Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có dẫn lưu kehr của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGƠ THỊ H

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU
THUẬT SỎI ỐNG MẬT CHỦ CÓ DẪN LƯU KEHR CỦA
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
NINH BÌNH NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGƠ THỊ H
THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU
THUẬT SỎI ỐNG MẬT CHỦ CÓ DẪN LƯU KEHR CỦA
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
NINH BÌNH NĂM 2022
Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: TS. Vũ Văn Lại

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2: TS. Vũ Văn Đẩu

NAM ĐỊNH - 2022


i

TĨM TẮT
Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có dẫn
lưu Kehr của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022.
Mục tiêu: Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ có
dẫn lưu Kehr của điều dưỡng viên và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến q trình
chăm sóc dẫn lưu Kehr của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Là hoạt động thực hành quy trình
chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi OMC có dẫn lưu Kehr của điều dưỡng viên
tại Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình. Phương pháp nghiên
cứu mơ tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Là hoạt động thực hành quy trình chăm sóc người bệnh
sau phẫu thuật sỏi OMC dẫn lưu Kehr của điều dưỡng tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình.
Tiêu chuẩn loại trừ: Hoạt động chăm sóc được thực hiện bởi điều dưỡng viên
học việc. Hoạt động thực hành chăm sóc mà điều dưỡng thực hiện không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 4/2022 đến hết tháng 09/2022.
Địa điểm tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Kết quả: Thực hành quy trình thay băng rửa vết thương mức đạt 86,7%. Thực

hành quy trình chăm sóc ống dẫn lưu mức đạt 90,1%. Nhóm tuổi của điều dưỡng viên
có mối liên quan đến chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (OR=1,68;
0,34-4,33) với p<0,05). Trình độ chun mơn của điều dưỡng viên có mối liên quan
đến chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (OR=3,70; 1,89-7,25) với
p<0,05). Thâm niên công tác của điều dưỡng viên có mối liên quan đến chất lượng
chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (OR=3,81; 1,50-9,69) với p<0,05).
Kết luận: Điều dưỡng thực hiện chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống
mật chủ dẫn lưu Kehr ở mức độ đạt là 85,6%; chưa đạt là 14,4%. Nhóm tuổi, trình độ
chun mơn, thâm niên cơng tác của điều dưỡng viên có mối liên quan đến chất
lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, bản thân tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
quý thầy cơ, q đồng nghiệp và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi
hồn thành luận văn này.
Cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
- Cùng các giảng viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng
nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
- Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
- Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh
viện đa khoa tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian tiến hành nghiên cứu tại viện.
- Các thầy, cơ trong hội đồng đã đóng góp cho tơi những ý kiến q báu giúp
tơi hồn thiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc xin gửi đến TS.Vũ Văn Lại - Hiệu

Trưởng Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và TS. Vũ Văn Đẩu -Trưởng khoa Điều
dưỡng Hộ sinh Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là những người thầy đã trực
tiếp dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn đến những người bệnh và người nhà đã hợp tác và giúp
đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã tạo điều kiện và ln
ở bên tơi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tôi trong suốt thời gian
làm nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng năm 2022

Ngô Thị Huê


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Huê, học viên lớp cao học khóa 7, chuyên ngành Điều
dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Lại - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế
Ninh Bình và TS.Vũ Văn Đẩu - Trưởng khoa Điều dưỡng Hộ sinh Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định. Các kết quả trong luận văn này là trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày tháng năm 2022
Người cam đoan

Ngô Thị Huê



MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ............................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4

1.1. Tổng quan về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn
lưu Kehr ..................................................................................................... 4
1.2. Vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr ............................................................ 7
1.3.Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn
lưu Kehr của điều dưỡng .......................................................................... 22
1.4. Khung lý thuyết ................................................................................. 28
1.5. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ...................................................... 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 30
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 30
2.4. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 30
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 31
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 32
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................... 33

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................. 34


2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ......... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 36

3.1. Thông tin chung người bệnh tham gia nghiên cứu ............................. 36
3.2. Thông tin chung về điều dưỡng tham gia nghiên cứu ........................ 37
3.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc sau phẫu thuật qua đánh giá từ người
bệnh ......................................................................................................... 39
3.4. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn
lưu Kehr qua đánh giá thực hành điều dưỡng ........................................... 42
3.5. Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc dẫn lưu Kehr
sau phẫu thuật lấy sỏi ống mật chủ của người điều dưỡng ........................ 45
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 46

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu.......................... 46
4.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật qua đánh
giá từ người bệnh ..................................................................................... 47
4.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật qua đánh
giá thực hành điều dưỡng ......................................................................... 50
4.4. Các yếu tố liên quan .......................................................................... 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 56
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH
Phụ lục 3: BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU
Phụ lục 4: BẢNG KIỂM

Phụ lục 5: BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH
Phụ lục 6: BẢNG KIỂM: KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH NGOẠI VI
Phụ lục 7: DANH SÁCH ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 8: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NB

Người bệnh

OMC

Ống mật chủ

OGC

Ống gan chung


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 32
Bảng 3.1. Bệnh kết hợp .................................................................................... 36
Bảng 3.2. Chỉ định phẫu thuật sỏi OMC ........................................................... 36
Bảng 3.3. Phương pháp phẫu thuật ................................................................... 37
Bảng 3.4. Tuổi của điều dưỡng ......................................................................... 37

Bảng 3.5. Trình độ chun mơn........................................................................ 38
Bảng 3.6. Thâm niên cơng tác .......................................................................... 38
Bảng 3.7. Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh .................... 40
Bảng 3.8. Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh ............................................ 41
Bảng 3.9. Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày ................................... 41
Bảng 3.10. Sự hài lòng về hất lượng chăm sóc ................................................. 41
Bảng 3.11. Sự hài lịng về hất lượng chăm sóc ................................................. 42
Bảng 3.12. Xác định các yếu tố liên quan từ người điều dưỡng ........................ 45


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 3.1. Giới tính của điều dưỡng viên ...................................................... 37
Biểu đồ 3.2. Cơng tác đón tiếp người bệnh của điều dưỡng viên ...................... 39
Biểu đồ 3.3. Cung cấp thông tin cho người bệnh .............................................. 39
Biểu đồ 3.4. Ứng xử và giao tiếp của điều dưỡng viên ..................................... 40
Biểu đồ 3.5. Quy trình thay băng rửa vết thương của điều dưỡng viên.............. 42
Biểu đồ 3.6. Quy trình chăm sóc ống dẫn lưu của điều dưỡng viên................... 43
Biểu đồ 3.7. Mức độ thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc của điều dưỡng .... 43
Biểu đồ 3.8. Mức độ chăm sóc sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr của
điều dưỡng viên ........................................................................... 44
Sơ đồ 1.1. Mơ hình Chất lượng chăm sóc Donabedian A.................................... 6
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ khung lý thuyết của nghiên cứu ............................................. 28
Hình 1.1. Giải phẫu ống mật chủ ........................................................................ 7
Hình 1.2. Ống dẫn lưu Kehr ............................................................................... 9


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi đường mật trong gan là bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới
và là vấn đề lớn của ngoại khoa; đặc điểm là dễ sót sỏi và tái phát, thường kèm hẹp
đường mật nên điều trị khó khăn [7], [8], [56], [63]. Điều trị bệnh sỏi đường mật
chính có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp mở ống mật chủ lấy sỏi
dẫn lưu Kehr vẫn là phương pháp chủ đạo và mang lại hiệu quả nhất; có thể phẫu
thuật nội soi hoặc mổ mở kết hợp nội soi tán sỏi trong mổ [22], [33].
Do tính chất phức tạp của sỏi đường mật trong gan: nhiều sỏi, kèm hẹp đường
mật, đường mật viêm… nên sau phẫu thuật nhiều trường hợp không thể giải quyết
hết sỏi. Giải quyết vấn đề này, dẫn lưu Kehr được thực hiện sau khi mổ cho đến khi
sạch sỏi và nó cũng địi hỏi cơng việc của điều dưỡng chăm sóc dẫn lưu Kehr rất
quan trọng [37]. Kết quả đầu ra của người bệnh không chỉ dừng lại ở khâu phẫu
thuật thành công hay không mà phụ thuộc rất nhiều vào q trình chăm sóc sau
mổ [15]. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mổ ống mật chủ lấy sỏi dẫn lưu
Kehr tại bệnh viện bao gồm: hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người
bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận
động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các
nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [4]. Bên cạnh đó, người điều
dưỡng phải chăm sóc vết mổ, chăm sóc ống dẫn lưu Kehr, đánh giá dịch chảy ra
qua ống dẫn lưu, tình trạng đau…
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Quân (2019) có 4,4% người bệnh bị
nhiễm khuẩn bệnh viện; 13,6% điều dưỡng viên khoa ngoại khơng tn thủ quy
trình chăm sóc người bệnh cao thứ 2 trong các chuyên khoa [29]. Việc chăm sóc
người bệnh sau phẫu thuật nói chung và sau phẫu thuật lấy sỏi dẫn lưu Kehr nói
riêng tốt giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện và phòng ngừa được các biến
chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn [33]. Điều dưỡng chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật giải thích, tư vấn, động viên kịp thời, thỏa đáng thì người bệnh sẽ yên
tâm, tin tưởng và hợp tác tốt hơn trong quá trình chăm sóc, điều trị; kết quả điều trị



2

sẽ tốt hơn [28]. Bên cạnh đó việc điều dưỡng chăm sóc tốt người bệnh sau phẫu
thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr giúp cải thiện sự hài lòng của người bệnh, hạn
chế các sai sót chun mơn và nâng cao chất lượng bệnh viện [65], [66].
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình hàng năm tiếp nhận và điều trị cho
khoảng hơn 600 người bệnh liên quan đến sỏi đường mật. Đã có những nghiên cứu
về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nói chung tại tỉnh Ninh Bình nhưng cịn gặp
nhiều khó khăn và chưa giải quyết được triệt để các vấn đề chăm sóc. Để cung cấp
thêm bằng chứng khoa học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr và tìm hiểu một số yếu tố liên quan chúng
tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi
ống mật chủ có dẫn lưu Kehr của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Ninh Bình năm 2022”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưu
Kehr của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2022
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến q trình chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr của đối tượng nghiên cứu.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ dẫn
lưu Kehr
Theo luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Người bệnh là người sử dụng
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Chăm sóc: là hoạt động cung cấp các hỗ trợ đặc biệt như đảm bảo an toàn, nhu
cầu thể chất, tinh thần và vệ sinh.
Điều dưỡng là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách chăm sóc
bản thân khi cần thiết, chăm sóc người khác khi họ khơng thể tự chăm sóc. Tuy
nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà định nghĩa về điều dưỡng được đưa ra
khác nhau.
Theo Hội điều dưỡng thế giới năm 1973: Điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ
người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chức năng nghề nghiệp cơ bản của
người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của bệnh
nhân hoặc người khỏe, cũng như làm cho các chết được thanh thàn mà mỗi cá nhân
có thể thực hiện được nếu như họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá
thể sao cho họ có thể đạt được sự độc lập về chăm sóc.
Theo quyết định 41/2005/ QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội
Vụ: Điều dưỡng viên là viên chức, chuyên môn, kỹ thuật ngành y tế, tổ chức thực
hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các
cơ sở y tế.
Theo Virginia Handerson 1960: “Chức năng duy nhất của người điều dưỡng
là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc
người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện
nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự
độc lập càng sớm càng tốt”.
Theo tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh của Hội


5


điều dưỡng Việt Nam năm 2021 nêu rõ: Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc
chun mơn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện đến khi ra
viện. Các hoạt động đó gồm có: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế
hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe
cho người bệnh. Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào
viện và cho đến khi người bệnh được ra viện, chuyển viện hoặc tử vong. Quy trình
điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để
thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống và đảm bảo liên tục, an tồn, hiệu quả.
Quy trình điều dưỡng gồm các bước: Nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế
hoạch thực hiện, đánh giá kế hoạch thực hiện. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr là các hoạt động chăm sóc của người điều dưỡng
nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản của người bệnh, phát hiện các biến chứng đưa ra
các can thiệp phù hợp kịp thời và giáo dục nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
*Quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật của Bộ Y tế: Thông tư
31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quy định
hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện nêu rõ [4]: Chăm sóc điều dưỡng là việc
nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi
người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và
nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, mơi trường an tồn, giao
tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe:
+Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
-Người bệnh là trung tâm của cơng tác chăm sóc nên phải được chăm sóc
tồn diện, liên tục, đảm bảo hài long, chất lượng và an tồn [4].
-Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động
chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên thực hiện và chịu trách
nhiệm [4].
-Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự
đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ [4].
+Phân cấp chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
- Người bệnh chăm sóc cấp I: là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô



6

hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự chăm sóc, theo dõi tồn
diện, liên tục của người điều dưỡng viên.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II: là người bệnh có những khó khăn, hạn
chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của
điều dưỡng viên.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp III: Là người bệnh tự thực hiện được các
hoạt động hàng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của người điều dưỡng.
*Học thuyết điều dưỡng sử dụng trong nghiên cứu: Trong nghiên cứu của
chúng tơi sử dụng mơ hình chất lượng chăm sóc “A quality of care” được phát triển
bởi Donabedian A (1997). Mô hình chất lượng chăm sóc gồm 3 phần: Cấu trúc, q
trình, kết quả [49].

Cấu trúc

Q trình

Kết quả

Sơ đồ 1.1. Mơ hình Chất lượng chăm sóc Donabedian A
- Cấu trúc: Thể hiện các thuộc tính của mơi trường chăm sóc, bao gồm 2 yếu
tố đặc điểm cá nhân của nhân viên y tế và các điều kiện để thiết lập, cung cấp chăm
sóc cho người bệnh.
- Q trình: Bao gồm những hoạt động của nhân viên y tế nói chung và điều
dưỡng nói riêng thực hiện trong chăm sóc người bệnh như kỹ thuật điều dưỡng, dự
phòng, phục hồi chức năng, giáo dục sức khoẻ…
- Kết quả: Hiệu quả của quá trình chăm sóc đối với tình trạng sức khoẻ

của người bệnh, cải thiện kiến thức và thay đổi hành vi bất lợi cho sức khoẻ của
người bệnh.


7

1.2. Vai trị của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr
1.2.1. Bệnh lý sỏi ống mật chủ

Hình 1.1. Giải phẫu ống mật chủ
* Sự hình thành sỏi ống mật chủ:
+ Thành phần chứa trong dịch mật bao gồm: muối mật (chiếm khoảng 50%),
cholesterol, bilirubin, lecithin. Sự tiêu hóa thức ăn và phóng thích cholecystokinin
tạo nên kích thích chủ yếu để làm túi mật co bóp đổ mật từ túi mật vào tá tràng.
Muối mật giúp tiêu hóa thức ăn béo nhờ hai tác dụng: nhũ tương hóa chất béo giúp
chất béo có thể hịa tan trong nước và tạo thành phức hợp micelle với chất béo nhờ
đó các chất béo có thể hấp thu qua niêm mạc ruột. Thiếu muối mật, có thể đến 40%
chất béo ăn vào bị thải ra phân.Cholesterol khơng hịa tan trong nước. Trong túi
mật, cholesterol hợp với muối mật và lecithin thành những micelle hòa tan trong
nước. Khi nồng độ cholesterol bài tiết trong dịch mật tăng lên (hay niêm mạc túi
mật tăng hấp thu nước) hoặc Lecithin và muối mật giảm xuống (do tăng hấp thu, do
viêm biểu mơ túi mật) thì các tinh thể Cholesterol sẽ hình thành và tạo nên sỏi
Cholesterol về sau [1], [7]. Sỏi mật di chuyển theo dịch mật đổ vào ống mật chủ
làm tắc nghẽn gây ra sỏi ống mật chủ
+ Sỏi mật được hình thành do một số nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Nhiễm trùng gây viêm thành túi mật và ống
túi mật, niêm mạc túi mật khi viêm hấp thu các axit mật, làm giảm sự hòa tan của
Cholesterol, các tế bào viêm phù nề, hoại tử lan tỏa vào dịch mật cùng với các chất
vô cơ lắng đọng tạo khả năng kết tủa và hình thành sỏi.

- Ứ đọng mật: khi ống túi mật bị chít hẹp, sẽ gây hiện tượng tăng sự hấp thu


8

nước và muối mật ở thành túi mật, gây nên hiện tượng cô đọng Cholesterol và sắc
tố mật trong dịch mật từ đó hình thành sỏi và viêm nhiễm.
- Khi Cholesterol máu tăng cao do các nguyên nhân như: béo phì, đái tháo
đường, dùng thuốc tránh thai, có thai, thiểu năng giáp trạng…Lượng Cholesterol
trong dịch mật sẽ tăng cao, Cholesterol dư thừa có xu hướng tạo nên các tinh thể
Cholesterol, từ các tinh thể này tích tụ tiếp và lớn dần lên tạo thành sỏi Cholesterol.
+ Các yếu tố thuận lợi để hình thành sỏi mật
- Tuổi: càng cao tỷ lệ sỏi túi mật càng cao [16], [40].
- Giới: nữ giới có nguy cơ bị sỏi túi mật cao và tỷ lệ mắc tăng theo tuổi.
- Béo phì: làm tăng tỷ lệ sỏi túi mật, đặc biệt là sỏi cholesterol [10].
- Các hormon khác: các hormon trong các bệnh đái tháo đường và cường
giáp, cũng như trypsin và phospholipase A của tụy trào ngược lên đường mật cũng
có vai trị trong tạo sỏi mật.
- Ngồi ra cịn nhiều yếu tố khác như: ni dưỡng tồn phần đường tĩnh
mạch, chế độ ăn giảm cân, thành phần bữa ăn, bệnh Crohn, cắt đại tràng…
* Phẫu thuật lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr.
Mở ống mật chủ lấy sỏi - đặt dẫn lưu Kehr là một phẫu thuật ngoại khoa kinh
điển đã áp dụng hơn một thế kỷ qua với những kết quả khả quan nhằm mục đích lấy
hết sỏi đường mật, tạo lưu thông mật ruột. Năm 1890, Ludwig Courvoisier là người
đầu tiên phẫu thuật mở OMC lấy sỏi [1], [17].
Năm 1896, Hans Kehr lần đầu tiên giới thiệu ống dẫn lưu đường mật nổi
tiếng của mình, ống này hình chữ T và sau này mang tên ông.
Năm 1897 Quenu là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật mở OMC lấy sỏi và
đặt dẫn lưu Kehr. Từ đó phương pháp phẫu thuật mở OMC lấy sỏi, dẫn lưu Kehr
được lựa chọn hàng đầu để điều trị sỏi OMC trong nhiều thập kỷ. Phẫu thuật OMC

lấy sỏi có dẫn lưu Kehr thể kèm theo cắt túi mật hoặc không. Ngày nay khoa học kĩ
thuật tiên tiến, cùng với sự phát triển như vũ bão của phẫu thuật nội soi - phẫu thuật
ít xâm hại, phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ lấy sỏi đã được áp dụng nhiều cả trên
thế giới cũng như ở Việt Nam.


9

Hình 1.2. Ống dẫn lưu Kehr
- Ưu điểm của phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr:
Hạn chế được tối đa những nguy cơ, giúp cho bệnh nhân sớm được ăn uống
và sinh hoạt gần như bình thường. Cải thiện rất đáng kể chất lượng cuộc sống.
Kỹ thuật này góp phần giảm tai biến, biến chứng trong phẫu thuật hở, giảm
thời gian nằm viện.
Kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật qua ống Kehr giúp các bác sĩ quan sát
được sỏi sâu trong gan. Từ đó tán hết sỏi trong hai nhánh gan và các nhánh đường
mật nhỏ trong gan, có thể điều trị hết sỏi trong lúc phẫu thuật lần đầu, tránh tình
trạng sót sỏi phải phẫu thuật lại.
Giảm áp lực đường mật sau mổ
Tránh hẹp đường mật sau mổ
Giúp dịch mật và bùn mật chảy ra ngoài và theo dõi chảy máu đường mật sau mổ
Đảm bảo chỗ khâu đường mật lành tốt, tránh rò mật gây viêm phúc mạc
Tạo đường hầm để lấy sỏi khi có sót qua nội soi, tránh thêm 1 cuộc mổ cho
bệnh nhân.
- Nhược điểm của phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr:
Kỹ thuật khó hơn, địi hỏi sự chính xác trong từng thao tác phẫu thuật.
Người điều dưỡng chăm sóc sau phẫu thuật phải có năng lực chun mơn cao.


10


1.2.2. Vai trị của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
sỏi ống mật chủ dẫn lưu Kehr
*Vai trị của điều dưỡng viên:
Người chăm sóc: Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao
tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi
ích của người bệnh. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại khơng thay thế được sự
chăm sóc của người điều dưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm
xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với những nhu cầu đa dạng của mỗi cá thể
[4], [6], [15], [18].
Người truyền đạt thông tin: Người điều dưỡng thông tin với đồng nghiệp và
các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch
chăm sóc cho mỗi người bệnh. Mỗi khi thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc,
người điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực
hiện cũng như sự đáp ứng của người bệnh. Người điều dưỡng thường xuyên giao
tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi bàn giao ca, mỗi khi chuyển người
bệnh tới một khoa khác hoặc khi người bệnh ra viện hay chuyển tới một cơ sở y tế khác.
Người tư vấn: Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương
đầu với những căng thẳng về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội. Người điều dưỡng
tập trung khuyến khích người bệnh xây dựng ý thức tự kiểm sốt. Tư vấn có thể
thực hiện với một cá thể hoặc nhóm người và địi hỏi người điều dưỡng phải có kỹ
năng để phân tích tình hình, tổng hợp thơng tin, đánh giá q trình tiến triển của
người bệnh sau khi đã được tư vấn. Ngày nay, việc chú trọng nhiều tới việc nâng
cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Vì vậy, người bệnh cần có
thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện.
Người biện hộ cho người bệnh: Người biện hộ nghĩa là thúc đẩy những
hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người
bệnh được đáp ứng. Ngồi ra, người điều dưỡng cịn có vai trò là người lãnh đạo,
người quản lý, người làm công tác nghiên cứu điều dưỡng và là những chuyên gia
giỏi về chăm sóc lâm sàng.



11

Người hướng dẫn: Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng đối
với người bệnh ngày càng tăng. Ngày nay, người ta chú trọng nhiều tới việc nâng
cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Vì vậy, người bệnh cần có
thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn số ngày nằm viện. Sự gia
tăng của các bệnh mạn tính và tật nguyền địi hỏi người bệnh và gia đình phải trang
bị thêm kiến thức và kỹ năng để tự chăm sóc tại nhà. Hơn ai hết người điều dưỡng
là đối tượng phù hợp nhất thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Để giáo dục
sức khỏe cho người bệnh một cách hiệu quả nhất, tức là người điều dưỡng truyền
đạt kiến thức, kỹ năng cho người bệnh để họ thay đổi thái độ và hành vi.
Người quản lý: Người điều dưỡng phải biết tự quản lý thời gian, tự quản lý
cơng việc của mình. Ví dụ: Người điều dưỡng chuyên nghiệp phải biết làm thế nào để
sắp xếp thời gian tới làm việc, dự giao ban, dự họp đúng thời gian. Người điều dưỡng
có rất nhiều cơng việc trong một ngày làm việc nhưng phải biết việc làm trước, làm
sau sao cho người bệnh được chăm sóc đầy đủ, thực hiện đủ y lệnh của bác sĩ.
*Điều dưỡng ngoại khoa: Điều dưỡng khoa ngoại cần có kiến thức về bệnh,
về phương pháp phẫu thuật để làm công tác tư tưởng và giáo dục cho người bệnh
trước mổ. Khác với nội khoa, người điều dưỡng khoa ngoại còn phải chuẩn bị người
bệnh trước mổ và chăm sóc người bệnh sau mổ. Nói đến ngoại khoa là nói đến vơ
khuẩn. Người điều dưỡng luôn phải cập nhật kiến thức về chống nhiễm khuẩn trong
bệnh viện, luôn phải áp dụng vô trùng ngoại khoa tuyệt đối trong chăm sóc người
bệnh như chăm sóc vết mổ, dẫn lưu… Phịng ngừa nhiễm trùng chéo giữa các vết
thương trên cùng người bệnh hay giữa người bệnh này với người bệnh khác. Về
chăm sóc, phục hồi người bệnh sau mổ, điều dưỡng ngoại khoa có nhiệm vụ phòng
ngừa biến chứng sau mổ, vật lý trị liệu cho người bệnh, phục hồi vận động sau mổ.
Dinh dưỡng sau mổ cũng rất quan trọng, người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng
nhưng tuỳ từng bệnh lý, tuỳ từng phương pháp phẫu thuật mà điều dưỡng sẽ

cung cấp dinh dưỡng qua truyền dịch, ăn bằng miệng, dẫn lưu nuôi ăn. Điều
dưỡng hướng dẫn, chuẩn bị cho người bệnh ra viện với mục tiêu phòng và tránh
biến chứng sau mổ, trả người bệnh về với gia đình, xã hội với tình trạng tốt nhất [4],
[6], [15], [18].


12

Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật và chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật là công việc quan trọng của người điều dưỡng nhằm chủ động ngăn ngừa các
biến chứng sau phẫu thuật, góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của ca phẫu thuật.
Giai đoạn sau phẫu thuật là giai đoạn có nhiều thay đổi, rối loạn sinh lý, bao gồm
các biến chứng do vô cảm hoặc do phẫu thuật gây ra.
Dự phòng, phát hiện và điều trị các biến chứng sau phẫu thuật có tác dụng:

-

Tăng cường khả năng quá trình liền sẹo.

-

Phục hồi khả năng lao động.

-

Chảy máu, máu tụ sau phẫu thuật

-

Nhiễm khuẩn vết mổ.


Dự phòng tốt nhất các biến chứng sau phẫu thuật bao gồm: thực hiện chuẩn
bị trước phẫu thuật chu đáo, điều trị tốt các bệnh mãn tính và biến chứng.
*Chất lượng chăm sóc của người điều dưỡng:
Điều dưỡng là lực lượng cán bộ chun mơn cung cấp các dịch vụ chăm sóc
trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị, là những người trực tiếp làm
việc với người bệnh lâu nhất, cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục 24h/ngày nên
người điều dưỡng có vai trị rất lớn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng
chăm sóc người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc sức khỏe do điều
dưỡng viên thực hiện là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Bởi vậy,
muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiểu
quả các hoạt động chăm sóc của người điều dưỡng.
Dựa trên nguyên tắc chất lượng lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự mong
muốn và sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu để xác định và đánh giá chất
lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ống mật chủ lấy sỏi có dẫn lưu Kehr
gồm các nội dung:
-Người bệnh được trao quyền, được hỗ trợ và biện hộ: Một trong những đặc
tính quan trọng của chất lượng chăm sóc là người bệnh được trao quyền để lựa chọn
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Việc trao quyền cho người bệnh sẽ tạo
điều kiện cho họ tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách dễ dàng hơn và phù hợp hơn


13

với điều kiện riêng của người bệnh.
-Người bệnh được đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tinh thần và tình cảm.
Một cơ sở y tế ngồi việc tập trung vào dịch vụ y tế còn tập trung đáp ứng nhu cầu
người bệnh như sự tiếp đón, sự sạch sẽ, sự yên tĩnh, sự thoải mái.
-Người bệnh được điều trị, chăm sóc đảm bảo an tồn, hiệu quả liên tục và
kịp thời. Khơng một ai chấp nhận chăm sóc y tế trơng một mơi trường khơng an

tồn và kém hiệu quả. An toàn là chỉ số thiết yếu trong y tế và là nền tảng của chất
lượng chăm sóc. Chăm sóc y tế khơng đảm bảo an tồn có thể dẫn tới hậu quả
nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng của người bệnh và gây tổn hại đến danh tiếng
của cơ sở y tế trong cộng động. Mặt khác chăm sóc y tế phải được cung cấp liên tục
và kịp thời mới có hiệu quả. Chăm sóc là một quá trình có sự bắt đầu, sự thực hiện,
sự đánh giá và liên tục theo dõi kể cả khi người bệnh đã khỏi bệnh ra viện. Sự chăm
sóc ngắt quãng và một hệ thống chuyển tuyến thiếu sự gắn kết không phải lả hệ
thống chất lượng chăm sóc tốt.
-Người bệnh được chăm sóc bởi những người điều dưỡng có chun mơn,
kiến thức cập nhật và thưc hành dựa vào bằng chứng khoa học. Việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc địi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của người hành nghề điều dưỡng.
Người điều dưỡng cần phải thực hiện: làm đúng việc, đúng cách, đúng thời gian,
làm đúng ngay từ lần đầu, tốt hơn ở những lần tiếp theo. Để đảm bảo chất lượng
chăm sóc, người điều dưỡng cần được đào tạo và tập huấn để có năng lực đáp ứng
những địi hỏi của cơng việc. Vì vậy chất lượng chăm sóc người bệnh gắn liền với
trình độ và năng lực chuyên mơn của người điều dưỡng.
-Người bệnh được chăm sóc, điều trị trong sự hợp tác của nhóm chăm sóc.
Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chăm sóc vì thế đóng một vai trị lớn trong
việc hình thành quy trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh.
-Người bệnh được người điều dưỡng viên chăm sóc trong mơi trường thân
thiện và có y đức, người bệnh sẽ ln hài lịng với chất lượng chăm sóc.


14

1.2.3. Nội dung công việc người điều dưỡng thực hiện khi chăm sóc người bệnh
phẫu thuật sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr:
*Chăm sóc hơ hấp
Ở giai đoạn này thiếu oxy hay gặp do những thay đổi hô hấp khi gây mê, thở
yếu do còn tác dụng của thuốc mê, do đau, do run lạnh làm tăng tiêu thụ oxy…Mục

đích chính là duy trì thơng khí phổi và phịng ngừa thiếu oxy máu.
+Nguyên nhân: Tắc đường thở do tụt lưỡi, do nghẹt đờm, co thắt thanh quản,
phù nề thanh quản do nội khí quản. Thiếu oxy do xẹp phổi, phù phổi, tắc mạch
phổi, co thắt phế quản. Tăng thông khí do ức chế thần kinh hơ hấp, liệt hơ hấp do
thuốc giãn cơ, thuốc mê, hạn chế thở do đau.
+Nhận định tình trạng người bệnh
Nhận định tình trạng hơ hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở, thở sâu, độ căng
giãn lồng ngực, da niêm, thở có kèm cơ hô hấp phụ như co kéo cơ liên sườn, cánh
mũi phập phồng,... Người bệnh tự thở hoặc thở oxy hỗ trợ. Dấu hiệu thiếu oxy: khó
thở, khị khè,đờm nhớt, tím tái, vật vã, tri giác lơ mơ, lồng ngực di động kém, chỉ số
oxy trên monitor SpO2 > 90%,
+Can thiệp điều dưỡng
Theo dõi sát hô hấp của người bệnh, đánh giá tần số, tính chất nhịp thở, các
dấu hiệu khó thở. Nếu nhịp thở nhanh hơn 30 lần/phút hay chậm dưới 15 lần/phút
thì báo cáo ngay cho Bác sĩ. Theo dõi chỉ số oxy trên máy monitor, khí máu động
mạch. Dấu hiệu thiếu oxy trên người bệnh, tím tái, thở co kéo, di động của lồng
ngực kém, nghe phổi.
Chăm sóc: Cung cấp đủ oxy, ln ln phịng ngừa nguy cơ thiếu oxy cho
người bệnh. Làm sạch đường thở, hút đàm nhớt và chất nôn.
Tư thế người bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng thơng khí. Khi người bệnh
mê cho nằm đầu bằng, mặt nghiêng sang một bên, kê gối sau lưng với cằm duỗi ra,
gối gấp, kê gối giữa 2 chân. Nếu người bệnh tỉnh, cho người bệnh nằm tư thế
Fowler. Trong trường hợp người bệnh khó thở hay thiếu oxy, điều dưỡng thực hiện
y lệnh cung cấp oxy. Nếu người bệnh tỉnh cần hướng dẫn người bệnh tham gia vào


15

tập thở, cách hít thở sâu [21].
*Chăm sóc tim mạch

Theo dõi: mạch, nhịp tim, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung ương
+Nguyên nhân:Hạ huyết áp có thể do mất máu, giảm thể tích dịch do mất
dịch qua dẫn lưu, nơn , nhịn ăn uống trước mổ, do bệnh lý, bệnh lý về tim, do thuốc
ảnh hưởng đến tưới máu cho mô và các cơ quan, đặc biệt là tim, não, thận, do tư thế.
Cao huyết áp: do đau sau phẫu thuật, vật vã do bàng quang căng chướng,
kích thích, khó thở, nhiệt độ cao …
Rối loạn nhịp tim: tổn thương cơ tim, hạ kali máu, thiếu oxy, mạch nhanh,
nhiễm toan – kiềm, bệnh lý tim mạch, hạ nhiệt độ…
+Nhận định tình trạng người bệnh
Nhận định tình trạng tim mạch: da niêm mạc, dấu hiệu chảy máu, dấu hiệu thiếu
máu, Dấu hiệu mất nước, nước vào ra, áp lực tĩnh mạch trung tâm, điện tim.
+ Can thiệp điều dưỡng
Theo dõi:
Ngay sau mổ, điều dưỡng phải đo mạch, huyết áp và ghi vào hồ sơ. Để phát
hiện sớm dấu hiệu tụt huyết áp do chảy máu điều dưỡng luôn thăm khám, phát hiện
chảy máu qua vết mổ, qua dẫn lưu, các dấu hiệu biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng
như: mạch nhanh, huyết áp giảm, da niêm mạc tái.
Nhận định tình trạng da niêm mạc: màu sắc, độ ẩm, nhiệt độ da, dấu hiệu đổ
đầy mao mạch. Nước xuất nhập trước và sau mổ cần được theo dõi sát, theo dõi số
lượng nước tiểu mỗi giờ. Điều dưỡng cũng cần theo dõi tình trạng rối loạn điện giải
biểu hiện trên lâm sàng, trên xét nghiệm Ion đồ.
Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, bình thường 5–12 cmH2O, theo dõi
dấu mất nước như dấu véo da, khát, môi khô, đánh giá thường xun để giúp người
thầy thuốc cân bằng chính xác tình trạng nước xuất nhập nhằm tránh nguy cơ suy
thận cấp. Với những người bệnh cao tuổi, bệnh tim thì việc thừa nước hay thiếu
nước rất gần nhau. Việc thừa nước cũng có nguy cơ người bệnh rơi vào bệnh lý phù
phổi cấp [21].



×