Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, đặc điểm nội soi ở các bệnh nhân có bệnh lý đại tràng đến khám tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI Ở CÁC BỆNH NHÂN
CÓ BỆNH LÝ ĐẠI TRÀNG ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TS.BS HUỲNH HIẾU TÂM

Cần Thơ, năm 2022


BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI Ở CÁC BỆNH NHÂN
CÓ BỆNH LÝ ĐẠI TRÀNG ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Chủ nhiệm đề tài

Chủ tịch hội đồng

TS.BS. Huỳnh Hiếu Tâm


PGS. TS. Phạm Văn Năng

Cán bộ tham gia:
ThS.Bs Thái Thị Hồng Nhung
CNĐD. Lương Thị Thúy Loan
ĐD. Trần Y Đức

Cần Thơ, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong nghiên cứu hồn tồn trung thực, chính xác và chưa từng được
công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác.
Người viết cam đoan

HUỲNH HIẾU TÂM


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được đề tài này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban Giám hiệu Trường đại học Y dược Cần Thơ.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học y dược Cần Thơ.
- Phòng Khoa học cơng nghệ và Quan hệ đối ngoại
- Phịng Kế hoạch tổng hợp.
- Trung tâm nội soi - Nội soi can thiệp.
- Các bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu.
Đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong suốt q trình
nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tác giả đề tài


HUỲNH HIẾU TÂM


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN II. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Giải phẫu, sinh lý đại tràng

3

1.2. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh lý đại tràng

6

1.3. Các tổn thương qua nội soi đại tràng


8

1.4. Liên quan giữa lâm sàng và các tổn thương qua nội soi đại tràng

10

1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh lý đại tràng

13

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

2.1. Đối tượng nghiên cứu

16

2.2. Phương pháp nghiên cứu

16

2.3. Nội dung nghiên cứu

17

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

19


2.5. Phương pháp hạn chế sai số hệ thống

21

2.6. Phân tích và xử lý số liệu

21

2.7. Vấn đề y đức trong nghiên cứu

22

Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

23

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

23

3.2. Đặc điểm lâm sàng

24

3.3. Đặc điểm tổn thương đại tràng

26

3.4. Mối liên quan giữa lâm sàng và các tổn thương


29

Chương 4: BÀN LUẬN

35

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

35

4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

37

4.3. Đặc điểm tổn thương đại tràng

39


4.4. Mối liên quan giữa lâm sàng và các tổn thương đại tràng qua nội soi

44

KẾT LUẬN

50

KIẾN NGHỊ

52


TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN I.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bệnh lý đại tràng ngày càng phát hiện được nhiều nhờ vào phương tiện nội soi
đại tràng, có thể là nhóm bệnh lý đại tràng chức năng hay là nhóm bệnh lý đại tràng
có tổn thương thực thể như polyp đại tràng, viêm loét đại tràng, ung thư đại trực
tràng… Đây là những bệnh lý thường gặp hiện nay khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở
nhiều nước trên thế giới.
Triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý đại tràng chức năng cũng như nhóm
bệnh lý đại tràng thực thể đều khá giống nhau như đau bụng kiểu đại tràng, rối loạn
đại tiện như rối loạn vận chuyển phân, rối loạn tính chất phân …Do đó, trên lâm sàng
chúng ta rất dễ chẩn đốn nhầm. Vai trị của nội soi đại tràng đóng vai trị quan trọng,
thơng qua hình ảnh nội soi chúng ta có thể xác định được các nhóm bệnh lý đại tràng
có liên quan.
Hàng năm, bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ có nhiều bệnh nhân
đến khám, điều trị và nội soi đại tràng. Vì vậy, chúng tơi tiến hành khảo sát các bệnh
lý đại tràng ở các bệnh nhân đến khám và nội soi đại tràng tại bệnh viện trường Đại
học Y Dược Cần Thơ năm 2021.
Mục tiêu
1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân có bệnh lý đại tràng.
2. Mô tả các đặc điểm tổ n thương đại tràng phát hiêṇ qua nơ ̣i soi.
3. Phân tích mối liên quan giữa lâm sàng và các tổn thương đại tràng qua nội
soi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: gồm các bệnh nhân có chỉ định nội soi đại tràng tại bệnh
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu, cắt ngang.
+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân 16 tuổ i trở lên có triêụ chứng lâm sàng
bệnh đại tràng hoặc kiểm tra sức khỏe đươ ̣c chỉ đinh
̣ nô ̣i soi đại trực tràng ta ̣i Bênh
̣
Viêṇ Trường Đa ̣i Ho ̣c Y Dươ ̣c Cầ n Thơ năm 2021.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, chống chỉ định nội soi
đại trực tràng:


Thủng đại tràng, viêm phúc mạc.
Suy tim cấp
Mới bị nhồi máu cơ tim
Mới phẫu thuật đại tràng
Phình động mạch chủ bụng.
Tắc mạch phổi.
Tình trạng sốc.
Bệnh nhân đang có thai.
+ Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại bệnh viện trường Đại học Y Dược
Cần Thơ từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.
+ Cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đến khám có chỉ định
nội soi đại tràng và đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm chung như giới tính, tuổi, lý do nội soi.
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng: các triệu chứng đau bụng, rối loạn vận chuyển
phân, rối loạn tính chất phân.
Tỷ lệ các bệnh lý đại tràng được xác định qua hình ảnh tổn thương trên nội soi

đại tràng như polyp, viêm, loét, u, túi thừa đại tràng.
Mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng và các tổn thương đại tràng qua
nội soi.
+ Phương tiện nghiên cứu: máy nội soi đại tràng CF-Q150L của công ty
Olympus.
+ Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mểm SPSS phiên bản 20.0, xác
định tỷ lệ phần trăm các biến số, mối liên quan của các biến số định tính bằng phương
pháp thống kê Chi-quare với p<0,05.
Kết quả
Qua một năm nghiên cứu, chúng tôi chọn được 1183 trường hợp bệnh nhân
nội soi đại tràng đạt tiêu chuẩn chọn mẫu.


1. Đặc điểm chung
- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 52,06; tuổi nhỏ nhất 16 và lớn nhất 94.
- Nhóm tuổi <40: 228 trường hợp (19,3%), nhóm tuổi ≥40: 955 trường hợp (80,7%).
- Giới tính: nam 570 trường hợp (48,2%), nữ 613 trường hợp (51,8%).
- Phương pháp nội soi: nội soi gây mê 987 trường hợp (83,4%) nội soi thường 196
trường hợp 16,6%.
2. Đặc điểm lâm sàng chính
- Lý do nội soi
Nội soi đại tràng kiểm tra sức khỏe 275(23,2%).
Đau bụng 412 trường hợp (34,8%).
Đại tiện máu 197 (16,7%).
Tiêu chảy 141(11,9%).
Táo bón 141(11,9%).
Sụt cân 17(1,4%).
- Vị trí đau bụng
Đau vùng bụng trái 234(19,7%).
Đau vùng bụng phải 74(6,2%).

- Rối loạn vận chuyển phân
Táo bón 301(25,4%)
Tiêu chảy 226(19,1%)
Táo bón xen kẽ tiêu chảy 73(6,2%)
- Rối loạn tính chất phân
Tiêu phân đàm 22(1,9%)
Tiêu phân máu 213(18%)
Tiêu phân đàm lẫn máu 23(1,9%)
3. Tổn thương đại tràng qua nội soi
- Nội soi đại tràng bình thường 377 trường hợp (31,9%).
- Polyp đại tràng 366 trường hợp (30,9%).
- Trĩ nội 158 trường hợp (13,4%).
- Viêm loét đại tràng 139 trường hợp (11,7%).
- U đại tràng 94 trường hợp (7,9%).


- Túi thừa đại tràng 49 trường hợp (4,1%).
4. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và tổn thương qua nội soi
- Khơng có mối liên quan giữa polyp đại tràng với các đặc điểm lâm sàng chính như
triệu chứng đau bụng, rối loạn vận chuyển phân và rối loạn tính chất phân. Nhưng có
mối liên quan với nhóm tuổi.
- Khơng có mối liên quan giữa viêm lt đại tràng với các đặc điểm lâm sàng chính
như triệu chứng đau bụng. Nhưng có mối liên quan với nhóm tuổi, rối loạn vận
chuyển phân và rối loạn tính chất phân.
- Có mối liên quan giữa u đại tràng với các đặc điểm lâm sàng chính như nhóm tuổi,
triệu chứng đau bụng, rối loạn vận chuyển phân và rối loạn tính chất phân.
Kết luận:
Nội soi đại tràng rất cần thiết ở các bệnh nhân ≥40 tuổi, có rối loạn vận chuyển
phân và rối loạn tính chất phân để phát hiện sớm các bệnh lý đại tràng.



PHẦN II.
TỒN VĂN
CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BV

Bệnh viện

BN

Bệnh nhân

CS

Cộng sự

ĐT

Đại tràng

ĐTT
HCRKT

UT

Đại trực tràng
Hội chứng ruột kích thích
Ung thư

VLĐT

Viêm loét đại tràng

VLĐTT

Viêm loét đại trực tràng


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tương theo nhóm tuổi

23

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo giới tính

23

Biểu đồ 3.3. Phương pháp nội soi đại tràng

24


Biểu đồ 3.4. Phân bố lý do nội soi đại tràng

24

Biểu đồ 3.5. Phân bố theo vị trí đau bụng

25

Biểu đồ 3.6. Rối loạn vận chuyển phân

25

Biểu đồ 3.7. Rối loạn tính chất phân

26

Biểu đồ 3.8. Các bệnh lý đại tràng qua nội soi

26

Biểu đồ 3.9. Kích thước của polyp đại tràng

27

Biểu đồ 3.10. Giải phẫu bệnh của polyp đại tràng

27

Biểu đồ 3.11. Giải phẫu bệnh của u đại tràng


28

Biểu đồ 3.12. Đặc điểm các thương tổn đại tràng ở những người kiểm
tra sức khỏe

28


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và polyp đại tràng

29

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và viêm loét đại tràng

29

Bảng 3.3. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và u đại tràng

30

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa triệu chứng đau bụng và polyp đại tràng

30

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa triệu chứng đau bụng và viêm loét đại tràng

31


Bảng 3.6. Mối liên quan giữa triệu chứng đau bụng và u đại tràng

31

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa rối loạn vận chuyển phân và polyp đại tràng 32
Bảng 3.8. Liên quan giữa rối loạn vận chuyển phân và viêm loét đại tràng

32

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa rối loạn vận chuyển phân và u đại tràng

33

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rối loạn tính chất phân và polyp đại tràng

33

Bảng 3.11. Liên quan giữa rối loạn tính chất phân và viêm loét đại tràng

34

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa rối loạn tính chất phân và u đại tràng

34


16



ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý đại tràng bao gồm một nhóm bệnh của đại tràng chứ không đơn
thuần là một bệnh, có thể là nhóm bệnh lý đại tràng chức năng hay là nhóm
bệnh lý đại tràng có tổn thương thực thể như polyp, viêm, ung thư… Đây là
bệnh lý thường gặp hiện nay, khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều nước trên
thế giới.
Theo báo cáo Globocan năm 2018, ung thư đại trực tràng là một bệnh lý
có tỷ lệ khá cao xếp hàng thứ 3- 4 trong các bệnh ung thư thường gặp trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới hiện có khoảng 1,1 triệu người mới
mắc bệnh ung thư đại trực tràng chiếm 6,1% trên tổng số 36 bệnh ung thư, đây
là bệnh nguy hiểm, đứng hàng thứ tư trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư vú
và ung tiền liệt tuyến với tỷ lệ tử vong cao 9,2% [30]. Theo Globocan năm
2020, số cas ung thư đại tràng mắc mới chiếm tỷ lệ 10% xếp thứ ba sau ung thư
vú, ung thư phổi và tỷ lệ tử vong 9,4% xếp thứ hai sau ung thư phổi [46].
Tỷ lệ polyp đại trực tràng cũng khá cao. Ở Thụy Điển có 72/100.000 dân
mắc bệnh trong một năm và ở Pháp là 30/100.000 [44]. Tại Việt Nam, qua
nghiên cứu của Nguyễn Thúy Vinh năm 2012 tại bệnh viện Hữu Nghị ghi nhận
được polyp đại tràng chiếm tỷ lệ cao nhất là 25,2% [24] so với nghiên cứu Lê
Văn Thiệu Năm 2011 thì tỷ lệ bệnh polyp đại tràng là 15,48% [22].
Bệnh viêm loét đại tràng là bệnh khá phổ biến ở các nước châu Âu và
châu Mỹ. Tại Bắc Mỹ, viêm loét đại trực tràng với tỷ lệ mới mắc là 8.823,1/100.000 dân/năm và châu Âu là 0,6- 24,3/100.000 dân/năm. Ở châu Á nói
chung và Việt Nam nói riêng, viêm loét đại trực tràng là một bệnh ít gặp chỉ
khoảng 0-1,85/100.000 dân/năm, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng
tăng lên [27].
Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng của các nhóm bệnh lý đại tràng chức
năng và nhóm bệnh lý đại tràng thực thể đều khá giống nhau như đau bụng kiểu
1


đại tràng, rối loạn đại tiện như rối loạn vận chuyển phân, tính chất phân bất

thường…Do đó trên lâm sàng, chúng ta rất dễ chẩn đoán nhầm. Sự ra đời của
nội soi, nhất là nội soi ống mềm đã tạo ra được một cuộc cách mạng lớn trong
công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại tràng. Tại đồng bằng sơng Cửu
Long, chúng tơi ghi nhận có rất ít nghiên cứu về bệnh lý đại tràng và nội soi đại
tràng. Đó là lý do chúng tơi đã tiến hành đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng,
đặc điểm nội soi ở các bệnh nhân có bệnh lý đại tràng đến khám tại bệnh viện
trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021”. Đề tài được thực hiện với các
mục tiêu sau:
1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân có bệnh lý đại tràng.
2. Mơ tả các đặc điểm tổ n thương đại tràng phát hiêṇ qua nơ ̣i soi.
3. Phân tích mối liên quan giữa lâm sàng và các tổn thương đại tràng qua
nội soi.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU, SINH LÝ ĐẠI TRÀNG
1.1.1 Sơ lược về giải phẫu và một số yếu tố liên quan đến nội soi
- Hình thể ngồi
Nhìn ngồi tồn bộ khung đại tràng có hình chữ U ngược và được chia
thành: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng
sigma, trực tràng và ống hậu mơn. Có ba chỗ gấp khúc là: đại tràng góc gan,
đại tràng góc lách và đại tràng sigma, những vị trí này thường khó khăn trong
việc đưa đèn soi đi qua [5].
- Đường đi và liên quan
+ Trực tràng và ống hậu mơn
Là đoạn cuối của ống tiêu hóa dài khoảng 15 – 20cm. Trực tràng chia
làm hai phần: phần trên là bóng trực tràng dài khoảng 12 – 15cm, nằm trong

chậu hông, tiếp nối với đại tràng sigma (giới hạn bởi cơ thắt Obierne), phần
dưới trực tràng thu hẹp lại thành ống hậu môn và dài khoảng 3 – 5cm. Trực
tràng khơng có ngấn thắt như ở đại tràng, phần trên trực tràng có phúc mạc bao
phủ ở phía trước và hai bên, nhưng ở phía sau (cho tới chỗ nối sigma – trực
tràng) là khoang sau phúc mạc. Chỗ lật gấp của lá phúc mạc phía trước cắm sâu
xuống tầng sinh môn tạo thành túi cùng Douglas, cách lỗ hậu môn khoảng
7mm. Đây là điều cần lưu ý khi soi trực tràng hoặc sinh thiết. Trong lòng trực
tràng có những nếp niêm mạc lồi vào trong lịng xếp theo hình xoắn ốc từ trên
xuống dưới gọi là các van Houston. Trực tràng liên quan phía trước với mặt sau
dưới của bàng quang, ống dẫn tinh, tuyền liệt tuyến và niệu đạo đối với nam
giới và tử cung, âm đạo đối với nữ giới.
+ Đại tràng sigma
Là đoạn kế tiếp sau đại tràng xuống, rất thay đổi về độ dài (13- 60cm) đi
từ bờ trong cơ thắt lưng đến phía trước đốt sống cùng 3, tạo nên một đường
3


cong lõm xuống dưới hoặc lỏm lên trên. Trong cả hai kiểu, quai đại tràng này
có hai đầu cố định một ở bờ trong cơ thắt lưng và một ở phía trước xương cùng.
Vì đại tràng sigma nằm trong khung chậu chật hẹp do vậy nó rất gấp góc và
khó khăn cho quá trình nội soi. Mặt trong của đại tràng sigma có nhiều nếp
niêm mạc tạo ra các nếp gấp ngang, hình ảnh này cũng giúp khi soi phân biệt
được với trực tràng.
+ Đại tràng xuống
Dài từ 25 - 30cm, từ góc đại tràng trái chạy thẳng dọc bên trái ổ phúc
mạc xuống đến mào chậu, cong lõm sang phải đến bộ trong cơ thắt lưng để nối
với đại tràng sigma, liên quan phía sau với thận trái và cơ thành bụng sau, phía
trước với quai ruột non. Đại tràng xuống là đoạn cố định do đó nó cũng góp
phần làm cho ống soi khi đi qua góc lách gặp khó khăn. Khi nằm nghiêng về
bên trái thì đại tràng xuống là nơi thấp nhất, do đó khi đưa ống soi qua đây

thường thấy có ít dịch cịn đọng lại, đó cũng là đặc điểm góp phần nhận biết đại
tràng xuống trong khi soi. Trên hình ảnh nội soi thấy lịng đại tràng ở đây có
hình ống hơn là hình tam giác, các nếp niêm mạc, các bóng phình đại tràng ở
đây không rõ nét nữa.
+ Đại tràng ngang
Dài từ 35cm - 1m, trung bình 50cm từ góc gan đến phía dưới lách, cong
xuống dưới tạo nên góc nhọn (góc đại tràng trái hay góc lách) rồi chạy ra sau
và xuống dưới để trở thành đại tràng xuống. So với góc gan, góc lách sâu hơn,
cao hơn, gập góc hơn, khó di động hơn và cũng thường khó khăn hơn khi soi.
Trên hình ảnh nội soi thấy lịng đại tràng ngang cũng có hình tam giác xếp liên
tiếp với nhau.
+ Đại tràng lên
Dài 8 – 15cm, từ manh tràng chạy dọc bên phải ổ phúc mạc đến mặt tạng
của gan. Tại đây đại tràng cong sang trái tạo nên góc đại tràng phải nằm ở hạ
sườn phải sau sụn sườn 9. Trên hình ảnh nội soi thấy lịng đại tràng có hình tam
4


giác, các nếp niêm mạc dày.
+ Manh tràng
Manh tràng nằm ở hố chậu phải, tiếp nối với đại tràng lên cho tới góc
gan. Phía sau liên quan với thành bụng sau, thận và niệu quản phải, phía trong
liên quan với các quai ruột non và mạc nối. Trên hình ảnh nội soi thấy van hồi
manh tràng (van Bauhin), lỗ ruột thừa, ba dải cơ dọc tập trung tại gốc ruột thừa.
Đây là những mốc giải phẫu quan trọng để xác định manh tràng khi nội soi [5].
1.1.2 Sơ lược về sinh lý
- Chức năng vận động
+ Van Bauhin là nếp gấp cấu tạo bởi một lớp cơ vòng nổi gồ lên, lồi vào
trong ruột để ngăn chặn dòng chảy từ manh tràng vào ruột non.
+ Ở đại tràng lên có những sóng nhu động ngược đi từ góc gan xuống

manh tràng với tần số 5-6 lần/ phút. Mỗi loạt sóng co bóp kéo dài 4-5 phút. Ở
đại tràng ngang và đại tràng xuống các sóng nhu động rất chậm 2-3 lần/24h.
Manh tràng rất ít có sóng nhu động. Sóng nhu động toàn bộ chỉ xảy ra 2 giờ sau
khi ăn, trước khi thức ăn đến được manh tràng. Ban đêm nhu động đại tràng
gần như biến mất hoàn toàn và tái xuất hiện khi thức dậy. Trên toàn bộ chiều
dài của đại tràng có rất nhiều cơ vịng, tạo điều kiện cho việc ứ đọng phân lâu
trong đại tràng.
- Chức năng hấp thu
Mỗi ngày đại tràng nhận được khoảng 1,5 lít nước, 90% được hấp thu ở
đại tràng lên và ngang. Ion natri cũng được hấp thu gần hết theo cơ chế chủ
động. Khả năng tái hấp thu nước, điện giải của đại tràng rất lớn: tới 4-5 lít nước,
816 mmol Na+, 44mmol K+.
- Chức năng tiêu hóa
+ Vi khuẩn đường ruột đảm nhiệm là chính, chúng tạo nên hiện tượng
lên men để phân hủy thức ăn chưa tiêu hoá ở ruột non.
+ Phân bình thường
5


Khối lượng trung bình: 100-160 gram/24h nếu thức ăn ít bã, xơ.
Màu: vàng do có stercobilin và stercobilinogen. Tuy nhiên màu có thể
thay đổi tùy theo thức ăn.
Lượng nước: cân trước và cân sau khi làm lượng phân khô sẽ biết được
lượng nước. Bình thường 100 gram phân tươi cho 22 gram phân khơ.
pH trung tính hoặc hơi acid.
+ Hơi trong ruột là do hít vào, do vi khuẩn tạo ra và do khuếch tán từ
máu vào. Hơi được sản xuất trong ruột già lên đến 7 – 10 lít/ngày, chủ yếu do
sự chuyển hóa thức ăn khơng được tiêu hóa. Các khí CO 2, CH4, H2, khuếch tán
qua niêm mạc ruột cịn khí N2 khơng được hấp thu nên thốt ra ngồi với lượng
khoảng 600ml/ngày [9].

1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ ĐẠI TRÀNG
Triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý đại trực tràng đều khá giống nhau
như: đau bụng kiểu đại tràng, rối loạn vận chuyển phân, thay đổi tính chất
phân...
1.2.1. Tuổi
Tuổi trong nghiên cứu các bệnh lý đại tràng là một đặc điểm cần quan
tâm. Bệnh lý đại tràng chức năng hay bệnh lý đại tràng thực thể có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi. Bệnh đại tràng chức năng có khuynh hướng thường gặp ở những
người trẻ do vấn đề tâm lý, căng thẳng trong cơng việc cũng như thói quen ăn
uống như sử dụng rượu, bia . Trái lại, bệnh đại tràng thực thể hay xảy ra ở
những người lớn tuổi trên 40 tuổi, đây là nhóm tuổi bắt đầu có những thay đổi
trong cơ thể, khó kiểm sốt, chỉ có thể phát hiện sớm bệnh lý đại tràng khi kiểm
tra định kỳ [24], [25].
1.2.1. Đau bụng
- Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý về đại tràng cụ
thể là ở bệnh ung thư đại tràng, triệu chứng này chiếm khoảng > 95% trường
hợp [8], tuy nhiên có một số trường hợp khác thì dấu hiệu lại khơng xuất hiện
6


thường xuyên ở polyp ĐT.
- Đau bụng do nhóm bệnh lý đại tràng thường là đau dọc theo khung đại tràng
hoặc đau mơ hồ khắp bụng có nghĩa là khơng có vùng đau hay điểm đau khu
trú. Đau thường liên quan đến đại tiện như hội chứng ruột kích thích đau bụng
khởi phát liên quan đến thay đổi về số lần đi tiêu và thường giảm đau sau khi
đi tiêu. Phản ứng đau của từng người thay đổi rất khác nhau thường là đau quặn
từng cơn nối tiếp nhau nhưng cũng có khi đau âm ỉ. Vị trí đau có thể xảy ra bất
kỳ vị trí trí nào ở bụng, trong đó đau bụng vùng bên trái thường chiếm tỷ lệ cao
[19], [24], [25].
1.2.2. Rối loạn đại tiện

Bệnh đại tràng chức năng hay bệnh đại tràng thực thể về lâm sàng đều
có các biểu hiện gần giống nhau như rối loạn vận chuyển phân, rối loạn tính
chất phân làm cho chúng ta chỉ có cái nhìn định hướng về bệnh lý đại tràng.
Xác định cụ thể các bệnh lý đại tràng này chủ yếu nhờ vào phương tiện nội soi
đại tràng.
- Rối loạn vận chuyển phân: thể hiện bằng tiêu chảy, táo bón đơn độc hoặc xen
kẽ như bệnh ung thư đại tràng hay hội chứng ruột kích thích. Rối loạn vận
chuyển phân ở bệnh polyp đại tràng và viêm đại tràng mạn thì triệu chứng tiêu
chảy thường gặp hơn [11].
- Thay đổi tính chất phân: phân có thể bình thường, lỏng hoặc khơ cứng. Phân
có thể có máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, có đàm nhầy hoặc các thức ăn chưa tiêu
hóa. Trong đó, tiêu máu là triệu chứng khá nổi bật góp phần gợi ý, định hướng
chẩn đốn bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết, polyp đại tràng và ung thư
đại tràng [11], [13].
1.2.3. Ngoài các triệu chứng kể trên, tùy nguyên nhân sẽ có những triệu
chứng lâm sàng khác nhau.
- Mót rặn: bệnh nhân đi tiêu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được rất ít hay
khơng được gì, cảm giác cịn phân.
7


- Chướng bụng: chướng bụng nhiều sau khi ăn, người bệnh thấy đầy tức ở bụng
dưới hoặc dọc theo khung đại tràng, khi ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu,
và thường kèm theo sôi bụng.
- Sốt: trong các đợt tiến triển, bệnh nhân có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao tuỳ theo
tình trạng bệnh.
- Sụt cân được tính khi sụt ít nhất 10% cân nặng trong 01 tháng, sụt cân do tình
trạng suy dinh dưỡng kéo dài, bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn
và không ăn được nhiều. Gầy, sụt cân thường xảy ra ở những bệnh nhân có tổn
thương thực thể của đại tràng [20].

1.3. CÁC TỔN THƯƠNG QUA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG
Nội soi đại tràng bằng ống soi mềm là phương tiện xác định tổn thương
các bệnh lý đại tràng khá chính xác.
1.3.1. Hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân đến khám có biểu hiện triệu chứng của bệnh đại tràng theo
tiêu chuẩn Rome III, hay tiêu chuẩn Rome IV nhưng hình ảnh nội soi bình
thường. Tạp chí The Lancet 2020 đã tổng hợp từ nhiều báo cáo cho thấy hội
chứng ruột kích (HCRKT) thích theo tiêu chuẩn Rome III có tỷ lệ 9,2%, nhưng
tính theo tiêu chuẩn Rome IV tỷ lệ này chỉ có 3,8%, nữ mắc bệnh cao hơn nam
[41]. Tương tự, Sperde A.D và CS khảo sát ở nhiều quốc gia cũng cho thấy
HCRKTcó tỷ lệ cao ở nữ giới và 40% trường hợp ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống phải đi khám bệnh [45]. Tùy theo nghiên cứu, tỷ lệ hội chứng ruột
kích thích khá cao trong nghiên cứu của Phạm Văn Nhiên (2010) 31,6% [14],
Nguyễn Lê Trang Vy (2014) 35,3% [25].
1.3.2. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm bệnh đại tràng thực
thể, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể khơng có triệu chứng chỉ phát hiện khi
khám kiểm tra sức khỏe. Hình dạng polyp có cuống và khơng cuống, số lượng
polyp có thể đơn độc hoặc đa polyp, kích thước polyp nhỏ < 5mm, vừa 5-10
8


mm và to >10mm. Tại Mỹ, năm 2014, qua nội soi đại tràng kiểm tra ở những
bệnh nhân không triệu chứng, người ta phát hiện 34,3% người có ít nhất một
polyp, ở Thụy Điển có 72/100.000 dân mắc bệnh trong một năm và ở Pháp là
30/100.000 [44]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh polyp đại tràng đang tăng dần
theo thời gian. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy Vinh năm 2012 tại BV Hữu
Nghị, chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ polyp đại tràng chiếm tỷ lệ cao nhất là
25,2% so với nghiên cứu Lê Văn Thiệu năm 2011 thì tỷ lệ bệnh polyp đại tràng
chỉ có 15,48% [22], [24]. Tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ,

nghiên cứu năm 2014 về các bệnh lý đại tràng có tỷ lệ polyp đại tràng là 19,6%,
nghiên cứu năm 2021 tỷ lệ polyp đại tràng là 31,3% [19], [25].
1.3.3. Viêm loét đại trực tràng
Viêm loét đại trực tràng là một tình trạng đáp ứng viêm mạn tính qua
trung gian miễn dịch của đại tràng, tổn thương xảy ra ở trực tràng nhưng thường
lan rộng tổn thương đến vùng đại tràng phía trên, tỷ lệ mắc bệnh ở Mỹ là
286/100.000 dân, ở Nhật Bản là 100/100.000 dân và xu hướng ngày càng tăng
[35], [40], [43]. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu là đau bụng, và tiêu phân
máu 90,6% và 37,5% [13], [37], [43].

Hình 1.1. Một số hình ảnh tổn thương đại tràng [23]
1.3.4. U đại tràng
U đại tràng hay ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm xếp thứ ba trong 36
bệnh ung thư, sau ung thư vú và ung thư phổi với tỷ lệ tử vong cao xếp thứ hai
9


×