Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu giải pháp kết nối một số phân khu cấp nước của thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.24 MB, 156 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và ptnt

Trường đại học thuỷ lợi
----------

ĐàO Đức linh

Nghiên cứu giải pháp kết nối một số phân khu
cấp nước của thủ đô hà nội

Chuyên ngành: Cấp thoát nước
MÃ số: 60.58.02.10

luận văn thạc sĩ
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Dương Thanh Lượng

Hà nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 1
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 3


1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ .............................................. 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế............................................................................. 8
1.2. NGUỒN NƯỚC ..................................................................................................... 13
1.2.1. Nguồn nước mặt .......................................................................................... 13
1.2.2. Nguồn nước ngầm ....................................................................................... 14
1.2.3. Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với cấp nước .................. 14
1.3. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI.......................................... 15
1.3.1. Hiện trạng các nhà máy xử lý nước ............................................................ 15
1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý và cơng trình cấp nước ..................................... 18
1.4. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CẤP NƯỚC TOÀN TP. HÀ NỘI ...................... 19
1.4.1. Định hướng phát triển không gian .............................................................. 19
1.4.2. Dự báo dân số.............................................................................................. 20
1.4.3. Định hướng quy hoạch về cấp nước ........................................................... 23
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá khả năng cấp nước theo quy hoạch .............................. 30
CHƯƠNG 2 ÁP DỤNG PHẦN MỀM EPANET ĐỂ TÍNH TỐN LỰA CHỌN
HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN KHU CẤP NƯỚC CHO MỘT ĐỐI
TƯỢNG THỰC TẾ ..................................................................................................... 33
2.1. CHỌN VÀ MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................. 33
2.1.1. Chọn đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 33
2.1.2. Mô tả đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 36


2.2. MÔ TẢ VÀ LẬP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ......................................... 41
2.2.1. Lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước. ............................................................ 41
2.2.2. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước ............................................... 42
2.3. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU .................................................... 43
2.3.1. Đơ thị vệ tinh Láng Hịa Lạc ....................................................................... 43
2.3.2. Đô thị sinh thái Quốc Oai ........................................................................... 48
2.3.3. Chuỗi khu đơ thị phía đơng vành đai 4 ....................................................... 49

2.3.4. Lưu lượng nước yêu cầu toàn thành phố Hà Hội ........................................ 51
2.3.5. Xác định chiều dài tính tốn các đoạn ống ................................................. 51
2.3.6. Xác định lưu lượng dọc đường của các đoạn ống ....................................... 52
2.3.7. Tính tốn thủy lực mạng lưới ...................................................................... 54
2.4. MÔ PHỎNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC BẰNG MƠ HÌNH TỐN (SỬ
DỤNG PHẦN MỀM EPANET) ................................................................................... 55
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHỚP NỐI GIỮA CÁC PHÂN KHU
CẤP NƯỚC.................................................................................................................. 65
3.1. CHẠY CHƯƠNG TRÌNH MƠ PHỎNG THỦY LỰC ......................................... 65
3.1.1. Phương án 1 (theo quy hoạch) .................................................................... 65
3.1.2. Phương án 2 (đề xuất điều chỉnh quy hoạch).............................................. 68
3.1.3. Phương án 3 (thiết kế mới ) ........................................................................ 70
3.2. PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CÁC PHÂN KHU CẤP NƯỚC VÀ
MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .......................................................................................... 72
3.2.1. Quy hoạch cấp nước nội đô và chuỗi đô thị đông vành đai 4 ..................... 72
3.2.2. Quy hoạch cấp nước các huyện phía Bắc ................................................... 72
3.2.3. Quy hoạch cấp nước khu vực phía Nam ..................................................... 73
3.2.4. Quy hoạch cấp nước khu vực phía Tây ...................................................... 73
3.2.5. Quy hoạch cấp nước khu vực phía Đơng .................................................... 74
3.2.6. Quy hoạch cấp nước khu vực nông thôn .................................................... 74
3.3. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐI ƯU CỦA CƠNG TRÌNH VÀ
THIẾT BỊ KẾT NỐI CÁC PHÂN KHU CẤP NƯỚC ................................................. 75
3.3.1. Phân tích kết quả tính tốn .......................................................................... 75
3.3.2. Lựa chọn giải pháp ...................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 80


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dự báo dân số đô thị Thủ đô Hà Nội ........................................................21
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn cấp nước 2020 - 2050 ............................................................24

Bảng 1.3. Lựa chọn nguồn nước cấp.........................................................................25
Bảng 1.4. So sánh nguồn nước mặt các con sông và công suất dự kiến khai thác
nước cho sinh hoạt ....................................................................................................26
Bảng 1.5. Công suất các nhà máy nước ngầm thủ đô Hà Nội ..................................29
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước đơ thị Láng Hịa Lạc ..47
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước đô thị Quốc Oai ..........48
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước chuỗi đô thị phía đơng
vành đai 4 ..................................................................................................................50
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp lưu lượng phân khu và toàn thành phố ............................51
Bảng 2.5. Xác định lưu lượng tập trung tại các nút khu đô thị Hòa Lạc ..................53
Bảng 2.6. Xác định lưu lượng tập trung tại các nút khu đô thị Quốc oai .................54
Bảng 2.7. Các thuộc tính nút mối nối (Junction Properties) .....................................58
Bảng 2.8. Các thuộc tính bể chứa (Reservoir Properties) .........................................59
Bảng 2.9. Các thuộc tính Đài nước (Tank Properties) ..............................................60
Bảng 2.10. Các thuộc tính ống (Pipe Properties) Các thuộc tính máy bơm .............61
Bảng 2.11. Các thuộc tính Máy bơm (Pump Properties) ..........................................62
Bảng 2.12. Các thuộc tính Van (Valves) ..................................................................63
Bảng 3.1. Bảng thống kê chiều dài tuyến ống ..........................................................75
Bảng 3.2. Áp lực tại các nút đưa nước về phân khu .................................................76
Bảng 3.3. Tổng tổn thất của mạng lưới .....................................................................76


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí các phân khu cấp nước: Đơ thị vệ tinh Láng Hịa Lạc, đơ thị sinh
thái Quốc Oai và một phần chuỗi đô thị khu vực phía đơng vành đai 4 ..................34
Hình 2.2. Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050 Quy hoạch cấp nước tồn đơ thị ................................................................35
Hình 2.3. Hộp thoại nhập số liệu nút ........................................................................59
Hình 2.4. Hình hộp thoại nhập số bể chứa ................................................................60
Hình 2.5. Hình hộp thoại nhập số liệu đường ống ....................................................62

Hình 2.6. Hình Hộp thoại Partern và nhập chế độ lưu lượng ...................................63
Hình 2.7. Hình hộp thoại nhập số liệu van................................................................64
Hình 3.1. Sơ đồ mạng lưới cấp nước Phương án 1 (Theo Quy hoạch) .....................67
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới cấp nước Phương án 2 (Đề xuất điều chỉnh Quy hoạch).
.............................................................................................................................69
Hình 3.3. Sơ đồ mạng lưới cấp nước Phương án 3 (Thiết kế mới). ..........................71


1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đang là vấn đề cần được giải quyết
và rất quan tâm trên thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo thế kỷ 21
loài người sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa thiên nhiên, đặc biệt là phải đối mặt
với hiểm họa thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.
Nước sạch và vệ sinh mơi trường đơ thị là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai
trị, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong
nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cụ
thể là Chiến lược phát triển cấp nước, thốt nước đơ thị Việt nam đặc biệt là thủ đô
Hà Nội được thể hiện qua: Quyết định số 1929/QĐ-TT ngày 20/11/2009 về việc phê
duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Viêt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 50/2000/QĐ-TTg ngày 24/4/2000
về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến năm 2010 và
định hướng phát triển đến năm 2020;
Tuy nhiên để đưa ra các phương án tối ưu cho một hệ thống đồng bộ được phát
triển trong nhiều giai đoạn cũng gặp phải những khó khăn. Việc áp dụng các
phương pháp tính tốn và các mơ hình tính tốn cho các mạng lưới cấp nước cũng
chưa thống nhất, phân khu cấp nước chưa chặt chẽ. Điều này cũng gây nên những

tác động đến chất lượng phục vụ của của hệ thống cấp nước.
Vì vậy “Nghiên cứu giải pháp kết nối một số phân khu cấp nước của thủ đô Hà
Nội ” là hết sức cần thiết. Với kết quả của đề tài, chúng ta sẽ có biện pháp kỹ thuật,
kế hoạch cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước thủ đô Hà Nội.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực trạng khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước thủ đô Hà
Nội.
- Nghiên cứu các phân khu cấp nước của thủ đô Hà Nội theo quy hoạch.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật cụ thể khớp nối giữa các phân khu cấp nước.


2

1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan về hệ thống cấp nước thủ đơ Hà Nội.
- Các phương pháp tính tốn thiết kế mạng lưới cấp nước.
- Mơ phỏng và lựa chọn sơ đồ mạng lưới cấp nước hợp lý ( áp dụng cho một
đối tượng nghiên cứu điển hình).
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống;
- Phương pháp mơ hình tốn - thủy lực;
- Phương pháp chuyên gia;
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống cấp nước thủ đô Hà Nội
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mạng lưới cấp nước có thể rất lớn và bao gồm rất nhiều đối tượng; tuy nhiên
trong đề tài này tập trung vào các giới hạn sau:

Về đối tượng: Nghiên cứu cơng trình và thiết bị để thực hiện sự kết nối gữa các
phân khu cấp nước
Về số phân khu: Mạng lưới cấp nước có từ 2 đến 3 phân khu và từ 2 đến 3
nguồn nước cấp. Cụ thể các phân khu là đô thị vệ tinh Láng Hịa Lạc, đơ thị sinh
thái Quốc Oai và một phần chuỗi đơ thị khu vực phía đơng vành đai 4. Nguồn cấp
nước là nguồn nước mặt sông Đà và hai nhà máy nước ngầm khu đô thị Hà Đông.
Về thời gian:Định hướng cấp nước tương lai cho thủ đô Hà Nội đến năm 2030
tầm nhìn đến năm 2050.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Thủ đơ Hà Nội có địa hình khá đa dạng, gồm: Vùng đồng bằng, vùng Trung du,
đồi núi thấp và vùng núi cao. Cao độ địa hình biển đổi từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và từ Tây sang Đông.
Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 54,5% diện tích tự nhiên, nằm dọc hạ lưu sơng
Hồng, sơng Đáy và sơng Tích. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, là vùng sản xuất
nơng nghiệp với cây trồng chủ yếu là lúa nước. Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao
độ cũng có nhiều biến đổi, phổ biến từ 1,0m đến trên 11,0m.
Vùng trung du, đồi núi thấp: chiếm khoảng 40,5% diện tích tự nhiên, tập trung
chủ yếu thuộc Hà Tây cũ và Sóc Sơn. Đây là dạng địa hình địa hình gị đồi, núi
thấp, có độ cao từ (30-300)m tập trung chủ yếu ở vùng thấp của Ba Vì, vùng cao
của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, TX Sơn Tây, Lương
Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều núi đá vôi và hang động Karstơ. Do có địa hình dốc,

diện tích đất trống đồi trọc lớn nên đất đai thường bị xói mịn, rửa trơi mạnh. Thuộc
địa hình trung du cịn một phần diện tích chiếm tỷ lệ khơng lớn, đó là các vùng đồi
Sóc Sơn, Hồ Lạc.
Vùng núi: Địa hình núi cao có diện tích khoảng 17.000ha, chiếm khoảng 5%,
tập trung chủ yếu ở Ba Vì có độ cao từ 300m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296m.
Đây là nơi có địa hình dốc (>25o), tập trung tới 54% diện tích đất lâm nghiệp của
Hà Tây cũ.
2. Khí hậu.
Thủ đơ Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, có khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đơng lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng
mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. Nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tương đối đồng


4

nhất, biến đổi khơng nhiều giữa các vùng địa hình (Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng
bằng khoảng 23oC ÷ 24oC, miền núi vào khoảng 21oC ÷ 22,8oC; Độ ẩm dao động
83-85%;lượng bốc hơi TB năm 800-<1000mm). Riêng phân bố lượng mưa trong
địa bàn biến đổi theo không gian, thời gian, chịu ảnh hưởng mạnh của đặc điểm địa
hình và hướng gió. Mưa ở khu vực đồng bằng nhỏ hơn vùng núi. Ba Vì là trung tâm
mưa lớn nhất Hà Nội với tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2100mm. Khu vực
đập Đáy là nơi ít mưa nhất với tổng lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1500mm.
Tại khu vực đồng bằng lượng mưa tăng dấn từ Bắc xuống Nam, song các trận mưa
lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng tương đối đồng đều.
3. Thủy văn.
Mạng lưới sơng ngịi trên địa bàn và đi qua Hà Nội khá dày đặc và phong phú,
gồm có: sơng Hồng, sơng Đà, sơng Đáy, Nhuệ, Tích, Cà Lồ… Hệ thống này có
chức năng giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nơng nghiệp, tiêu thốt
nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Ngồi mạng lưới sơng ngịi, Hà nội cịn
là Thủ đơ có nhiều ao hồ, hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có tới

111hồ/ao với tổng diện tích khoảng 1.165ha.
Sơng Hồng là con sơng lớn nhất miền Bắc có tổng diện tích lưu vực 155.000
km2 (phần trong nước ta 72.000 km2). Sơng có chiều dài khoảng 1226km, đoạn qua
lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 556km, đoạn chảy qua Hà Nội dài khoảng 118km
có lưu lượng bình quân hàng năm 2640m3/s với tổng lượng nước khoảng 83,5 triệu
m3. Sông Hồng không chỉ là nguồn chính cung cấp nước tưới mà cịn là một trong
những nơi nhận nước tiêu của Hà Nội. Mùa lũ kéo dài 5 tháng bắt đầu từ tháng 6 và
kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trong các tháng mùa lũ chiếm 75 - 80% tổng
lượng nước hàng năm, trong đó tháng 8 chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Chế độ thuỷ văn: Hà Nội do ảnh hưởng của địa hình các vùng núi xung quanh
có độ dốc lớn, độ che phủ bởi thảm thực vật thấp, cấu trúc mạng lưới sơng có hình
nan quạt, mưa lớn và kéo dài trên tồn lưu vực… đã làm cho nước lũ trên hệ thống
mang tính chất lũ núi. Mực nước và lưu lượng lũ biến đổi rất nhanh, nhiều khi rất
đột ngột, thời gian lũ tương đối dài, trung bình 6-7 ngày, dài nhất lên tới 20 ngày.


5

Biên độ lũ khá lớn dao động từ 7 đến trên 10m. Các vùng thượng lưu và trung lưu
hệ thống sơng Hồng có chế độ nước lũ rất phức tạp, tốc độ dòng chảy lớn đạt từ 35m/s, cường suất mực nước khi lũ lên rất lớn từ 3 - 7m/ngày. Vùng hạ lưu sau khi
các sông Đà, sông Lô hội lưu với sơng Hồng, thì tồn bộ lượng nước đều đổ dồn về
đồng bằng, nơi có địa hình trũng thấp, lịng sơng bị thu hẹp do các tuyến đê bao bọc
gây lên lũ lớn. Theo tài liệu thống kê 1971 trong vịng 70 năm đã có 7 lần lũ sơng
Hồng, sơng Đà, sơng Lơ gặp nhau. Trong đó đặc biệt là 3 năm lũ lớn là 1913, 1945
và 1971. Lưu lượng trung bình các tháng mùa lũ đạt tới 8.000 đến 10.000m3/s. Số
liệu thực đo tại Hà Nội trong khoảng 100 năm cho thấy trận lũ lịch sử với giá trị đo
chưa hoàn nguyên do vỡ đê, tràn đê và phân chậm lũ của đỉnh lũ đo được ngày 208-1971: tại Sơn Tây mực nước lớn nhất 16,9m, lưu lượng 30.000m3/s; tại Hà Nội cũ
H max = 14,13m và Q max = 25.000m3/s.
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Dịng chảy của
sơng trong thời đoạn này ngoài nước mưa trên lưu vực, chủ yếu do nước ngầm cung

cấp. Mực nước sông trong các tháng 3 và 4 thường xuống mức thấp nhất.
4. Địa chất
Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, nguy hiểm nhất là động đất
dự đoán xảy ra trên các đứt gãy sâu chạy qua địa phận thành phố. Khu vực từ đứt
gãy ở phía Tây sơng Hồng và ở phía Đơng sơng Lơ nằm trong vùng động đất cấp 8
(trong điều kiện nền bình quân) magnitude Mmax≤ 6,2; độ sâu chấn tiêu h=15-20m.
Khu vực nằm giữa sông Hồng và sông Đáy thuộc vùng đồng bằng châu thổ
sơng Hồng được thành tạo do q trình bồi tụ và lắng đọng trầm tích trong điều kiện
biển nâng cùng với các dịng chảy của sơng ra biển. Do quá trình chuyển động kiến
tạo đã trải qua với các kỷ Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ… cùng với tác động mạnh của các
điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, nóng, ẩm, mưa…) làm cho đất đá bị phong hoá mạnh
tạo nên nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất. Với các lớp bồi tích,
trầm tích, phù sa khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải qua thời
kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miền trũng võng
chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một vùng đồng bằng rộng lớn và


6

ngập nước. Nhìn chung khu vực này có nền địa chất rất yếu, khi xây dựng cơng
trình đặc biệt là cơng trình cao tầng cần có biện pháp xử lý chống lún, chống cát
đùn và cát chảy.
Khu vực nằm giữa sơng Đáy và sơng Tích (tả Tích) kéo dài từ Tả Hồng đến cửa
sơng Tích tại Ba Thá thuộc kỷ Đệ tứ thống Halogioi bồi tích trầm tích, trầm tích
đầm lầy, thành phần đất nền chủ yếu là cuội sỏi, cát kết xám xanh, xám đen và than
bùn. Khu vực nằm sát ven sơng Tích chạy dọc đường QL21A từ Trung Hà đến
Quảng Oai cũ thuộc thống giữa bậc Ladini điệp cốt bãi, thành phần cát kết, đá phiến
sét xennit thấu kính vơi. Khu vực từ Quảng Oai đến Tây Phương thuộc hệ Trias
thống dưới điệp Mường Hinh. Thành phần chủ yếu là cuội kết, đá phiến sét màu
nâu đỏ phun trào bazơ, đá vôi. Với đặc điểm địa chất như vậy khi xây dựng các

cơng trình có tải trọng lớn cần lưu ý các biện pháp xử lý nền móng để chống lún sụt
và trượt ngang.
Khu vực nằm phía bờ hữu sơng Tích: đây là khu vực có địa hình chủ yếu là núi
cao xen kẽ đồi núi thấp nên có nhiều dải địa chất xen lẫn khá phức tạp. Dải sơng
Tích từ Trung Hà đến Xn Khanh thuộc đới Protezoi phức hệ sơng Hồng, đá phiến
liatit có granat, ximimatit, grafit. Dải từ Đầm Long theo đường Khê Thượng đến
dưới Tân Xã thuộc hệ Trias thống giữa bậc ladimi cát kết, đá phiến sét xennit thấu
kính vơi. Sườn và núi cao của dãy Ba Vì thuộc hệ Trias dưới điệp Dốc Cun, đá
phiến sét, cát kết, đá vôi bazan. Điều kiện địa chất cơng trình khu vực này khá tốt,
tuy vậy khi xây dựng các cơng trình có tải trọng lớn vẫn cần có các giải pháp xử lý
nền phù hợp.
Về hệ sinh thái rất đa dạng, bao gồm: hệ sinh thái rừng (Ba Vì, Hương Sơn, Mỹ
Đức), hệ sinh thái nông nghiệp (đồng bằng châu thổ sông Hồng), hệ sinh thái thủy
vực và hệ sinh thái ao hồ.
5. Tình hình nền xây dựng
Về nền: Khu vực đơ thị, các đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung phần lớn
nền xây dựng đều đã được quản lý theo cao độ khống chế xây dựng. Các khu vực ngoại
thị, thị trấn, làng xóm trong đơ thị …cơng tác quản lý cao độ chưa được kiểm soát.


7

Về hệ thống thốt nước mưa đơ thị: Khu vực đơ thị phía Nam sơng Hồng của
Hà Nội cũ có hệ thống thốt nước mưa đơ thị và có trạm bơm tiêu đô thị, tuy nhiên
các tuyến cống xây dựng trong nhiều thời kỳ. Do vậy không đồng bộ và vẫn cịn
nhiều tuyến cống khơng đủ năng lực thốt. Có những khu vực cống cao hơn cao độ
nền xây dựng do vậy có cống nhưng khơng tiêu được nước. Quản lý về cấp phép
đấu nối hệ thống thoát nước cục bộ vào hệ thống chung của thành phố chưa tốt dẫn
đến năng lực của cống không được phát huy và thậm chí gây úng cục bộ. Các khu
vực cịn lại của Hà Nội có thể nói là chưa có hệ thống thốt nước đơ thị, chủ yếu

theo địa hình ra khu trũng và tiêu theo chế độ tiêu thoát của thuỷ lợi. Hệ thống hồ
tương đối nhiều nhưng phân bố khơng đồng đều. Phần lớn các hồ có xuất xứ hình
thành chủ yếu tự nhiên, hiện nay đang bị san lấp thu hẹp và không được cải tạo nạo
vét nên hạn chế khả năng tham gia điều hịa thốt nước cho thành phố và khu vực.
Công tác quản lý hệ thống hồ có nhiều hạn chế .
Về tình trạng úng ngập: Tình hình úng ngập tại đơ thị vẫn xảy ra thường xun
khi có mưa lớn do cơng trình đầu mối có năng lực kém hoặc chưa có cơng trình tiêu
chủ động. Hệ số tiêu quá thấp so với yêu cầu. Hệ thống cơng trình đầu mối và cơng
trình nội đồng chưa đồng bộ. Nhiều kênh tiêu bị xâm hại, lấn chiếm nghiêm trọng
đặc biệt là các kênh mương nội đồng đi qua khu vực đô thị mới và khu cơng nghiệp.
Có những khu vực các cơng trình đầu mối đã được đầu tư nhưng hệ thống kênh
mương chưa đảm bảo để tiêu thoát về trạm bơm.
6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên
Thủ đô Hà Nội là vùng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để xây dựng và phát
triển đô thị. Tuy nhiên, do đặc điểm chung của vùng Đồng bằng sơng Hồng có
nhiều sơng hồ nhưng độ dốc thấp, nên hàng năm Hà Nội thường chịu ảnh hưởng
của bão gây ra mưa lớn và làm ngập úng diện rộng. Vì vậy khi xây dựng và phát
triển đơ thị cần phải có giải pháp thốt nước và xử lý cao độ nền hợp lý để hạn chế
tối đa ngập úng.
Ngoài ra do cấu trúc địa chất phức tạp, một số khu vực (Phú Xuyên) nền đất
yếu cường độ chịu tải thấp R<1,5kg/cm2, khi xây dựng công trình đặc biệt là các


8

khu vực tập trung xây dựng nhà cao tầng mật độ cao cần phải lưu ý về xử lý nền
móng.
1.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế
1. Tình hình dân số, lao động, đất đai
a. Dân số

Theo niên giám Thống kê tồn quốc 2009(tóm tắt), dân số Hà Nội là 6.472.200
người. Tỉ suất tăng dân số bình quân năm của Hà Nội mới cho thời kỳ 1999-2009
trung bình 2%. Tăng bình quân 2,1 %/năm (2000 – 2008) trong đó thành thị là 4,6
%, cao hơn cả thành phố Hồ Chí Minh (3,1%), chủ yếu tăng cơ học và 1,2%/năm ở
nông thôn.
Dân cư phân bố không đều, tập trung tại các quận nội thành, mật độ dân số
trung bình là 1.926 người/km2. Tốc độ đơ thị hóa phát triển tương đối nhanh, năm
2008 có 40,8% dân thành thị tương ứng với 2.632.087 người và 59,2% dân nông
thôn tương ứng với 3.816.750 người.
Trong 13 năm từ 1994 đến 2008 tại 4 quận nội thành cũ tăng thêm 96.600
người, trung bình trên 7.400 người/năm, riêng quận Hoàn Kiếm chỉ tăng gần 380
người/năm; 5 quận mới (trừ Hà Đông) thêm hơn 1 triệu dân, trung bình 79.000
người/năm, nhiều nhất là tại quận Thanh Xuân 6.600người/năm. Vì vậy cần kiểm
sốt chặt chẽ mức tăng dân cư nội thành hơn nữa, nhất ở các quận Đống đa và 5
quận mới.
Tại khu vực nông thôn biến động dân số chủ yếu do luồng di dân đi kiếm sống
tại đô thị hoặc học tập. Xu hướng dịch cư từ các tỉnh quanh Hà Nội mới vào, đặc
biệt từ vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 70% lượng dịch cư và đa số chọn các
vùng ven đô để sinh sống và đi làm tại các nội đô.
b. Lao động
Dân số lao động trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn khoảng trên 4,3 triệu
người, đều chiếm một tỷ lệ lớn trên 67% (2008). Dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt
ở độ tuổi 20-25 có đào tạo. Đây là nguồn nhân lực lớn, tạo thuận lợi tăng trưởng
kinh tế cho Hà Nội. Dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế năm


9

2008 (theo sở Lao động, thương binh và xã hội) khu vực công nghiệp - xây dựng
(31,27%), nông nghiệp (32,22%) và dịch vụ (36,51%). Tỷ lệ đơ thị hóa tăng dần và

cần có lộ trình để đào tạo tiếp một lực lượng lớn lao động nơng thơn thành những
người có tay nghề cao trong các ngành kinh tế.
c. Đất đai
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, tổng đất tự nhiên hiện nay của Hà nội 3.344,6
km2 . Tổng đất tự nhiên khu vực thành thị khoảng 34.615 ha (chiếm khoảng 10,4%),
tổng đất tự nhiên khu vực nông thôn khoảng 299.845 ha (chiếm khoảng 89,6%). Đất
nơng, lâm nghiệp có >189.000 ha, chiếm 56,5% đất tự nhiên; đất phi nơng nghiệp
có khoảng 135.000 ha chiếm >40,4% đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng khoảng 10.450
ha chiếm 3,1% đất tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng khoảng 4.850 ha,
chiếm khoảng 1,4% đất tự nhiên. Tổng đất xây dựng cả thành thị và nơng thơn
khoảng 45.500ha chiếm khoảng 13,7% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất xây dựng
thành thị khoảng 18.000ha; chủ yếu tập trung vào 10 quận nội thành chiếm 5,2% đất
tự nhiên, đất xây dựng nông thôn khoảng 27.400ha; đất dành cho cây xanh-thể dục
thể thao khoảng >720ha; đất dành cho các trường đại học và cao đẳng khoảng
600ha; đất khu công nghiệp khoảng >5.000 ha. Chỉ tiêu đất đơn vị ở (khơng tính
cơng cộng, cây xanh, giao thơng cấp khu ở) năm 2009 trong 4 quận nội đô cũ rất
thấp 11,1 m2/người, 5 quận mới 35 m2/người, thị trấn Thường Tín 16,4 m2/người,
cịn lại tại Hà Đơng, thị xã Sơn Tây và các thị trấn khác đạt trên 40 m2/người.
2. Tình hình kinh tế
a. Cơng nghiệp
+ Đối với các khu cơng nghiệp
Cơng nghiệp Hà Nội trong những năm qua có mức tăng trưởng khá: Cơ cấu
kinh tế Thủ đơ có sự chuyển dịch theo xu hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp- xây
dựng; Đến năm 2008, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP là 42,2%. Tuy
nhiên, sự phát triển này còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa dự báo hết khả
năng cạnh tranh cũng như sự xuất hiện các cơ hội và lợi thế mới của Hà Nội sau khi
mở rộng.


10


Mặc dù các cơ sở cơng nghiệp đã góp phần thể hiện vai trò của Hà Nội là 1
trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giải quyết gần 9 vạn lao động. Song
việc phát triển công nghiệp của Thành phố chưa tương xứng với tiềm năng đã có,
nhiều KCN triển khai chậm và khơng có hiệu quả.
+ Đối với các làng nghề
Hà Nội có tổng số 256 làng nghề. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa
phát triển và mở rộng đúng tiềm năng. Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất chưa
đảm bảo. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Phát triển tự phát. Hạ tầng xuống cấp. Các tác
động tiêu cực từ đơ thị hóa như: đất đai bị thu hẹp, mật độ dân cư và mật độ xây
dựng tăng nhanh. Bảo tồn văn hóa làng nghề chưa được chú trọng đúng mức, đồng
thời tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gia tăng.
b. Dịch vụ thương mại
+ Tình hình về dịch vụ thương mại
Nhìn chung mạng lưới chợ, siêu thị- trung tâm thương mại trên cơ sở phân bố
mật độ dân cư khu vực Hà Nội và hệ thống chợ đầu mối hiện đại đều thiếu và yếu.
Hệ thống phân phối bán lẻ nằm rải rác và tự phát khơng có sức cạnh tranh. Thiếu
diện tích cho bãi đỗ xe và các cơng trình phụ trợ. Về trung tâm hội chợ triển lãm,
nhu cầu ngày càng tăng nhưng quy mô và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
c. Tình hình về dịch vụ du lịch
Du lịch tại Hà Nội vẫn chưa phát triển mạnh, bị ảnh hưởng bởi hệ thống cơ sở
lưu trú và các dịch vụ du lịch đi kèm. Khan hiếm dịch vụ lưu trú cho khách, đặc biệt
là các khách sạn cao cấp, gây khó khăn cho vấn đề đặt chỗ đặt tour. Bên cạnh sự
thiếu thốn về cơ sở vật chất, tiện ích dịch vụ du lịch, Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi
tác động của đơ thị hóa và ơ nhiễm về chất lượng mơi trường, xuống cấp của các tài
nguyên di sản, văn hóa truyền thống .v.v..., đó là một trong những nguyên nhân
khiến lượng khách du lịch quốc tế tới Hà Nội còn khiêm tốn so với vùng miền
Trung và Thành phố Hồ Chí Minh.
d. Nơng, lâm, ngư nghiệp
+ Về Nơng nghiệp



11

Mơ hình sản xuất nơng nghiệp tại Hà nội đang theo hướng chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và phương thức canh tác, nhằm tăng chất lượng nơng sản hàng hóa và
hiệu quả kinh tế. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã hình thành một số mơ hình
nơng nghiệp cơng nghệ cao tại khu vực Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm; hình thành
một số vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả và mở rộng diện tích
trồng lúa chất lượng cao… Trong chăn nuôi đã xuất hiện một số mơ hình chăn ni
tập trung, các trang trại ni lợn, bị sữa, gia cầm tại khu vực Ba Vì, Mỹ Đức,
Thanh Oai…
+ Về lâm nghiệp
Diện tích rừng của Hà Nội không nhiều so với các tỉnh khác trong cả nước tập
trung chủ yếu tại khu vực Sóc Sơn, Hương Sơn-Mỹ Đức và Ba Vì. Lâm nghiệp của
Hà Nội chủ yếu là bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn với
hiệu quả chính là bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ phát triển du lịch.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hà Nội là: 25.123,7ha, chiếm khoảng
7,5% diện tích tự nhiên của thành phố. Rừng tự nhiên của Hà Nội có tại Ba Vì,
Hương Sơn, Sóc Sơn…và thuộc rừng phịng hộ huyện Mỹ Đức.
+ Về thủy sản
Ngành thủy sản Hà Nội mặc dù có tăng trưởng trong những năm qua, nhưng tỷ
trọng thấp, chiếm <5% tỷ trọng GDP cơ cấu nông lâm thủy sản. Một số diện tích đất
nơng nghiệp trồng lúa một vụ, vùng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
3. Tình hình hạ tầng xã hội
a. Tình hình hệ thống giáo dục, đào tạo
Hầu hết các trường đại học cao đẳng này tập trung trong khu vực các quận nội
thành đã gây áp lực quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đơ thị hiện có. Cơ sở vật
chất nghèo nàn, diện tích đất bình qn các trường q thấp so với tiêu chuẩn tối
thiểu, thiếu chỗ cho nơi học tập, rèn luyện thể chất, nghiên cứu sáng tạo... Mạng

lưới trường học phổ thơng tại Hà Nội có nhiều tồn tại đó là: Thiếu trường học (đặc
biệt ngành mầm non, tiểu học). Trừ một số trường mới được xây dựng, đa số các
trường có cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học thiếu thốn, không đáp ứng tiêu


12

chuẩn quốc gia, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Các trường ngồi cơng lập
khơng ổn định vị trí do phải đi thuê cơ sở vật chất... Mạng lưới giáo dục phổ thơng
cịn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu hiện đại hóa trường lớp. Những
trường “điểm”, tỷ lệ học sinh / lớp quá cao, thiếu trường học đặc biệt ngành mầm
non, tiểu học. Mạng lưới trường ngồi cơng lập khơng ổn định, phụ thuộc vào các
hợp đồng thuê mượn. Diện tích đất / học sinh còn thấp so với quy định. Để nâng cao
chất lượng sống cho người dân Hà Nội, cần phải có những giải pháp cụ thể và khả
thi để mở rộng cơ sở trường lớp, đặc biệt là khu vực đông dân cư nội đơ hiện nay.
b. Tình hình hệ thống y tế
Phần lớn các bệnh viện tại Hà Nội có quy mơ diện tích nhỏ, được xây dựng từ
lâu, mặt bằng chật hẹp, xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc, thiếu so với tiêu
chuẩn. Mật độ các bệnh viện tập trung quá nhiều vào khu vực nội thành gây sức ép
lên cơ sở hạ tầng và mơi trường. Trình độ năng lực của đội ngũ nhân viên y tế
không đồng đều. Quá tải tại các bệnh viện TW do số lượng bệnh nhân tập trung từ
các tỉnh khác.
c. Tình hình khơng gian, cây xanh, đơ thị và mặt nước
Đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa bị thu hồi để triển khai các dự án sân
golf gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như nền nông nghiệp của
vùng. Thu hồi đất nông nghiệp vào mục đính khác làm thay đổi cơ cấu nơng nghiệp,
giảm sản lượng lúa, tạo ra một luồng lao động tự phát tràn vào đô thị, gia tăng áp
lực cho đô thị trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và an ninh xã hội. Vấn đề phát
triển sân golf là xu hướng tất yếu của nhu cầu xã hội nhưng cần có quy hoạch rõ
ràng cho những khu vực phát triển loại hình sân golf này.

Tình trạng các cơng viên được nghiên cứu và gắn kết cùng các dự án mới với
các cơng trình mới được xây kèm làm thu nhỏ khơng gian xanh vốn có. Các khơng
gian xanh khơng chỉ thiếu thốn tại khu vực trung tâm mà còn bị ô nhiễm đối với khu
vực hai bên sông của hệ thống các con sông của Hà Nội. Phần lớn phần xanh được
che phủ bởi đất nông nghiệp, đất hoang, chưa được quy hoạch thống nhất để tạo
cảnh quan đẹp. Thiếu quy hoạch đồng bộ các hệ thống cây xanh đô thị và mặt nước


13

cấp Vùng, cấp thành phố, cấp quận, huyện và các phường xã đến các đơn vị ở theo
quy chuẩn quy phạm của đơ thị. Diện tích ao hồ giảm mạnh trong các năm qua gây
tình trạng úng lụt và tiêu thốt khơng tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan
thiên nhiên của đô thị và làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Sông hồ
Hà Nội là nguồn tiếp nhận, dẫn, vận chuyển và chứa xử lý nước thải sinh hoạt cơng
nghiệp và điều hịa nước mưa.
1.2. NGUỒN NƯỚC
1.2.1. Nguồn nước mặt
Nguồn nước tại các lưu vực ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là sơng Tích và sơng
Đáy. Chất lượng nước các sơng chính thuộc lưu vực sơng Nhụê - sông Đáy đang bị
ô nhiễm, đặc biệt là nước sơng Nhuệ. Các sơng thốt nước và sơng Cầu Bây (Gia
Lâm): tiếp nhận khoảng 700.000 m3/ngày nước thải đô thị và sản xuất. Chất lượng
nước ở hầu hết các con sông nội thành Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng
(BOD 5 sông Tô Lịch vượt 7,13 lần, Kim Ngưu vượt 6,64 lần, sông Sét vượt 2,84
lần, sông Lừ vượt 5,28 lần) và xu thế tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải chưa được xử
lý và đổ thẳng ra sông, hồ. Dự báo đến năm 2020 mức ô nhiễm môi trường nước
của các sông nội thành ở Hà Nội sẽ tăng gấp 2 lần hiện nay nếu khơng có giải pháp
hiệu quả.
+ Sơng Nhụê: Tiếp nhận nước thải đô thị chủ yếu của Hà Nội, Hà Đông và
nước thải nông thôn, làng nghề trong lưu vực. Chất lượng nước thay đổi dọc chiều

dài sông và đều bị ô nhiễm, đoạn sau đập Thanh Liệt ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Sông Đáy: Sông Đáy hiện bị bồi lấp, cạn kiệt dịng chảy. Chất lượng nước
sơng đang bị ơ nhiễm bởi nước thải nông thôn, làng nghề bởi các thành phần hữu cơ
và vô cơ (COD vượt 3,54 lần, BOD 5 vượt 3,2 lần).
+ Sông Hồng: Sông Hồng trước trạm bơm Yên Sở hầu như chưa bị ô nhiễm
(trừ hàm lượng cặn). Đoạn hạ lưu trạm bơm Yên Sở BOD 5 có dấu hiệu ơ nhiễm
nhưng khơng cao. Nước sơng Hồng tại hạ lưu mương thoát nước của trạm bơm Yên
Sở BOD5, COD, NH4+; đều vượt TCVN 5942-1995 trong đó tại vị trí cảng Khuyến
Lương vượt TCCP 5,8 lần. Tuy nhiên do lưu lượng dòng chảy lớn nên khả năng tự
làm sạch còn tốt.


14

+ Sơng Tích: Chất lượng nước sơng Tích bắt đầu có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ
và kim loại nặng (BOD 5 vượt 1,05 lần, Fe vượt 1,41 lần).
+ Sông Bùi: Các kết quả quan trắc cho thấy nước sông Bùi chưa ô nhiễm.
Chất lượng nước các hồ nội thành Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng,
nặng nhất tại các hồ Văn Chương, Giám, Linh Quang, Ngọc Khánh, Trúc Bạch. Các
hồ ở ven đô (hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân...) là những hồ điều hịa
đang được sử dụng để nuôi cá, khả năng ô nhiễm trong những năm tới cao. Các hồ
thượng lưu Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn đều chưa bị ô nhiễm.
1.2.2. Nguồn nước ngầm
Nước ngầm hiện nay đang là nguồn nước sử dụng chính cho thủ đơ Hà Nội với
cơng suất khai thác 700.000 m3/ngđ, cần khai thác nước ngầm hợp lý để tránh sụt
lún nền đất đô thị cũng như do chất lượng nước nhiều khu vực không đảm bảo.
Các nhà máy nước chủ yếu tập trung tại Hà Nội cũ, Sơn Tây và Hà Đông. Khu
vực Hà Nội cũ Nam sơng Hồng có 11 NMN chính với tổng cơng suất 555.000
m3/ngđ, Bắc sơng Hồng có 2 NMN với cơng suất 37.000 m3/ngđ, Sơn Tây có 2
NMN với tổng cơng suất 20.000 m3/ngđ, Hà Đơng có 2 NMN với tổng cơng suất

36.000 m3/ngđ. Nước ngầm tại Hà Nội đang ngày càng suy giảm về trữ lượng.
Mực nước ngầm Hà Nội đang sụt giảm 0,3-0,4 m/năm, đặc biệt là khu vực Mai
Dịch, Pháp Vân. Xuất hiện ô nhiễm Asen trong nguồn nước ở Hà Nội, có nơi đã lên
tới 40 lần TCVN (Đan Phượng). Ơ nhiễm amơni (NH4+) một số nơi cũng vượt mức
cho phép 20-30 lần.
1.2.3. Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với cấp nước
Đánh giá thực trạng hiện tại:
- Nguồn nước ngầm tiếp tục bị suy giảm từ 1% ÷ 2% hàng năm, nguồn nước
Sơng Đà cung cấp cho nội đơ cũng chỉ đạt bình qn từ 40.000- 45.000 m3/ngđ,
trong khi nhu cầu sử dụng nước hàng năm dự kiến tăng từ 2- 3%. Đặc biệt vào dịp
hè có những đợt nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến từ 10 ÷
15%, do vậy tổng lượng nước thiếu hụt so với nhu cầu từ 40.000 ÷ 60.000 m3/ngđ.
- Các dự án phát triển nguồn nước như nguồn nước mặt Sông Hồng, Sông


15

Đuống đang trong giai đoạn nghiên cứu báo cáo khả thi.
- Công tác khoan bổ sung thay thế các giếng suy thối để duy trì cơng suất khai
thác, bổ sung nguồn nước cũng gặp nhiều khó khăn do Quỹ đất thành phố hạn hẹp,
chưa tìm được địa điểm để khoan thay thế. Một số giếng, cụm giếng bị xen kẹt
trong các nhà dân, khu dân cư... khơng có đường thốt nước nên cũng ảnh hưởng
đến công tác thi công thổi rửa bảo dưỡng giếng theo định kỳ hàng năm.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản để mở rộng, nâng cấp HTCN rất lớn trong
khi đó nguồn vốn hỗ trợ ngân sách hạn hẹp, chủ yếu dùng nguồn vốn vay và vốn tự
có của Cơng ty để triển khai thực hiện trong điều kiện giá nước được điều chỉnh
chưa đủ để bù chi phí đầu vào do vậy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD của
Cơng ty.
- Cơng tác GPMB các Quận, huyện gặp nhiều khó khăn trong cơ chế đền bù
giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án mở rộng hệ

thống cấp nước theo nhiệm vụ của Thành phố giao.
Tóm lại, nguồn nước ngầm đang ngày càng giảm sút về trữ lượng và chất
lượng. Nguồn nước mặt đang ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng. Với những
nguồn nước như ở trên thì khơng đủ cung cấp và đáp ứng nhu cầu dùng nước cả về
trữ lượng và chất lượng. Hiện nay nhà máy nước sông Đà công suất giai đoạn 1 là:
300.000m3/ngđ là nguồn cấp nước bổ sung cho Hà Nội, đến nay công suất khai thác
sử dụng thấp do mạng lưới cấp nước chưa được xây dựng hồn chỉnh, các dự án
khai thác nước mặt sơng Hồng và sông Đuống đang trong giai đoạn nghiên cứu báo
cáo khả thi. Với những khó khăn trên để đảm bảo cấp nước thì cần có biện pháp
phát triển hệ thống cấp nước để đảm bảo đủ lượng nước cũng như chất lượng nước
cho hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra nguồn vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng
là vô cùng quan trọng.
1.3. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
1.3.1. Hiện trạng các nhà máy xử lý nước
Hiện nay nguồn nước cấp cho thủ đô Hà Nội là nguồn nước ngầm và nguồn
nước mặt sông Đà.


16

Nguồn nước ngầm được xử lý tại các trạm xử lý nước ngầm và được bơm vào
mạng lưới qua trạm bơm cấp II. Đối với nguồn nước ngầm: Áp dụng cơng nghệ
truyền thống làm thống - xử lý sơ bộ (tiếp xúc; keo tụ, lắng hoặc lọc đợt I) - lọc
nhanh - khử trùng. Bao gồm 21 nhà máy nước ngầm với tổng công suất hiện nay là
860000m3/ ngđ. Một số nguồn nước ngầm phía Nam Hà Nội có chất lượng xấu sẽ
giảm dần công suất khai thác và ngừng hoạt động vào năm 2020 đối với Nhà máy
nước Hạ Đình và năm 2030 đối với Nhà máy nước Tương Mai, Nhà máy nước Pháp
Vân. Thay thế nguồn nước ngầm này là nguồn nước mặt lấy từ Nhà máy nước mặt
Sông Đà và từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Nguồn nước mặt: Từ cuối tháng 7/2008 các hạng mục xây dựng chính của nhà

dự án xây dựng nhà máy nước sông Đà trong giai đoạn I với công suất 300.000
m3/ngày đêm đưa vào khai thác. Gồm các kênh dẫn nước sông, khu nhà máy xử lý
và tuyến ống tải nước sạch. Tại khu nhà máy xử lý: Cuối hồ Đầm Bài xây dựng
trạm bơm nước hồ để đưa nước thô được lấy từ nguồn nước mặt sông Đà lên nhà
máy xử lý. Nhà máy xử lý được xây dựng ở độ cao 92m trên vùng núi đá thuộc xã
Phú Minh, huyện Kỳ Sơn và xã Yên Quang, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình. Tại
đây, nước thơ được xử lý, lọc sạch và khử trùng sau đó nước sạch tự nhiên chảy
theo đường ống truyền tải đến bể chứa cách nhà máy 12km rồi được đưa về Hà Nội.
Nước sông Đà có ưu thế hơn so với nước từ các con sơng khác trong vùng vì lưu
lượng lớn và ổn định, hàm lượng cặn nhỏ (lớn nhất là 161g/m3, nhỏ nhất là 15g/m3)
do nước được sơ lắng qua hồ Hịa Bình, không bị ảnh hưởng do các nhà máy sản
xuất công nghiệp phía thượng nguồn.
Cơng tác quản lý chất lượng nước được thực hiện như sau:
- Các Nhà máy, Trạm SX cục bộ sản xuất cấp nước đạt tiêu chuẩn chất lượng
nước theo quy chuẩn VN -01/2009/BYT của Bọ trưởng Bộ y tế
- Hàng ngày các nhà máy, trạm sản xuất nước kiểm tra chất lượng nước trên
tồn bộ các cơng đoạn xử lý nước( từ nguồn nước thô đến đồng hồ tổng của Nhà
máy cấp nước ra mạng lưới Thành phố).
- Phòng Kiểm tra chất lượng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước
tại các nhà máy, trạm sản xuất và ngoài mạng.


17

- Công tác phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng: Trung tâm Y tế dự phòng
kiểm tra định kỳ hàng tháng, đột xuất các nhà máy sản xuất nước và ngồi mạng để
thơng báo đến cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng nước theo
quy định.
Hiện trạng mạng lưới đường ống hệ thống cấp nước thủ đô
Hiện nay mạng lưới trong nội đô tiếp tục cải tạo, đầu tư mới để phát triển mạng

lưới cấp nước, tăng cường cơng tác chống thất thốt thất thu nhằm giữ vững ổn định
tình hình cấp nước và nâng cao mức độ dịch vụ cấp nước trên địa bàn Thành phố.
- Về mạng lưới cấp nước thủ đô đến 2014 đã thi công lắp đặt được: 22,275 Km
đường ống dịch vụ. Nâng tổng chiều dài hệ thống cấp nước hiện có là 5.618 Km
trong đó: 314 km ống truyền dẫn; 1.609 km ống phân phối và 3.695 km ống dịch
vụ. 100% dân số các quận nội thành và 41% dân số các huyện ngoại thành được cấp
nước. Tiêu chuẩn cấp nước đơ thị đạt: 121 lít/người/ngđ. Tỷ lệ thất thoát thất thu đạt
> 77%.
- Trong hệ thống cung cấp nước Sông Đà thông qua trạm bơm nước sông về hồ
Đầm Bài, Từ trạm bơm Hồ Đầm Bài → Nước thô được chuyển lên khu xử lý; Từ
khu Xử lý → nước được đưa về bể chứa nước sinh hoạt BCNS → sẽ được vận
chuyển nước về cung cấp cho chuỗi đô thị Miếu Môn, Sơn Tây, Hà Đơng, Hịa Lạc,
Hà Nội. Đường ống vận chuyển DN1600mm, chất liệu là ống cốt sợi thủy tinh, có
L=41,005km. Tuyến ống vận chuyển nước tới khu đô thị vành đai 4 và cấp nước
cho khu đô thị Hà Đông thông qua tuyến ống phân phối: DN600; L=3,83km, tuyến
ống DN400; L=8,02km; tuyến ống DN300; L = 1,26km. Trạm bơm nước từ Hồ
Đầm Bài lên Trạm Xử Lý là phức tạp nhất về thủy lực do chiều cao địa hình lớn.
Trong quá trình vận hành, khi xảy ra mất điện thường xảy ra hiện tượng nước va,
nhiều lần vỡ ống dẫn đến tình trạng mất nước. Số lần vỡ ống gây mất nước đã trên
chục lần.
- Công tác vận hành mạng lưới từ các nhà máy theo áp lực, kiểm soát lưu
lượng, ap lực qua đồng hồ từ lắp đặt trên tuyến ống kiểm soát được hiệu quả đảm
bảo cấp nước ổn định đặc biệt trong các thời điểm như cấp nước Tết, cấp nước hè
và các sự cố truyến ống truyền dẫn Sông Đà...


18

1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý và cơng trình cấp nước
Năm 2008 Thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, rộng gấp 3,6 lần

Hà nội cũ với Diện tích: 3.345 km2; Dân số: 6,5 triệu người có 29 Đơn vị hành
chính: trong đó Trung tâm Hà Nội: 12 quận; Vùng đơ thị hố: 10 huyện; Khu vực
nơng thôn: 7 huyện; 17/29 quận huyện được cấp nước từ hệ thống cấp nước tập
trung.
Công tác phục vụ cấp nước cho Thành phố Hà Nội gồm 4 Công ty: Công ty
nước sạch Hà Nội, Công ty CP cấp nước Viwaco, Công ty cấp nước Hà Đông và
Công ty cấp nước Sơn Tây. Tổng công suất khai thác: 900 000 - 1 000 000 m3/ngđ.
(Nước ngầm: 650 000 - 700 000 m3/ngđ; Nước mặt: 200 000 - 300 000 m3/ngđ).
Trong đó:
Cơng ty Nước sạch Hà Nội: 620.000 m3/ngđ, địa bàn cấp nước gồm: 9 Quận
nội thành (trừ Quận Thanh Xuân), 6 Huyện ngoại thành Từ Liêm, Thanh Trì, Gia
Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn và một phần huyện Mê Linh (Khu thị trấn công nghiệp
Quang Minh).
Công ty CP cấp nước VIWACO: 230.000 m3/ngđ, địa bàn cấp nước gồm Quận
Thanh Xuân, phần lớn huyện Từ Liêm và một phần Quận Cầu Giấy
Công ty cấp nước Hà Đông: 100.000 m3/ngđ, địa bàn cấp nước bao gồm 17/17
phường của Quận và 02 thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên), thị trấn
Tân Hội (huyện Đan Phượng).
Công ty Cấp nước Sơn Tây: 20.000 m3/ngđ, địa bàn cấp nước cho Thị xã Sơn
Tây, thị trấn Phúc Thọ, Ba Vì và 01 xã thuộc huyện Thạch Thất.
- Tỉ lệ dân số được cấp nước: 55% (tương ứng 3.6 triệu người): 100% Quận
nội thành & 35% các huyện vùng lân cận.
- Tiêu chuẩn cấp nước: 120 - 125 lít/người/ngày
- Chất lượng nước tiêu chuẩn Việt Nam: QCVN 01:2009/BYT.
- Tỉ lệ thất thoát thất thu: 22 - 32%.
- Tiêu chuẩn cấp nước: 121 lít/người/ngđ với mức độ dịch vụ cấp nước tốt, chất
lượng nước bảo đảm theo Quy chuẩn VN - 01/2009/BYT.


19


- Công ty nước sạch Hà nội hiện đang quản lý và vận hành hệ thống cấp nước
để cung cấp nước sạch cho 9 Quận nội thành (trừ Quận Thanh Xuân và quận Nam
Từ Liêm), 5 Huyện ngoại thành Thanh Trì, Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn và một
phần huyện Mê Linh (Khu thị trấn công nghiệp Quang Minh), với tổng số dân được
sử dụng nước sạch khoảng 3,2 triệu dân. Trong đó:
+ 9 Quận nội thành: tỷ lệ dân số được cấp nước 100% tương ứng khoảng 2,4
triệu dân.
+ Các huyện ngoại thành ( Thanh Trì, Đơng Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh):
tỷ lệ dân số được cấp nước 43,25% tương ứng khoảng trên 800 nghìn dân.
Nguồn nước sạch cung cấp cho Hà nội hiện nay được cấp bởi 2 nguồn chính là
nguồn khai thác nước ngầm và nguồn nước mặt Sông Đà, với tổng công suất cấp
nước đạt 620.000 m3/ngđ. Trong đó:
+ Nguồn nước ngầm: 12 Nhà máy và 10 trạm sản xuất với tổng công suất cấp
nước đạt 580.000 m3/ngđ, chiếm tỷ lệ 93,55%.
+ Nguồn nước mặt sơng Đà: Sản lượng nước cấp bình qn 40.000 m3/ngđ,
chiếm tỷ lệ 6,45%.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CẤP NƯỚC TỒN TP. HÀ NỘI
1.4.1. Định hướng phát triển khơng gian
Hệ thống các đô thị và nông thôn của Hà Nội sẽ phát triển dựa trên các phân
vùng phát triển như sau:
Khu vực đô thị hiện hữu chủ yếu thực hiện công tác bảo tồn đối với khu phố cổ,
phố cũ thời Pháp thuôc; cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, là khu vực có ý
nghĩa về văn hóa - lịch sử và đóng vai trị là trung tâm hành chính - chính trị của
quốc gia và của thủ đơ Hà Nội. Hình thành hệ thống đa trung tâm về văn hóa, kinh
tế, khoa học cơng nghệ... gắn với các khơng gian chức năng khác trong đơ thị.
Phía Bắc sông Hồng gắn với sân bay quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế dọc
quốc lộ 18A, quốc lộ 3 được phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại tài chính,
dịch vụ du lịch với hạt nhận dịch vụ là khu đô thị Mê Linh-Đông Anh, Khu đô thị
Đông Anh và Đơ thị vệ tinh Sóc Sơn. Các khơng gian xanh bao gồm khu vực bảo



20

tồn núi Sóc, đầm Vân Trì, sơng Cà Lồ, vùng bảo vệ thành Cổ Loa, các khu vực bảo
tồn vùng nơng nghiệp nơng thơn sẽ đóng vai là các khơng gian đệm, giới hạn sự
phát triển của các khu vực đơ thị.
Phía Đơng gắn với khu vực Gia Lâm - Long Biên được tiếp tục phát triển các
công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng với
các dịch vụ logictic, dịch vụ thương mại, dịch vụ đào tạo, tiện ích cơng cộng, công
nghệ cao... Tại khu vực này cần phải tăng cường cải tạo đô thị hiện hữu và nhu cầu
phát triển mới trở thành khơng gian đơ thị thống nhất.
Phía Nam gắn với hành lang kinh tế Bắc Nam dọc trục quốc lộ 1A được phát
triển công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ gắn với vùng nơng nghiệp phía nam Thủ đô
với trung tâm dịch vụ là đô thị vệ tinh Phú Xuyên - Phú Minh.
Phía Tây là vùng phát triển gắn với bảo tồn, được phát triển các loại hình cơng
nghệ cao, đào tạo chất lượng cao, dịch vụ y tế và sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao. Tại đây hình thành chuỗi đơ thị vệ tinh phía Tây (Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân
Mai), hành lang xanh để bảo tồn vùng nông thôn và giới hạn sự phát triển của đô thị
trung tâm.
Kết nối các vùng chức năng bằng hệ thống giao thông liên kết đường bộ, đường
sắt và đường thủy theo mạng hướng tâm và đường vành đai. Trong đó việc tăng
cường hệ thống giao thơng công cộng hiện đại và cấu trúc lại đô thị sẽ đảm bảo sự
liên kết trong tương lai được thuận lợi, dễ dàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền
vững.
Khu vực núi Sóc, rừng quốc gia Ba Vì và vùng Quan Sơn - Hương Tích là 3
vùng cảnh quan tự nhiên rất có giá trị của thủ đơ được bảo vệ thành các vùng du
lịch sinh thái kết hợp với văn hóa tín ngưỡng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ
ngơi của nhân dân thủ đơ và nhân dân cả nước.
1.4.2. Dự báo dân số

Dựa vào cơ sở động lực phát triển thành phố đã phân tích và áp dụng phương
pháp tính hàm số ngoại suy theo mơ hình xu thế (hàm tốn học) cho tồn thành phố,
5 đô thị vệ tinh, thị trấn và các huyện nông thôn.


×