Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật cấy ghép vùng răng cối lớn 1,2 hàm dưới có sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật in 3d tại bệnh viện trường đại học y dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN VÕ ĐĂNG QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẤY GHÉP VÙNG
RĂNG CỐI LỚN 1, 2 HÀM DƯỚI CÓ SỬ DỤNG MÁNG
HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT IN 3D TẠI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2021-2022

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Cần Thơ – Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN VÕ ĐĂNG QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẤY GHÉP VÙNG
RĂNG CỐI LỚN 1, 2 HÀM DƯỚI CÓ SỬ DỤNG MÁNG


HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT IN 3D TẠI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2021-2022

Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT
Mã số: 62.72.06.01.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
Ts. Bs. Lê Nguyên Lâm
Bs. CkII. Hồng Quốc Khanh

Cần Thơ – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Võ Đăng Quang


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm được học và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ,
tôi xin chân thành cảm ơn:
-


Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

-

Quý Thầy cô Khoa Răng Hàm Mặt, đã tận tâm giảng dạy kiến thức
chuyên sâu trong suốt quá trình học tập tại Trường.

-

Đặc biệt đến Thầy TS. BS Lê Nguyên Lâm và Thầy BS. CKII Hồng
Quốc Khanh, Thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo, góp ý và hiệu
chỉnh để tơi hồn thành luận văn này.

-

Ban Lãnh đạo Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh
viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và cung
cấp các thông tin, số liệu cần thiết để tơi hồn thành nghiên cứu này.

-

Quý đồng nghiệp, các bạn học viên cùng khóa đã cùng nhau học tập,
động viên và giúp đỡ nhau để vượt qua 2 năm học tập tại trường.

-

Chân thành cảm ơn đến tất cả các cộng sự, tất cả bệnh nhân đã hợp tác
tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn này.

Mặc dù đã cố gắng điều chỉnh, nhưng luận văn này chắc chắn còn thiếu sót,

tôi xin lắng nghe và tiếp thu những góp ý phản biện của Quý Thầy Cơ và đồng
nghiệp để giúp tơi hồn thiện luận văn, nhằm để lại một tài liệu tham khảo ý
nghĩa cho thế hệ sau.
Trân trọng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Võ Đăng Quang


MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Giải phẫu vùng răng sau xương hàm dưới ............................................. 3
1.2. Implant nha khoa .................................................................................... 4
1.3. Quy trình cấy ghép implant nha khoa có máng hướng dẫn phẫu thuật . 6
1.4. Các phương pháp đánh giá độ chính xác hệ thống hướng dẫn phẫu thuật
..................................................................................................................... 17
1.5. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam và thế giới ............................. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 38
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................. 38
3.2. Đặc điểm lâm sàng và X quang vùng răng cấy ghép ........................... 40
3.3. Độ vững ổn của implant vùng răng cấy ghép ...................................... 53
3.4. Đánh giá độ chính xác của máng hướng dẫn phẫu thuật ..................... 56


Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................. 59
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................. 59
4.2. Đặc điểm lâm sàng và X quang vùng răng cấy ghép ........................... 61
4.3. Độ vững ổn của implant vùng răng cấy ghép ...................................... 70
4.4. Đánh giá sự chính xác của máng hướng dẫn phẫu thuật...................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................ 79
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BDOM

Bờ dưới ổ mắt

BN


Bệnh nhân

BS

Bác sĩ

BV

Bệnh viện

CAD/CAM

Computer Aided Design /
Computer Aided Manufacturing

CBCT

Cone Beam Computed Tomography

CHS

Crown Height Space

DTK

Dây thần kinh

KHX


Kết hợp xương

PHGM

Phức hợp gò má

RHM

Răng Hàm Mặt

STL

Standart tessellation language

TNGT

Tai nạn giao thông

TNLĐ

Tai nạn lao động

TNSH

Tai nạn sinh hoạt

OHD

Ống hàm dưới


XGM

Xương gò má

XHD

Xương hàm dưới

XHT

Xương hàm trên

XOD

Xương ổ dưới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi nghiên cứu ....................................................... 38
Bảng 3.2. Phân loại theo giới tính ................................................................... 39
Bảng 3.3. Phân loại mất răng theo nguyên nhân............................................. 39
Bảng 3.4. Nghề nghiệp của bệnh nhân............................................................ 40
Bảng 3.5. Vị trí mất răng ................................................................................. 40
Bảng 3.6. Mô tả thời gian mất răng trung bình đến khi cấy ghép implant ..... 41
Bảng 3.7. Độ há miệng.................................................................................... 42
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ hút thuốc, tình trạng vệ sinh răng miệng và nghiến răng
.................................................................................................................... 43
Bảng 3.9. Phân bố mật độ xương hàm ............................................................ 43
Bảng 3.10. Loại xương theo nhóm tuổi .......................................................... 44
Bảng 3.11. Chiều cao xương vùng răng cấy ghép .......................................... 45

Bảng 3.12. Chiều rộng xương vùng răng cấy ghép......................................... 46
Bảng 3.13. Khoảng phục hình ở vị trí cấy ghép ............................................. 47
Bảng 3.14. Chiều dài và đường kính implant ................................................. 48
Bảng 3.15. Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 48
Bảng 3.16. Độ dày mô nướu quanh implant theo giới tính, vị trí ................... 49
Bảng 3.17. Biến chứng sau 1 tuần................................................................... 50
Bảng 3.18. Chiều rộng niêm mạc sừng hóa sau 03 tháng ............................... 51
Bảng 3.19. Tiêu mào xương ổ sau 3 tháng trên hình ảnh x quang ................. 52
Bảng 3.20. So sánh lực vặn implant theo giới tính, mật độ xương, chiều dài và
đường kính implant .................................................................................... 54
Bảng 3.21. Khảo sát chỉ số ISQ implant vùng răng cấy ghép ........................ 55
Bảng 3.22. Độ vững ổn implant theo nhóm .................................................... 55
Bảng 3.23. Độ sai lệch của implant theo tiêu chuẩn quốc tế (3D).................. 56
Bảng 3.24. Độ sai lệch implant theo chiều sâu ............................................... 56


Bảng 3.25. Độ sai lệch implant theo chiều gần xa .......................................... 57
Bảng 3.26. Độ sai lệch implant theo chiều ngoài trong .................................. 57
Bảng 3.27. Độ sai lệch implant theo phía bên ................................................ 57
Bảng 3.28. Độ vững ổn implant trung bình theo thời gian ............................. 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Xương hàm dưới ............................................................................... 3
Hình 1.2. Ống thần kinh xương ổ răng dưới ..................................................... 4
Hình 1.3. Các loại implant chân răng................................................................ 5
Hình 1.4. Máng hướng dẫn khơng giới hạn, máng hướng dẫn 1 phần ............. 8
Hình 1.5. Máng hướng dẫn giới hạn tồn bộ .................................................. 10
Hình 1.6. Hướng các lực tác dụng lên implant ............................................... 14
Hình 1.7. Hệ thống đo độ vững ổn implant Penguin, Thuỵ Điển. .................. 16

Hình 1.8. Dựng hình ảnh bằng CBCT ............................................................ 17
Hình 1.9. Trụ phục hình cá nhân hố và hệ thống quét trong miệng.............. 18
Hình 2.1. Bộ dụng cụ phẫu thuật .................................................................... 26
Hình 2.2. Mật độ xương .................................................................................. 28
Hình 2.3. Thiết lập kế hoạch trên phần mềm .................................................. 29
Hình 2.4. Chế tác máng hướng dẫn................................................................. 30
Hình 2.5. Đo độ dày của nướu quanh implant ................................................ 31
Hình 2.6. Hình ảnh mơ tả các thông số đo đạc sai lệch implant ..................... 32
Hình 2.7. Đánh giá độ chính xác implant trên phim CBCT ........................... 33
Hình 2.8. Đo độ rộng của nướu sừng hóa ....................................................... 34
Hình 2.9. Máy chụp phim, sensor và bộ dụng cụ giữ phim…………………..34
Hình 2.10. Đo đạc khoảng cách từ implant đến bờ xương quanh implant ..... 35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Điều trị tiền phục hình ................................................................ 47
Biểu đồ 3.2. Mơ tả phân nhóm lực vặn implant khi cấy ghép ........................ 53


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................... 35


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay với những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật vào y học,
ngành răng hàm mặt đã có nhiều bước đột phá trong phục hình răng mất. Phục
hình răng cố định tối ưu nhất là sử dụng phương pháp cấy ghép implant nha
khoa. Thành công của implant nha khoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tích

hợp xương của vật liệu cấy ghép, chức năng và tính thẩm mỹ của phục hình
cuối cùng. Để đạt được điều này, implant được đặt ở vị trí tối ưu về mặt xương
cũng như về mặt chức năng của phục hình sau cùng. Do đó, việc đặt implant
nha khoa cần được lên kế hoạch một cách chính xác về góc độ, vị trí cũng như
liên quan đến các cấu trúc giải phẫu lân cận và xương bên dưới [50].
Sự ra đời của hình ảnh cắt lớp điện tốn chùm tia hình nón (CBCT) cho
phép bác sỹ có thể xác định vị trí lý tưởng của implant để lên kế hoạch điều trị.
Cùng với đó, máng hướng dẫn phẫu thuật được thiết kế và chế tác với sự hỗ trợ
của máy vi tính cho phép chuyển vị trí implant kế hoạch giả lập trên phần mềm
sang thực tế [36]. Ứng dụng công nghệ đang là xu thế chung của nhiều lĩnh vực
trong đó có cấy ghép nha khoa, vì vậy, phương pháp hướng dẫn phẫu thuật này
đang dần thay thế cho phương pháp hướng dẫn phẫu thuật truyền thống trong
thực hành cấy ghép nha khoa.
Vấn đề ưu tiên quan tâm trong phẫu thuật cấy ghép có hướng dẫn là độ
chính xác giữa vị trí đặt implant theo kế hoạch mơ phỏng và thực tế. Một số
yếu tố có thể dẫn đến sự khơng chính xác này bao gồm các vấn đề về độ phân
giải không gian trong CBCT, kỹ thuật hợp nhất trong CBCT và dữ liệu quét,
lỗi trong quá trình sản xuất mẫu, độ ổn định không đủ của máng hướng dẫn
phẫu thuật, lỗi khoan từ khe hở giữa ống bọc và mũi khoan, cũng như các yếu
tố khác, chẳng hạn như độ dày của mô mềm, chuyển động của bệnh nhân và
các loại phần mềm được sử dụng. Do đó, đánh giá lâm sàng về độ chính xác


2

của máng hướng dẫn phẫu thuật là điều cần thiết trong thực hành cấy ghép nha
khoa [50].
Spielau và cộng sự (2019) ghi nhận rằng, cấy ghép implant có sự hỗ trợ của
máng hướng dẫn phẫu thuật in 3D giúp định vị vị trí cấy ghép chính xác để đảm
bảo sự thành công lâu dài cũng như kết quả thẩm mỹ của phục hình răng sau

cùng [58]. Tuy nhiên, vẫn cịn một số thách thức trong thực hành lâm sàng đối
với bác sỹ nha khoa. Vì vậy, trước thực tiễn đó, tôi thực hiện nghiên cứu:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu
thuật cấy ghép vùng răng cối lớn 1, 2 hàm dưới có sử dụng máng hướng dẫn
phẫu thuật in 3D tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 20212022” với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang vùng răng cối lớn 1, 2 hàm dưới trên
bệnh nhân được đặt implant có sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật in
3D sau 1 tuần và 3 tháng tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022.

2.

Đánh giá độ vững ổn của implant vùng răng cối lớn 1, 2 hàm dưới trên
bệnh nhân có sử dụng hệ thống máng hướng dẫn phẫu thuật in 3D ngay
sau cấy và sau 3 tháng cấy ghép tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022.

3.

Đánh giá độ chính xác của hệ thống máng hướng dẫn phẫu thuật in 3D
trong phẫu thuật cấy ghép tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu vùng răng sau xương hàm dưới
Tầng mặt dưới cấu tạo bởi một xương duy nhất, đó là xương hàm dưới.
Xương hàm dưới là xương lớn nhất và khỏe nhất trong toàn bộ khối xương mặt.
Xương hàm dưới bao gồm thân xương nằm ngang, uốn cong hình móng
ngựa, và mỗi đầu có ngành hàm đi lên trên. Ngành hàm hợp với thân xương
một góc khoảng 1100 – 1400. Thân xương hàm dưới giới hạn sau bởi góc hàm,
trước là vùng cằm. Ở bờ trên từ giới hạn sau thân xương có hai gờ xương chạy
từ sau ra trước, từ trên xuống dưới. Gờ trong là đường chéo trong hay cịn gọi
là đường hàm móng vì là ngun ủy cơ hàm móng. Gờ ngồi gọi là đường chéo
ngoài. Đường chéo ngoài tạo thành đáy của máng cơ mút. Hai gờ này hội tụ bờ
trước ngành hàm, nơi tiếp giáp thân xương, tạo thành tam giác hậu hàm.

Hình 1.1. Xương hàm dưới
Nguồn: Neil S. Norton (2012) [47]
Thần kinh XOD có đường đi trước ngoài đến mặt trong XHD và đi vào XHD
qua lỗ hàm ở mặt trong cành đứng XHD. Tại đây, DTK XOD nằm trong ống
hàm dưới (OHD) sau đó chạy trong OHD chịu trách nhiệm phân bố cảm giác


4

cho các răng hàm dưới (HD). DTK XOD cho hai nhánh tận: nhánh cằm và
nhánh thần kinh răng cửa (phân bố cảm giác răng cửa, răng nanh và nướu mặt
ngoài tương ứng). DTK cằm khi chui ra khỏi lỗ cằm chia ba nhánh có đường
kính khác nhau: nhánh thứ nhất chi phối cảm giác da vùng cằm, các nhánh còn
lại chi phối cảm giác da môi, niêm mạc và nướu đến răng cối nhỏ thứ hai. DTK
răng cửa chi phối cảm giác cho vùng răng trước hàm dưới. Kênh răng dưới đi
trong thân xương từ lưỡi hàm đến lỗ cằm theo một đường cong lõm phía trên.
Vị trí thấp nhất của kênh răng dưới cách bờ dưới xương hàm dưới khoảng 810mm.


Hình 1.2. Ống thần kinh xương ổ răng dưới
Nguồn: Raitz (2014) [51]
1.2. Implant nha khoa
1.2.1. Lịch sử implant nha khoa
Hàng ngàn năm trước đây, implant dạng chân răng đã tồn tại trong các nền
văn minh: Trung Quốc cổ đại (4000 năm trước) với một cọc tre cắm vào xương
để làm răng cố định. Ở Châu Âu (2000 năm trước), người ta đã tìm thấy kim
loại với thiết kế dạng chân răng trong sọ khô. Ở trung tâm Châu Mỹ, người ta
đã dùng mảnh vỏ sò cắm vào xương thay thế cho răng mất. Lịch sử đã cho thấy
việc thay thế răng mất với một implant có hình dáng tương tự răng đã có từ rất
lâu [43].


5

Lịch sử implant nha khoa được sử dụng phổ biến ngày nay phải kể đến cơng
trình của giáo sư Branemark. Vào những năm 1950, Branemark đã bắt đầu thử
nghiệm implant titanium trên thỏ và ghi nhận khơng có bất cứ phản ứng tiêu
cực nào ở cả mô cứng và mô mềm. Năm 1965, Implant được nghiên cứu trên
người. Năm 1981, Adell công bố loạt ca lâm sàng của Branemark dùng implant
cho hàm dưới mất răng toàn hàm. Kết quả, 90% các implant này vẫn tồn tại và
hoạt động chức năng từ 5 đến 12 năm [43].
1.2.2. Phân loại và cấu tạo implant nha khoa
1.2.2.1. Phân loại
Có rất nhiều hệ thống implant nha khoa bao gồm: implant dưới màng xương,
implant trong xương, implant xuyên xương, implant trong mô. Trong đó,
implant trong xương có nhiều loại nhất, bao gồm: implant dạng bản, implant
dạng đĩa và implant dạng chân răng. Trong đó, implant dạng chân răng là loại
sử dụng phổ biến nhất ngày nay và được chia thành 2 loại chính: dạng có ren
vặn vào ổ xương, dạng không ren đóng vào ổ xương. Hai dạng này đều có 3

kiểu: trụ có vách song song, thn, và thn có bậc.

Hình 1.3. Các loại implant chân răng
Nguồn: Misch, C.E., 2015 [43]


6

1.2.2.2. Cấu tạo
Cấu tạo implant nha khoa bao gồm: thân implant, trụ phục hình, vít kết nối,
và phục hình răng. Implant dạng chân răng có thiết kế gần giống với hình dáng
chân răng, thường có thiết diện trịn, có ren hay khơng ren, có vách song song
hay thn, có bề mặt trơn hay đã qua xử lý, có rãnh để cắt xương hay khơng,
và có nhiều phương thức kết nối giữa trụ implant với các thành phần phục hình.
1.3. Quy trình cấy ghép implant nha khoa có máng hướng dẫn phẫu thuật
1.3.1. Hệ thống hướng dẫn phẫu thuật
1.3.1.1. Hệ thống hướng dẫn động
Hệ thống hướng dẫn phẫu thuật điều chỉnh hướng bằng máy vi tính sử dụng
cơng nghệ để theo dõi chuyển động của mũi khoan trong suốt quá trình phẫu
thuật cấy ghép implant, bằng cách tích hợp các dụng cụ phẫu thuật, hình ảnh
chẩn đốn ba chiều của X quang CBCT
Ưu điểm:
• Thuận lợi khi cấy ghép ở vị trí răng trong, đặc biệt ở vị trí răng cối lớn thứ
II.
• Thuận lợi khi cấy ghép ở vị trí khó quan sát.
• Thuận lợi khi bệnh nhân há miệng hạn chế.
• Thuận lợi vị trí sửa soạn lỗ khoan hẹp.
• Lập kế hoạch điều trị và thực hiện điều trị trong cùng một lần hẹn.
• Dễ dàng điều chỉnh lượng nước trong quá trình khoan, giảm sang chấn và
giảm nguy cơ tổn thương xương do nhiệt độ tăng quá mức.

• Cho phép thay đổi hệ thống và đường kính implant so với kế hoạch điều trị
ban đầu.
Nhược điểm:
• Chi phí cao.
• Thiết bị lớn, chiếm nhiều diện tích.


7

Theo kết quả nghiên cứu của Block và cộng sự (2017)[14], việc sử dụng hệ
thống này cho kết quả cấy ghép nha khoa đạt độ chính xác cao hơn cấy ghép
nha khoa phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm. Tuy nhiên nhược điểm lớn
nhất của phương pháp hướng dẫn phẫu thuật này là chi phí thực hiện cao, chưa
phổ biến với các bác sỹ lâm sàng. Phương pháp này hiện nay đã được áp dụng
tại Việt Nam chưa được thực hành phổ biến.
1.3.1.2. Hệ thống hướng dẫn tĩnh
Năm 1987, Balshi và Garver đã mô tả 3 loại máng hướng dẫn phẫu thuật
hướng dẫn cấy ghép implant theo tình trạng mất răng của bệnh nhân:
1. Mất răng toàn bộ.
2. Mất răng bán phần nâng đỡ trên răng và niêm mạc.
3. Mất răng bán phần thiết kế nâng đỡ trên răng.
Tác giả Salem và Mansour (2019) đã tổng quan nhiều y văn được xuất bản
từ năm 1950 đến năm 2019, và đề xuất ra cách phân loại máng hướng dẫn phẫu
thuật
Về bản chất có 3 loại hướng dẫn: hướng dẫn tự do, hướng dẫn đường vào,
hướng dẫn chính xác. Hướng dẫn tự do cung cấp thơng tin về điểm chính giữa
của phục hình răng dự kiến. Hướng dẫn đường vào cho phép hướng dẫn mũi
khoan đầu tiên, còn hướng dẫn chính xác sẽ hướng dẫn đến khi sửa soạn lỗ
khoan hoàn tất.
Tác giả Stumpel (2008) đã đề nghị cách phân loại máng hướng dẫn phẫu

thuật theo độ giới hạn mũi khoan của từng loại máng [59]:
1. Máng hướng dẫn không giới hạn.
2. Máng hướng dẫn giới hạn một phần.
3. Máng hướng dẫn giới hạn toàn bộ.


8

1. Máng hướng dẫn thiết kế không giới hạn
Máng hướng dẫn thiết kế không giới hạn cho phép phẫu thuật viên hình dung
được phục hình sau cùng tại vị trí đặt implant, cung cấp thơng tin về vị trí lý
tưởng của implant nhưng khơng chú trọng về hướng và góc của mũi khoan.
Ưu điểm:
• Đơn giản, dễ chế tác, chi phí thấp.
• Cho phép hình dung được phục hình sau cùng.
Nhược điểm:
• Khơng giới hạn được hướng của mũi khoan.
• Không giới hạn được điểm dừng của mũi khoan.
2. Máng hướng dẫn thiết kế 1 phần
Thiết kế của máng hướng dẫn phẫu thuật một phần cho phép hướng dẫn mũi
khoan đầu tiên, việc khoan các mũi tiếp theo và đặt implant phụ thuộc vào kinh
nghiệm của phẫu thuật viên.

Hình 1.4. Máng hướng dẫn không giới hạn (trái),
máng hướng dẫn 1 phần (phải)
Nguồn: D’Souza, 2012 [21]
Ưu điểm:
• Dễ chế tác, tiết kiệm chi phí.
• Cải thiện tầm nhìn mũi khoan.



9

• Tăng tưới nước trong q trình khoan.
Nhược điểm:
• Khơng giới hạn được hướng của mũi khoan.
• Khơng giới hạn được điểm dừng của mũi khoan.
Almog và cộng sự (2001) đã mô tả kỹ thuật sử dụng ống kim loại đặt vào
máng hướng dẫn được chế tác theo mẫu hàm sáp phục hình dựa trên mẫu hàm
chẩn đốn.
3. Máng thiết kế giới hạn toàn bộ
Thiết kế của máng hướng dẫn giới hạn toàn bộ cho phép giới hạn mũi khoan
về hướng theo chiều ngoài trong, gần xa, và điểm dừng của mũi khoan. Loại
thiết kế này bao gồm 2 dạng:
Thiết kế và chế tác bằng sự giúp đỡ của máy tính (CAD/CAM)
Mặc dù máng hướng dẫn phẫu thuật cổ điển được sử dụng rộng rãi, nhưng
vẫn còn những hạn chế cần được cải tiến hay thay thế bằng những loại máng
có kỹ thuật chế tác cao cấp và tinh vi hơn. Các loại máng cổ điển chế tác dựa
trên kích thước từ phim 2 chiều dễ xảy ra những sai số trong việc đặt implant,
các loại máng thiết kế thủ công dựa vào dữ liệu của phim 3 chiều cũng chưa
cho phép chuyển dữ liệu lên lâm sàng. Để giảm bớt hạn chế của máng hướng
dẫn phẫu thuật cổ điển, máng hướng dẫn phẫu thuật CAD/CAM ra đời, đây là
loại máng sử dụng dữ liệu từ phim CT được định dạng Dicom kết hợp với dữ
liệu quét trong miệng hay mẫu hàm được định dạng STL, đưa vào các phần
mềm chuyên biệt để tái tạo lại hình ảnh 3D và lên kế hoạch. Sau đó chuyển lên
lâm sàng bằng máng in 3D để hướng dẫn mũi khoan.
Theo nghiên cứu tổng quan của Kola và cộng sự (2015), độ chính xác của
máng hướng dẫn phẫu thuật CAD/CAM là rất cao, tính theo cả chiều sâu, góc,
khoảng cách gần xa và ngoài trong[33]. Một vài nghiên cứu cho rằng máng
hướng dẫn phẫu thuật CAD/CAM có độ chính xác cao hơn máng hướng dẫn



10

phẫu thuật cổ điển ở cả trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng [46]. Mặc dù
không phủ nhận tầm quan trọng của kinh nghiệm lâm sàng, việc sử dụng máng
hướng dẫn phẫu thuật CAD/CAM góp phần giúp thu hẹp khoảng cách giữa các
phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm và ít kinh nghiệm hơn. Nghiên cứu của Kang
và cộng sự (2014) cho rằng máng hướng dẫn phẫu thuật CAD/CAM có độ sai
lệch ít hơn so với hệ thống hướng dẫn động trong phẫu thuật implant khi thực
hiện trên mẫu hàm. Tuy nhiên, máng hướng dẫn phẫu thuật vẫn còn những hạn
chế nhất định:


Mất nhiều thời gian và chi phí trước phẫu thuật.



Hạn chế trong phẫu trường hẹp.



Giảm tưới nước khi khoan.



Bác sỹ khơng quan sát được khi khoan.

Hình 1.5. Máng hướng dẫn giới hạn toàn bộ
Nguồn: Stumpel L J 2008 [59]

Máng hướng dẫn phẫu thuật CAD/CAM dành cho bệnh nhân mất răng bán
phần (nâng đỡ trên răng hoặc nâng đỡ trên niêm mạc) và dành cho bệnh nhân
mất răng toàn bộ (nâng đỡ trên niêm mạc hay nâng đỡ trên xương). Có 3 loại
máng hướng dẫn CAD/CAM:


Máng nâng đỡ trên răng- loại máng này cần được nâng đỡ trên ít nhất 3

răng khơng lung lay trong suốt q trình khoan và đặt implant.


11



Máng nâng đỡ trên niêm mạc- thường sử dụng trong trường hợp mất

răng toàn bộ. Ưu điểm: lật vạt tối thiểu hoặc khơng lật vạt, giảm biến chứng
hậu phẫu.


Máng nâng đỡ trên xương- có thể sử dụng ở cả mất răng bán phần và

mất răng tồn bộ.
1.3.2. Cơng nghệ in 3D
1.3.2.1. Lịch sử của công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D đã có lịch sử ra đời đã được hơn 30 năm. Năm 1981, Hideo
Kodama của Viện Nghiên cứu Công nghiệp thành phố Nagoya, Nhật Bản đã
sáng tạo ra phương pháp tạo mơ hình bằng nhựa ba chiều với hình ảnh polymer,
diện tích tiếp xúc với tia cực tím được kiểm sốt bởi một mơ hình lớp hay phát

quang qt. Sau đó, vào năm 1984, nhà sáng chế người Mỹ Charles Hull của
Công ty Hệ thống 3D đã phát triển một hệ thống nguyên mẫu dựa trên quá trình
này được gọi là Stereolithography. Đóng góp của Hull là việc thiết kế các định
dạng tập tin STL được ứng dụng rộng rãi trong các phần mềm in 3D. Năm 1986,
Charles Hull đã sáng tạo ra quy trình Stereolithography– sản xuất vật thể từ
nhựa lỏng và làm cứng lại nhờ laser.
1.3.2.2. Ưu điểm và hạn chế của in 3D
Phương pháp in 3D có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Với in 3D, một ý tưởng
có thể chuyển trực tiếp từ một tệp tin trên máy tính của nhà thiết kế tới một bộ
phận hoàn chỉnh hoặc sản phẩm, giảm vật liệu bị lãng phí trong sản xuất.
Ưu điểm của cơng nghệ in 3D còn ở chỗ tạo mẫu nhanh. Thông thường, để
tạo ra một sản phẩm mới mất khoảng từ 3 – 72 giờ, phụ thuộc vào kích thước
và độ phức tạp của sản phẩm, nhanh hơn rất nhiều so với các công nghệ chế tác
truyền thống thường mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng. Chính vì cần ít thời
gian hơn để tạo ra sản phẩm nên các công ty sản xuất tiết kiệm được chi phí,
nhanh chóng đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Một ưu điểm nữa của công


12

nghệ in 3D là có thể chế tạo ra các sản phẩm với đầy đủ các bộ phận cả bên
trong lẫn bên ngoài một cách chi tiết chỉ trong một lần thực hiện mà các phương
pháp truyền thống không thể chế tạo được.
Về các hạn chế hiện tại của in 3D, khác nhau tùy theo kỹ thuật in, bao gồm
tốc độ in hiện tại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, kích thước đối tượng
được in hạn chế, chi tiết hoặc độ phân giải của đối tượng còn giới hạn, chi phí
vật liệu còn cao, và trong một số trường hợp, độ bền chắc của sản phẩm được
in cũng hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có những tiến bộ
nhanh chóng trong việc giảm các hạn chế này [2].
1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển, không chỉ giúp cho việc chế tạo
khn mẫu được chính xác và dễ dàng hơn mà còn có tính ứng dụng trong thực
tế cuộc sống. Công nghệ in 3D đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực
công nghiệp sản xuất chế tạo, y khoa, kiến trúc, xây dựng... [4]
Ưu điểm của in 3D được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức
khoẻ với rất nhiều ứng dụng. Cơng nghệ in 3D rất hữu ích trong sản xuất các
mơ hình sinh học (các mơ hình bộ phận con người như xương, răng, tai giả...).
Trong ứng dụng này, mô hình điện tử của bộ phận cơ thể con người được dựng
bởi các hình ảnh 3D hoặc một máy quét 3D. Sau đó, mơ hình sinh học được tạo
ra từng lớp từng lớp nhờ vào cơng nghệ in 3D.
Ngồi ra, cũng tương tự như việc tạo mơ hình sinh học, công nghệ in 3D còn
được dùng để thiết kế và sản xuất các bộ phận cơ thể giúp cho phẫu thuật tái
tạo và cấy ghép. Các dụng cụ y tế như máy trợ thính, khung đỡ, mặt nạ, răng
giả... đều có thể sản xuất bằng công nghệ in 3D theo đúng như kích thước, hình
dạng, đặc điểm của từng bệnh nhân. Tương tự, công nghệ in 3D cũng giúp các
bác sĩ phẫu thuật ghép mặt, phẫu thuật thay xương hàm. Để tăng tỷ lệ thành
cơng, êkíp phẫu thuật sử dụng các mơ hình giống với kích thước thật của bệnh


13

nhân, được tạo ra nhờ ảnh chụp CT và công nghệ in 3D. Mơ hình này giúp các
bác sĩ nắm rõ cấu trúc giải phẫu phần mặt của bệnh nhân trước khi tiến hành
phẫu thuật [2].
Công nghệ in 3D ngày nay cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực nha khoa ở cả khía cạnh lâm sàng và giáo dục, bao gồm phẫu thuật miệng
và hàm mặt, phục hình răng, chỉnh hình răng, nội nha và nha chu. Sự phát triển
của hệ thống chụp X quang cắt lớp điện tốn (CT) tăng độ chính xác khi lập kế
hoạch điều trị. Việc ứng dụng chế tác mô phỏng lại các cấu trúc giải phẫu bằng
cơng nghệ SLA dựa trên hình ảnh dữ liệu CT đã được ứng dụng trên dưới ba

thập kỷ nay. Từ đó, các sản phẩm in 3D giúp thuận lợi trong chẩn đoán, lập kế
hoạch điều trị trước phẫu thuật, hướng dẫn phẫu thuật hay chế tác dụng cụ cấy
ghép implant cá nhân hố. Ngồi ra, sự tiến bộ của ngành y và nha khoa cũng
được phát triển nhờ vào các dụng cụ giáo dục được chế tác bằng công nghệ này
[48].
1.3.3. Đánh giá sự vững ổn của implant sau khi phẫu thuật
1.3.3.1. Định nghĩa
Sự vững ổn của implant là tình trạng khơng lung lay implant trên lâm sàng,
đây cũng là định nghĩa được đề xuất cho khái niệm tích hợp xương. Đạt được
và duy trì sự vững ổn của implant là một trong những điều kiện tiên quyết để
đạt được thành công trong điều trị phục hình trên implant.


×