất nghiệp tự nhiên
L*
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao
động được tính theo công thức
U=
II) C ác dạng thất nghiệp
a) Căn cứ vào nguyên nhân gây ra, người ta chia thất nghiệp thành:
Thất nghiệp tạm thời (còn được gọi là thất nghiệp cơ học) gồm những người
thay đổi nơi cư trú phải nghỉ việc nơi cũ và đang tìm việc làm ở nơi mới. Hai là
những học sinh sinh viên mới tốt nghiệp đang trong thời gian tìm việc. ngoài
ra, có những người do việc làm hiện tại không phù hợp với chuyên môn, năng
lực hay ý thích của mình, sẳn sàng nghỉ việc để tìm việc làm mới đúng chuyên
môn và sở thích để phát huy năng lực, góp phần tăng năng suất lao động, tăng
hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Đây là loại thát nghiệp tồn tại thường xuyên
trong mọi nền kinh tế.
Thất nghiệp cơ cấu: trong nền kinh tế hiện đại, luôn có những sản phẩm mới
ra đời thay thế cho những sản phẩm cũ lỗi thời, làm cơ cấu kinh tế luôn thay
đổi theo chiều hướng ngành sản xuất sản phẩm mới ra đời và phát triển sẽ thiếu
lao động, ngành cũ bị thu hẹp, sẽ thừa lao động. Thất nghiệp sẽ xảy ra ở ngành
bị thay thế do chuyên môn của người lao động ở ngành cũ không phù hợp với
yêu cầu của công việc mới. Ta gọi dạng thất nghiệp này là thất nghiệp cơ cấu,
cũng thường xuyên tồn tại trong nền kinh tế. Để tìm được việc làm, những
người này phải được đào tạo lại.
Thất nghiệp chu kỳ (còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu hay thất nghiệp bắt
buộc): chỉ xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái, thu nhập giảm, sản lượng sụt
giảm, cắt giảm sản lượng, sa thải công nhân, giảm số lao động sử dụng, thất
nghiệp xảy ra ở mọi ngành trong nền kinh tế. Nhưng khi nền kinh tế phục hồi,
sản lượng gia tăng, thu nhập và sức mua xã hội tăng, các doanh nghiệp sẽ tăng
sản lượng, sẽ thuê thêm lao động, do đó thất nghiệp chu kì sẽ chấm dứt.
b) Căn cứ vào tính chất, người ta chia thất nghiệp thành hai loại:
Thất nghiệp tự nguyện: là những người thất nghiệp do đòi hỏi mức
lương cao hơn mức lương hiện nay.
Thất nghiệp không tự nguyện (còn gọi là thất nghiệp bắt buộc hay thất
nghiệp cổ điển): là những người muốn làm việc ở mức lương hiện hành
nhưng không có việc làm.
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Trên đồ thị: tại mức lương Wo chỉ có thất nghiệp tự nguyện là EA. Nếu
mức lương là W*, thất nghiệp không tự nguyện là BC và thất nghiệp tự
nguyện là CD.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động
cân bằng. Đây là tỷ lệ thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chấp
nhận, bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu hay gọi chung là
thất nghiệp tự nguyện.
Trên đồ thị, tại mức lương cân bằng Wo, vẫn có EA người lao động không
muốn làm việc ở mức lương Wo. EA chính là mức thất nghiệp tự nhiên khi
thị trường lao động cân bằng.
III) T ác hại của thất nghiệp
Đối với cá nhân người bị thất nghiệp
Khi bị thất nghiệp, cuộc sống của cá nhân và gia đình người bị
thất nghiệp sẽ khó khăn hơn, vì tiền trợ cấp thất nghiệp được hưởng
thường thấp hơn thu nhập khi có việc làm. Đặc biệt đối với những người
bị thất nghiệp không có khoản trợ cấp thất nghiệp thì cuộc sống của họ
càng khốn khó hơn. Khi bị thất nghiệp, kĩ năng chuyên môn của người
lao động bị mai một, mất niềm tin vào cuộc sống.
Đối với xã hội
Khi thất nghiệp gia tăng thì tệ nạn xã hội và tội phạm cũng gia
tăng: chi phí giải quyết và chi trợ cấp thất nghiệp cũng tăng, trong khi
thu nhập từ thuế lại giảm do sản lượng sản xuất sụt giảm, hậu quả là
ngân sách càng bị thâm hụt.
Tổn thất về sản lượng
Khi thất nghiệp tăng lên, đồng nghĩa với sự lãng phí tài nguyên,
mức nhân sự của nền kinh tế giảm xuống, do đó, sản lượng giảm xuống.
IV) B iện pháp giảm thất nghiệp
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
SP1(Un,Ife1)
Un
A
B
Un%
If%
Ifo
If1
SP (Un, Ife)
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Đối với thất nghiệp chu kì: dùng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để
kích thích sự gia tăng của tổng cầu, kéo sản lượng lên mức sản lượng tiềm
năng.
Đối với thất nghiệp tự nhiên: ở nhiều nước, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có
khuynh hướng gia tăng trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn có
thể khắc phục một phần nguyên nhân dẫn đến hai dạng thất nghiệp tạm
thời và thất nghiệp cơ cấu. Chẳng hạn như: tăng cường đào tạo, mở rộng
hệ thống thông tin việc làm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển
nơi cư trú,
V) Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
a) Trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, giữa lạm phát do cầu và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch
biến; nghĩa là khi tổng cầu tăng lên thì sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và
mức giá chung tăng lên và ngược lại, được mô tả bằng đường cong Philips
ngắn hạn (SP)
Mỗi đường SP được xây dựng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ
lạm phát dự đoán cho trước.
Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp dự đoán thay đổi, đường SP
sẽ dịch chuyển. Nếu tỷ lệ lạm phát dự đoán tăng lên từ If
e
lên If
e1
, đường SP sẽ
dịch chuyển lên trên từ SP lên SP1 và ngược lại.
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
Yo
Y
Y’
E
E’
IP
P’
P
AD1
AD0
SAS0(Wo,Po)
Y
U’
U0
If
If0
If’
Un
SP (Un, If0e)
E0
E’
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Chúng ta có thể giải thích mối quan hệ này bằng mô hình AS-AD qua hai đồ
thị sau
Trên đồ thị bên trái: đường SAS
0
được xây dựng với tiền lương danh nghĩa W
0
- tương ứng với tỷ lệ lạm phát dự đoán If
0
e
hay mức giá dự đoán Po.
Đường cong philips ngắn hạn SP
0
được thiết lập tương ứng với tỷ lệ lạm phát
dự đoán If
0
e
thể hiện trên đồ thị bên phải.
Với đường tổng cầu ban đầu AD, nền kinh tế cân bằng ban đầu tại E với sản
lượng cân bằng là Yo và mức giá chung Po(đồ thị bên trái); tỷ lệ thất nghiệp
tương ứng là U
0
, tỷ lệ lạm phát If
0
tương ứng với điểm E trên đường SP
0
(đồ thị
bên phải)
Khi tổng cầu tăng, đường AD dịch chuyển từ AD
0
sang AD
1
, cân bằng ngắn
hạn mới là E’(Y’,P’) trên đồ thị bên trái, sản lượng tăng từ Yo lên Y’, thất
nghiệp từ U
0
giảm xuông U’, mức giá tăng từ P
0
lên P’, tỷ lệ lạm phát tăng từ
If
0
lên If’, ứng với điểm E’(U’, If’) trên đường SP
0
.
Như vậy trong ngắn hạn, nếu lạm phát do cầu, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát
và thất nghiệp. Khi sản lượng quá thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, muốn tăng sản
lượng và giảm thất nghiệp, thì cái giá phải trả là chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng
cao.
Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển quá nóng, sản lượng thực vượt mức sản
lượng tiềm năng và lạm phát cao, để giảm lạm phát thì phải chấp nhận sản
lượng sụt giảm, thất nghiệp gia tăng.
b)Trong dài hạn
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
P
AD2
Y
Yp
E
E1
P0
P1
AD1
LAS
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Đường cong Philip dài hạn mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
trong dài hạn. Đường cong Philip dài hạn thẳng đứng ở mức thất nghiệp tự
nhiên (U
n
) nghĩa là trong dài hạn không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp. Trong dài hạn AD tăng => P tăng => tiền lương danh nghĩa tăng. Do
đó các chỉ tiêu thực không đổi, tiền lương thực tế vẫn ở mức cân bằng, sản
lượng cân bằng ở mức Y
p
và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên.
Như vậy, xét trong dài hạn, với sự linh hoạt của tiền lương, thất nghiệp có
khuynh hướng quay về tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi lạm phát dự kiến
có thể nằm ở nhiều mức khác nhau. Tóm lại, khi lạm phát do cầu, trong ngắn
hạn sẽ có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Nhưng điều này không
xảy ra trong dài hạn.
TÌNH HÌNH L M PẠ HÁT VI T NAM 2007-2008Ở Ệ
I) Sơ lược về tình hình lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát siêu cao và cao ở Việt Nam cùng với khủng hoảng kinh tế - xã hội
trầm trọng đã từng diễn ra và kéo dài suốt hai thập kỷ từ cuối những năm 1970
đến giữa những năm 1990, sau đó giảm xuống một chữ số trong một thập kỷ,
nay lại bùng phát, năm 2008 tăng lên mức 24%.
Thực tế này đòi hỏi phải xem xét vấn đề lạm phát trong mối quan hệ hai mặt:
một mặt, không thể chỉ xem xét lạm phát với tư cách một vấn đề khu biệt
riêng bản thân nó, mà cần xem xét nó trong bối cảnh chung của các chu kỳ
kinh tế - xã hội; mặt khác, khi thấy nền kinh tế - xã hội có dấu hiệu hoặc xu
hướng tiến triển tốt đẹp thì không nên quá lạc quan, say sưa với những thành
tích đã đạt được, phê duyệt quá nhiều dự án đầu tư lớn đầy tham vọng và dàn
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
trải, kém khả năng thực thi, quên mất những hạn chế lớn và cơ bản của một
nền kinh tế vào loại kém phát triển nhất thế giới, từ đó thiếu cảnh giác, đề
phòng, thiếu dự báo và thiếu việc chuẩn bị phương án khắc phục lạm phát, vì
tuy vào một thời điểm nhất định tình hình kinh tế - xã hội và lạm phát đã được
cải thiện, nhưng lạm phát và khủng hoảng luôn như những căn bệnh âm ỷ,
những hiểm họa tiềm ẩn, chỉ một hai chục năm sau, khi có môi trường thuận
lợi là ngay lập tức bung ra, nổi lên gây hấn, từ lạm phát có thể dẫn đến khủng
hoảng, và ngược lại, khủng hoảng làm cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn,
khó chữa hơn.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy lạm phát hiện nay ở Việt Nam mang tính
chất nửa tốt, nửa xấu, cái chúng ta cần chống chính là chống cái nửa xấu của
lạm phát, trong khi vẫn cần tiếp tục thúc đẩy các mặt tốt của tăng trưởng kinh
tế.
Xét mức độ, từ năm 1976 đến nay lạm phát ở Việt Nam dâng lên cao nhất vào
những năm cuối thập niên 1970 - đầu thập niên 1980 với mức đỉnh điểm
khoảng 800%/năm. Mức này tuy chưa cao so với 4000 - 5000% ở một số
nước Mỹ Latinh thập niên 1970 - 80, hay hơn 10 triệu % như ở Dimbabuê,
châu Phi, trong những tháng giữa năm 2008, nhưng đã thuộc loại rất cao trên
thế giới. Từ khi đổi mới năm 1986, nhờ những nỗ lực phi thường, Việt Nam
đã hạ được mức lạm phát xuống một chữ số từ nửa cuối thập niên 1990 cho
đến năm 2006. Trong thời kỳ này có lúc lạm phát đã chuyển từ cực nọ sang
cực kia, năm 2000 đã chuyển thành giảm phát với mức tăng giá âm 0,6%. Đến
năm 2007 lạm phát dâng trở lại mức hai chữ số, ước tính có thể lên đến 24 -
25% năm 2008 và có xu hướng tiếp tục duy trì ở mức hai chữ số đến năm
2010 nếu chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu để một lần nữa kéo lạm
phát xuống mức một chữ số.
Những động thái trên đây cho thấy rõ một số đặc điểm của lạm phát ở Việt
Nam trong các thời kỳ trước và sau đổi mới.
Thứ nhất, lạm phát ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua thay đổi rất thất
thường, một số năm đã được cải thiện, nhưng không bền vững, số năm lạm
phát tăng từ hai đến ba chữ số chiếm 2/3 số thời gian, số năm một chữ số chỉ
chiếm khoảng 1/3 thời gian, có năm rớt xuống mức âm.
Thứ hai, trong thời kỳ trước và đầu những năm đổi mới, lạm phát ở nước ta
nhanh đến mức “phi mã” ba chữ số. Không những thế, lạm phát còn nằm
trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm
trọng, tệ kế hoạch, quan liêu, bao cấp nặng nề, mức độ hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực vừa kém lại vừa bị hạn chế do chính sách kém mở cửa của ta và
do bị Mỹ bao vây, cấm vận, làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng. Hiện
nay, lạm phát tuy cao, nhưng mới ở mức hai chữ số.
II) Nguyên nhân lạm phát năm 2007-2008
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Tại VN, các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ở VN với
những trọng số khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Năm 2007, là năm
mà các nguyên nhân đã tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát thế giới
nên bùng nổ lớn. Có thể tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân: bên trong và
bên ngoài để dễ xem xét khi đưa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.
a. Nguyên nhân bên ngoài
♣ Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong những
năm gần đây đã tạo ra những cú sốc về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá
lương thực thực phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở VN.
♣ Giá cả thị trường thế giới liên tục tăng cao, xăng dầu tăng (giá dầu thô từ 60
USD/thùng đầu năm 2007 tăng lên trên 100 USD/thùng cuối năm 2007), sắt
thép tăng 30%, phân bón tăng 20%, lúa mì tăng 60%, sợi, bông, chất dẻo,
…
♣ Những mặt hàng nước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều…)
cũng xuất với giá tăng rất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm tăng trên
30%, nên giá thu mua cũng tăng, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung
trong nước, vả lại khi tính chỉ số CPI thì trọng số lương thực thực phẩm ở ta
chiếm tỷ lệ cao (42,85%), nhà ở vật liệu xây dựng chiếm 10%, giá xăng dầu
trong năm 2007 tăng nhanh, giá vàng thế giới và trong nước tăng rất cao,
ảnh hưởng gián tiếp là tác động tâm lý đến các loại giá khác, nên CPI tăng
mạnh.
b. Nguyên nhân bên trong
♣ Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn
bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có
những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội
chi ngân sách trong nhiều năm trn 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên
56.000 tỷ đồng).
♣ Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả,
đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh
tế nước, trong khi đồng lương của nhân dân lao động, những người công chức
nhà nước thì quá thấp so với thời giá, 30-40 năm làm việc trong cơ quan hành
chính, giáo dục, y tế… nhiều người không thể mơ nổi một căn nhà. Công tác
xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá
chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp.
♣ Việc chi tiêu thì không hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã hưởng
đến niềm tin của công chúng vào cơ chế và bộ máy điều hành của chúng ta.
Đảng và Nhà nước ta đã thấy và đang điều chỉnh, như thành lập cơ quan
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
chống tham nhũng, nhưng cần quyết liệt hơn. Trong năm 2007, và đầu năm
2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường đối
với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than,… làm ảnh
hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác.
♣ Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền
(tổng phương tiện thanh toán) tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là
33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%,
trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3
năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn
sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc
phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên
tai.
♣ Nếu dựa vào học thuyết “Định lượng tiền tệ- The quantity theory of money”
của Irving Fisher, ta có thể thấy rõ hơn quan hệ của nhân tố: cung tiền (M),
tốc độ vòng quay tiền tệ (V), giá cả (P), tổng sản phẩm quốc nội thực - GDP
thực (Y), trong phương trình: MV= PY. Vì vậy, nếu V, P không thay đổi thì P
(giá cả) sẽ tăng nhanh khi cung tiền M tăng nhanh, hoặc Y (GDP thực) có
tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn cung tiền, thì giá cả cũng tăng cao. Vì vậy,
giải pháp kiểm soát cung tiền, giảm tổng cầu luôn luôn là liều thuốc chống
lạm phát trước tiên được các nước sử dụng, nhưng với mức độ liều lượng khác
nhau.
♣ Thiên tai, mưa bão, lũ lụt, những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc gây
thiệt hại nặng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và dịch
bệnh (SARS, cúm gia cầm) ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm…ảnh hưởng đến
giảm tổng cung.
♣ Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản phẩm
trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp.
♣ Thu nhập của dân cư tăng (tăng tiền lương tối thiểu từ năm 2005, 2006, 2007).
Việc tăng lương một phần gia tăng tổng cầu, mặt khác tạo tâm lý làm tăng giá
các hàng hóa tiêu dùng khác. Điều chỉnh tiền lương cho người lao động là cần
thiết trong giai đoạn lạm phát cao, nhưng cần điều chỉnh tiền lương vào những
thời điểm ít nhạy cảm (giữa năm).
♣ Một trong những nguyên nhân cũng góp phần vào mức lạm phát gia tăng tại
Việt Nam hiện nay là yếu tố tâm lý của người dân (cần kiểm soát thông tin).
Đặc biệt là yếu tố đầu cơ, găm hàng, làm giá rất “kinh nghiệm” (vì ta đã nhiều
lần bị lạm phát) của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, các đại lý bán lẻ
tại Việt Nam.
III) Giải pháp chống lạm phát của Việt Nam
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
Về mặt chính sách, đầu năm 2008 Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và yêu
cầu các bộ ngành thực hiên một “rổ” hay “cả gói” 5 loại biện pháp chống
lạm phát chính sau đây
Thắt chặt tiền tệ đi đôi với sử dụng linh hoạt các công cụ tiền tệ.
Mua ngoại tệ dự trữ đi đôi với việc rút tiền VNĐ về phù hợp với từng thời
điểm.
Thực hiện chính sách tỷ giá đảm bảo giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam
trên cơ sở khuyến khích xuất khẩu.
Không để lãi xuất âm
Củng cố và lành mạnh hóa hệ thống tổ chức tín dụng và các định chế tài
chính, kiểm soát cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản và tiêu
dùng.
Đến giữa năm 2008, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là ưu tiên
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tốt an sinh xã hội, chấp
nhận giảm bớt một phần mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh để đảm bảo tăng
trưởng bền vững. Từ đây đã đưa vào thực hiện 8 nhóm giải pháp lớn bao gồm:
1 - Thắt chặt tiền tệ và bảo đảm thanh khoản.
2 - Cắt giảm đầu tư và nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
3 - Tập trung phát triển sản xuất, dịch vụ, cân đối cung cầu hàng hóa, coi đây
là giải pháp gốc để kiềm chế lạm phát;
4 - Tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu;
5 - Triệt để tiết kiệm sản xuất và tiêu dùng;
6 - Tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương
mại;
7 - Mở rộng diện thực hiện chính sách an sinh xã hội, ổn định đời sống và sản
xuất của nhân dân;
8 - Nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền.
Những giải pháp trên đây được xác định thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ
và toàn diện. Chủ trương như vậy, nhưng trong thực tế do cách hiểu giữa các
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
cơ quan quản lý khác nhau, nhận thức về trọng tâm ưu tiên không rõ ràng,
không biết đâu là căn bệnh chính và đâu là phương thuốc chữa trị chính, vì thế
việc thực hiện tỏ ra lúng túng, không đồng bộ với nhau, thậm trí trong một số
trường hợp đã có những biện pháp thực thi trái ngược nhau.
Điển hình nhất là cuộc ảo thuật tung hứng tiền tệ, vừa tung tiền ra vừa thu tiền
vào. Trong khi Ngân hàng Nhà nước chỉ trong vòng một tuần thứ ba của tháng
2 - 2008, đã tung ra thị trường liên ngân hàng 33.000 tỷ đồng. Số tiền mới tung
ra này rõ ràng là bồi thêm cho số tiền lớn khoảng 140.000 tỷ đồng đã được
tung ra để mua 9 tỷ USD trong năm 2007 mà chưa kịp thu về hết, và số tăng
tín dụng khoảng 30% mỗi năm tính từ năm 2002 đến năm 2006, riêng năm
2007 mức tăng tín dụng còn đột xuất vọt lên trên 40%, mà trên 50% số đó là
phần tín dụng rót cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Biện
pháp này đích thực đã đi ngược lại với chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm sớm
giảm bớt lượng tiền mặt lớn đang lưu hành trên thị trường, vì thế tuy một mặt
nó góp phần kéo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng từ 30 - 35% xuống 20 -
25%, nhưng mặt khác nó đã gây ra một tâm lý rất không an tâm vì tiền tăng sẽ
tiếp tục đẩy lạm phát lên cao.
Trái với quyết định tung tiền nêu trên, ngày 17/3 cũng chính Ngân hàng Nhà
nước đã ra quyết định yêu cầu 41 ngân hàng thương mại phải mua “tín phiếu
bắt buộc” theo kiểu mệnh lệnh hành chính với lãi suất 7,8% và tổng giá trị tiền
là 20300 tỷ đồng với mục đích găm tiền lại để hạn chế nguồn tiền trong lưu
thông. Chưa kể Bộ Tài chính và một số bộ ngành khác cũng có những quyết
định không thống nhất với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Các quyết định trái ngước nhau trên đây không những gây hoang mang cho các
ngân hàng thương mại, dẫn đến cạnh tranh gay gắt bằng lãi suất, mà còn gây ra
một tâm lý trong dân không tin tưởng vào tiền VNĐ, khiến nhiều người dân đổ
xô đi mua vàng, bất chấp giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng thế giới,
gây thiệt hại cho người mua. Tất nhiên, việc mua vàng còn có những nguyên
nhân khác, nhưng không thể phủ nhận cuộc ảo thuật tung hứng tiền tệ là một
tác nhân gây hại lớn, không những làm giảm lòng tin vào đồng tiền Việt Nam
mà giảm lòng tin cả vào hệ thống điều hành tiền tệ.
Vấn đề thứ hai là việc sử dụng công cụ lãi suất chưa thỏa đáng. Tuy Chính phủ
quyết định không để lãi suất âm, và trong thực tế Ngân hàng Nhà nước đã
quyết định cho tăng lãi suất tiền gửi lên trên mức 8% của năm 2007, nhưng
đồng thời lại cấm các ngân hàng thương mại nâng mức lãi suất tiền gửi huy
động lên trên mức 12%/năm. Nếu so với mức lạm phát bình quân năm 2007 là
12,6%, mức lạm phát trong tháng 1 và 2 năm 2008 ước tính tương đương
khoảng 14 - 15%/năm, thì rõ ràng lãi suất này chưa đạt được mức “không”, nói
gì đến dương! Mặc dù vậy, mức lãi suất 12% đã thu hút được một lượng khá
đông số người đến các ngân hàng thương mại để xếp hàng gửi tiền tiết kiệm
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
29
Trường ĐH kinh tế tp HCM
trong tháng 2 - 2008. Các tháng sau đó lãi xuất tiền gửi đã tăng thêm, nhưng
luôn luôn đi sau và thấp hơn mức lạm phát. Chẳng hạn khi lạm phát tăng lên
15% (tháng 3) thì mức lãi xuất được quy định là 11%, khi lạm phát dâng lên
25% (tháng 5) thì mức lãi xuất cơ bản được nâng lên 12% với biên độ +, -
50%, tối đa là 18%, luôn âm so với lạm phát. Mức tăng lãi xuất tiền gửi tuy đã
thu hút thêm số người gửi tiền vào ngân hàng, nhưng chưa đủ để thu lại hầu hết
lượng tiền lớn đã tung ra trong các năm trước đó, vì thế về căn bản chưa ngăn
chặn được lạm phát cao.
Điều này chứng tỏ giải pháp lãi suất dương không chỉ mang lại kết quả cao
trong thời kỳ chống lạm phát “phi mã” những năm cuối thập kỷ 1970 - đầu
thập kỷ 1980, mà còn có tác động rất tích cực cả đối với thời kỳ chống lạm
phát cao hiện nay, vì thế giải pháp này cần được thực hiện một cách tích cực.
Nếu tỷ lệ lãi suất được nâng lên mức dương 1 - 2% thì chắc chắn số người gửi
tiền nhàn rỗi vào ngân hàng sẽ còn tăng hơn nhiều, lượng tiền trôi nổi trong thị
trường tự do sẽ giảm mạnh, kéo theo lạm phát giảm nhanh và mạnh.
Thứ ba, trong các biện pháp khắc khổ, nổi bật nhất là biện pháp tăng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và hạn chế cho vay mua bất động sản,
chứng khoán và tiêu dùng, nhưng mức độ khắc khổ còn thấp, thậm chí sau vài
lời kêu cứu, chính phủ đã lập quỹ hỗ trợ mua chứng khoán! Hơn nữa, các biện
pháp khắc khổ khác như cắt mạnh các khoản đầu tư cho xí nghiệp quốc doanh,
cắt mạnh bao cấp, dường như chưa được coi trọng, làm cho những yếu điểm
của nền kinh tế bong bóng ngày càng bộc lộ rõ như đầu cơ bất động sản sa sút,
chỉ số chứng khoán tụt dốc liên tục, trên dưới 20% số doanh nghiệp vừa và nhỏ
đổ vỡ, ngày càng có nhiều xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, lãng phí, kém
hiệu quả, hàng loạt công trình dự án lớn trì trệ, chậm tiến độ, tăng mức chi phí,
thâm hụt cán cân ngoại thương càng chặn càng tăng, thêm vào đó là giá cả thế
giới dâng lên cùng với sự mất giá của đồng đôla Mỹ ngày càng tác động xấu
đến nền kinh tế trong nước thông qua các kênh hội nhập đã được rộng mở.
Từ những chủ trương đến thực tế thực thi chính sách trên đây có thể thấy rõ
rằng các loại biện pháp đã và đang được áp dụng tuy mang lại một số kết quả
đáng ghi nhận, lạm phát tháng 10 - 2008 có giảm chút ít, nhưng ước tính mức
tăng giá tiêu dùng cả năm 2008 vẫn cao, khoảng 24 - 25%, gấp đôi so với mức
12,6% năm 2007. Nguyên nhân chính là do chưa có chế độ lãi suất dương,
cũng chưa thực thi các chính sách, biện pháp khắc khổ một cách hữu hiệu, với
quyết tâm cao. Những biện pháp đã áp dụng chủ yếu mới mang nặng tính tình
thế, chưa cơ bản, chưa có liệu pháp mạnh, chưa hoặc ít đả động tới các khoản
đầu tư lãng phí, kém sinh lợi, thậm chí còn đi ngược lại với những đòi hỏi của
thực tế, do đó chưa bình ổn được giá cả, nhất là giá các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu như lương thực, thực phẩm và giá xăng dầu là những loại mặt hàng
chiếm tới 40% tổng giá trị của rổ hàng hóa được tính, vì thế không những
Tiểu luận kinh tế vĩ mô