Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.71 KB, 16 trang )

A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Việc xác định chính xác loại hợp đồng lao động ( HĐLĐ ) sẽ có ý nghĩa to
lớn đối hoạt động giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là loại tranh chấp về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ. Bởi vì việc xác định đúng loại HĐLĐ là một trong
những tiêu chí quan trọng để đánh giá việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của một
trong hai bên ( Người lao động ( NLĐ) và người sử dụng lao động ( NSDLĐ)) đã
hợp pháp hay chưa về căn cứ chấm dứt cũng như thời hạn báo trước , để từ đó giải
quyết đúng các quyền lợi hợp pháp của mỗi bên. Thấy được tầm quan trọng của
vấn đề trên, nên em đã chọn đề tài : “ Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn)
của hợp đồng lao động” để làm đề tài nghiên cứu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Giải thích một số khái niệm:
1. Hợp đồng lao động:
Hiện nay, theo Điều 26 BLLĐ năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006
và 2007 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Như vậy, trong khái niệm hợp đồng lao động phải lưu ý những vấn đề: sự
thỏa thuận tự nguyện giữa các bên; chủ thể của hợp đồng lao động là người lao
động và người sử dụng lao động, mục đích của các bên là hướng tới lợi ích chung
trong quan hệ lao động. Vì vậy, có thể hình dung HĐLĐ là hình thức pháp lý của
quá trình trao đổi, mua bán một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động
2. Thời hạn hợp đồng lao động:
Thời hạn HĐLĐ là khoảng thời gian mà HĐLĐ phát sinh hiệu lực, ràng buộc
trách nhiệm pháp lý đối với các bên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã
được xác định trong nội dung HĐLĐ.
Trước đây, thời hạn của HĐLĐ được quy định tại Điều 27 BLLĐ năm 1994.
Tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã quy định như sau:
1 - Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên


không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng.
2 - Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này
hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết Hợp đồng lao động mới; nếu
1
không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao
động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là
hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu
người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác
định thời hạn.
3 - Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất
thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao
động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất
tạm thời khác".
II. Phân tích và bình luận (các loại ) thời hạn của hợp đồng lao
động:
1. Phân tích các loại thời hạn của hợp đồng lao động:
Theo quy định tại Điều 27 BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2002, Điều 4 Nghị
định 44/2003/NĐ/CP, HĐLĐ gồm các loại thời hạn sau:
1.1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
“Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;”
HĐLĐ loại này áp dụng cho những công việc không xác định thời điểm kết

thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng và trường hợp tuyển dụng vào
biên chế nhà nước trước dây nay chuyển sang kí HĐLĐ.
Hơp đồng này được thực hiện từ khi bắt đầu đến khi có một sự kiện làm
chấm rứt quan hệ giữa hai bên. Ưu điểm của nó là tạo ra một môi trường tự do, các
chủ thể có thể chủ động chấm dứt bất cứ khi nào với điều kiện tuân thủ các quy
định của pháp luật.
1.2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn:
“Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng;”
HĐLĐ áp dụng cho những công việc xác định được thời điểm kết thúc trong
khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng.
1.3. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng:
Hợp đồng này áp dụng cho những công việc có thể hoàn thành trong khoảng
thời gian dưới 12 tháng hoặc để tạm thời thay thế NLĐ bị kỷ luật chuyển làm công
việc khác có thời hạn, NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ nghỉ việc vì lý do
khác và hợp đồng với người đã nghỉ hưu.
Trước đây, Nghị định 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 hướng dẫn thi
hành BLLĐ năm 1994 đã quy định HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm
bao gồm các loại:1 năm, 2 năm, 3 nă. Theo đó các bên không được ký hợp đồng
với số tháng lẻ. Quy định như vậy là quá cứng nhắc, làm ảnh hưởng đến quyền tự
2
do thỏa thuận của các bên. Vấn đề này đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của BLLĐ năm 2002 khắc phục bằng cách quy định rõ ràng về khái niệm các loại
HĐLĐ. Tuy nhiên trong thực tế, do tính chất nghề nghiệp, yêu cầu công việc của
một số nghề như xây dựng dân dụng, xây dựng dự án trồng rừng, nuôi trồng thủy
sản …có thể cần thời gian trên 36 tháng để hoàn thành công việc mà nếu kí HĐLĐ
xác định thời hạn thì chỉ được ký không quá 36 tháng, ký HĐLĐ không xác định
thời hạn lại không cần thiết. Vậy trường hợp này phải sử dụng HĐLĐ nào cho phù

hợp?
Cũng theo các quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 BLLĐ sửa đổi bổ sung năm
2002 và Điều 4 Nghị định 44/2003/NĐ-CP, nếu công việc cần tuyển không xác
định thời điểm kết thúc hoặc có thời hạn trên 36 tháng thì NLĐ phải được ký
HĐLĐ không xác định thời hạn. Các bên không được giao kết hợp đồng với thời
hạn dưới 12 tháng để làm những công việc ổn định từ 12 tháng trở lên, trừ trường
hợp để thay thế NLĐ khác nghỉ việc tạm thời. Nếu HĐLĐ có thời hạn đã hết hạn
mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, hai bên phải ký HĐLĐ
mới. Nếu không ký HĐLĐ mới thì hợp đồng đã ký trở thành không xác định thời
hạn. Nếu các bên ký tiếp HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một
thời hạn nữa. Sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì các bên phải ký hợp đồng
không xác định thời hạn. Như vậy NLĐ sẽ được làm việc ổn định theo yêu cầu của
công việc, tránh tình trạng NSDLĐ lựa chon hợp đồng ngắn hạn để trốn tránh bảo
hiểm hoặc để dẽ dàng cho thôi việc người này, tuyển người khác thay thế hoặc
dùng thời hạn hợp đồng để gây áp lực đối với NLĐ… Để đảm bảo căn cứ cho việc
thực hiện hợp đồng lâu dài, pháp luật quy định những hợp đồng có thời hạn từ 3
tháng trở lên, các bên phải ký kết bằng văn bản.
Việc thực hiện các quy định về hình thức HĐLĐ trong thực tế còn nhiều vi
phạm mà chủ yếu là NSDLĐ không muốn ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Lý
do của thực trạng này là:
Thứ nhất: hình thức HĐLĐ không xác định thời hạn được ưu tiên áp dụng,
vừa để bảo bệ việc làm cho NLĐ, vừa để dễ giải phóng họ khỏi công việc đang làm
nhưng luật pháp chưa xem xét đúng mức lợi ích của NSDLĐ khi ký kết loại hợp
đồng này. Cùng với cam kết trong hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì
NSDLĐ phải đảm bảo công việc và các thỏa thuận khác lâu dài. Thực tế, NSDLĐ
cũng mong muốn sử dụng các lao động nòng cốt trong dài hạn và có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cho NLĐ để đầu tư cho sự phát triển của đơn vị. Song, khi thỏa
thuận loại hợp đồng này, NLĐ có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, không bị giới hạn
bởi lý do chấm dứt, chỉ phải tuân thủ thời hạn báo trước ít nhất 45 ngày. Hoặc báo
trước ít nhất 3 ngày nếu bị ốm đau tai nạn đã điều trị 6 tháng liền ( Điều 37 khoản 3

BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2002). Hơn nữa, theo Điều 13 Nghị định 44/2003/NĐ-
CP, về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo cho NLĐ. Như vậy, NSDLĐ không có
một đảm bảo nào khi đầu tư và chio phí cho các lao động này ở mức cao hơn các
lao động làm việc ngắn hạn.
3
Thứ hai, trong các quy định của pháp luật còn có sự phân biệt chế độ của
những người làm theo hợp đồng dài hạn và ngắn hạn. Theo đó, với những người
lao động làm việc dưới 3 tháng. NSDLĐ không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế không mất trợ cấp thôi việc cho họ…nên chi phí cho NLĐ có hợp đồng
ngắn hạn thấp hơn nhiều so với chi phí cho NLĐ có HĐLĐ dài hạn. “ Điều đó là
không công bằng với NLĐ và trở thành động cơ khuyến khích NSDLĐ sử dụng
hợp đồng ngắn hạn.
Tình trạng vi phạm các quy định về thời hạn hợp đồng còn do pháp luật hiện
hành chưa đưa ra một tiêu chí nào để phân biệt công việc lâu dài và công việc ngắn
hạn theo mùa vụ. Đối với những doanh nghiệp làm gia công, khối lượng công việc
của họ được xác định theo các hợp đồng đặt hàng có thời hạn ngắn nhưng đó lại là
chức năng chính của doanh nghiệp thì thuộc loại công việc theo mùa vụ hay loại
công việc không xác định được thời gian kết thúc.
Trên đây là những lý do tại sao các quy định của pháp luật về vấn đề này
thường xuyên bị vi phạm, đòi hỏi pháp luật phải có những quy định cụ thể hơn về
vấn đề thời hạn của HĐLĐ để tránh những vi phạm đáng tiếc gây thiệt hại cho các
bên trong quan hệ HĐLĐ
2. Bình luận về các các loại thời hạn của hợp đồng lao động:
2.1. Những ưu điểm:
Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã có sự thay đổi nhất định khi quy định về
các loại thời hạn của HĐLĐ . Sự thay đổi này không chỉ là sự thay đổi về mặt thuật
ngữ pháp lý, kỹ thuật lập pháp mà còn thay đổi về nội dung, khái niệm HĐLĐ theo
những thời hạn khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất: về mặt thuật ngữ pháp lý thì Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã có
những quy định điều chỉnh mới. Theo đó nếu như trước đây dùng thuật ngữ HĐLĐ

xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm thì nay chuyển sang dùng thuật ngữ HĐLĐ
xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; sửa loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới một năm thành dưới 12 tháng.
Thứ hai: về kỹ thuật lập pháp thì Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã luật hóa
khái niệm các loại HĐLĐ – điều mà trước dây BLLĐ năm 1994 chưa đề cập đến
mà chỉ được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo NĐ 198/CP ( ngày
31/12/1994) của Chính phủ. Đây là một điểm mới rất quan trọng vì như vậy sẽ
“tránh được sự lệ thuộc quá nhiều vào văn bản hướng dẫn” và quy định mới này đã
“góp phần giúp những người liên quan phân biệt rõ ràng về các loại HĐLĐ nói trên
( trước dây có sự nhầm lẫn giữa HĐLĐ không xác định thời hạn với hợp đồng dài
hạn)”.
Thứ ba: về mặt nội dung: Theo BLLĐ năm 1994 khi các HĐLĐ hết hạn hoặc
công việc đã hoàn thành, trong trường hợp đó đã đủ căn cứ để các bên chấm dứt
HĐLĐ theo Điều 36 BLLĐ. Tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra trường hợp các bên vẫn
tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng cho dù HĐLĐ đã hết hạn, NLĐ vẫn làm
việc còn NSDLĐ vẫn trả lương. Hai bên có thể thỏa thuận ra hạn HĐLĐ hoặc tiếp
tục ký HĐLĐ mới trong nhiều lần để thực hiện cùng một công việc, thậm chí
4
không cần gia hạn, không cần ký hợp đồng mới, hai bên vẫn duy trì quan hệ lao
động bình thường.
Một thay đổi lớn hết sức quan trọng đã được Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002
đề cập đến, đó là; khi HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, hoặc
HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
mà hết hạn nhưng NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
HĐLĐ hết hạn hai bên phải ký HĐLĐ mới. Nếu quá thời hạn này mà không ký
HĐLĐ mới thì hợp đồng cũ đương nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Trong trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì chỉ
được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng. Sau đó nếu hợp đồng mới này hết
hạn thì hai bên phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc hợp đồng đó đương
nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Quy định mới này xuất phát từ

nguyên tắc bảo vệ NLĐ, tạo điều kiện thuận lợi giao kết và thực hiện HĐLĐ, bảo
đảm duy trì ổn định lâu dài quan hệ lao động. Quy định bổ sung này nhằm đạt tới
hai mục đích: một mặt khắc phục được tình trạng trước đây một số đơn vị sử dụng
lao động tuyển dụng lao động làm các công việc có tính chất thường xuyên nhưng
chỉ ký kết HĐLĐ có xác định thời hạn ngắn, sau đó HĐLĐ hết hạn thì tiếp tục ký
tiếp HĐLĐ xác định thời hạn trong nhiều lần không bị hạn chế hoặc chấm rứt
HĐLĐ khi hợp đồng hết hạn làm cho NLĐ không yên tâm. Mặt khác, khắc phục
được một số trường hợp khi HĐLĐ đã hết hạn ( hết hiệu lực), nhưng người lao
động vẫn tiếp tục làm việc và họ không ký tiếp HĐLĐ. Nếu co tranh chấp xảy ra
thì họ không có căn cứ để giải quyết như trước đây. Quy định mới này đã có tác
dụng làm yên tâm người lao động và đề cao trách nhiệm của NSDLĐ trong việc
bảo đảm việc làm và các quyền lợi khác đối với NLĐ.
2.2. Những bất cập và hướng khắc phục (nếu em cho là bất cập, em phải
hoàn thiện được thì hãy chê nhé
Bên cạnh những thay đổi hết sức quan trọng như đã nêu ở trên, Luật sửa đổi,
bổ sung năm 2002 vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc quy định thời hạn
của HĐLĐ, cụ thể:
Một là, trước đây Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thi hành
BLLĐ năm 1994 đã quy định HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm bao
gồm các loại HĐLĐ 1 năm. 2 năm, 3 năm. Theo đó các bên không được ký kết
HĐLĐ với số tháng lẻ. Quy định như vậy là quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt làm ảnh
hưởng đến quyền tự do thỏa thuận của các bên. Vấn đề này đã được Luật sửa đổi,
bổ sung năm 2002 khắc phục bằng cách giải thích: “Hợp đồng lao động xác định
thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng” . Đây là
một quy định mới quan trọng, khắc phục được hạn chế như cách giải thích trước
đây của Nghị định số 198/CP đối với HĐLĐ xác định thời hạn. Tuy nhiên, thực tế
do tính chất nghề nghiệp, yêu cầu của công việc như xây dựng dân dụng, các dự án
trồng rừng, nuôi trồng thủy sản có thể cần thời gian trên 36 tháng để hoàn thành
công việc. Như vậy, trong trường hợp này phải sử dụng loại HĐLĐ nào cho phù

5
hợp ? Theo Nghị định số 44/2003/NĐ – CP thì đối với trường hợp cần phải thực
hiện công việc vượt quá thời hạn 36 tháng bắt buộc phải ký HĐLĐ không xác định
thời hạn.
Mặt khác, xét cho cùng “ Loại HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc
nhất định cũng không nằm ngoài loại HĐLĐ xác định thời hạn”. Xuất phát từ mối
quan hệ logic như vậy, nên chăng cần phải quy định theo hướng: HĐLĐ có hai loại
đó là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có xác đinh thời hạn. Đối với
HĐLĐ có xác định thời hạn thì có thể bao gồm HDLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở
lên và HĐLĐ dưới 12 tháng hoặc theo một mùa vụ nhất định. Quy định như vậy sẽ
tạo điều kiện linh hoạt để các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có thể lựa
chọn áp dụng phù hợp và thuận tiện.
Hai là, khoản 2 Điều 27 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung là một quy định
mới, nhưng cách thức xử lý khi HĐLĐ hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục duy trì quan
hệ lao động như vậy là chưa thỏa đáng. Bởi vì khi HĐLĐ hết hạn là căn cứ để
chấm dứt HĐLĐ theo Điều 36, hiệu lực của HĐLĐ đã hết, không còn ràng buộc
trách nhiệm pháp lý đối với các bên. Nhưng theo Luật sủa đổi, bổ sung năm 2002
thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn nếu NLĐ tiếp tục làm việc thì
phải ký HĐLĐ mới. Khi hết hạn đó mà không ký HĐLĐ mới thì HĐLĐ cũ trở
thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Ba là, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002 không cho phép các bên ký liên tiếp
nhiều HĐLĐ xác định thời hạn để làm một công việc, mà yêu cầu các bên phải ký
kết HĐLĐ mới( có thể là HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định
thời hạn). Nếu ký HĐLĐ mới là HĐLĐ có xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm
một HĐLĐ không quá 36 tháng. Quy định này là nhằm bảo vệ NLĐ, mà chưa tính
đến khả năng NSDLĐ có thể tìm cách lẩn tránh trách nhiệm ký HĐLĐ không xác
định thời hạn với NLĐ. Chính quy định này vẫn còn thiếu chặt chẽ, bởi vì “sau khi
đã hết thời gian gia hạn của hợp đồng hai bên làm thủ tục chấm dứt HĐLĐ theo quy
định. Sau đó một thời gian ( Ví dụ một tháng) hai bên tiếp tục ký HĐLĐ xác định

thời hạn và coi như một quan hệ lao động mới”. Đây là một thực tế vì hiện nay
quan hệ cung cầu lao động còn mất cân đối. NSDLĐ dễ dàng tím kiếm được NLĐ
phù hợp cho nên họ không cần ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn mà chỉ cần
thông qua nhiều lần ký kết các HĐLĐ xác định thời hạn như đã nếu ở trên. Vậy
hướng khắc phục những hạn chế vừa nêu có thể thực hiện như sau: khi HĐLĐ hết
hạn trong một khoảng thời gian nhất định ( từ 15 đến 30 ngày) hai bên phải tiến
hành giao kết HĐLĐ mới nếu NLĐ tiếp tục làm việc. Cũng có thể trong khoảng 15
ngày trước khi HĐLĐ hết hạn thì hai bên phải tiến hành gia hạn HĐLĐ. Trong
trường hợp HĐLĐ đã hết hạn và các bên không ký HĐLĐ mới trong thời gian luật
định thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định của pháp
luật.
Bốn là, tính đến đầu năm 2001 “đã có khoảng 9 triệu lao động áp dụng
HĐLĐ theo BLLĐ trong đó: doanh nghiệp Nhà nước có khoảng 1,8 triệu, doanh
6

×