Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tập đi – Cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.56 KB, 9 trang )





Tập đi – Cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé


Những năm đầu đời của bé yêu đánh dấu bằng nhiều cột mốc. Nhưng cột mốc mà
bạn sẽ nhớ nhất có lẽ là khi bé chập chững những bước đi đầu tiên trong đời.
Biết đi là bước phát triển lớn trong cuộc đời bé. Đây cũng là điều mà các bậc cha
mẹ thường thắc mắc lẫn lo lắng không biết khi nào thì bé sẽ biết đi. Thực tế, mỗi
bé đều học cách đi theo tiến triển riêng, do vậy bạn đừng vội lo lắng khi cục cưng
của bạn vẫn chưa biết chập chững trong khi thiên thần tí hon của một người bạn đã
biết đi. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện dấu hiệu khi bé nhà bạn đã
sẵn sàng để tập đi, và những gì bạn có thể làm gì để giúp bé.
Khi nào bé biết đi?
Hầu hết các bé đều chập chững những bước đi đầu tiên vào ngày thôi nôi bé,
nhưng thông thường từ khoảng 9 đến 18 tháng tuổi. Bạn đừng vội lo lắng nếu bé
không phát triển theo đúng quy trình thông thường. Một số bé không bao giờ bò
mà từ biết đứng chuyển sang biết đi luôn, điều này hoàn toàn bình thường. Điều
quan trọng ở giai đoạn này là bé sử dụng tay và chân cùng lúc để di chuyển. Nếu
con bạn có những hành động như bên dưới, thì đó là dấu hiệu bé sắp biết đi:
 Lăn vòng
 Bò ngang
 Chạy trốn
 Leo cầu thang bằng tay
Hãy theo dõi sự tiến bộ của bé. Bạn có thấy bé vận động nhiều hơn tháng trước
không? Bé có nhấc người lên khỏi mặt đất một chút không? Nếu có, bạn không
phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, nếu hơn 1 năm tuổi mà bé không có bất kỳ biểu hiện
nào muốn tập đi, bạn sẽ cần phải nói chuyện với bác sĩ.


Leo cầu thang bằng tay là dấu hiệu cho thấy bé sắp biết đi.
Khuyến khích bé tập đi như thế nào?
Hầu hết các bé đều tốn khoảng 1000 giờ tập luyện từ thời điểm bé biết đứng cho
đến khi có thể tự đi một mình. Bạn có thể giúp bé chuẩn bị cho những bước chập
chững đầu tiên như sau:
Khi bé chào đời:
Yêu cầu quan trọng nhất cho việc tập đi là có cơ lưng khỏe, và bé phát triển cơ
lưng khỏe bằng cách nâng đầu khi nằm bằng bụng. Vì thế cần bạn dành nhiều thời
gian cho bé nằm bụng khi bé thức giấc. Bạn cũng có thể đặt các món đồ chơi hoặc
đồ vật thú vị ngoài tầm với của bé để kích thích bé.
Khi bé biết ngồi:
Giúp bé tập thăng bằng và di chuyển bằng cách lăn một trái bánh tới, lui với bé.
Hoặc bạn cũng có thể giữ một món đồ chơi trước mặt bé và di chuyển đồ chơi sang
hai bên. Điều này sẽ giúp bé nghiêng người qua bên này và bên kia. Khi bé chồm
tới hoặc bò, bé sẽ phát triển thêm sức mạnh cho cổ, lưng, chân và tay, cũng như
điều chỉnh hông nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bé kéo người để đứng thắng và thụp
xuống an toàn.
Khi bé biết đứng:
Bạn có thể giữ tay bé để bé đi trước mặt, đồng thời thỉnh thoảng bạn hãy buông
một tay để bé có thể trải nghiệm sự thăng bằng. Hoặc bạn có thể đứng cách xa bé
một chút và động viên khi bé có thể tự mình đứng vững. Đừng quên khuyến khích
và khen ngợi bé thật nhiều.
Khi bé biết “đi dạo”:
Sau khi bé đã biết tự đứng vững, bé có thể bắt đầu đặt dấu tay khắp nhà khi bé
chồm từ tường đến ghế rồi đến cả bàn. Bạn hãy giúp bé bằng cách sắp xếp các đồ
đạc vững chắc để bé có thể bám lấy và bước đi khắp phòng. Có thể bé chưa biết
ngồi xuống khi đang đứng, nhưng bé sẽ muốn học trước khi tự bước đi. Hãy đứng
gần cạnh bé, dùng tay giúp bé nhẹ nhàng đặt mông xuống. Sau đó, bé sẽ có thể
ngồi xuống mà không làm đau mông mình.


Cha mẹ góp vai trò hỗ trợ quan trọng giúp bé chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên
trong đời.
Các nguyên tắc an toàn
Bé mới biết đi có thể đi vòng quanh nhanh hơn bạn nghĩ! Những bước chuẩn bị sau
đây sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nguy hiểm:
 Loại bỏ các loại bàn thấp có cạnh sắc khó che chắn để ngăn thương tích cho
bé khi va vào. (Những vết rách ở trên hay ở lông mày rất thường gặp giữa
các trẻ tập đi trong phòng cấp cứu của bệnh viện.)
 Cất các đồ đạc dễ ngã.
 Rà soát dây nhợ trong nhà hoặc các đồ vật mà bé có thể vướng ngã. Cất
thảm chùi chân, kéo lại các tấm thảm lỏng lẻo bị xê dịch và nhắc nhở, giám
sát các anh chị em của bé cất hết đồ chơi của chúng đi.
 Lắp đặt các cửa an toàn ở trên và dưới cầu thang, và đừng quên giám sát khi
bé ở trên cầu thang.
 Cất và khóa lại tất cả các món đồ có khả năng gây nguy hiểm cho bé.
Có nên mua xe tập đi?
Câu trả lời ngắn gọn là không! Bạn nên biết, chính quyền Canada đã có động thái
cấm bán tất cả các loại xe tập đi, và Viện Hàn lâm Nhi khoa nước Mỹ cũng khuyến
cáo một lệnh cấm tương tự tại quốc gia này. Theo thống kê, mỗi năm có hàng ngàn
trẻ phải nhập việc do thương tích từ việc sử dụng xe tập đi, như ngã nhào xuống
cầu thang hay đến gần lò bếp đang nóng. Hơn nữa, những chiếc xe tập đi còn ngăn
cản sự phát triển bình thường các cơ trên của đôi chân bé.

Xe tập đi dễ gây thương tích nguy hiểm hơn là giúp bé tập đi.
Ghế nhún và hình ê-líp cho bé cũng không phải là ý hay. Dù các loại ghế này giúp
giữ bé đứng thẳng, nhưng chúng không giúp bé tập đi nhanh hơn. Trên thực tế,
những thiết bị này thậm chí còn làm chậm bước đi của bé nếu sử dụng quá thường
xuyên. Chưa kể, cơ thể của bé không được chỉnh thẳng đúng cách thức khi bé ngồi
trên các loại ghế này. Tốt hơn hết, bạn hãy để bé chơi trên sàn nhà hoặc trong khu
vực chơi riêng dành cho bé.

Đôi giày đầu tiên cho bé
Khi ở trong nhà, tốt nhất bạn nên để bé đi bằng chân trần. Bàn chân trần giúp bé
bám vào các mặt phẳng trơn như gỗ hay gạch men tốt hơn. Ra khỏi nhà thì bé sẽ
cần một đôi giày. Những khuyến cáo sau sẽ giúp bạn tìm mua giày vừa vặn chân
bé:
 Đừng mua giày vào đầu giờ sáng, vì chân thường phát triển khoảng 5% vào
cuối ngày.
 Con bạn nên đứng khi bạn thử giày cho bé. Hãy bảo đảm bạn có thể ấn toàn
bộ chiều rộng ngón cái của mình vào giữa chóp giày và cuối ngón chân bé,
và gót chân chỉ nên vừa đủ khoảng trống để ôm gọn ngón út của bạn.
 Để bé chập chững đi giày quanh tiệm trong khoảng năm phút, sau đó cởi
giày ra và quan sát chân bé. Nếu có các vết kích ứng nào thì đôi giày đó
không phù hợp với bé.
 Kiểm tra độ vừa vặn của giày hàng tháng. Vì ở giai đoạn này chân bé phát
triển rất nhanh. Và bạn hãy chuẩn bị tinh thần để viếng thăm tiệm giày mỗi
2-3 tháng.
Cuối cùng, dù vui mừng thế nào khi cục cưng chập chững những bước đi đầu tiên
thì cũng bạn phải kiên trì. Mỗi bé đều có khung thời gian riêng để đạt cột mốc
quan trọng này. Thế nên, sự giúp đỡ tốt nhất mà bạn có thể mang lại cho bé là:
động viên, thiết lập các quy chuẩn an toàn, và chờ. Vì sẽ sớm thôi, những bước
chân chập chững của bé cũng sẽ in dấu khắp nhà bạn!

×