Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 103 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ THỊ NGỌC CHÂU QUYÊN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƢ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về “Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn
tỉnh Bến Tre” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các đề tài khác trong
cùng lĩnh vực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU


Chương 1.

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC

10

XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.1.

Trẻ em và trẻ em mồ côi: Khái niệm và đặc điểm

10

1.2.

Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi

14

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với trẻ

23

em mồ côi
1.4.

Cơ sở pháp lý về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi


27

Chương 2.

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI

31

VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE
2.1.

Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

31

2.2.

Thực trạng hoạt động quản lý công tác xã hội đối với trẻ em

35

mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre
2.3.

Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối

60

với trẻ em mồ côi

Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỪ QUẢN

69

LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ
THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE
3.1.

Giải pháp vể chủ trương, chính sách

69

3.2.

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

71

3.3.

Giải pháp về thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất

74

3.4

Giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế


75

KẾT LUẬN

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Bộ LĐTBXH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BV,CS&GDTE

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

BV,CSTE

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

CTXH


Công tác xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

ILO

International Labour Organization

MICS

Multiple Indicator Cluster Surveys

NCS

Người chăm sóc

NVCTXH

Nhân viên Cơng tác xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nước


TE

Trẻ em

TEMC

Trẻ em mồ côi

TECHCĐB

Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt

TTBTTE

Trung tâm Bảo trợ trẻ em

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Sở LĐTBXH


Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

United Nations Children’s Fund


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nghề nghiệp của người chăm sóc phân theo giới tính

47

Bảng 2.2

Mức độ nói chuyện, tâm sự của người chăm sóc với trẻ


51

Bảng 2.3

Nguồn nước đang sử dụng

57

Bảng 2.4

Tỷ lệ người chăm sóc đưa trẻ đi chơi

59

Bảng 2.5

Sự khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội

61

Bảng 2.6

Hỗ trợ xã hội

67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ


Trang

Biểu đồ 2.1: Giới tính của cán bộ........................................................................... 36
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi cán bộ phân theo giới tính .................................................... 37
Biểu đồ 2.3: Độ tuổi cán bộ quản lý phân theo giới tính ....................................... 38
Biểu đồ 2.4: Độ tuổi cán bộ làm việc trực tiếp phân theo giới tính ....................... 38
Biểu đồ 2.5: Trình độ chuyên môn của cán bộ ...................................................... 40
Biểu đồ 2.6: Trình độ học vấn của cán bộ phân theo độ tuổi ............................... 41
Biểu đồ 2.7: Giới tính người chăm sóc .................................................................. 43
Biểu đồ 2.8: Độ tuổi người chăm sóc phân theo giới tính ..................................... 45
Biểu đồ 2.9: Trình độ học vấn của người chăm sóc .............................................. 45
Biểu đồ 2.10: Trình độ học vấn của người chăm sóc phân theo độ tuổi................ 46
Biểu đồ 2.11: Thu nhập của người chăm sóc phân theo nghề nghiệp .................. 47
Biểu đồ 2.12: Mối quan hệ phân theo hiện trạng mồ côi ....................................... 48
Biểu đồ 2.13: Giới tính của trẻ mồ cơi ................................................................... 49
Biểu đồ 2.14: Độ tuổi trẻ mồ cơi phân theo giới tính ............................................ 50
Biểu đồ 2.15: Nói chuyện, tâm sự giữa trẻ và người chăm sóc ............................. 52
Biểu đồ 2.16: Tình hình học tập của trẻ phân theo giới tính.................................. 53
Biểu đồ 2.17: Không gian nhà ở của trẻ và người chăm sóc ................................. 58
Biểu đồ 2.18: Hình thức giải trí của trẻ .................................................................. 60
Biểu đồ 2.19: Nguồn hỗ trợ xã hội ......................................................................... 68
Biểu đồ 2.20: Khó khăn của người chăm sóc ........................................................ 68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt nói riêng ln là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển con người. Thể hiện

mối quan tâm nầy, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc vào ngày 20/02/1990
và chưa đầy một năm sau nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em vào ngày 12/8/1991. Trong 25 năm qua, nước ta đã đề ra và thực hiện ba
Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 1999-2000, giai đoạn 20012010, giai đoạn 2012-2020 cùng nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn,
chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ
quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức, cung cấp dịch vụ có liên quan nhằm
thực hiện mục tiêu Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhờ đó, cơng tác Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến tích cực.
Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng các nhu cầu để phát
triển tồn diện. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ các em đang phải sống
trong hồn cảnh hết sức khó khăn, trong đó có những trẻ em mồ côi. Hiện nay, tỷ lệ
trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau như tai nạn giao thông dẫn đến mất cha, mất mẹ, bệnh tật, cấu trúc gia đình tan
vỡ,… Các em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: bị bóc lột sức lao động, bị
bạo hành, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội,… Quan trọng nhất là các
em không được sống trong môi trường yêu thương, giáo dục đầy đủ để có thể phát
triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của
chính các em. Theo dự báo, công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong những năm tới
đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Chính vì vậy, nhằm nâng cao
hoạt động hỗ trợ xã hội cho các em, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc

1


biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
hỗ trợ nhóm yếu thế này.
Tại tỉnh Bến Tre, công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ln được quan tâm. Tỉnh
ln có những hoạt động hỗ trợ cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Ngày 04/4/2014,

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1456/KH-UBND về việc chăm sóc trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014-2020. Thực hiện kế
hoạch chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, tỉnh Bến Tre đã đạt được nhiều kết
quả tích cực, giúp các em cải thiện đời sống và có điều kiện để phát triển bình
thường. Tỉnh ln nhấn mạnh quan điểm Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
khơng chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà cịn của tồn xã hội. Đối với trẻ em
mồ côi, cộng đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc, ni dưỡng các em
và giúp các em được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển bình thường. Tuy
nhiên, trong cơng tác hỗ trợ cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh, nhất
là trẻ em mồ cơi vẫn cịn những hạn chế nhất định cần phải giải quyết. Cho đến nay,
có rất ít các cơng trình nghiên cứu về hoạt động quản lý cơng tác xã hội đối với trẻ
em có hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Tại tỉnh Bến Tre, cũng chưa có một nghiên
cứu cụ thể nào về hoạt động này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Quản
lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre” để làm luận
văn cao học chuyên ngành cơng tác xã hội của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em mồ côi hiện đang là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ
em và gia đình của trẻ. Hầu hết những trẻ em mồ côi đều bị tổn thương không chỉ
những vết thương bên ngồi, mà cịn để lại những vết sẹo trong chính tâm hồn các
em, nó sẽ ám ảnh suốt cuộc đời các em, bởi lẽ vì các em là trẻ mồ côi. Vấn đề nầy
trong những năm qua đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cũng như có nhiều cuộc hội
thảo đã được diễn ra dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia giới thiệu về những chương trình bảo vệ trẻ
em có hồn cảnh đặc biệt nhằm cải thiện dịch vụ cho trẻ em trong đó có trẻ em mồ

2


cơi và đảm bảo rằng những trẻ em có hành vi không đúng phải chịu trách nhiệm với

những hành động của mình. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều bài
viết, cơng trình nghiên cứu khoa học về quyền trẻ em. Trong những bài viết, nghiên
cứu này đã có phần đề cập đến trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trong đó đặc biệt được
quan tâm là trẻ em mồ côi. Cụ thể như:
- Đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt từ thực tiễn các
Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Võ Thị Diệu
Quế. Đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng công tác xã
hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn
tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo hoạt động
cơng tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại các Trung tâm Bảo trợ xã
hội trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.
 “Hội thảo khu vực lần thứ 4-Dự án ASEAN về chăm sóc và phát triển trẻ
thơ” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19-21 tháng 10 năm 2005. Trong báo cáo của
quốc gia Ma-lay-xi-a tại Hội thảo đã nhấn mạnh việc tăng cường vai trị của cộng
đồng và các tổ chức phi chính phủ nhằm bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt.
 Đề tài: “Nghiên cứu mơ hình cơng tác xã hội tại trung tâm ni dưỡng trẻ
em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông – Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh nhằm tìm
hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mơ hình cơng tác xã hội
đối với trẻ em mồ cơi tại trung tâm ni dưỡng. Từ đó tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mơ hình cơng tác xã hội đối với trẻ em
mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng.
- “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm 2010–
2011 cho thấy, Việt Nam có 83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi đang sống với
cả cha và mẹ, trong khi có 5,2% khơng sống với cả cha và mẹ. Khoảng 5,7% trẻ em
chỉ sống với mẹ dù cha đẻ vẫn còn sống và 2,4% trẻ em chỉ sống với mẹ khi cha đẻ
đã tử vong. Khoảng 1,8% trẻ em chỉ sống với cha dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7%
chỉ sống với cha khi mẹ đẻ đã tử vong. Có 5,3% khơng sống với cha đẻ. Kết quả

3



điều tra trên là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách,
nhà nghiên cứu song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em của MICS ở
trên là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS.
- “Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm
2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em
dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, khơng
phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình
trẻ em nam và nữ, nơng thơn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em
giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm
sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả cơng lập
và dân lập có hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm
sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ khơng chính thức
khác. Tình trạng số lượng cho con ni ra nước ngoài cao trong khi đây được quy
định là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi khơng cịn cách nào khác.
- “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo
vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá của Vụ
Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011). Đánh giá tập trung đến
pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các chuẩn mực của quốc
tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra
kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, đảm bảo từng
bước hài hòa với pháp luật và các chuẩn mực quốc tế. Về bảo vệ trẻ em mồ côi,
đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn
thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận ni con ni trong nước và nước ngồi.
Mặc khác, đánh giá cũng chỉ ra được nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa có
khung pháp lý về cơng tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên nghiệp đối với
trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mơ hình chăm sóc nào phù hợp với
lợi ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia đình
thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây là một trong những phát hiện

quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với việc bảo vệ trẻ em mồ côi.

4


- Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác
giả Nguyễn Hãi Hữu cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kơng việc hình
thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và
chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư
pháp thân thiện với trẻ em”. Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức
điều tra, xét hỏi, xử lý tại tồ án như thế nào để khơng gây tổn hại cho trẻ em đặc
biệt là trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại.
Hiện nay, việc hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt mà nhất là trẻ em mồ côi
được thực hiện với nhiều hoạt động khác nhau như dịch vụ chăm sóc thay thế, dịch
vụ y tế, giáo dục, tham vấn tâm lý-xã hội,… Trong thời gian qua, các nguồn lực của
công tác xã hội cho lĩnh vực này dần được hoàn thiện về mặt luật pháp, nguồn nhân
lực và cụ thể là đội ngũ nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội, hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng việc quản lý công tác xã hội đối với lĩnh vực
nầy vẫn còn non trẻ. Thực tế chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý công tác
xã hội đối với trẻ em mồ cơi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre. Do đó, trong đề tài nầy, tác
giả đi sâu tìm hiểu thực trạng của việc quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi
từ thực tiễn tỉnh Bến Tre, những kết quả đạt được của hoạt động này, những thuận
lợi và khó khăn trong q trình thực hiện, ngun nhân thực trạng của việc quản lý
công tác xã hội đối với trẻ em mồ cơi hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp để góp phần
đảm bảo việc quản lý công tác xã hội trên địa bàn tỉnh được tốt hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về lý luận và thực trạng về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em
mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Trên cơ
sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý công tác xã

hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau:

5


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em
mồ côi.
- Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng của việc quản lý công tác xã hội đối
với trẻ em mồ côi cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản lý công
tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.
- Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu các thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng nói trên để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa đối với
việc quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu trên cán bộ quản lý các cấp, cán bộ làm việc trực
tiếp với trẻ em và trẻ em mồ côi.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung về
quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trên địa bàn như quản lý về nhân lực
làm việc trong lĩnh vực trẻ em mồ côi, quản lý về đối tượng trẻ em mồ côi, quản lý
về văn bản chính sách pháp luật và quản lý về cơ sở vật chất.
- Phạm vi nghiên cứu về khách thể: Nghiên cứu tổng số 100 khách thể, trong
đó: Cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực trẻ em là 30 người; Cán bộ làm việc
trực tiếp với trẻ em là 30 người; Trẻ em mồ côi là 40 người.

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em và tại cộng
đồng của tỉnh Bến Tre.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 01 năm 2016 đến tháng
5 năm 2016.

6


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về đời
sống của các trẻ em mồ côi, thực trạng của công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trên
địa bàn rút ra được những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp để nâng
cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trên địa bàn.
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ
hỗ trợ của công tác xã hội đối với trẻ em mồ cơi, hệ thống chính sách đối với trẻ em
mồ cơi,...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật
chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được
công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
Tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến cơng tác xã hội như: Nhập
môn công tác xã hội, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết cơng tác xã hội; phân tích
những cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề cơng tác xã hội đối
với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp chính
quyền địa phương; phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ,
ưu đãi đối với trẻ em và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ họ.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp

gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành
phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc
các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho
các điều tra viên. Với phương pháp này, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 40 trẻ em
mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em và cộng đồng để tìm hiểu, thu thập thơng tin
chung về thực trạng đời sống của trẻ em mồ côi như điều kiện về nhà ở, hồn cảnh
gia đình, các nhu cầu của trẻ em mồ cơi…, tìm hiểu về thực trạng của việc quản lý

7


công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trên địa bàn như quản lý về nhân lực làm việc
trong lĩnh vực trẻ em mồ côi, quản lý về đối tượng trẻ em mồ côi, quản lý về cơ sở
vật chất, quản lý về văn bản chính sách pháp luật,… của cán bộ quản lý công tác xã
hội các cấp tỉnh, huyện, xã.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội
học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và
người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thơng
tin chun sâu về thực trạng đời sống của trẻ em mồ côi, thực trạng hoạt động quản
lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi trên địa bàn cũng như việc triển khai thực
hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với trẻ em mồ côi, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu
trên 60 cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực trẻ em và cán bộ làm việc trực
tiếp với trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em và tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã
hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thơng tin
từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Tác giả sử dụng phương pháp này trong đề tài nhằm thu thập, bổ sung thơng
tin cịn thiếu, kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để đánh giá
độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng

của người được điều tra. Qua đó, hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được
những thơng tin chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu, đề tài sẽ tập
trung quan sát các hoạt động quản lý công tác xã hội hoặc các hoạt động mang tính
chất quản lý cơng tác xã hội để xác định những vấn đề khó khăn họ gặp phải.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm
hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về trẻ em mồ cơi nói riêng và lý
luận về các chính sách xã hội dành cho trẻ em nói chung.

8


Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực trẻ em,
chính sách xã hội dành cho trẻ em.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và những nguyên nhân cơ bản
ảnh hưởng đến việc quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh
Bến Tre hiện nay. Từ đó, giúp đưa ra một số giải pháp để việc quản lý công tác xã
hội đối với trẻ em mồ côi ngày càng hiệu quả hơn.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì
luận văn gồm có ba chương:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi
Chƣơng 2. Thực trạng về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi từ
thực tiễn tỉnh Bến Tre
Chƣơng 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả từ quản lý công tác xã hội đối
với trẻ em mồ côi từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.

9



Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.1. Trẻ em và trẻ em mồ côi: khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm trẻ em và trẻ em mồ côi
* Khái niệm trẻ em
TE là đối tượng được nhiều khoa học nghiên cứu, ở nhiều góc độ khác nhau
thì có nhiều định nghĩa khác nhau. Có người cho rằng, TE là một khái niệm chỉ
người được sử dụng để phân biệt với người lớn.
Xét trên phương diện phát triển, TE là con người ở giai đoạn chưa trưởng
thành về tinh thần và thể lực, cần có sự bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, bao gồm cả về
mặt pháp lý thích hợp trước cũng như sau khai sinh.
Công ước của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc định nghĩa TE có nghĩa là mọi
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với TE đó quy định tuổi thành
niên sớm hơn. [25, tr. 1]
Ở Việt Nam, thuật ngữ về TE được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật,
từ hiến pháp đến các bộ luật, luật. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về độ tuổi
của TE trong các văn bản luật ở Việt Nam: Hiến pháp quy định tuổi làm nghĩa vụ
công dân là từ 18 tuổi trở lên; Bộ Luật Lao động quy định độ tuổi lao động là từ
15 tuổi. Bộ Luật Hình sự: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm”, điều nầy cũng có thể được hiểu những người từ dưới 16 tuổi
là TE. [19, tr. 9]
Theo Luật BV,CS&GDTE được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc Hội khóa XI xác định: TE là cơng dân
Việt Nam dưới 16 tuổi. [17, tr. 1]
Trong phạm vi của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm trẻ em theo Luật
BV,CS&GDTE năm 2004. Cụ thể, trong phạm vi nghiên cứu là những trẻ em mồ
côi dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


10


* Khái niệm trẻ em mồ côi
Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật BV,CS&GDTE, thì TECHCĐB là TE có hồn
cảnh khơng bình thường về thể chất hoặc tinh thần, khơng đủ điều kiện để thực hiện
quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Và, tại Điều 40 của Luật nầy đã
quy định 10 nhóm TECHCĐB bao gồm TEMC không nơi nương tựa, TE bị bỏ rơi;
TE khuyết tật, tàn tật; TE là nạn nhân của chất độc hoá học; TE nhiễm HIV/AIDS;
TE phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; TE phải làm việc
xa gia đình; TE lang thang; TE bị xâm hại tình dục; TE nghiện ma tuý; TE vi phạm
pháp luật.
Trong xã hội, vẫn có nhóm TE trên thực tế khơng mồ cơi cha mẹ (cha mẹ cịn
sống và khơng phải mất tích), nhưng vẫn khơng có mối liên hệ về mặt kinh tế ngay
từ khi mới sinh ra. Đó là nhóm trẻ em bị bỏ rơi. Do các em khơng có cha, khơng có
mẹ hoặc khơng có cả hai và khó khăn về chăm sóc kinh tế nên nhóm TE nầy sẽ có
nhiều biểu hiện khác so với các nhóm TECHCĐB khác và cũng khác với nhóm TE
bình thường.
Theo Khoản 6, Điều 3 của Luật Nuôi con nuôi ban hành năm 2010 thì: TEMC
là TE mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không
xác định được. [18, tr. 2]
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xác định TEMC là những em
dưới 16 tuổi và có hồn cảnh cả cha lẫn mẹ đã chết hoặc cha hoặc mẹ đã chết; cả
cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đã mất tích theo quy định của Pháp luật Dân sự (gồm
có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ ni hợp pháp).
1.1.2. Những vấn đề trẻ em mồ côi thường gặp
Khi xã hội phát triển, sẽ có nhiều vấn đề xã hội phát sinh, trong đó hầu hết các
đối tượng yếu thế ít nhiều đều bị ảnh hưởng, nhưng TEMC là đối tượng mà các vấn
đề xã hội đang rình rập nhiều nhất, các em dễ bị ảnh hưởng nhất. Có nhiều vấn đề

TEMC thường gặp nhưng đáng quan tâm nhất đó là nguy cơ trẻ bị xâm hại; kế đến
là nguy cơ trẻ bỏ học; tiếp theo là nguy cơ trẻ bị cưỡng bức lao động và cuối cùng là
trẻ dễ vướng vào các tệ nạn xã hội.

11


1.1.2.1. Nguy cơ trẻ bị xâm hại
Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng của trẻ, làm hại
đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi, xỉ nhục, thậm
chí là dùng vũ lực (đánh đập) để trừng phạt, răng đe dạy dỗ,... Sự xâm hại đó khơng
chỉ diễn ra trong gia đình, mà cịn diễn ra trong trường học, thậm chí ngay trên
đường phố hoặc nơi trẻ làm việc,...
Khái niệm xâm hại TE không chỉ dừng lại là xâm hại thân thể mà còn xâm hại
tới cảm xúc, tinh thần thậm chí là xâm hại tình dục.
Xâm hại thân thể bao gồm mọi hình thức gây đau đớn về thể chất cho các em
như bấu véo, rung lắc, hay bợp tai, tát, đánh đập,... Trẻ có thể bị tổn thương rất đa
dạng, từ tổn thương phần mềm (vết rách, bỏng, bầm tím, ...) cho đến gãy răng, gãy
xương, vỡ nội tạng, thương tích hệ thần kinh trung ương. Do bị xúc phạm thân thể
từ nhỏ nên khi lớn lên các em lại dễ phát triển thành những hành vi bạo lực hoặc dễ
sa vào tội phạm sau nầy.
Xâm hại về tinh thần có thể bao gồm những hành vi mắng chửi, lăng nhục trẻ,
... những hành vi nầy gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí
trẻ, chúng dễ trở thành người mất lịng tin, sống thu mình, khơng cởi mở, có biểu
hiện thụ động hay kích động q mức, thể chất cịi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm,
gương mặt vô cảm.
Xâm hại tình dục TE là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức mạnh,
có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để
ép buộc trẻ tham gia vào hành vi tình dục; Gây tổn hại về sức khỏe thể chất và tâm
lý cho TE như bị trầm uất, sợ hãi, lo lắng, mặc cảm, tự ti, hung hãn, bất cần, tự hủy

hoại bản thân,...; Ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ: cuộc sống
của các em dễ bị xáo trộn như học sút kém, bỏ học, bỏ nhà đi, thay đổi tính nết, trở
nên khó bảo, xa lánh mọi người, dễ có hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội; Gây mất
trật tự, an toàn xã hội, gia tăng tội phạm, tệ nạn mại dâm. Một số trẻ bị lạm dụng
tình dục sau đó dễ đi vào con đường mại dâm hoặc môi giới mại dâm, lạm dụng tình
dục TE khác.

12


1.1.2.2. Nguy cơ trẻ bỏ học
TE ở lứa tuổi dưới 16 là lứa tuổi mà các em phải ngồi trên ghế nhà trường để
lĩnh hội kiến thức từ các trường phổ thơng hoặc trường nghề, tích lũy kiến thức để
chọn một ngành nghề phù hợp với nguyện vọng, với sở trường để có nghề nghiệp
vững vàng trong tương lai, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, vì lý
do khách quan, cũng có khi là lý do chủ quan mà các em phải rời trường, phải bỏ
lớp khi còn ở lứa tuổi dưới 16 để mưu sinh kiếm sống thì nhóm TE này được gọi là
TE bỏ học.
Hiện nay, nhóm TE bỏ học chưa được đề cập trong Luật BVCSTE 2004
nhưng theo Điều 40 của Luật BVCSTE 2004 thì nhóm TEMC được quy định trong
Luật là nhóm TECHCĐB. Có nhiều vấn đề mà TEMC thường gặp, trong đó có cả
nguy cơ bỏ học của trẻ.
Ở lứa tuổi này, các em mồ côi cha mẹ hoặc giả là mồ cơi một bề thì việc bỏ
học để tìm kế sinh nhai là việc thường gặp. Các công việc mà các em đi làm sau khi
bỏ học thường đa dạng và cũng gắn liền với cuộc sống của các em, có em thì đi bán
vé số, có em đi làm th ở lị bánh mì, lị gạch, cũng có khi giữ nhà cho chủ, đi vác
mướn, đánh giày,... Những công việc này thường gắn một phần lớn vào việc quyết
định phát triển nhân cách của trẻ khi các em lớn lên.
1.1.2.3. Trẻ em lao động sớm
Theo kết quả cuộc điều tra quốc gia về lao động TE (2002) thì cho đến nay

vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về lao động TE. Tuy nhiên, các quốc gia đều
dựa theo công ước và những tiêu chuẩn của tổ chức ILO làm căn cứ xác định lao
động TE.
Theo luật pháp Việt Nam thì chưa có khái niệm về lao động TE và chưa thống
nhất một cách hiểu chung về lao động TE. Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì lao
động TE là trẻ làm việc trong độ tuổi còn đi học, các em có thể được trả cơng hay
khơng trả cơng, làm việc bên trong hay bên ngồi gia đình, trẻ có thể làm các cơng
việc nhẹ đến nặng nhọc. [14, tr. 36].

13


Có thể nói trẻ bị cưỡng bức lao động là TE phải làm việc nặng nhọc trong môi
trường độc hại nguy hiểm hoặc trẻ làm việc nặng nhọc quá sức hay cơng việc hoặc
thời giờ làm việc đó khơng phù hợp với TE. Khi các em tham gia lao động sớm thì
các em có thể phải va chạm vào cuộc sống đầy phức tạp, các em rất dễ bị nhiễm các
thói hư tật xấu của xã hội. Tất cả những trẻ lao động sớm có thể là đối tượng tấn
cơng của bất kỳ một loại tệ nạn xã hội. Thậm chí là vi phạm pháp luật rất cao. Ban
ngày các em đi làm, tối về thì tụ tập ở bến xe, quán net, tụ điểm đen, các em muốn
khẳng định bản thân, các em bị cuốn vào các trị vơ bổ và cuộc sống không lành
mạnh. Điều này đã làm hỏng nhân cách của các em.
1.1.2.4. Vướng vào các tệ nạn xã hội
TEMC thường thiếu vắng sự chăm sóc một cách trọn vẹn của của cả cha lẫn
mẹ. Các em thường dễ bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Để có cái ăn cái
mặc, để phụ chăm lo cuộc sống cho gia đình khi khơng được sống cùng với cha lẫn
mẹ, các em thường bỏ học để lao động sớm kiếm sống. Chính mơi trường mới này,
các tệ nạn xã hội ln rình rập các em. Nào là quán nhậu, quán net, các tụ điểm đen,
hoặc là các quán café nhưng bên trong đó lại có khi là một đường dây mua bán ma
túy, buôn bán người, …
Các tên tội phạm ln lạm dụng tuổi cịn non trẻ của các em để làm những

việc phạm tội có lợi lớn cho chúng. Nhưng khi bị phát hiện thì muôn tội lỗi họ đều
để các em phải gánh chịu. Chính mơi trường khơng lành mạnh này dễ lơi kéo các
em vướng vào vì những lời ngon ngọt chuyên nghiệp của họ bởi các em ln cần có
một nhu cầu về tình cảm, nhu cầu cần được sự che chở.
1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con
người. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý như:
Theo Các Mác, tất cả mọi lao động sản xuất trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mơ tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để

14


điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung phát sinh từ sự
vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất …“Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển
lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.”
Như vậy, theo Các Mác: Quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình
lao động phát triển xã hội. Các nhà quản lý quốc tế như: Fredderich Wiliam Taylor
(1856-1915) Mỹ; Henry Fayol (1841-1925) Pháp; Max Weber (1864-1920)
Đức…đều khẳng định: “Quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự
phát triển xã hội”.
Quản lý là hoạt động phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên để đạt được mục
tiêu của tổ chức. Nó bao gồm những nhiệm vụ thiết lập và duy trì một mơi trường
nội bộ trong đó con người làm việc cùng nhau trong các nhóm có kết quả và hiệu
quả để đạt được mục tiêu nhóm (Koontz, Harold and O’Donnel, Cyril, 1976).
Theo Aunapuff: “Quản lý là một hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một khoa học
và là một nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý con người
nhằm đạt được mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động vừa ổn định bao gồm

nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”. [24, tr.11]
Thuật ngữ “quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) bao gồm hai q trình tích hợp vào
nhau. Q trình “quản” bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”.
Quá trình “lý” bao gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “phát triển”.
“Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển
hướng dẫn các quá tình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới
mục đích, đúng ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.” [15, tr. 7].
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của
một đơn vị, một tổ chức”. [7, tr. 1363]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [12, tr. 12]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức có
định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối
tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế,.. bằng một hệ thống

15


các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ
thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. [6, tr. 14]
Có tác giả lại quan niệm: Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có
tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội,
quản lý là một q trình tác động có định hướng, có tổ chức trên các thơng tin về
tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng
được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định.
Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để
chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và
tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt
dược các mục đích đã định. [13, tr. 20]

Các khái niệm “quản lý” tuy có khác nhau nhưng chúng có chung những điểm
chủ yếu sau đây: Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một
nhóm xã hội chúng là những tác động có tính định hướng. Những tác động đó được
phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tóm lại, có thể hiểu quản lý “là một quá trình tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện
biến động của môi trường”.
1.2.1.2. Khái niệm về công tác xã hội
Có nhiều khái niệm về CTXH được đưa ra ở các góc độ khác nhau:
Theo từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995) có ghi “CTXH là một khoa học
ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những
chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”.[21, tr. 12]
CTXH ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía cạnh khác
nhau, điển hình có tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: “CTXH là hoạt động thực
tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương

16


pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi mục
tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội’’. [10, tr. 26]
CTXH tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý thuyết khoa học
về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội
và thúc đẩy sự thay đổi vai trị của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế hướng
tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên mơn
góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan tới con người để thỏa mãn
những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai
trị xã hội của mình. [30, tr. 17]
Và như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của tác giả

Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phịng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. [9, tr. 19]
1.2.1.3. Khái niệm về quản lý cơng tác xã hội
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý CTXH. Có người cho rằng quản lý
CTXH cũng chính là quản trị CTXH.
Rino J. Patti sử dụng hai thuật ngữ quản trị và quản lý như nhau. Ông ta lưu ý
rằng quản lý được NVCTXH sử dụng ngày càng nhiều để mô tả công việc mà họ
làm. Đã có nhiều cố gắng phân biệt hai thuật ngữ nhưng khác biệt nầy không được
chấp nhận hoàn toàn. Về mặt lịch sử, trong CTXH và trong các cơ sở an sinh xã hội
phi lợi nhuận, từ quản trị được thích sử dụng hơn từ quản lý bởi từ quản lý mang vẻ
kiểm soát và nhắm tới lợi nhuận vốn khơng được ưa thích trong an sinh xã hội.
Quản lý khi được sử dụng như là một danh từ nói tới một số ít người nắm giữ các vị
trí cao nhất trong sơ đồ tổ chức của cơ sở. [25, tr.9]
Đặc trưng quan trọng của quản lý là đạt được kết quả thông qua công việc của
những người khác. Quyền hành và quyền hạn là hai đặc điểm của quản lý. Nó có
mối liên hệ cá nhân cao, trong đó quản lý phải hướng dẫn, đề ra phương hướng, xây

17


dựng tầm nhìn, hoạch định, phân bổ tài nguyên, giúp con người có tinh thần trách
nhiệm, giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy và khuyến khích. Trong một số trường hợp,
hầu như khơng có sự khác biệt nào giữa quản lý và quản trị. Hai từ nầy được xem là
đồng nghĩa. [11, tr. 9]
Theo Walter Friedlander, quản trị CTXH là một phương pháp của CTXH dựa
vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến
những công việc đặc thù của CTXH là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con

người và thỏa mãn các nhu cầu con người. [26, tr. 288]
Theo Kidneigh, 1950: “Quản lý/quản trị công tác xã hội là một tiến trình
chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội…trong một tiến trình hai
chiều: một là chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ cụ thể, và hai là sử dụng
kinh nghiệm để sửa đổi chính sách.”
Theo Trecker, Quản lý công tác xã hội “một tiến trình làm việc với con người
bằng cách phát huy và liên kết năng lực của họ để họ sử dụng mọi tài ngun sẵn
có để thực hiện mục đích cung cấp những chương trình và dịch vụ cần đến”.
Như vậy có thể thấy, quản lý CTXH là một phương pháp của CTXH có liên
quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người
đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân. Người ta cho rằng khi
chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản lý
CTXH áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp CTXH vào tiến trình quản lý.
Quản lý CTXH là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu quả của các
chương trình hoạt động CTXH để giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện
xã hội tốt hơn. Quản lý CTXH nhằm cung cấp nền tảng để thực hành CTXH liên
quan đến các chức năng của cơ sở xã hội, chất lượng thực hành CTXH phần lớn phụ
thuộc vào cách quản lý ngành CTXH. Quản lý CTXH có các đặc điểm như:
- Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản trị tổng quát;
- Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của CTXH, các phương pháp
chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng

18


đồng và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và
chức năng của cơ sở;
- Quản lý CTXH là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết
hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người;
- Các phương pháp CTXH không chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ

mà còn sử dụng trong tiến trình quản lý và trong xây dựng các mối quan hệ với
nhân viên.
Vậy quản lý CTXH có thể được hiểu là một tiến trình hay một phương pháp
của CTXH có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội
giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân dựa vào
các nguyên tắc của CTXH để nhận diện và giải quyết những vấn đề của con người
nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Trong đó bao gồm cả hoạt động của những
người lãnh đạo tổ chức và tất cả những nhân viên trong tổ chức đó để hồn thành
mục đích chung của tổ chức.
1.2.1.4.Khái niệm về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi
Khái niệm về quản lý CTXH đối với một nhóm đối tượng yếu thế cụ thể là
một khái niệm mới. Hiện nay chưa được các nhà khoa học đưa ra một khái niệm
chính thống.
Qua q trình nghiên cứu và qua công tác thực tiễn, theo tôi quản lý CTXH
đối với TEMC là một phương pháp CTXH có liên quan tới quá trình quản lý trong
việc cung cấp và phân loại các nguồn lực trong xã hội nhằm giúp TEMC đáp ứng
được những nhu cầu cơ bản và phát huy tiềm năng bản thân. Trong quá trình quản
lý đó, bao hàm việc sử dụng tổng hợp các phương pháp CTXH để thực hiện việc
chuyển đối những chính sách xã hội thành các chương trình, các dịch vụ trong việc
thực hiện cơng tác BVCSTE nói chung và TEMC nói riêng.
1.2.2. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi
1.2.2.1. Quản lý về nhân lực làm việc trong lĩnh vực trẻ em mồ côi
Quản lý về nhân sự hay quản lý nguồn lực con người đóng vai trị rất quan
trọng trong hoạt động của các tổ chức hay các doanh nghiệp. Do đó, việc khai thác

19


×