Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 211 trang )


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1. Nghiên cứu cảnh quan và hƣớng tiếp cận sinh thái cảnh quan 8
1.1.1. Các nghiên cứu cảnh quan học 8
1.1.2. Các nghiên cứu sinh thái học, hệ sinh thái 11
1.1.3. Tiếp cận sinh thái cảnh quan 12
1.2. Đa dạng sinh học 13
1.2.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 14
1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 17
1.3. Tổng quan về đất ngập nƣớc 18
1.3.1. Cấu trúc và chức năng đất ngập nƣớc 18
1.3.2. Đất ngập nƣớc châu thổ sông Hồng 19
1.3.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất ngập nƣớc ven biển
Thái Bình 21
1.4. Quan điểm phát triển bền vững 24
1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững 24
1.4.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam 26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 28
2.2. Tài liệu nghiên cứu 28
2.3. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa 31
2.5. Quy trình nghiên cứu 39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 41
3.1. Các nhân tố hình thành cảnh quan đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 41


3.1.1. Địa chất - nhân tố thành tạo nền tảng rắn trong cảnh quan 41
3.1.3. Khí hậu - nhân tố thành tạo nền tảng nhiệt ẩm trong cảnh quan 43
3.1.4. Thủy hải văn - nhân tố thành tạo nền tảng ẩm trong cảnh quan 47
3.1.7. Tác động của con ngƣời - nhân tố liên quan đến việc hình thành và phát triển cảnh
quan 57
3.2. Cấu trúc sinh thái cảnh quan vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 60
3.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan
vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình
60
3.2.2. Cấu trúc sinh thái cảnh quan vùng ĐNN ven biển Thái Bình 63
3.2.3. Đặc điểm các tiểu vùng CQ trên vùng ĐNN ven biển Thái Bình
75
3.3. Đa dạng sinh học vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 78
3.3.1. Đa dạng hệ sinh thái
78
3.3.2. Đa dạng loài
86
3.4. Biến động CQ và ĐDSH vùng ĐNN ven biển Thái Bình qua các thời kỳ 97
3.4.1. Một vài nhận thức 97
3.4.2. Giai đoạn 1965-1986 98
3.4.3. Giai đoạn 1986-2007 115

2
3.5. Đề xuất định hƣớng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững 139
3.5.1. Bối cảnh 139
3.5.3. Nhiệm vụ quy hoạch 146
3.5.5. Giải pháp thực hiện các định hƣớng quy hoạch sử dụng vùng 157
KẾT LUẬN 163
KIẾN NGHỊ 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO 166


1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận án
Vùng cửa sông ven biển là nơi tiếp giáp giữa lục địa và biển nên ở đây xuất
hiện các loài đặc trưng cho môi trường sông biển cùng với những loài thích nghi tồn
tại trong các sinh cảnh khác nhau như bãi triều, vũng vịnh, cồn cát, Do đó, đã từ
lâu đất ngập nước (ĐNN) ven biển là địa bàn hoạt động của con người, tạo nên nền
kinh tế đa ngành, là đối tượng sử dụng quan trọng trong cơ cấu chung của nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, do nhu cầu đời sống ngày một tăng, hoạt động của con người
ngày một đa dạng với cường độ ngày càng cao đã để lại cho vùng đất ven biển những
hậu quả sinh thái nặng nề, cảnh quan bị xáo trộn, đa dạng sinh học (ĐDSH) bị thất
thoát, nguồn lợi sinh vật và chất lượng môi trường suy giảm. Chính vì thế, phát triển
bền vững (PTBV) được đưa ra là mục tiêu thiên niên kỷ không chỉ ở mức độ toàn
cầu mà còn là của mỗi địa phương nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường.
Thái Bình là một trong những tỉnh nông nghiệp then chốt thuộc đồng bằng
Bắc Bộ với 49,5 km đường bờ biển trải dài trên hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy
cùng các cửa sông đổ ra biển đã tạo nên hàng ngàn ha đất bãi bồi góp phần mở rộng
diện tích cho vùng. Tuy nhiên, cũng như các vùng ĐNN ven biển khác trong điều
kiện đất nước đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, sức ép dân số
gia tăng nên hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong vùng ngày
càng “hối hả” và mãnh liệt hơn làm cho cảnh quan (CQ) bị biến đổi nhanh chóng. Do
đó, để có được những định hướng quy hoạch sử dụng vùng theo quan điểm PTBV,
chúng tôi đã thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng
sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng
cho phát triển bền vững”
Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu về cấu trúc và xu hướng biến động của các loại cảnh quan trên
vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình;

+ Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học và biến động các hệ sinh thái tại
vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình;
+ Định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững.


2
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan;
+ Tiến hành các đợt khảo sát thực địa và làm việc với các cơ quan quản lý ở
địa phương để bổ sung và hoàn chỉnh số liệu;
+ Tổng quan các quan điểm phân loại cảnh quan, xây dựng hệ thống phân vị
và chỉ tiêu cụ thể đối với từng bậc phân loại cảnh quan ở vùng ĐNN ven biển Thái
Bình (đối với bản đồ tỷ lệ 1:50.000);
+ Thành lập các bản đồ chuyên đề (bản đồ lớp phủ thực vật, bản đồ thổ
nhưỡng, bản đồ địa mạo), bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan
và bản đồ biến động cảnh quan theo thời gian;
+ Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan và các tiểu vùng cảnh quan;
+ Phân tích hiện trạng đa dạng sinh học trong vùng;
+ Phân tích biến động cấu trúc của các loại cảnh quan theo từng tiểu vùng và
biến động các hệ sinh thái trên toàn vùng;
+ Phân tích các nguyên nhân gây biến động cảnh quan và đa dạng sinh học;
+ Đề xuất định hướng quy hoạch quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững
vùng ĐNN ven biển Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: vùng nghiên cứu của luận án là vùng đất ngập nước
ven biển Thái Bình được giới hạn ở đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm huyện
Tiền Hải và huyện Thái Thụy; về phía biển tính đến độ sâu 6m khi triều kiệt.
- Đối tượng: với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án được giới hạn trong
các vấn đề sau:
+ Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan vùng nghiên cứu theo hệ thống phân

loại đã lựa chọn ở các mốc thời gian: năm 1965, năm 1986 và năm 2007.
+ Phân tích biến động cấu trúc các loại cảnh quan theo từng tiểu vùng và biến
động của các hệ sinh thái trong vùng qua 2 giai đoạn: 1965-1986 và 1986-2007.
+ Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái và đa dạng
loài) ở vùng ĐNN ven biển Thái Bình;

3
Những điểm mới của luận án
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật về hiện trạng ĐDSH tại vùng nghiên cứu;
+ Phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan vùng ĐNN ven
biển Thái Bình tỷ lệ 1:50.000;
+ Lần đầu tiên bản đồ biến động các loại cảnh quan tỷ lệ 1:50.000 cho vùng
đất ngập nước ven biển Thái Bình được thành lập.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ
hiện trạng các loại cảnh quan và đa dạng sinh học cũng như biến động của chúng
trong những giai đoạn lịch sử nhất định của vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: hệ thống cơ sở dữ liệu, tập bản đồ cũng như các định
hướng quy hoạch được đưa ra trong luận án là những tài liệu có giá trị cho các nhà
quản lý trong quy hoạch lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững.
Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận án
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu: tổng quan khái niệm các nội dung có liên quan
và các công trình nghiên cứu đã triển khai ở vùng nghiên cứu.
Chương 2. Đối tượng, quan điểm và phương pháp nghiên cứu: bao gồm đối
tượng và địa điểm nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, các quan điểm nghiên cứu, các
nguyên tắc cũng như phương pháp thành lập bản đồ ở vùng nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả và bàn luận: bao gồm
- Các chỉ tiêu phân loại cảnh quan đối với vùng đất ngập nước ven biển Thái

Bình tỷ lệ 1:50.000;
- Các nhân tố hình thành cảnh quan;
- Cấu trúc sinh thái cảnh quan tại các mốc thời gian;
- Hiện trạng đa dạng sinh học;
- Phân tích biến động các loại cảnh quan và các hệ sinh thái ở từng giai đoạn
nghiên cứu và nguyên nhân gây biến động;
- Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững.

4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu cảnh quan và hƣớng tiếp cận sinh thái cảnh quan
1.1.1. Các nghiên cứu cảnh quan học
Khái niệm CQ đã được hình thành và phát triển từ những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX bởi các nhà địa lý người Nga như: V. V. Docutraev, L. C. Berg, G. N.
Vưxotxkii, G. F. Morozov,… ở Đức có các tác giả: Z. Passarge, A. Hettner; ở Anh có E.
J. Gerbertson; và một số ít các nhà địa lý Mỹ, Pháp,…
Đầu tiên phải kể đến công trình của V. V. Docutraev (1846-1903), người được
coi là nhà khoa học đặt nền móng cho khoa học CQ Xô Viết, là người đầu tiên thực hiện
nguyên tắc tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, ông cho rằng thổ nhưỡng là hàm
số của tất cả các yếu tố địa lý khác: kiểu nham thạch, khí hậu, sinh vật… Theo ông:
“phải nghiên cứu thiên nhiên thống nhất, toàn vẹn và không tách rời từng phần” [54].
Phát triển tư tưởng của Docutraev, năm 1931, L. C. Berg đã đưa ra khái niệm
“cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, các hiện tượng, trong đó đặc
biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt
động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách
điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất” và cho ra mắt công trình đầu tiên
về phân vùng toàn nước Nga (ông gọi đó là các đới CQ) [32, 54, 56, 130]
Tuy nhiên, chỉ sau chiến tranh thế giới thứ II, CQ học mới thực sự phát triển
mạnh và tìm được chỗ đứng cho mình, khi đó CQ được xác định như một “đơn vị cơ sở
dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”.

Các nhà địa lý Liên Xô cũ đã có những đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện và
phát triển lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu CQ. Và cho đến nay,
các nhà khoa học nghiên cứu về CQ ở nước ta chủ yếu đều dựa trên nền tảng lý luận của
trường phái nước Nga Xô Viết, cùng thống nhất ba quan niệm về CQ (Từ điển Bách
khoa Địa lý Xô viết, 1988) [32, 54, 56] để chỉ các hình thức CQ khác nhau phụ thuộc
vào các quan niệm của người nghiên cứu.
- Quan niệm chung: CQ được hiểu như một khái niệm chung, ý nghĩa tương tự
khái niệm “địa hình”, “khí hậu”, “thổ nhưỡng”,… đồng nghĩa với khái niệm địa tổng thể
các cấp. Người đề xuất quan điểm này là F.N. Milkov và được D.L. Armand, P.X.
Kuzonhexov, V.P. Prokaev… tích cực ủng hộ. Tuy nhiên, quan niệm này thường “được
dùng cho các công trình chung nghiên cứu môi trường tự nhiên hoặc nghiên cứu một

5
dạng sử dụng rất cụ thể như cho các vườn bảo vệ tự nhiên, cho phát triển một số giống,
loài nào đó”, bởi CQ ở đó không có giới hạn rõ rệt về lãnh thổ, không theo trật tự phân
cấp logic nào.
- Quan niệm kiểu loại: CQ là đơn vị cơ sở, là cấp phân vị, đơn vị phân loại trong
hệ thống phân chia các thể tổng hợp địa lý tự nhiên lãnh thổ. Mỗi cấp phân chia phải
dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống hoặc từ dưới
lên. Tuy nhiên, theo quan niệm này cần xét đến sự phân hóa của các đơn vị CQ đều chịu
ảnh hưởng của quy luật địa đới và phi địa đới (A. G. Ixatrenco, 1965). Quan niệm này
chúng ta thường thấy trong các công trình nghiên cứu của các tác giả A. G. Ixatrenco,
Gerenchuc, A. M. Marinhich, N.A. Gvozdexki, và của đa số các tác giả nghiên cứu về
CQ ở Việt Nam (TT Địa lý tài nguyên nay là Viện Địa lý, Khoa Địa lý trường ĐH Tổng
hợp Hà Nội nay là trường ĐH Khoa học Tự nhiên). Quan niệm này có lợi thế trong
nghiên cứu thành lập bản đồ CQ phục vụ mục đích thực tiễn, ở tỷ lệ lớn và trung bình,
đối với các CQ bị biến đổi bởi các hoạt động của con người.
Theo quan niệm này đã có rất nhiều hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả
trong và ngoài nước được đề xuất. Đó là hệ thống phân vị cảnh quan của Nhikolaev
(1979) gồm 12 bậc: thống → hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → nhóm → kiểu → phụ

kiểu → hạng → phụ hạng → loại → phụ loại.
Năm 1985, Phạm Quang Anh [1] đã đưa ra hệ thống phân vị CQ chủ yếu dựa
trên cơ sở hệ thống phân vị CQ của Nhikolaev và có điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện của Việt Nam, hệ thống đó bao gồm 5 bậc: hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → kiểu.
Trong công trình nghiên cứu định hướng phát triển cây cà phê ở Đăk Lăk (1985)
các tác giả Phạm Quang Anh đã tiến hành phân kiểu cảnh quan vùng chuyên canh cà
phê ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000 với 4 cấp: hệ → lớp → phụ lớp → kiểu cảnh quan [1].
Năm 1993, tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa lý Tài
nguyên (nay là Viện Địa lý) đã công bố cuốn sách “Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh
quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam” [55] trong đó hệ thống phân loại CQ Việt Nam
bao gồm các cấp: hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → kiểu → phụ kiểu → hạng → loại
cảnh quan, các đơn vị cấu trúc hình thái CQ: dạng địa lý - nhóm dạng - diện địa lý -
nhóm diện. Mỗi cấp đều có nội dung và chỉ tiêu phân chia cụ thể nhưng các cấp “phụ”
không nhất thiết phải phân chia trong mọi trường hợp (nó phụ thuộc vào sự phức tạp của
cấp chính)

6
Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) [32] đã
đưa ra bảng “Hệ thống các chỉ tiêu phân loại CQ áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt
Nam tỷ lệ 1/1.000.000”, hệ thống này bao gồm các cấp: hệ thống CQ → phụ hệ thống
CQ → lớp CQ → phụ lớp CQ → kiểu CQ → phụ kiểu CQ → loại (nhóm loại) CQ.
Đơn vị nhỏ hơn cảnh quan trong thứ tự phân loại đó là dạng cảnh quan và diện
cảnh quan. Các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về cảnh quan cũng đã đưa ra các
định nghĩa khác nhau cho chúng [32].
Hệ thống phân loại là một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ CQ.
Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống phân loại nào được công
nhận là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Do đó mà khi tiến
hành nghiên cứu, thành lập bản đồ CQ trên các khu vực, các tỷ lệ khác nhau các tác giả
thường xác lập một hệ thống phân loại trên cơ sở những hệ thống phân loại đã có trước.
- Quan niệm cá thể: Người đầu tiên đề xướng quan niệm này là L. X. Berg và sau

này được phát triển trong các công trình của A. A. Grigoriev (1957), X. V. Kalexnic
(1947-1959), A. G. Ixatrenco (1953, 1965, 1989), N. A. Xolnsev (1948, 1949), theo đó
CQ là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị địa lý tự nhiên cơ sở,
là đối tượng cơ bản để nghiên cứu lãnh thổ. Theo quan niệm này, Vũ Tự Lập khi nghiên
cứu CQ địa lý Miền Bắc Việt Nam đã định nghĩa: “CQ địa lý là một tổng thể được phân
hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có cấu trúc
thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại
tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật mà bao gồm tập hợp có quy luật của những dạng
địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [52], ở đó
các cá thể CQ của ông không lặp lại ở bất kỳ lãnh thổ khác.
Cảnh quan học đã cung cấp lý luận về tính hệ thống và tính thứ bậc chặt chẽ
trong cấu trúc môi trường của sinh vật, là cơ sở hình thành hướng tiếp cận sinh thái cảnh
quan của trường phái Nga Xô Viết (cũ) và được các nhà cảnh quan học Việt Nam kế
thừa, phát triển.
1.1.2. Các nghiên cứu sinh thái học, hệ sinh thái
Sinh thái học (ecology) là một khoa học cơ bản trong sinh vật học, nghiên cứu
các mối quan hệ của sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi mức tổ chức,
từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái (HST) [72].

7
Thuật ngữ sinh thái học xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX bởi một nhà động vật học
người Đức, Haeckel (1866), đó là “nghiên cứu tổ hợp các mối tương quan của con vật
với môi trường của nó và trước tiên là mối quan hệ “bạn bè”, “thù địch” với một nhóm
động, thực vật mà con vật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp” [72, 76]. Đến đầu thế kỷ
XX, sinh thái học chuyển sang nghiên cứu sinh thái học quần xã sinh vật. Vào những
năm 20 của thế kỷ XX, sinh thái học đã phát triển một bước quan trọng, coi hệ sinh thái
như là một đơn vị cơ sở, gồm hai hệ thống nhỏ quần xã sinh vật và môi trường. Cho đến
nay, sinh thái học đã trở thành một khoa học giúp chúng ta ngày càng hiểu biết sâu về
bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố môi trường, từ đó tạo nên
những nguyên tắc, định hướng cho chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người.

Khái niệm hệ sinh thái (ecosystem) lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà sinh thái
học A. Tansley (1935) đó là “một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật)
và môi trường vô cơ nơi chúng sinh sống (khí hậu, đất)”, sau đó được các nhà sinh thái
học ở Mỹ kế thừa và phát triển (Linderman, 1942; Odum, 1971; Whittaker, 1975). Khái
niệm này đã chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh (đối tượng nghiên cứu của các
nhà địa lý) với các yếu tố hữu sinh (đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh học), là cơ sở
để hình thành khái niệm “sinh thái cảnh quan” (landscape ecology). Các nghiên cứu của
Holling (1992) cũng đã kết luận: mọi hệ sinh thái đều được điều khiển và tổ chức bởi
các loài sinh vật ưu thế và các quá trình vô sinh đặc thù để tạo thành cấu trúc cảnh quan
ở các tỷ lệ khác nhau [86].
Từ các nghiên cứu sinh thái học và hệ sinh thái cho thấy, nhược điểm của tiếp
cận nghiên cứu hệ sinh thái là không xác định được thứ bậc về không gian của lãnh thổ
nghiên cứu, do đó có thể bao trùm lên không gian bất kỳ từ hệ sinh thái gốc cây, hệ sinh
thái rừng đến hệ sinh thái vũ trụ. Đó chính là lý do mà các nhà sinh thái rất quan tâm đến
cách tiếp cận không gian của địa lý học với hệ thống phân vị chặt chẽ, có ý nghĩa thực
tiễn rất cao trong nghiên cứu sinh thái học. Bên cạnh đó, các nhà cảnh quan học “sinh
thái hóa cảnh quan” để định lượng hóa các chỉ tiêu về trao đổi vật chất, trao đổi năng
lượng trong CQ. Và bản thân việc hội tụ của CQ và sinh thái học đã thể hiện “nhân” và
“quả” của phân hóa tự nhiên, của sự tương tác giữa thế giới vô cơ và hữu cơ [55, 129].
1.1.3. Tiếp cận sinh thái cảnh quan
Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan hay địa sinh thái đã phát triển mạnh ở
CHLB Đức và một số nước Bắc Âu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Theo hướng này

8
Hội Sinh thái cảnh quan Quốc tế đã được thành lập năm 1982 và cho đến nay “sinh thái
cảnh quan” đã trở thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Theo
Rister và nnk (1984) “sinh thái CQ nghiên cứu sự phát triển và động lực của tính không
đồng nhất không gian, các mối tương tác và trao đổi theo thời gian và không gian thông
qua các cảnh quan không đồng nhất, các ảnh hưởng của tính phân dị không gian đến các
quá trình sinh học và phi sinh học, quản lý tính phân dị không gian đó” [122, 127].

Sinh thái cảnh quan là một hướng nghiên cứu liên ngành và tổng hợp hình thành
trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng của sinh thái học và tính
tổng hợp, tính trật tự, tính phân cấp của cảnh quan học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội. Sinh thái học cảnh quan ra đời với mục đích
xúc tiến sự liên kết giữa các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch [129].
Tuy nhiên, lần đầu tiên thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” được đưa ra bởi nhà địa
lý sinh vật người Đức Carl Troll (1939), ông đã tiến hành nghiên cứu sinh thái của cảnh
quan nhằm xác định chất lượng cân bằng thiên nhiên của vật chất trong phạm vi một
vùng hoặc một phần lãnh thổ. Sinh thái cảnh quan là học thuyết tổng hợp về cân bằng
thiên nhiên, nhờ đó có thể nhận biết được mối quan hệ tương hỗ chức năng tồn tại bên
trong các cảnh quan, hiểu được tính nhân quả sinh học và lý-hóa của chúng và xác định
(số lượng và chất lượng) trật tự phụ thuộc trong tổng hợp thể hiện tự nhiên này của các
quan hệ chế ước lẫn nhau. Theo ông, sinh thái cảnh quan có hai nội dung nghiên cứu
chính: (1) nghiên cứu cảnh quan bằng con đường phân tích mối quan hệ qua lại giữa các
quần thể sinh vật với môi trường; (2) nghiên cứu quan hệ giữa các tổng thể tự nhiên với
nhau, kể cả ảnh hưởng của những hoạt động của con người [124].
Nếu như mục đích của nghiên cứu cảnh quan truyền thống là tìm ra các đơn vị
cảnh quan đồng nhất theo các cấp khác nhau trong không gian (giống như một bức
khảm) thì các nhà nghiên cứu sinh thái cảnh quan đang tích cực nghiên cứu và xây dựng
các nguyên tắc về các kiểu đa dạng sinh học và các quá trình tự nhiên xảy ra trong nội
bộ bức khảm đó và mối liên quan với bức khảm lân cận nhằm thực hiện các ý đồ về quy
hoạch, thiết kế, quản lý và lập các chính sách về đất đai [31, 32, 122, 124].
Ở đó có sự hội tụ và bổ sung cho nhau của hai ngành địa lý và sinh học. Các nhà
địa lý đi từ giới vô cơ dần dần đến giới hữu cơ và cuối cùng đã thấy sinh vật đóng vai trò
chủ đạo trong các hệ tự nhiên và hệ tự nhiên hoạt động tốt nhất là hệ tự nhiên có năng
suất sinh vật cao nhất [126]. Do vậy, cải tạo hệ tự nhiên phải bắt đầu bằng việc cải tạo

9
thực vật. Các nhà sinh học khi tìm hiểu giới sinh vật không thể không đề cập đến môi
trường vô cơ như đất, nước, không khí. Cả hai đều phát sinh phát triển trong mối quan

hệ tương tác và thống nhất với nhau thành một hệ tự nhiên.
Từ các quan điểm nêu trên, luận án thống nhất với quan niệm kiểu loại trong
nghiên cứu cảnh quan vùng ĐNN ven biển Thái Bình, trong đó đơn vị cơ sở được sử
dụng là “loại cảnh quan”. Tuy nhiên, ngay trong cấu trúc của mỗi loại cảnh quan tính
sinh thái đã được thể hiện từ sự kết hợp của các nhân tố môi trường và quần xã sinh vật,
nên thuật ngữ “cảnh quan” và “sinh thái cảnh quan” được coi là đồng nhất trong nội
dung luận án. Đồng thời, quan niệm cá thể, thể hiện tính phân vị chặt chẽ trong phân hóa
lãnh thổ, cũng đã được phân tích trong cấu trúc của các tiểu vùng sinh thái cảnh quan.
1.2. Đa dạng sinh học
Thuật ngữ "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) lần đầu tiên
được Norse and McManus (1980) đưa ra, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau
là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái
(số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay đã có ít nhất 25 định nghĩa
cho thuật ngữ này. Theo Công ước Đa dạng sinh học (1992) thì "Đa dạng sinh học là sự
phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và
các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên” [8, 39].
Từ góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân
tử (đa dạng di truyền), mức độ cơ thể (đa dạng loài) và mức độ hệ sinh thái (đa dạng hệ
sinh thái) (IUCN, 1994).
Một số công bố gần đây cho thấy ĐDSH bao gồm cả đa dạng văn hóa, là sự thể
hiện của xã hội con người, một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là một nhân
tố quan trọng của các HST. Đa dạng văn hóa được thể hiện bằng sự đa dạng ngôn ngữ,
tín ngưỡng tôn giáo, tri thức bản địa, bản sắc văn hóa độc đáo cũng mỗi dân tộc. Do đó,
ĐDSH được coi là sản phẩm của sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội.
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái, đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người,
sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng
sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al.,
1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la [21].


10
1.2.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng
sinh học cao trên thế giới. Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu,… của Việt Nam đã góp
phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt
Nam là giao điểm của các hệ động thực vật thuộc vùng Ấn Độ-Miến Điện, Nam Trung
Quốc và Indo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong
nhưng khu vực có tính đa dạng sinh học cao của thế giới với khoảng 10% số loài sinh
vật trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền trên thế giới [21].
1.2.1.1. Đa dạng nguồn gen
Việt Nam được đánh giá là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và
cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới (Jucovski, 1970). Theo báo cáo
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) [8, 21], Việt Nam có 11 loài gia súc
và gia cầm đang được chăn nuôi với tổng số 106 giống (53 giống nội và 53 giống nhập
ngoại); 802 loài cây trồng phổ biến với hàng nghìn giống khác nhau thuộc 16 nhóm cây
trồng. Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ở Việt
Nam khoảng 50 loài trong đó có 35 loài cá cảnh, còn lại là các loài cá nuôi lấy thịt.
1.2.1.2. Đa dạng loài
Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn; cấu trúc loài rất đa dạng, có nhiều
loài có hàng chục dạng sống khác nhau; khả năng thích nghi của loài cao, có đặc tính
chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh.
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ đa dạng
sinh học cao trên thế giới với dự tính có thể tới 20.00-30.000 loài thực vật, thành phần
loài động vật, thực vật ở Việt Nam được thống kê trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sự phong phú thành phần loài sinh vật ở Việt Nam
TT
Nhóm sinh vật
Số loài đã xác định
được ở Việt Nam (VN)

Số loài có trên
thế giới (TG)
Tỷ lệ (%) số
loài VN/TG
1
Vi tảo
- Nước ngọt
- Biển

1.438
537

15.000
19.000

9,6
2,8

11
TT
Nhóm sinh vật
Số loài đã xác định
được ở Việt Nam (VN)
Số loài có trên
thế giới (TG)
Tỷ lệ (%) số
loài VN/TG
2
Rong, cỏ
- Nước ngọt

- Biển

Khoảng 20
667

2.000
10.000

1
6,8
3
Thực vật bậc cao
- Rêu
- Nấm lớn
Khoảng 11.400
1.030
826
220.000
22.000
50.000
5
4,6
1,6
4
Động vật KXS
- Nước ngọt
- Biển
- Đất

794

Khoảng 7.000
Khoảng 1.000

80.000
220.000
30.000

1
3,2
3,3
7
Côn trùng
7.750
250.000
3,1
8

- Nước ngọt
- Biển

Trên 700
2.527
19.000
13
9
Bò sát
- Bò sát biển
296
21
6.300

4,7
10
Lưỡng cư
162
4.184
3,8
11
Chim
840
9.040
9,3
12
Thú
- Thú biển
310
25
4.000
7,5
Nguồn: [8, 75]
1.2.1.3. Đa dạng hệ sinh thái
Trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau [8] (bảng 1.2).
Thành phần các quần xã trong hệ sinh thái rất giàu cùng với cấu trúc quần xã phức tạp,
nhiều tầng bậc, nhiều nhánh làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm
khác biệt so với các nước khác trên thế giới.


12
Bảng 1.2. Một số hệ sinh thái chính ở Việt Nam
TT
Hệ sinh thái

Đặc điểm đa dạng sinh học
1
Rừng nguyên sinh
ĐDSH giàu, hệ sinh thái bền vững
2
Rừng thứ sinh
ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững
3
Rừng nghèo kiệt
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững
4
Trảng cỏ
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái đơn giản
5
Rừng ngập mặn
ĐDSH giàu, hệ sinh thái kém bền vững
6
Trảng cát ven biển
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững, nhạy cảm
7
Núi đất
ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững
8
Núi đá
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững
9
Hệ sinh thái nông nghiệp
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững
10
Đô thị và khu công nghiệp

ĐDSH rất nghèo, hệ sinh thái kém bền vững
11
Nước chảy (suối, sông)
ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững
12
Hồ, mặt nước lớn
ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững
13
Ao, mặt nước nhỏ
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm
14
Bán ngập nước
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm
15
Nước lợ, cửa sông
ĐDSH giàu, hệ sinh thái nhiều biến động
16
Biển ven bờ
ĐDSH giàu, hệ sinh thái nhiều biến động
17
Biển sâu
ĐDSH trung bình, hệ sinh thái bền vững
18
Thủy vực ngầm, hang động
ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm
Nguồn: [8]
Đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam còn thể hiện ở tính phong phú của các mối quan
hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa
các loài, giữa các quần thể cùng loài; mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng với
nhiều khâu nối tiếp nhau; các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song với các

mối quan hệ vật chất, nhiều tầng bậc thông qua các nhóm sinh vật (sinh vật sản xuất,
sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy).
Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là các hệ sinh thái nhạy cảm, tính mềm dẻo
sinh thái cao làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh do đó thường rất

13
nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài (kể cả các tác động của thiên nhiên cũng như
những tác động của con người).
1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Con người hiện đang phá hủy một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất
mà không thể thay thế được trên thế giới là đa dạng sinh học, cơ sở của sự sống còn, sự
thịnh vượng và sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Chúng ta đã không biết giữ
gìn nó mà lại đang khai thác quá mức, tiêu hao và phá hủy nói với danh nghĩa là để phát
triển. Thực tế, sự suy thoái ĐDSH trên Trái đất đang âm thầm phá hủy khả năng phát
triển của loài người. Chính vì thế, mục tiêu của bảo tồn ĐDSH “nhằm giữ được sự cân
bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống
của con người” [39].
Bảo tồn ĐDSH ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH về
các mặt: cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho cuộc sống của con người, các giá trị về
xã hội, văn hóa và các dịch vụ về sinh thái. Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt
động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các
cảnh quan thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý
nguồn tài nguyên sinh vật.
Ở Việt Nam, công tác bảo tồn ĐDSH được tiến hành khá sớm với hai hình thức
phổ biến là bảo tồn nội vi (in-situ) và bảo tồn ngoại vi (ex-situ).
Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối
tượng bảo tồn để có các hình thức quản lý thích hợp. Đây là hình thức bảo tồn ĐDSH
chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian qua bằng việc thành lập các khu bảo tồn và đề xuất
các biện pháp quản lý phù hợp. Kết quả thể hiện rõ nhất của phương pháp bảo tồn này là

một hệ thống rừng đặc dụng (128 khu bảo tồn rừng) đã được Chính phủ công nhận và
đưa vào hoạt động [21].
Bảo tồn ngoại vi bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh
vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Đó là việc hình thành các vườn thực
vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng,
các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy,…. Phương pháp bảo tồn
này được xác định là tương đối mới ở nước ta, tuy nhiên trong những năm qua cũng đã
đạt được một số thành tựu nhất định. Tính đến năm 2006 đã có 17 khu rừng thực

14
nghiệm được hình thành với tổng diện tích 8.516 ha; 7 vườn cây thuốc và việc lưu giữ
nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu.
1.3. Tổng quan về đất ngập nƣớc
1.3.1. Cấu trúc và chức năng đất ngập nước
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về ĐNN khác nhau (trên 50
định nghĩa về ĐNN) tùy theo mức độ ngập nước và mục đích sử dụng khác nhau. Tuy
nhiên, định nghĩa về ĐNN của Công ước RAMSAR (Công ước về các vùng ĐNN có
tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, năm 1971) có
tầm khái quát và bao hàm nhất. Theo định nghĩa này, ĐNN là "những đầm lầy than bùn
hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo thường xuyên hay tạm thời với nước
chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn kể cả những vùng nước biển có
độ sâu không quá 6m khi triều thấp” (Điều 1.1. Công ước Ramsar, 1971) [4, 11, 116]
ĐNN rất đa dạng về loại hình và kích cỡ, được coi như cấu phần của cảnh quan
tự nhiên, phản ảnh những đặc trưng về tự nhiên và sinh học, xác định khuôn khổ của các
quy hoạch quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên và các chức năng sinh thái
của nó [128].
Trong cấu trúc, quần xã sinh vật là thành phần quan trọng vì nó là sản phẩm đặc
biệt được sinh ra trong những hoàn cảnh cụ thể của ĐNN, song trong hoạt động sống,
quần xã sinh vật lại làm biến đổi những đơn vị cấu trúc khác của ĐNN. Những mối
tương tác như thế cần được xem là cơ sở của nhận thức, đồng thời trong nghiên cứu,

chúng cần được định lượng mới đem lại thành công trong việc khai thác, sử dụng và
quản lý các loại hình ĐNN.
Từ năm 1971, Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 22 loại hình mà không chia
thành các hệ và lớp. Đến nay, đã có rất nhiều hệ thống phân loại ĐNN (theo thứ bậc)
được đưa ra trên cơ sở phân loại của Ramsar bởi các tác giả khác nhau tùy theo mục
đích, mục tiêu sử dụng và bảo tồn nhưng vẫn chưa có một hệ thống nào thống nhất trên
toàn quốc. Vùng ĐNN ven biển được xác định là một trong hai hệ thống của ĐNN Việt
Nam thuộc hệ thống phân loại của Cục Bảo vệ môi trường hợp tác với Dự án ngăn ngừa
xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan (hợp phần ĐNN) đưa ra
năm 2007 mà dưới đó là các phụ hệ thống, lớp và kiểu ĐNN [11].
Diện tích ĐNN trên thế giới được đánh giá vào khoảng 5,2 triệu km
2
, phân bố rất
rộng, từ các bãi lầy rừng ngập mặn nhiệt đới đến đất than bùn cận cực, từ các vực nước

15
nông đến những nơi đất cao bão hòa nước… Ở Việt Nam, ĐNN có trên 10 triệu ha, là
chỗ dựa cơ bản cho cuộc sống hàng ngàn năm của dân tộc [76]. Hai vùng ĐNN quan
trọng nhất được tạo nên bởi hai hệ thống sông lớn nhất là châu thổ sông Hồng và châu
thổ sông Cửu Long. Cùng với ĐNN nước ngọt là hàng vạn ha ĐNN ven biển là cơ sở
quan trọng cho sự phát triển của nghề cá ở nước ta.
ĐNN có những chức năng sinh thái quan trọng, cũng như giá trị kinh tế to lớn
trong đời sống tự nhiên và của con người, đó là nơi tích tụ, xuất khẩu và biến đổi của
các chất dinh dưỡng, duy trì nguồn nước, chuyển hóa năng lượng, … (chức năng sinh
thái). ĐNN là nơi sống, nơi kiếm ăn, bãi đẻ của các loài động vật; nơi thanh lọc các chất
ô nhiễm, chống xói lở và bào mòn bờ bãi (bảo vệ bờ biển), duy trì độ phì nhiêu cho đất;
là nơi cung cấp cho con người những sản vật đa dạng mà trước hết là các đối tượng thiết
yếu đối với đời sống được khai thác từ các ngành nông-lâm-ngư nghiệp [116, 121].
1.
3

.
2
. Đất ngập nước châu thổ sông Hồng
ĐNN thuộc châu thổ sông Hồng chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thống sông
Hồng-sông Thái Bình, kéo dài theo đường bờ biển từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến Lạch
Trường (Thanh Hoá). Vùng này có trên 10 cửa sông lớn nhỏ đổ nước ra biển, tham gia
vào quá trình thành tạo và biến đổi CQ cũng như nhiều đặc tính khác của vùng. Nhiều
cửa sông bị con người xây cống chặn lại như cống Lân (cửa Lân), cống Trà Linh I, II
(cửa Diêm Điền), cống Ngô Đồng và Nhất Đỗi trên sông Sò (Nam Định) [15, 17, 24].
Nhìn chung, vùng đất ngập nước ven biển châu thổ sông Hồng rộng và tương đối
bằng phẳng, nghiêng ra phía biển Đông vài chục phút đến vài độ, với các cửa sông dạng
delta điển hình. Địa hình bờ và đáy biển ở đây được phát triển trên cấu trúc sụt võng
trong Kainozoi - trũng sông Hồng có phương Tây Bắc - Đông Nam, khá bằng phẳng và
bị chia cắt ngang mạnh bởi các cửa sông và lạch. Đường bờ có 2 hướng chính: hướng
Bắc - Nam từ Đồ Sơn đến cửa Ba Lạt và hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Ba Lạt đến
Lạch Trường. Yếu tố động lực đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát
triển bờ là sông và dòng biển (dòng triều, hải lưu ven bờ và dòng sóng). Bờ biển ở đây
thuộc loại không ổn định, quá trình tích tụ chiếm ưu thế, điều này dẫn đến quá trình tiến
hoá và hình thành vùng đất ngập nước mới. Lục địa ven biển là vùng đồng bằng thấp
của châu thổ sông Hồng hiện đại nằm trong đê biển có độ cao trung bình 3 - 4 m, một số
5 - 6 m [3, 17, 83].

16
Đặc điểm lớn nhất của vùng đất ngập nước ven bờ châu thổ sông Hồng là quá
trình bồi tụ mở rộng ngang và bồi tụ nổi cao của các khu đất bồi trên các bãi triều chiếm
ưu thế. Chế độ động lực sông giữ vai trò thống trị, lục địa vẫn tiến ra biển, với tốc độ từ
25 m/năm ở phía Đông Bắc đến 80 - 100 m/năm tại cửa Thái Bình, Ba Lạt và phần Tây
Nam châu thổ. Tại cửa Đáy sau 60 năm, bồi tụ được 3526 ha, tốc độ trung bình là 58,7
ha/năm. Sau 40 năm (1960 - 2000), tỉnh Thái Bình đã quai đê lấn biển, diện tích đất
được mở rộng thêm là 2.400 ha, trung bình 60 ha/năm. Riêng huyện Kim Sơn (Ninh

Bình), mỗi năm lấn ra biển 100 m, diện tích đất bồi được mở rộng hàng năm là 81 ha.
Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20 % chiều dài bờ châu thổ bị xói lở với tốc độ khá mạnh.
Đặc biệt, ở bờ biển Văn Lý (Hải Hậu, Nam Định) trong vòng 60 năm (1936-1996) đã bị
xói lở mất 650 ha trên chiều dài 30 km, tốc độ trung bình hiện nay là 10 - 15 m/năm,
bởi sự thiếu hụt trầm tích, có thể liên quan với sự hình thành cống Ngô Đồng [15, 17,
83, 85].
Căn cứ vào hoạt động của mực nước triều, ở đây có thể được chia thành 3 đới với
những đặc tính đất rất khác nhau [17, 47]:
- Đới trên triều là nơi đất thắng biển, môi trường nước ngọt, kể cả phần bãi chưa
được bồi hoàn chỉnh, nhưng được con người khoanh lại bằng hệ thống đê. Đất được sử
dụng để định cư và sản xuất nông nghiệp. Đây là địa bàn trọng yếu nhất, không chỉ ổn
định, trên đó đã thiết lập nên nền kinh tế nông nghiệp ổn định, lâu đời với dân cư đông
đúc và tiềm lực lao động dồi dào mà còn trở thành cơ sở xuất phát để khai hoang lấn
biển, khai thác tiềm lực kinh tế của các vùng tiếp theo.
- Đới triều là nơi ngập nước có chu kỳ, đây là nơi biến động nhất và trên đó tồn
tại những hệ sinh thái rất nhạy cảm với các tác động của tự nhiên và của con nguời như
RNM, bãi cỏ biển.
- Đới ngập nước ven bờ (tính từ 0m hải đồ đến độ sâu 20-30m) là địa bàn rộng
nhất, diện tích được đánh giá khoảng 1000 km
2
, rộng 5-15 km, kéo dài từ Đồ Sơn đến
Lạch Trường, nơi diễn ra các quá trình sinh địa hoá quan trọng của đới ven biển, đồng
thời tạo cơ sở cho nghề khai thác hải sản và giao thông biển phát triển.
Ngoài các đới chung nêu trên, tại vùng ĐNN châu thổ sông Hồng còn xuất hiện
một dạng địa hình đặc biệt, đó là các cồn và cồn cát ngầm cửa sông. Các cồn cát cửa
sông như cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ (bắc cửa Ba Lạt), cồn Ngạn, cồn Lu (nam cửa Ba
Lạt) có độ cao thay đổi từ 0,5 - 1,5m. Xa hơn là các cồn Xanh, cồn Mờ, Cồn Tỏ đang

17
dần nhô lên khỏi mức nước biển, nhưng chưa ổn định. Sự án ngữ của đảo trước các cửa

sông thường tạo nên ở phía trong các khu lắng đọng các trầm tích mịn, làm nền cho
rừng cây ngập mặn phát triển, còn phía biển, được cấu tạo bằng các trầm tích hạt thô
hơn.
1.3.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất ngập
nước ven biển Thái Bình
Kết quả hệ thống hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất ngập
nước ven biển Thái Bình từ trước cho đến nay [15, 16, 17, 20, 36, 37, 42, 52, 60, 61, 62,
70, 74, 81, 89, 91, 94, 95] cho thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu triển khai ở
vùng ĐNN ven biển Bắc Bộ, vùng châu thổ sông Hồng mà các nghiên cứu cho một
vùng cụ thể như Thái Bình còn đơn lẻ; có thể chia thành 4 nhóm công trình:
1.3.3.1. Nhóm các công trình điều tra tổng hợp
Đầu tiên phải kể đến công trình “Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven biển châu
thổ Bắc bộ nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường“, Đề tài 52.02.02 do
Vũ Trung Tạng chủ nhiệm (giai đoạn 1980-1985) [71].
Tiếp theo là các đề án điều tra cơ bản nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên dải ven biển như công trình của Nguyễn Đức Cự (1996-1998), Nguyễn Gia
Thắng (1998), [86]…. Gần nhất có công trình của Phạm Thế Vĩnh (2004) nghiên cứu
cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng tỷ lệ 1:100.000 và các định
hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ [113].
1.3.3.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về các hợp phần tự nhiên
- Nghiên cứu địa chất, địa mạo
Đề cập tới tính chất bồi tụ của châu thổ có các công trình của Lê Bá Thảo (1964),
Huỳnh Ngọc Hương và Nguyễn Đức Chính (1996). Nghiên cứu về lịch sử tiến hóa vùng
nghiên cứu được công bố bởi các tác giả: Hoàng Ngọc Kỷ (1977) nghiên cứu địa chất
Đệ tứ đồng bằng Bắc Bộ; Nguyễn Đức Khả (1988) nghiên cứu sự tiến triển của đường
bờ biển Thái Bình trong Holoxen muộn hiện đại và vấn đề quai đê lấn biển; Doãn Đình
Lâm (2003) nghiên cứu lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng [52]. Tác
giả Nguyễn Hoàn cũng đã công bố kết quả nghiên cứu địa hình và trầm tích tầng mặt
vùng ven biển Thái Bình (1986) và nghiên cứu biến đổi địa hình và quá trình hình thành
các cồn bãi ở khu vực cửa sông Hồng (cửa Ba Lạt) (1996) [36, 37]… Bên cạnh đó còn

có các công trình nghiên cứu về động lực dải ven bờ như của Nguyễn Thế Tiệp (1993),

18
Nguyễn Văn Cư (1994), Hoa Mạnh Hùng (2001 và 1994); Nguyễn Hoàn (1990), [16,
46, 94]…. Từ các kết quả đó, cơ chế thành tạo vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông
Hồng được làm sáng tỏ.
- Nghiên cứu hợp phần khí hậu
Vùng nghiên cứu thuộc dải đồng bằng ven biển, đặc điểm địa hình không phân
hóa nhiều nên điều kiện khí hậu khá đồng nhất do đó các nghiên cứu về hợp phần này
chưa được tập trung, đáng kể có công trình về “Phân kiểu sinh khí hậu” của Nguyễn
Can (1994) và “Điều kiện sinh khí hậu dải ven biển Việt Nam” của Mai Trọng Thông và
nnk (1994) [20, 87, 107].
- Nghiên cứu về thổ nhưỡng
Năm 1994 và 1995, tác giả Trần Duy Tứ và đồng nghiệp đã tiến “Đánh giá tài
nguyên đất dải ven biển đồng bằng sông Hồng” và "Đánh giá hiện trạng sử dụng tài
nguyên đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy tỉnh Thái Bình”. Gần đây nhất, Nhữ Thị Xuân,
đã công bố công trình “Ứng dụng hệ thông tin địa lý trong thành lập bản đồ phân hạng
thích nghi đất lúa tỉnh Thái Bình” (2005) và “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định
hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình với sự trợ giúp của
GIS-ALES” (2006)
- Nghiên cứu về đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật
Từ những năm 1961, 1964-1965, 1967-1969, Tổng cục Thủy sản kết hợp với các
Viện nghiên cứu của Liên Xô (cũ) và Viện Nghiên cứu biển đã tiến hành điều tra thành
phần các loài sinh vật trên vùng triều bờ Tây vịnh Bắc Bộ và các cửa sông (Ba Lạt, Lạch
Giang, Đáy). Tiếp theo phải kể đến các nghiên cứu về đa dạng thành phần các nhóm loài
sinh vật ở vùng ĐNN ven biển Thái Bình như của Phạm Đình Trọng, Đỗ Văn Nhượng
và Hoàng Ngọc Khắc (động vật đáy); Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (lưỡng cư,
bò sát); Trần Thanh Thản, Dương Ngọc Cường và Trần Minh Khoa (cá); Lê Diên Dực,
Lê Đình Thủy (chim) [19, 24, 62, 89, 90, 95, 96]….
Về thảm thực vật ven biển được mở đầu bằng công trình được công bố trong

luận án PTS Sinh học của Phan Nguyên Hồng (1970), “Đặc điểm sinh thái, phân bố của
hệ thực vật và thảm thực vật ven biển miền Bắc Việt Nam”.
Về đặc trưng đa dạng hệ sinh thái có các công trình như: “Hệ sinh thái vùng triều
miền Bắc Việt Nam” của Nguyễn Xuân Dục (1994); “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập
mặn Việt Nam” của Phan Nguyên Hồng (Luận án TSKH, 1991); “Hệ sinh thái rừng

19
ngập mặn” của Phan Nguyên Hồng (1994); chương trình “Quy hoạch định hướng cho
một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ mà bước khởi đầu là huyện Thái Thụy (Thái
Bình) và huyện Giao Thủy (Nam Định) phục vụ cho phát triển bền vững” do Vũ Trung
Tạng chủ nhiệm (2005) [42, 75, 132]…
1.3.3.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa - kinh tế - xã hội
Các công trình nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu như: "Đánh giá
các yếu tố, nguồn lực chủ yếu cho việc phát triển kinh tế-xã hội dải ven biển Thái Bình
đến năm 2010” của Phạm Xuân Trường (1995); các dự án của Nguyễn Lập Dân (1996);
Nguyễn Văn Cư (1992, 1997); [15, 16, 20]…
Liên quan đến vấn đề quy hoạch vùng cho phát triển bền vững phải kể tới các
công trình của Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1994); Lê Quý An, Đường Hồng Dật
(1996); quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, của tỉnh
Thái Bình đến năm 2010 và 2010,….
1.3.3.4. Nhóm các công trình ứng dụng công nghệ viễn thám và HTTĐL (GIS)
Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nghiên
cứu ĐNN ven biển chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây, mới đây nhất là dự án
do Trung tâm Viễn thám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện về điều tra, đánh
giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển (2007); đề tài do Nhữ
Thị Xuân chủ nhiệm đã ứng dụng hệ thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đơn vị đất
đai từ đó phân hạng và đánh giá thích nghi đất đai cho toàn tỉnh Thái Bình và huyện
Thái Thụy; đánh giá biến động sử dụng đất trên vùng nghiên cứu.
Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu quản lý tài nguyên ven biển phải kể đến
công trình của Phạm Thế Vĩnh (2004), Phạm Quang Sơn (2004), Nguyễn Đình Minh

(2003), Nguyễn Thanh Xuân (2003), Trần Văn Điện (2000), Nguyễn Ngọc Thạch
(1997) [69, 79, 113]….
Qua phân tích các tài liệu đã công bố cho thấy:
- Đó là những công trình nghiên cứu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các
công trình chủ yếu là nghiên cứu các hợp phần riêng rẽ của tự nhiên (địa chất, địa mạo,
thổ nhưỡng, khí hậu,…) trên quy mô toàn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tuy
nhiên, hệ thống tư liệu đó cũng chính cơ sở quan trọng cho việc phân tích các nhân tố,
động lực hình thành cảnh quan vùng nghiên cứu trong mối liên hệ với các vùng lân cận.

20
- Các công trình nêu trên chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng mặc dù tỉnh Thái
Bình là một trong sáu tỉnh thành được phân chia nằm trong vùng ĐNN ven biển Bắc Bộ,
các nghiên cứu chi tiết cho vùng ĐNN ven biển Thái Bình còn hạn chế, còn thiếu các
công trình tổng hợp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của vùng.
- Xét về phạm vi lãnh thổ và hướng nghiên cứu cảnh quan tổng hợp, công trình
nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử
dụng hợp lý lãnh thổ của Phạm Thế Vĩnh (2004) có nội dung gần hơn cả với luận án.
Trong luận án tiến sỹ địa lý, tác giả đã đưa ra hệ thống phân vị gồm 1 hệ → 1 phụ hệ →
2 dải → 4 lớp → 9 kiểu → 65 hạng → 110 loại cảnh quan sinh thái để thành lập bản đồ
phân kiểu cảnh quan tỷ lệ 1:100.000. Trên cơ sở đánh giá các mức độ thuận lợi của từng
hạng cảnh quan sinh thái, luận án đã đề xuất các phương thức chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phát triển nền kinh tế hàng hóa trong vùng.
- Các công trình nghiên cứu theo hướng phân tích cảnh quan, sinh thái cảnh quan
ở tỷ lệ lớn 1:50.000 (cấp huyện), đặc biệt là nghiên cứu biến động cảnh quan là chưa
thấy có. Chính vì thế, vùng ĐNN ven biển tỉnh Thái Bình cần có công trình nghiên cứu
tổng hợp, đi sâu về mặt sinh thái cảnh quan để thấy rõ hơn về bản chất phát sinh sinh
thái, xu thế phát triển và tác động của kinh tế xã hội đối với việc hình thành các loại
cảnh quan ven biển đặc trưng.
Do đó hướng nghiên cứu của đề tài luận án là sẽ đưa ra một bức tranh tổng thể về
sự hình thành và xu thế phát triển các cảnh quan sinh thái trên cơ sở tiếp cận sinh thái

học và quan điểm phát triển bền vững từ đó đề xuất các định hướng quy hoạch sử dụng
vùng ĐNN ven biển Thái Bình cho phát triển bền vững.
1.4. Quan điểm phát triển bền vững
1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường” [5, 29, 40].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 với nội dung “Phát triển
bền vững” là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ”. Nói

21
cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội
công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ [2, 5].
Nội dung phát triển bền vững được nhấn mạnh và mang tính toàn cầu kể từ khi
“Chương trình nghị sự 21” (Agenda 21) của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị
thượng đỉnh của thế giới về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janero (Braxin)
năm 1992. Ở đó, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng các nhà chính trị
đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của
toàn nhân loại và chúng ta cần phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người, cải
thiện tiêu chuẩn sống cho mọi người, bảo vệ và quản lý tốt hơn các hệ sinh thái. Và các
nội dung về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ bờ biển, đại dương, phát triển bền vững
nông nghiệp, nông thôn,… đã được đề cập chi tiết trong phần 2 (bảo tồn và quản lý các
nguồn tài nguyên) của chương trình nghị sự [7, 123].
Từ khái niệm “phát triển bền vững” của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
giới (1987), rất nhiều mô hình phát triển bền vững được ra đời như mô hình của WCED
(1987), Villen (1990), UNICEP (1993), Ngân hàng Thế giới (1995), IIED (1995),…
Theo mô hình của Ngân hàng Thế giới (hình 1.1), phát triển bền vững được hiểu là sự

phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế,
công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội
(công bằng và bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (đảm
bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người).







Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới [89, 123]
1.4.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối
thập niên 80 đầu thập niên 90. Tuy nhiên ngay từ đầu những năm 80 ở nước ta, chương
trình nghiên cứu “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” nhằm
Mục tiêu xã hội
Mục tiêu sinh thái
Mục tiêu kinh tế
Phát triển
bền vững

22
điều tra tài nguyên, tìm hiểu các biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đã
được tiến hành
Quan điểm phát triền bền vững được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta trong “Kế
hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” do Hội đồng
Bộ trưởng ban hành ngày 12 tháng 6 năm 1991. Đó là cơ sở khoa học và pháp lý khởi
đầu cho các định hướng phát triển ở những năm tiếp theo.
Ngày 22 tháng 12 năm 1995, “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học” (BAP) đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và từ đó đến nay, BAP là văn bản có tính pháp lý,
là kim chỉ nam cho hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ ĐDSH ở tất cả các
ngành, các cấp, các đoàn thể.
Tại đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX trong đường lối chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2001-2010 đã chỉ rõ “Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học”. Để thực hiện mục tiêu PTBV,
nhiều các luật chuyên ngành; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, nghị định của
Chính phủ và các Bộ đã được ban hành và triển khai; nhiều chương trình, đề tài trong
lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả đáng tin cậy, nhiều nội dung
cơ bản về PTBV đã đi vào cuộc sống và đang dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát
triển của đất nước. Trong đó phải kể đến “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ ban
hành tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 và Luật Đa dạng
sinh học được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, đây là
văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về công tác bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học [14].
Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ven biển Việt Nam
đến năm 2015 đã được xây dựng [2, 6, 7], một số nguyên tắc chỉ đạo đã được đưa ra
trong bản kế hoạch như: nhằm tiến tới sử dụng khôn khéo ĐNN, bảo tồn ĐDSH và góp
phần PTBV kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển; cần
lồng ghép một cách hữu cơ với chiến lược phát triển KT-XH; việc tổ chức thực hiện
phải được xã hội hóa đặc biệt là đối với cộng đồng ven biển, phù hợp với nguồn lực của
quốc gia cũng như yêu cầu của các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia.

23
Tất cả các nguyên tắc trong PTBV cũng như các quy định của Nhà nước về bảo
tồn và PTBV đa dạng sinh học các vùng ĐNN sẽ là kim chỉ nam cho định hướng quy
hoạch sử dụng vùng ĐNN ven biển Thái Bình.


×