Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan của nam giới từ 16 đến 60 tuổi tại hai xã huyện phong điền, thành phố cần thơ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NAM GIỚI TỪ 16 ĐẾN 60 TUỔI TẠI
HAI XÃ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2021

ĐINH HỒ THANH THẾ
THS.BS.TRẦN NGUYỄN DU

Cần Thơ – năm 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NAM GIỚI TỪ 16 ĐẾN 60 TUỔI TẠI
HAI XÃ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2021
20.T.YT.04
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(chữ ký)



(chữ ký)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(chữ ký)

Chủ nhiệm đề tài: Đinh Hồ Thanh Thế
Tham gia đề tài: Đinh Thị Hoàng Anh, Dương Bé Nhi, Nguyễn Lâm
Ngưng Tường
Cán bộ hướng dẫn: Ths.Bs.Trần Nguyễn Du
Cần Thơ – năm 2022

Cần Thơ – năm 20...


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm nghiên cứu này, nhóm đã gặp nhiều khó khăn
khi tiến hành nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các quý thầy cơ mà
nhóm đã có thể hồn thành nghiên cứu này.
Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
giảng viên hướng dẫn Ths.BS.Trần Nguyễn Du, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn
rất nhiều cho nhóm nghiên cứu khi chúng em gặp khó khăn, trắc trở.
Tiếp đến nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và các
quý thầy cô ở Khoa Y Tế Công Cộng cũng đã tạo điều kiện và hỗ trợ chúng em
thực hiện đề tài này. Nếu như không có sự giúp đỡ của các thầy cơ thì nghiên
cứu này đã khơng thể hồn thành.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn.
Thay mặt nhóm tác giả

Đinh Hồ Thanh Thế



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài “Thực trạng sử dụng rượu bia và các yếu tố
liên quan của nam giới từ 16 đến 60 tuổi tại hai xã huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ năm 2021” là công trình nghiên cứu riêng của tơi và cộng
sự. Các kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố ở bất cứ đâu cho
đến thời điểm này.
Các số liệu mà chúng tôi thu thập cũng như kết quả nghiên cứu là trung
thực và hồn tồn khơng có sự sao chép các cơng trình nghiên cứu tương tự có
trước. Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu phát hiện ra bất kỳ sự sao chép
hay thiếu trung thực nào.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2022

Chủ nhiệm đề tài

Đinh Hồ Thanh Thế


Mục Lục
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Phần 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................ vii
Phần 2 TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 2

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................... 4
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1

Một số khái niệm .................................................................................. 3

1.2

Tác hại của rượu bia và cách phịng chống ............................................ 6

1.3

Tình trạng sử dụng rượu bia .................................................................. 8

1.4

Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới .................. 11

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
2.3 Đạo đức nghiên cứu................................................................................ 21
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .............................................................. 22
3.2 Thực trạng sử dụng rượu bia................................................................... 23
3.3 Thực trạng của các yếu tố nguy cơ đến việc sử dụng rượu bia ở mức có
hại ................................................................................................................ 26
3.4 Các yếu tố liên quan khi phân tích đơn biến ........................................... 29

3.5 Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia có hại khi phân tích đa biến . 32
Chương 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 34


4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ................................................... 34
4.2 Thực trạng sử dụng rượu bia................................................................... 35
4.3 Thực trạng của các yếu tố nguy cơ đến việc sử dụng rượu bia ở mức có
hại ................................................................................................................ 37
4.4 Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia có hại khi phân tích đơn biến39
4.5 Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia có hại khi phân tích đa biến . 42
KẾT LUẬN ................................................................................................. 45
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Phần 1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Các đề tài nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu của Trần Nguyễn Du “Tỷ lệ, mức độ sử dụng rượu bia và
một số yếu tố liên quan ở nam giới từ 16 - 60 tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long 2017” đã sử dụng công cụ AUDIT trong phân loại mức độ SDRB.
Kết quả thu được tỷ lệ SDRB mức khơng có hại là 52,9%, mức lạm dụng là
4,9%. Các yếu tố liên đến SDRB có hại ghi nhận được là người làm nghề cơng
nhân, người có bạn bè/đồng nghiệp uống rượu bia, người khơng có kiến thức
về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại [7].
Nghiên cứu của Trần Minh Đức “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến sử
dụng rượu bia ở nam giới từ 15-60 tuổi tại phường Trần Phú, thành phố Quảng
Ngãi năm 2017” cũng sử dụng bộ công cụ AUDIT trong phân loại mức độ
SDRB và thu được kết quả: Tỷ lệ SDRB mức nguy cơ thấp là 56%, mức nguy

cơ là 39%, mức nguy hại là 4% và mức lạm dụng là 2% [8].
Nghiên cứu tình hình sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở nam
giới 40 tuổi trở lên tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
năm 2016 của tác giả Trương Thị Diễm My cũng đã sử dụng công cụ AUDIT
trong việc phân loại mức độ SDRB. Kết quả thu được, tỷ lệ SDRB trong 12
tháng qua là 87,3% trong đó tỷ lệ SDRB mức nguy cơ thấp là 59,8%, mức nguy
cơ là 31,2% mức nguy hại là 4,9%, lạm dụng là 4,1% [14].
2. Thiết kế nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nam giới trong độ tuổi từ 16 -60 tại 2 xã Giai Xuân và Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích


Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2
Dựa theo công thức 𝑛 = 𝑧1−
𝛼 .
2

𝑝.(1−𝑝)
𝑑2

với p = 17,3% theo nghiên cứu

trước đó [2] ta được cỡ mẫu là 220. Tuy nhiên do chọn mẫu là chọn mẫu nhiều
giai đoạn nên nhân với hệ số DE = 1,5 được cỡ mẫu 330. Thực tế cỡ mẫu thu
được là 348.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn

1. Giai đoạn 1: Chọn 4 trong số 14 ấp tại xã Giai Xuân và 4 trong số 11
ấp bằng phương pháp ngẫu nhiên tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ.
2. Giai đoạn 2: Thời gian thu mẫu là lúc sáng bắt đầu lúc 8 giờ vào các
ngày thứ bãy và chủ nhật. Trong các ấp đã chọn, chọn một hướng đi bắt đầu từ
giữa ấp và di chuyển nhà liền nhà đi đến khi đủ số lượng với mỗi ấp tối thiểu
42 người. Nếu không đủ số lượng sẽ tiến hành đi lại hướng đi khác từ vị trí bắt
đầu cho tới khi đạt số lượng. Nếu một hộ có từ 2 người đủ tiêu chuẩn trở lên sẽ
chọn ngẫu nhiên 1 người bằng phương pháp ngẫu nhiên bằng cách bấm máy
tính số ngẫu nhiên. Nếu đối tượng vắng nhà sẽ bỏ qua đối tượng.
3. Kết quả nghiên cứu
Về đặc điểm chung của đối tượng: Nhóm tuổi 46-60 tuổi chiếm đa số
47,7%. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 96,3%. Người không theo đạo chiếm
63,5%. Nghề nghiệp nông dân chiếm ưu thế với 35,1%. Trình độ học vấn từ
cấp 1 trở xuống có 335 đối tượng chiếm đa số 96,3%; tốt nghiệp đại học trở lên
là thấp nhất có 2 đối tượng chiếm 0,6%. Số người sống cùng gia đình chiếm đa
số với 94,5. Tình trạng kinh tế đa phần khơng nghèo với 85,6%. Số người có
HTL chiếm 56,3% so với nhóm khơng hút chỉ chiếm 43,7%.
Về đặc điểm sử dụng rượu bia của đối tượng: Trong 277 đối tượng đã
từng SDRB có 71 đối tường lần đầu SDRB dưới 18 tuổi (chiếm 25,6%). Độ
tuổi trung bình lần đầu SDRB là 20,43. Có 78,4% đối tượng có SDRB trong 12


tháng vừa qua. Phân loại sử dụng rượu bia theo AUDIT: Mức nguy cơ thấp
59,8%, mức nguy cơ 36,2%, mức nguy hại 2,9% và mức lạm dụng 1,1%.
Các yếu tố liên quan đến SDRB mức nguy hại ghi nhận được là nhóm
tuổi từ 16-30 tuổi, lần đầu SDRB dưới 18 tuổi, có HTL, có bạn bè SDRB, có
người trong gia đình SDRB, thái độ khơng đúng luật PCTHRB và thực hành
không đúng luật PCTHRB.



Phần 2
TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AUDIT
AUD
CNVC
ĐVC/ĐVR
HTL
PCTHRB

Alcohol Use Disorders Identification Test (Bài kiểm tra
đánh giá mức rối loạn sử dụng rượu)
Alcohol Use Disorders (Rối loạn sử dụng rượu bia)
Công nhân viên chức
Đơn vị chuẩn/đơn vị rượu
Hút thuốc lá
Phòng chống tác hại của rượu bia

SDRB

Sử dụng rượu bia

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y Tế Thế Giới)

YTLQ


Yếu tố liên quan


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm về nhóm tuổi, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp................. 22
Bảng 3.2 Đặc điểm về tình trạng sống chung, kinh tế và HTL. ..................... 23
Bảng 3.3 Phân loại mức độ SDRB theo AUDIT ........................................... 25
Bảng 3.4 Tỷ lệ người trong gia đình có SDRB ............................................. 26
Bảng 3.5 Tỷ lệ người buôn bán và tự chế biến rượu bia ............................... 27
Bảng 3. 6 Tỷ lệ thái độ và thực hành với luật PCTHRB ............................... 28
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung và SDRB mức có hại . 29
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung và SDRB mức có hại . 30
Bảng 3.9 Mối liên quan các yếu tố nguy cơ với SDRB có hại. ..................... 31
Bảng 3.10 Phân tích đa biến một số YTLQ đến SDRB ở mức có hại ........... 32


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia. ................................................. 23
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ lần đầu sử dụng rượu bia dưới 18 tuổi .............................. 24
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ SDRB trong 12 tháng vừa qua. ......................................... 24
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ giảm sử dụng rượu bia so với một năm trước ................... 25
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ có người trong gia đình sử dụng rượu bia ......................... 26
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ bạn bè SDRB ................................................................... 27
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ suy nghĩ đối tượng về ngưỡng uống rượu bia có hại ......... 28


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, rượu bia là chất hướng thần với những đặc tính gây ra sự lệ
thuộc và là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích

như được mơ tả trong “Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn
đề sức khỏe có liên quan, phiên bản lần thứ 10”. Sử dụng rượu bia có thể gây
ra các vấn đề về sức khỏe (thể chất, tinh thần và xã hội). Rượu bia là một trong
4 yếu tố nguy cơ chính của bệnh khơng lây nhiễm, có thể kể đến như bệnh tim
mạch (tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, cao huyết áp và phình động mạch chủ),
bệnh tiêu hóa (viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm tụy cấp tính
và mãn tính), ung thư (ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản,
đại – trực tràng, gan mật và ung thư vú), rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường)
và rối loạn sử dụng rượu bia (AUD). Về mặt xã hội, rượu bia là căn nguyên của
những vấn đề xã hội nghiêm trong như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội, tội
phạm, phân hóa xã hội và những tổn thất về kinh tế (chi phí chăm sóc và điều
trị bệnh tật, chấn thương liên quan đến rượu bia [40]. Theo thống kê năm 2019,
bình qn mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thơng. Trong
đó, 4.800 trường hợp có liên quan rượu, bia. Chi phí gián tiếp do giảm năng
suất lao động) chiếm khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số
quốc gia như Canada, Pháp, Scotland, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan [22].
Từ năm 2000 trở đi tại Việt Nam, tình trạng sử dụng rượu bia đang ở
mức cao và tăng nhanh trong những năm qua, được thể hiện rõ trong 3 chỉ số:
lượng tiêu thụ rượu bia bình quân, tỷ lệ người uống rượu bia trong tháng qua
và tỷ lệ uống rượu bia ở mức nguy hại. Về lượng rượu bia tiêu thụ bình quân,
Việt Nam đang đối mặt sự tăng mạnh lượng rượu bia tiêu thụ bình qn ở lứa
tuổi trưởng thành, từ 3,8 lít giai đoạn 2003 – 2005 lên 4,7 lít năm 2009 – 2011
và 8,3 lít trong giai đoạn 2015 – 2017 [16]. WHO dự báo con số này có thể tăng

1


lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 nếu khơng có biện pháp can
thiệp hiệu quả vào việc kiểm soát tác hại của sử dụng rượu bia [41].
Trước sự gia tăng nhanh chóng của lượng rượu bia tiêu thụ và những tác

hại mà rượu bia mang lại. Ngày 14/06/2019, Luật phòng, chống tác hại của
rượu, bia đã được Quốc hội nước ta thơng qua và chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/01/2020. Đối tượng mà luật hướng đến là nhóm người tiêu thụ rượu
bia và cả nhóm sản xuất rượu bia, luật hướng đến việc giảm mức tiêu thụ rượu
bia của người dân. Tuy nhiên kể từ sau khi luật có hiệu lực, chưa có nghiên cứu
nào khảo sát tình trạng sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan của người dân
tại 2 xã Giai Xuân và Mỹ Khánh huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Do
đó chúng tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình trạng sử dụng rượu bia cùng các
yếu tố liên quan của nam giới từ 16 đến 60 tuổi tại hai xã huyện Phong Điền,
TP Cần Thơ” với mục tiêu sau:
- Xác định tỷ lệ và mức độ sử dụng rượu bia của nam giới từ 16 đến 60
tuổi tại hai xã huyện Phong Điền, TP Cần Thơ năm 2021.
- Xác định yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu bia ở nam giới từ 16
đến 60 tuổi tại hai xã huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2021.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Rượu, bia và đơn vị chuẩn
Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu bia (2019) do Quốc Hội ban
hành và Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ
sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng
đồng (2020) [4], [17] của Bộ Y tế định nghĩa:
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm (C2H5OH), được sản xuất từ quá trình
lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột
của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ
cồn thực phẩm.

Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ
hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm
men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có cơng thức phân tử là C2H5OH và
có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực
phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ
độc cấp tính.
Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính
theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất
trong 100 ml dung dịch ở 20°C.
Đơn vị rượu (hay đơn vị cồn, đơn vị chuẩn) là đơn vị nhằm đo lường
lượng cồn tiêu thụ có trong các loại bia, rượu. Cơng thức tính đơn vị cồn như
sau:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

3


Theo công thức trên, 1 đơn vị cồn tương đương với: 1 lon bia 330ml chứa
4% nồng độ cồn hoặc 3/4 lon bia 330ml chứa 5% nồng độ cồn hoặc 1 ly rượu
vang 100ml có nồng độ cồn 13,5% hoặc 1 ly rượu mạnh 33ml có nồng độ cồn
40%.
1.1.2 Đo lường mức độ sử dụng rượu bia – công cụ AUDIT
AUDIT (The Alcohol Use Disorders Identification Test) là phương pháp
đơn giản do TCYTTG xây dựng, thực hiện sàng lọc mức độ lạm dụng rượu bia
chỉ trong thời gian vài phút. Không những vậy, bộ công cụ AUDIT cũng đã
được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [1], [7],
[30], [31]. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu về cơng cụ này cho thấy có sự
khác biệt về độ nhạy, độ đặc hiệu theo những khu vực, quốc gia khác nhau (Nên
ghi khoảng độ nhạy và độ đặc hiệu – tổng hợp từ các nghiên cứu) [24], [25],

[28].
Bộ công cụ AUDIT được sử dụng trong nghiên cứu này là phiên bản
được Bộ Y Tế biên soạn và hiệu chỉnh cho phù hợp với người dân Việt Nam
[4]. Bên cạnh xác định rối loạn sử dụng rượu bia, AUDIT còn cung cấp bằng
chứng để xác định các biện pháp can thiệp thích hợp giúp người lạm dụng rượu
bia giảm hoặc ngừng sử dụng rượu bia và nhờ vậy có thể giảm thiểu những tác
hại do rượu bia gây ra đối với sức khỏe. AUDIT còn là công cụ tiện lợi không
chỉ cho nhân viên y tế tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu mà cịn dễ sử dụng
cho tất cả những người có chung mối quan tâm đối với các hoạt động phòng
chống tác hại của sử dụng rượu bia. Do đã được Bộ Y Tế biên soạn và hiệu
chỉnh nên AUDIT có những ưu điểm nổi bật sau đây: phù hợp với cách thức
sàng lọc của quốc tế, bảo đảm yêu cầu tiêu chuẩn hóa; phân loại được cấp độ
nguy cơ do sử dụng rượu bia đối với mỗi người: nguy cơ thấp, có hại, nguy
hiểm và phụ thuộc/nghiện rượu bia; ngắn gọn (10 câu), tốn ít thời gian (5-7
phút) và linh hoạt; phù hợp với năng lực chun mơn và tính chất cơng việc

4


của nhân viên y tế ở các tuyến khác nhau; người sử dụng rượu bia cũng có thể
tự đánh giá về mức độ nguy cơ của bản thân để tự điều chỉnh mức độ uống; tập
trung vào các thông tin sử dụng rượu bia gần đây của đối tượng.
Tuy nhiên, bộ cơng cụ AUDIT cũng có một số điểm yếu nhất định như
chỉ khảo sát được tình trạng SDRB trung bình của 1 năm, khó nhận biết được
sự thay đổi ngắn hạn. Đặc biệt là trong giai đoạn biến động xã hội như đại dịch
COVID 19 cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của cơng cụ.
Phân loại mức độ sử dụng rượu bia theo AUDIT gồm 4 mức: nguy cơ
thấp, nguy cơ, có hại và lạm dụng. Mức 1 – Nguy cơ thấp (SDRB hợp lý): lý
tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia; nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức
không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị

rượu/ngày đối với nữ giới. Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu
bia đối với sức khỏe thường ở mức tối thiểu, tương ứng với mức <8 điểm. Mức
2 – Sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ (Hazardous use of alcohol): là việc sử
dụng rượu bia ở mức độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người uống. Những người
này mặc dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây ra nhưng họ
có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch, v.v hoặc nguy cơ
chấn thương, bạo lực hay hành vi liên quan đến pháp luật, giảm khả năng làm
việc, và gặp phải các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính
gây nên, tương ứng với mức từ 8-15 điểm. Mức 3 – Sử dụng rượu bia có hại
(Harmful use of alcohol): là việc sử dụng rượu bia ở mức gây ra các tổn hại về
sức khỏe. Những tổn hại này có thể về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng
gan, tim mạch, v.v.) hay tâm thần (trầm cảm, loạn thần,v.v.) hoặc các hậu quả
xã hội khác (tai nạn thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc,v.v.), tương
ứng với mức từ 16-19 điểm. Mức 4 – Phụ thuộc/nghiện rượu bia (Lạm dụng):
là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu
uống mãnh liệt), mất kiểm sốt (khơng thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng),

5


tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất, tương ứng với mức từ 20 điểm
trở lên.
1.2 Tác hại của rượu bia và cách phòng chống
1.2.1 Tác hại của rượu bia
Theo WHO, năm 2016, thế giới ghi nhận 3,3 triệu ca tử vong liên quan
đến SDRB, chiếm 5,9% số ca tử vong và 5,1% tổng số gánh nặng bệnh tật toàn
cầu. Rượu bia là nguyên nhân của hơn 230 bệnh tật, là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong của các bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, tiểu đường và ung
thư), chiếm 46% tổng số ca tử vong do rượu bia, kế đến là chấn thương do tai
nạn giao thơng và các bệnh về đường tiêu hóa (xơ gan) [41].

Rượu bia cũng gây ra nhiều hậu quả về kinh tế, chủ yếu những tổn thất
về chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất khả năng lao động và giải quyết
các hậu quả liên quan đến rượu bia. Thiệt hại về kinh tế do tai nạn giao thông
liên quan đến rượu bia gần 1 tỷ USD. Phí tổn do rượu bia chiếm từ 1,3% đến
12% GDP của mỗi quốc gia (pháp 1,7%, Mỹ 2,7%, Hàn Quốc 3,2%, Thái Lan
1,99%). Tại Việt Nam, chi phí kinh tế cho tiêu thụ rượu bia gần 3 tỷ USD,
tương đương 3% tổng số thu ngân sách cả nước, gấp 3 lần mức đóng góp cho
ngân sách nhà nước của ngành sản xuất rượu bia và nước giải khát [22].
Bên cạnh đó, rượu bia còn chịu trách nhiệm về các vụ bạo lực gia đình,
gây mất trật tự an ninh xã hội. Trong 9 quốc gia được nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em
chịu tác hại từ việc SDRB cao nhất là ở Việt Nam và tỷ lệ phụ nữ chịu tác hại
từ chồng/bạn tình SDRB cao nhất cũng là ở Việt Nam [27]. Khoảng 70% người
trưởng thành chịu một hoặc một số tổn hại (về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần, mất thời gian làm việc, tổn hại về tiền bạc hoặc tài sản...) từ việc SDRB
của những người xung quanh (bạn bè, người quen, đồng nghiệp & đặc biệt là
người trong gia đình) trong vịng 12 tháng qua [20]. Nghiên cứu cũng cho thấy
tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chịu gánh nặng bệnh tật kép (vừa có thành viên

6


trong gia đình SDRB ở mức nguy hại vừa chịu hậu quả liên quan đến rượu bia
cao hơn nhóm khá giả. Trong số hộ nghèo và cận nghèo, 23% hộ đồng thời có
người SDRB ở mức nguy hại và xảy ra bạo lực gia đình liên quan đến rượu bia,
9,6% hộ; đồng thời có người SDRB ở mức nguy hại và bị tai nạn/chấn
thương/tổn thất tài sản liên quan đến rượu bia. Trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm
có mức sống cao hơn là 6,7% và 5,4% [21].
1.2.2 Phòng chống tác hại của rượu bia
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những luật lệ ràng buộc nhằm hạn
chế tỷ lệ sử dụng rượu bia và giảm tác hại do rượu bia mang lại như Hoa Kỳ,

Úc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản… bằng cách giới hạn độ tuổi được sử dụng
rượu bia và hạn chế hoặc cấm các phương tiện truyền thông, quảng cáo về các
sản phẩm như bia, rượu…[26]. Ở Hoa Kỳ, từ khi MLDA (Minimum Legal
Drinking Age laws) được áp dụng vào năm 1984, độ tuổi hợp pháp để sử dụng
rượu bia là từ 21 tuổi trở lên. Các nghiên cứu sau này cho thấy từ ngày MLDA
có hiệu lực, tỷ lệ tai nạn xe máy giảm xuống với trung vị 16% [36] và tỷ lệ hiện
đang sử dụng rượu bia trong giai đoạn 1985-1999 giảm 7,3% ở cả hai giới [35].
Tuy nhiên, bên cạnh mốt số Luật có hiệu quả làm giảm tỷ lệ SDRB thì một số
lại khơng mang lại kết quả như mong muốn. Ở Úc, sau khi áp dụng SSLs
(Secondary Supplies Laws), một nghiên cứu cho thấy khơng có mối liên quan
giữa SSLs và sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng rượu bia ở đối tượng thanh thiếu niên
[39]. Một nghiên cứu khác ở Lithuania cũng khơng tìm thấy mối liên quan giữa
MLDA và tỷ lệ tử vong chung ở người trưởng thảnh trẻ tuổi sau khi thêm các
yếu tố nhiễu (các chính sách về thuế rượu bia, tổng sản phẩm quốc nội) vào mơ
hình [37].
Tại Việt Nam, Luật Phịng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/2020 [17]. Luật bao gồm 13 điều cơ bản, trong đó có 5
nhắm vào nhóm người tiêu thụ rượu bia nhằm giảm mức sử dụng rượu bia của

7


nhóm đối tượng này. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào
về mối liên quan giữa Luật Phịng, chống tác hại của rượu, bia và tình trạng
SDRB.
1.3 Tình trạng sử dụng rượu bia
1.3.1 Trên thế giới
Theo WHO, năm 2016 trên thế giới có 2,3 tỷ người (chiếm khoảng 43%
dân số từ 15 tuổi trở lên) đang uống rượu so với 3,1 tỉ người (chiếm 57%) đã
kiêng rượu trong 12 tháng trước đó. Hơn một nửa dân số tiêu thụ rượu bia trong

nằm trong 3 khu vực châu Mỹ, châu Âu và Tây Thái Bình Dương. Tại khu vực
châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và châu Âu, tỷ lệ người uống rượu đã giảm so
với năm 2000. Tuy nhiên, khu vực Tây Thái Bình Dương hiện tại tăng lên
53,8% so với 51,5% vào năm 2000 và tỷ lệ người uống rượu được giữ ổn định
ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực châu Mỹ và Trung Đông có lượng tiêu thụ
rượu bia trung bình một năm vẫn giữ mức ổn định, thì khu vực châu Âu đã
giảm xuống từ 12,3 lít cịn 9,8 lít vào năm 2016. Sự gia tăng tiêu thụ rượu bia
được quan sát thấy ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Đơng Nam Á. Những
người hiện tại còn uống rượu tiêu thụ trung bình 32,8g cồn nguyên chất mỗi
ngày, ở khu vực châu Phi cao hơn 20% (khoảng 40g/ngày) và thấp hơn 20%
(26,3g/ngày) ở khu vực Đông Nam Á. Đa phần những người uống rượu tiêu
thụ nhiều rượu bia hơn kể từ năm 2000 [41].
Một phần tư (25,5%) rượu được tiêu thụ trên thế giới ở dạng không được
ghi nhận như rượu không đăng ký nhãn mác, rượu được bày bán như những
sản phẩm thông thường, rượu lậu,... Trên thế giới, 44,8% lượng cồn tổng cộng
được tiêu thụ dưới dạng rượu mạnh. Kế sau đó là bia (34,3%) và rượu vang
(11,7%). Chỉ có một vài sự thay đổi nhỏ ở tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn trên
thế giới từ năm 2010. Khu vực có sự thay đổi lớn nhất là châu Âu, khi lượng
rượu mạnh tiêu thụ giảm 3% trong khi tăng lên dưới dạng bia và rượu vang. Tỷ

8


lệ người lạm dụng rượu (tiêu thụ 60g cồn nguyên chất mỗi lần và ít nhất một
lần trong tháng) trong tổng dân số thế giới đã giảm từ 22,6% vào năm 2000
xuống còn 18,2% vào năm 2016, nhưng vẫn còn cao trong nhóm những người
uống rượu. Đặc biệt ở vài khu vực của châu Âu và vài quốc gia ở châu Phi
(chiếm 60% trong số những người hiện uống rượu). Trên thế giới, hơn một
phần tư (26,5%) dân số trong độ tuổi 15 – 19 hiện đang uống rượu, tương đương
với khoảng 155 triệu thanh thiếu niên. Tỷ lệ hiện uống trong lứa tuổi 15 – 19

cao nhất ở khu vực Châu Âu (43,8%), kế đó là khu vực châu Mỹ (38,2%) và
khu vực Tây Thái Bình Dương (37,9%) [41].
Gần đây, một nghiên cứu nước ngoài cho thấy rằng điểm AUDIT trung
bình tăng lên ở mức có ý nghĩa thống kê mỗi tháng ở các khu vực có tình trạng
phong tỏa do dịch Covid-19. Trải qua 6 tháng phong tỏa, tỷ lệ SDRB mức có
hại trở lên tăng từ 21,0% đến 40,7% [22]. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên
cứu khác cho rằng tình trạng tiêu thụ rượu bia giảm (khoảng 10-14%) trong giai
đoạn phong tỏa do đại dịch Covid-19, tuy nhiên ở Anh quốc lại có tình trạng tỷ
lệ sử dụng rượu bia (tăng 10%) [30], [38].
1.3.2 Tại Việt Nam
Tỷ lệ SDRB của thanh thiếu niên trong nghiên cứu SAVY 2 của Việt
Nam nhiều hơn ở SAVY 1. 60,5% nam và 22% nữ tham gia vào SAVY 2 cho
biết họ đã từng say rượu/bia. Tỷ lệ say rượu/bia không khác nhau đáng kể ở
nông thôn và đô thị, song tỷ lệ này tăng theo độ tuổi với độ tuổi trung bình lần
đầu tiên say rượu bia của thanh niên trong nhóm tuổi 16-24 là 17,2%. Khơng
có sự liên hệ rõ rệt giữa hiện tượng say rượu, bia trong tháng qua và các hành
vi đánh đập xảy ra trong gia đình trong 12 tháng qua, mặc dù có xu hướng mắng
chửi nhau nhiều hơn trong số những người có say trong tháng qua. Cũng khơng
tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc bị say trong tháng qua với các hành vi
bị chấn thương hoặc bị tai nạn trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, có một tỷ lệ đáng

9


kể những thanh niên bị say từ 2 lần trở lên trong tháng qua đã từng lái xe máy
sau khi uống rượu (gần 80%) trong khi tỷ lệ những thanh niên chưa từng bị say
trong tháng qua từng lái xe máy sau khi uống rượu chỉ có 46%. Khơng có bằng
chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa tình trạng nghiện rượu của thành viên gia
đình với việc thanh niên từng uống bia, rượu [18].
Theo một nghiên cứu khác của WHO cũng cho biết, Việt Nam đã và

đang đối mặt với sự tăng mạnh lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi
trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả 2 giới). Từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít
năm 2009-2011, và 8,3 lít trong giai đoạn 2015-2017 với. Tổ chức Y tế Thế
giới dự báo con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm
2025 nếu khơng có biện pháp can thiệp hiệu quả vào việc kiểm soát tác hại của
sử dụng rượu bia [40].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ dân số đang sử dụng rượu bia tại Việt
Nam rất cao và tăng nhanh ở cả hai giới. Kết quả Điều tra Quốc gia về yếu tố
nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 cho thấy 80,3% nam giới trong độ
tuổi từ 25-64 sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua (tăng gần 11% so với năm
2010) và 11,2% nữ giới cũng trong độ tuổi đó sử dụng rượu bia (tăng gấp đôi
so với năm 2010). Bên cạnh tiêu thụ bình quân đầu người cao, tình trạng uống
rượu bia ở mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành tại Việt
Nam. Năm 2015, gần một nửa nam giới (44,2%) uống rượu bia ở mức nguy
hại, mức tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (25,1%) [5].
Theo báo cáo của bộ nội vụ vào năm 2015, tỷ lệ sử dụng rượu bịa say
xỉn ở nhóm thanh niên là rất lớn. Theo kết quả của báo cáo Quốc gia về thanh
niên, tỷ lệ thanh niên từng say rượu bia trong nhóm tuổi 16-19 là 41,7% và
trong nhóm tuổi 20-24 là 58,1%. Tại đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ thanh
niên từng say rượu bia trong nhóm tuổi 16-19 là 15,7% và trong nhóm tuổi 2024 là 31,4%. Ngồi ra, việc sử dụng rượu bia cũng bắt đầu tương đối sớm với

10


độ tuổi trung bình lần đầu tiên say rượu bia của thanh niên trong nhóm tuổi 1624 là 17,2% [3]
Một nghiên cứu khác của Pha ̣m Bích Diê ̣p trong nghiên cứu việc sử dụng
rượu bia trong sinh viên năm 2015 ở ba vùng Bắc, Trung và Nam bộ, kết quả
ghi nhận được tỷ lệ có sử dụng rượu bia cao nhất là ở Hà Nội với 85,9% nhưng
lượng tiêu thụ rượu bia của thành phố Hồ Chí Minh lại là cao nhất với 3,2 đơn
vị rượu, tỷ lệ sử dụng rượu bia mức có hại là 17,3% và nguy hại là 33,3% [6].

1.4 Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới
1.4.1 Yếu tố cá nhân
Nhóm tuổi
Theo nghiên cứu của Trần Thị Đức Hạnh ở Hà Nội (2015) cho thấy
khoảng 50% nam giới nhóm 45-64 và 15% nhóm 25-44 uống từ 1 lon/chai
nhỏ/cốc to bia hoặc 1 ly/chén rượu trở lên hàng ngày, và 35,24% nam giới 2544 uống rượu ở mức độ nguy hiểm cao gấp 2 lần so với nhóm tuổi lớn hơn [10].
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lê Đình Luyến ở Hà Nam (2019) và Trần Minh
Đức ở Quảng Ngãi (2017) cũng tìm ra mối liên giữa nhóm tuổi và tình trạng
SDRB quá mức [8], [13]. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Nam Bộ, như nghiên
cứu của Lê Trúc Hương trước đó ở huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ (2013), và
nghiên cứu của Trần Nguyễn Du ở Vĩnh Long (2017) lại cho thấy rằng khơng
có sự khác biệt về mức độ lạm dụng rượu bia giữa các nhóm tuổi [7], [12].
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác ở nước ngồi cũng cho thấy nhóm
tuổi 18-29 SDRB nhiều hơn và chịu nhiều hậu quả hơn các nhóm tuổi khác
[32].
Tơn giáo
Theo báo cáo SAVY2 về thanh thiếu niên Việt Nam, nhóm dân tộc Kinh
và Hoa có ít nguy cơ SDRB hơn các nhóm dân tộc khác [18]. Theo nghiên cứu
của Lê Trúc Hương, kết quả khi so sánh giữa nhóm người theo đạo Thiên chúa

11


và những người không theo đạo cho thấy “không tôn giáo” là một yếu tố nguy
cơ của SDRB quá mức [12]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó của Trần
Nguyễn Du và Trương Thị Diễm My lại khơng tìm thấy mối liên quan này [7],
[14].
Trình độ học vấn
Theo kết quả điều tra quốc gia “Tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam” năm
2015 cho thấy tỷ lệ dân số hiện đang sử dụng rượu bia tỷ lệ thuận với trình độ

học vấn phổ thông [16]. Báo cáo SAVY2 về đối tượng thanh thiếu niên từ 1525 tuổi cũng cho thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn và sử dụng rượu bia,
với nhóm phổ thơng trung học và đại học/cao đẳng có nguy cơ SDRB cao hơn
nhóm tiểu học với OR lần lượt là 1,51 và 2,00 [18]. Tuy nhiên, các nghiên cứu
Trần Nguyễn Du, Trương Thị Diễm My và Lê Trúc Hương lại khơng tìm thấy
mối liên quan giữa SDRB quá mức và mức độ học vấn của nam giới ở các nhóm
tuổi rộng hơn [7], [12], [14].
Nghề nghiệp
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy những người hiện đang đi làm
có nguy cơ SDRB nhiều hơn những người đang thất nghiệp, với OR=1,35 [34].
Việc này có thể do những người có thu nhập có nhiều khả năng chi trả cho việc
SDRB hơn những người hiện đang thất nghiệp, hơn nữa cũng có thể kể đến lý
do khi đi làm, họ có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu cùng với đồng nghiệp và
việc SDRB để khuây khỏa sau giờ làm hoặc giải lao sau một tuần làm việc mệt
mỏi.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra quốc gia về tiêu dùng rượu bia cho biết
nhóm người sử dụng rượu bia nhiều nhất là nhóm lao động tự do (xe ơm, bán
hàng rong), chiếm 71,6%. Nhóm nhân viên hành chính có tỷ lệ người hiện đang
sử dụng rượu bia cũng tương đương như vậy (70%). Ngược lại nhóm dân số có

12


×