Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu tình hình, khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh lý vùng mũi xoang tại huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng, năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRIỆU SÀ KINH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC
DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ CHI PHÍ CHO DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH NHÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN
MẮC BỆNH LÝ VÙNG MŨI XOANG TẠI HUYỆN MỸ TÚ,
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 - 2021

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Cần Thơ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRIỆU SÀ KINH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC
DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ CHI PHÍ CHO DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH NHÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN
MẮC BỆNH LÝ VÙNG MŨI XOANG TẠI HUYỆN MỸ TÚ,


TỈNH SÓC TRĂNG, NĂM 2020 -2021

Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 8720807.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS NGUYỄN TRIỀU VIỆT

Cần Thơ, 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

TRIỆU SÀ KINH


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân, bạn bè, gia đình và các nhà khoa học trong ngành.

Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. BS. NGUYỄN
TRIỀU VIỆT đã dành cho em tất cả sự hướng dẫn tận tình, động viên em trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lịng u thương tới gia đình, những người đã sát cánh bên tơi
vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tác giả luận văn

TRIỆU SÀ KINH


iii

MỤC LỤC
Tr. bìa
Tr. phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Sơ lược về giải phẩu và sinh lý TMH ..................................................... 3
1.2. Các bệnh lý vùng mũi xoang thường gặp ............................................... 5
1.3

Các yếu tố ảnh hưởng ............................................................................. 8

1.4. Dịch vụ khám chữa bệnh ...................................................................... 11
1.5. Chi phí cho dịch vụ KCB ..................................................................... 14
1.6. Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................ 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 20
2.3 Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 32
3.2. Tỷ lệ bệnh lý vùng mũi xoang của đối tượng nghiên cứu .................... 38
3.3. Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế khám chữa bệnh ......................................... 39
3.4. Các yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh ................ 42
3.5. Chi phí khám chữa bệnh vùng mũi xoang của đối tượng nghiên cứu .. 49


iv

Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 54
4.2. Tỷ lệ và mức độ mắc các bệnh lý vùng mũi xoang .............................. 60
4.3. Tiếp cận dịch vụ y tế khám chữa bệnh ................................................. 62
4.4. Các yếu tố liên quan đến tiếp cận DVKCB .......................................... 65
4.5. Chi phí khám chữa bệnh các bệnh lý mũi xoang.................................. 70

KẾT LUẬN .................................................................................................. 70
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

CBVC

Cán bộ viên chức

CSYT

Cơ sở y tế

DVKCB

Dịch vụ khám chữa bệnh

DVYT

Dịch vụ y tế

ĐLC


Độ lệch chuẩn

KTC

Khoảng tin cậy

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cở sở

THPT

Trung học phổ thông

TMH

Tai mũi họng

TMH- M- RHM

Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt

TP

Thành phố


VA

Viêm amydal

VMDƯ

Viêm mũi dị ứng

VVN

Vẹo vách ngăn

VXM

viêm xoang mũi

VTG

Viêm tai giữa

VH

Viêm họng


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm nghề nghiệp, học vấn của đối tượng nghiên cứu .......... 34

Bảng 3. 2. Phân bố bệnh lý vùng mũi xoang .................................................. 38
Bảng 3. 3. Tỷ lệ điều trị bệnh lý vùng mũi xoang của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3. 4. Lý do chưa điều trị của đối tượng nghiên cứu............................... 40
Bảng 3. 5. Nơi mong muốn được điều trị của đối tượng nghiên cứu khi bị bệnh
................................................................................................................. 40
Bảng 3. 6. Nơi điều trị KCB của đối tượng nghiên cứu ................................. 41
Bảng 3. 7. Lý do lựa chọn CSYT KCB của đối tượng nghiên cứu ................ 41
Bảng 3. 8. Tỷ lệ tiếp cận DVKCB của đối tượng nghiên cứu ........................ 42
Bảng 3. 9. Phân bố đối tượng nghiên cứu có tiếp cận DVKCB theo loại hình
DVKCB ................................................................................................... 42
Bảng 3. 10. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và giới tính.... 42
Bảng 3. 11. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và nhóm tuổi . 43
Bảng 3. 12. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và dân tộc ..... 43
Bảng 3. 13. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và tôn giáo .... 44
Bảng 3. 14. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và trình độ học
vấn ........................................................................................................... 44
Bảng 3. 15. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và nghề nghiệp
................................................................................................................. 45
Bảng 3. 16. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và kinh tế ...... 46
Bảng 3. 17. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và nơi ở ......... 46
Bảng 3. 18. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và khoảng cách
đến CSYT ................................................................................................ 47
Bảng 3. 19. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và phương tiện di
chuyển...................................................................................................... 47
Bảng 3. 20. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và loại bệnh .. 48


vii

Bảng 3. 21. Liên quan giữa tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và mức độ bệnh

................................................................................................................. 48
Bảng 3. 22. Chi phí khám chữa bệnh mũi xoang tháng 5-11 năm 2020......... 49
Bảng 3. 23. Chi phí khám chữa bệnh mũi xoang tháng 12/2020 đến tháng
5/2021 ...................................................................................................... 50
Bảng 3. 24. Tổng chi phí khám chữa bệnh mũi xoang năm 2020-2021 ......... 50
Bảng 3. 25. Sự khác biệt về chi phí khám và chữa bệnh mũi xoang bệnh ..... 51
Bảng 3. 26. Sự khác biệt về chi phí khám và chữa bệnh mũi xoang theo kinh tế,
BHYT, dịch vụ KCB và mức độ bệnh .................................................... 52
Bảng 3. 27. Sự khác biệt về chi phí khám và chữa bệnh mũi xoang theo thời
điểm nghiên cứu ...................................................................................... 53


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính ............................ 32
Biểu đồ 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ......................... 32
Biểu đồ 3. 3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc .............................. 33
Biểu đồ 3. 4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tôn giáo ............................. 33
Biểu đồ 3. 5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguồn thông tin tiếp cận... 35
Biểu đồ 3. 6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kinh tế ............................... 35
Biểu đồ 3. 7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi ở ................................. 36
Biểu đồ 3. 8. Đặc điểm khoảng cách đến CSYT gần nhất của đối tượng nghiên
cứu ......................................................................................................... 36
Biểu đồ 3. 9. Đặc điểm phương tiện di chuyển của đối tượng nghiên cứu..... 37
Biểu đồ 3. 10. Đặc điểm về CSYT gần nhất của đối tượng nghiên cứu ......... 37
Biểu đồ 3. 11. Đặc điểm bệnh lý vùng mũi xoang của đối tượng nghiên cứu 38
Biểu đồ 3. 12. Phân bố mức độ bệnh của đối tượng nghiên cứu .................... 39



ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lý liên quan đến vùng Tai mũi họng xuất hiện khá phổ biến ở
nước ta do các yếu tố ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do ơ nhiễm
mơi trường khơng khí và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng. Sự biến đổi
khí hậu và ơ nhiễm mơi trường tất yếu sẽ xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe con người, trong đó bệnh lý của cơ quan TMH chiếm một vị trí quan trọng
[3], [25].
Biểu hiện bệnh lý TMH rất đa dạng từ những bệnh điều trị nội khoa chủ
yếu như viêm họng cấp, viêm thanh quản, phù nề nắp thanh thiệt hay chảy máu
mũi cho đến những trường hợp cần can thiệp ngoại khoa như viêm amiđan,
viêm mũi xoang hay viêm tai xương chũm [51], [59]. Từ trước tới nay đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu mơ hình bệnh TMH ở cộng đồng: tại Đức tỷ lệ
mắc bệnh viêm xoang mạn tính ở cộng đồng rất cao, khoảng 5% cộng đồng dân
cư. Tần xuất viêm mũi xoang mạn tính ở châu Âu ước tính 5% và số lần khám
bệnh do viêm xoang cấp tính gấp 2 lần viêm xoang mạn tính [3].
Theo những thơng báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô
hấp chiếm từ 10-15% dân số thế giới. Ở Việt Nam theo điều tra của Khoa Dị
ứng-miễn dịch Bệnh viện TMHTW thì VMDƯ chiếm 32,2% trong các bệnh về
TMH. Ngày nay khí hậu biến đổi ngày càng khắc nghiệt tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng do vậy tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo [3].
Một số các yếu tố ảnh hưỏng tới mơ hình bệnh TMH bao gồm các yếu tố
kinh tế chậm phát triển, vệ sinh môi trường kém, nước thải, rác thải không được
thu gom xử lý. Ơ nhiễm khơng khí trong mơi trường sống, lao động nặng nhọc
trong điều kiện chưa đảm bảo. Những thay đổi về vi khí hậu nơi ở, nơi làm việc
có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất lao động, gây các bệnh theo mùa,
thời tiết [3].


Nhưng bên cạnh đó tồn tại một vấn đề: ở Việt Nam, đã có một số nghiên
cứu so sánh tình hình sức khỏe của người dân sống ở khu vực đô thị và của

người dân sống ở khu vực nông thơn, trong đó chỉ ra rằng người dân ở khu vực
nơng thơn có tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế rất hạn chế;
tỷ lệ khám chữa bệnh (KCB) ở thành thị cao hơn nông thôn. Nhiều người dân
đã rơi vào cảnh vay mượn, nợ nần do chi tiêu cho khám chữa bệnh, trong đó tỷ
lệ này đối với người dân ở khu vực nông thôn luôn cao hơn so với khu vực
thành thị. Để cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ các nhà quản lý trong
q trình xây dựng các chính sách và can thiệp nhằm cải thiện tình trạng sức
khỏe, nâng cao khả năng tiếp cận và giảm thiểu gánh nặng chi tiêu cho các
DVKCB của người dân, chúng tôi triển khai đề tàichúng tơi tiến hành “Nghiên
cứu tình hình, khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh và chi phí cho
dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh lý vùng
mũi xoang tại Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng, năm 2020 -2021” với các mục
tiêu nghiên cứu:
1.

Xác định tỷ lệ, mức độ một số bệnh mũi xoang thường gặp ở bệnh nhân

18 tuổi trở lên tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.
2.

Xác định khả năng tiếp cận và một số yếu tố liên quan đến khả năng tiếp

cận các dịch vụ khám chữa bệnh các bệnh lý vùng mũi xoang huyện Mỹ Tú,
tỉnh Sóc Trăng năm 2020 – 2021.
3.

Xác định chi phí trực tiếp cho khám chữa bệnh các bệnh lý vùng mũi

xoang trên bệnh nhân mắc bệnh lý vùng mũi xoang tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Sơ lược về giải phẩu và sinh lý TMH

1.1.1. Giải phẫu và sinh lý Mũi Xoang
Giải phẫu hốc mũi bao gồm


Hai vách mũi bên: được tạo nên bởi khối bên xương sàng, xương

hàm trên, xương lệ, xương khẩu cái và chân bướm (cánh trong). Trên vách mũi
bên có ba cuốn mũi: dưới, giữa và cuốn trên bám vào. Tương ứng tạo nên ba
khe mũi là khe mũi dưới, giữa và trên. Ngồi ra cịn có lỗ thông của ống lệ tỵ
mở ra ngách mũi dưới [16], [58], [69].


Vách ngăn mũi

Chia hố mũi thành hai: phải và trái và là thành trong của hai hố mũi.
Cấu tạo gồm phần trước là sụn vách mũi và phần sau gồm xương lá mía
(Vomer) ở dưới và mảnh thẳng đứng xương sàng ở trên [16], [58], [69].


Niêm mạc mũi

Niêm mạc phủ lên toàn bộ hố mũi, các chỗ lồi lõm ở ngách mũi và các lỗ

thông xoang và liên tiếp với niêm mạc xoang.
Giải phẫu các xoang cạnh mũi
Đặc điểm chung:
Là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt bao quanh hố mũi.
Thông ra ngách mũi giữa và ngách mũi trên bởi các lỗ thông xoang.
Thành xoang được lót bởi niêm mạc hơ hấp và liên tục với niêm mạc hô
hấp của mũi cùng cấu trúc chung, gọi chung là niêm mạc mũi xoang.
Xoang chứa khơng khí, thơng với hố mũi và có khả năng tự dẫn lưu – làm
sạch qua các lỗ thông mũi xoang [58], [69].


Hệ thống Sàng, các tế bào Sàng

Hệ thống sàng rất phức tạp gồm 2 khối bên xương sàng, bên trong chứa


các tế bào sàng. Các tế bào sàng trung bình có từ 7- 9 xoang và nhiều nhất là
14 xoang. Các tế bào sàng rất nhỏ và đường dẫn rất hẹp, là hệ thống xoang có
trước trong q trình phát triển của cơ thể [58], [69].


Xoang hàm Là 1 tế bào sàng phát triển vào trong xương hàm trên.

Có hình tháp tam giác nằm nghiêng ngay dưới ổ mắt. Đáy hình tháp chính là
vách mũi xoang nơi có lỗ thơng xoang đổ ra. Chính lỗ đổ chung vào phức hợp
lỗ ngách ở khe giữa làm cho xoang hàm có liên quan mật thiết với xoang sàng.


Xoang Trán


Là một tế bào sàng phát triển vào trong bề dầy của xương trán, xoang trán
nằm ngang phía trên và trong của ổ mắt. Thường xoang trán có 2 xoang nằm
cách nhau bởi 1 vách liên xoang trán. Lỗ thông xoang trán và đường dẫn lưu
xoang trán vào khe giữa (phức hợp lỗ ngách).
- Xoang Bướm: được hình thành bởi sự phát triển của 1 tế bào sàng vào
trong xương Bướm và hình thành [58], [69].
1.1.2. Sinh lý mũi xoang bao gồm những chức năng sau:
- Mũi là cơ quan hơ hấp: hít vào qua mũi là hợp sinh lý nhất. Mỗi ngày
có khoảng 12000 lít khơng khí đi vào mũi, được hydrat hóa và được lọc sạch.
Sự thơng khí trung bình qua mũi bình thường trong hít thở sinh lý là 6 l/p, thơng
khí tối đa có thể tới 50 – 70 l/p. Van mũi trong là nơi hẹp nhất của mũi bình
thường, do đó nó hoạt động như miệng vịi và tốc độ của dịng khơng khí ở
điểm này rất cao. Hốc mũi nằm ở giữa van và đầu các xoăn mũi, hoạt động như
một bộ phận khuếch tán, nghĩa là nó làm cho khơng khí đi chậm lại và làm tăng
sự chuyển động khơng đều của khơng khí. Phần trung tâm của hốc mũi với các
xoăn mũi và khe mũi là phần quan trọng nhất của hô hấp qua mũi.. Khi thở mũi
bình thường, khơng khí vào sẽ được sưởi ấm, làm ẩm và làm sạch khi luồng
khơng khí đi qua mũi. Chính niêm mạc mũi đảm nhận trách nhiệm này [58],
[69].


- Mũi là cơ quan ngửi và vùng ngửi của mũi tương đối hẹp. Nó có các tế
bào khướu giác là tế bào thần kinh 2 cực. Chúng tập hợp vào khoảng 20 sợi
trong các thần kinh khướu giác chạy tới trung tâm ngửi nguyên thủy của hành
khướu, từ đây đi quanh bó khướu giác đến trung tâm ngửi thứ hai, còn vùng
ngửi thứ ba ở vỏ não. Mất ngửi và giảm ngửi có thể do bít tắt khe ngửi gọi là
mất ngửi cơ học và mất ngửi trung ương do tổn thương các phần trung ương
của hệ thống khướu giác [58], [69].
- Niêm mạc mũi là cơ quan bảo vệ: thành phần cơ bản là hệ thống niêm
mạc biểu mơ nhầy có lơng chuyển. Đây là những tế bào giữ vai trị cơ bản trong

tế bào biểu mơ của niêm mạc mũi xoang. Chúng gồm có tế bào nhung mao có
nhiệm vụ cân bằng dịch qnh các lơng chuyển; tế bào thay thế khi các tế bào
lông bị bông ra, các tế bào này đi lên bề mặt niêm mạc chuyển thành các tế bào
trụ có lơng chuyển để thay thế. Mơi trường lơng chuyển bình thường được tạo
bởi lớp nhầy đôi do các tuyến tương ứng tiết ra: lớp nhầy nông quánh gọi là lớp
gel và lớp thanh dịch bên dưới gọi là lớp sol. Các tuyến hoạt động dưới sự điều
khiển của hệ thần kinh phó giao cảm. Vì vậy sự mất cân bằng của hệ thống thần
kinh sẽ dẫn đến bệnh lý mũi xoang. Mũi có chức năng bảo vệ hơ hấp dưới đối
với các khí gây độc, nước dạng sương và các yếu tố gây bệnh. Mũi làm sạch
95% các phần tử ngoại lai có đường kính >15 µm, làm sạch phấn hoa và bụi có
đường kính nhỏ hơn nhưng khơng loại bỏ các chất này hồn tồn [58], [69].
- Mũi xoang góp phần cộng hưởng và tạo âm sắc của giọng: hốc mũi và
các xoang cạnh mũi là những hốc chứa khơng khí, trong đó xoang hàm có kích
thước lớn nhất. Về mặt âm học, các khoang này là các “hòm” cộng hưởng và
tạo âm sắc của giọng nói, giọng hát [58], [69].
1.2.

Các bệnh lý vùng mũi xoang thường gặp

1.2.1. VMX dị ứng
Nguyên nhân : VMX dị ứng theo mùa: chủ yếu là do phấn hoa và bào


tử., VMX dị ứng quanh năm: thường gặp do bụi nhà.
Triệu chứng: ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, ngạt tắc mũi , chảy nước mũi
trong [2], [5].
1.2.2. VMX mạn tính
Nguyên nhân: Do VMX cấp không được điều trị đúng mức, VMX dị
ứng, các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích,…), cấu trúc giải
phẫu bất thường (Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát,…),

hội chứng trào ngược.
Triệu chứng: Ngạt tắc mũi thường xuyên, xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày
hay mủ đặc thường xuyên, đau nhức vùng mặt, mất khứu hoặc giảm khứu, kèm
theo bệnh nhân có thể bị đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hơi [2], [5].
1.2.3. VX mũi cấp tính
Ngun nhân:
VMX do các nhóm ngun nhân chính như sau:
Sau cảm cúm (viêm nhiễm virus đường hô hấp trên) VMX do nhiễm
khuẩn cấp tính điển hình thường bắt đầu với viêm nhiễm virus đường hô hấp
trên kéo dài hơn 10 ngày. Trong một số trường hợp, VMX nhiễm khuẩn cấp
tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thơng mũi xoang (do phù nề niêm
mạc) và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển. Kết quả
cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho
vi khuẩn phát triển. Các tác nhân phổ biến nhất gây ra VX cấp tính bao gồm
Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Influenza, và Moraxella Catarrahalis.
Các nguyên nhân khác
− Dị ứng, trào ngược dạ dày - thực quản, hít phải các chất kích thích (bụi,
khói thuốc lá, hố chất…), bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn,
xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng), VA quá phát, chấn


thương mũi xoang, các khối u vòm mũi họng, bệnh tồn thân: suy giảm miễn
dịch, rối loạn chức năng lơng chuyển, bệnh xơ nang (cystic fibrosis)…
Triệu chứng:
Cần phải nghĩ tới VMX cấp tính do vi khuẩn khi viêm nhiễm đường hô
hấp trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc kéo dài hơn
10 ngày chưa khỏi bệnh. Các triệu chứng giúp chẩn đốn VMX cấp tính gồm
có:
− Các triệu chứng chính: Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt, Sưng và nề
vùng mặt, Tắc ngạt mũi, Chảy mũi, dịch đổi màu hoặc mủ ra mũi sau, Ngửi

kém hoặc mất ngửi, Có mủ trong hốc mũi, Sốt.
− Các triệu chứng phụ: Đau đầu, Thở hôi, Mệt mỏi, Đau rang, Ho, Đau
nhức ở tai.
1.2.4. Bệnh polype mũi
Nguyên nhân: Do VMX mạn tính, VMX dị ứng, rối loạn vận mạch, rối
loạn nội tiết hay do cơ địa tạo nên.
Triệu chứng: ngạt tắc mũi thường xuyên, xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày
hay mủ đặc thường xuyên, đau nhức vùng mặt, mất khứu hoặc giảm khứu [2],
[5], [31].
1.2.5. U ác tính mũi xoang
Ngun nhân: Có sự gia tăng tỷ lệ một vài loại u ác tính mũi xoang ở
những người tiếp xúc với khói cơng nghiệp và gỗ cơng nghiệp.
Triệu chứng
Các triệu chứng gợi ý u mũi xoang có thể gộp thành bốn nhóm hội chứng:
− Hội chứng mũi xoang: thường gặp nhất, chiếm 50% trường hợp, gồm:
Tắc mũi, chảy máu mũi kéo dài, số lượng có thể nhiều, hoặc ít, chảy mũi,
thường là chảy mũi mủ, giảm khứu thậm chí mất ngửi, các triệu chứng này đơi
khi nhầm lẫn với VX mạn tính hoặc polype mũi xoang, và có khoảng 9-12%


khơng có triệu chứng mũi xoang. Tuy nhiên nếu bị một bên thì phải rất cảnh
giác.
– Hội chứng mắt: thường gặp nhất khi tổn thương nằm ở xoang sàng,
xoang hàm, xâm lấn vào ổ mắt. Gồm: Song thị, giảm thị lực, lồi mắt, phù nề
quanh ổ mắt, chảy nước mắt.
− Hội chứng răng miệng: chỉ gặp trong tổn thương ở xoang hàm hay sàn
mũi, chủ yếu là: Loét khẩu cái hay lợi không do nguyên nhân tại chỗ, đau rang,
Lung lay hay rụng răng bất thường, rò xoang miệng, hạn chế mở miệng, cứng
hàm.
− Hội chứng mặt: Phù nề, biến dạng mặt,au nhức mặt do ảnh hưởng dây

thần kinh dưới ổ mắt, đau kiểu đau dây V do xâm lấn khối u vào vùng hố dưới
thái dương, khám thực thể cần lưu ý đến vùng mũi xoang, ổ mắt, khẩu cái,
miệng. Nên khám dưới nơi soi mũi xoang, và có thể tiến hành sinh thiết khối u.
Cần khám các dây thần kinh sọ như dây II, III, IV, V1, V2 và dây VI. Các dây
thần kinh sọ bị tổn thương cho thấy bệnh đã tiến triển, tiên lượng xấu [2], [5],
[31].
1.2.6. Vẹo vách ngăn mũi
Nguyên nhân: Chấn thương: thường gặp nhất; Bất thường bẩm sinh: do
sức ép lên mũi lúc sanh; Liên quan đến bệnh rối loạn gen mô liên kết.
Triệu chứng: Thường xuyên nghẹt mũi 1 bên hay 2 bên, chảy máu mũi
tái phát, nhiễm trùng mũi xoang tái phát, đau nhức mặt, nhức đầu, ngủ ngáy ở
trẻ em [2], [5].
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng

Bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường xã hội.
1.3.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên
Bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của khơng khí, đất, nước.


-

Những thay đổi về vi khí hậu: vi khí hậu nơi ở, nơi làm việc có

ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất lao động, mơi trường q nóng, q
lạnh, q ẩm, q khơ làm căng thẳng q trình điều nhiệt, suy giảm sức đề
kháng, gây các bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến thời tiết [58].
-


Ô nhiễm khơng khí nơi ở, nơi làm việc: do sinh hoạt, đun nấu,

nghề phụ, cơng trình vệ sinh, do ơ nhiễm tại các khu công nghiệp, giao thông,
xử lý chất thải, thải ra khói bụi, hơi khí độc, các loại vi khuẩn nấm mốc gây
bệnh làm gia tăng các bệnh liên quan đến ơ nhiễm [58].
-

Ơ nhiễm các nguồn nước: do khí thải, nước thải, rác thải từ khu

dân cư, khu công nghiệp, làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, ngầm, làm cho
nguồn nước bị ô nhiễm các chất độc hại [58].
-

Ơ nhiễm mơi trường đất: do khí thải, rác thải từ khu dân cư, cơng

nghiệp, do phân bón, các hóa chất trừ sâu diệt cỏ, gây ơ nhiễm nguồn nước,
tích lũy trong sản phẩm nơng nghiệp, qua thức ăn vào cơ thể, ảnh hưởng xấu
cho sức khoẻ [15], [58].
1.3.2. Các yếu tố mơi trường xã hội


Ơ nhiễm khơng khí trong nhà ở: yếu tố nguy hại cho các nước

đang phát triển và là vấn đề lớn tại các vùng nơng thơn. Ngun nhân chính là
do đun nấu bếp bằng than củi khơng được thơng khí tốt, nhà cửa khơng thơng
thống, ẩm thấp, gần chuồng gia súc.


Các yếu tố văn hóa:


+ Trình độ văn hóa: ảnh hưởng đến hiểu biết, thái độ, thực hành đối với
sức khỏe và việc bảo vệ sức khỏe của cá nhân và công cộng.
+ Phong tục tập quán: ảnh hưởng đến khả năng đối phó với các vấn đề
sức khỏe: có thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [15], [58].
Yếu tố nguy hiểm thứ nhất gây VMX: người ta thấy những người nghiện
thuốc lá thuốc lào hay những trẻ em có cha mẹ nghiện thuốc lá thuốc lào đều


có nguy cơ bị VMX cấp và tiến triển thành VMX mạn tính cao hơn rất nhiều.
Ngay cả những người nghiện thuốc lá thuốc lào và mắc VMX nhưng sau khi
cai thuốc chức năng hô hấp của họ cũng được cải thiện nhiều. Vai trò của thuốc
lá đối với VMX đã được cả thế giới công nhận [58].
Yếu tố nguy hiểm thứ hai gây VMX: phải kể đến là hít thở khơng khí bị
ơ nhiễm, có thể là ơ nhiễm bụi hay ơ nhiễm hơi khí độc như SO2, CO,
CO2,…hoặc ô nhiễm cả hai. Khi cơ thể phải thở hít khơng khí có nồng độ bụi
cao, bụi sẽ ngưng đọng lại trong niêm mạc mũi xoang làm khô lớp nhày của
niêm mạc, làm cho các tế bào nhày ở đây tăng tiết dịch, ngồi ra các hạt bụi
cịn có thể gây tổn thương niêm mạc tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng
xâm nhập vào lớp dưới gây nên các đợt VMX cấp bùng phát [58].
Đối với các chất khí như SO2, CO, CO2,… khi vào đường hơ hấp gặp
nước trong dịch nhày ở niêm mạc mũi xoang nó sẽ chuyển thành các dạng axit
kích thích gây tổn thương niêm mạc [58].
Điều kiện phải làm việc trong một môi trường nhiệt độ q nóng, khơ
cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của mũi xoang, khiến cho
sự quá tải chức năng của niêm mạc mũi xoang. Làm niêm mạc phù nề, tăng
xuất tiết để đảm bảo độ ẩm cần thiết của khí thở cho cơ thể, quá trình tiếp xúc
lâu dài trong thời gian làm việc khiến cho quá ngưỡng sinh lý tế bào tiết nhày
và lông chuyển là yếu tố gây nên VMX. Mặt khác sự thay đổi đột ngột của vi
khí hậu trong và sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng làm cho hoạt động sinh
lý niêm mạc mũi xoang bị ảnh hưởng [58].

Các yếu tố bản thân và gia đình như cơ địa dị ứng, tuổi cao trên 40 hay
bố mẹ hút thuốc lá … cũng ảnh hưởng gián tiếp tới tỷ lệ mắc VMX. Ngoài ra
các yếu tố xã hội như người nghèo khổ, nhà ở ẩm thấp hay vào mùa ẩm lạnh
nhiều sương mù thì tỷ lệ bệnh cũng tăng cao hơn [58].


1.4.

Dịch vụ khám chữa bệnh

1.4.1. Khái niệm dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế (DVYT) được định nghĩa là các dịch vụđược cung cấp nhằm
mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng [6], [37], [38].
1.4.2. Sử dụng dịch vụ y tế:
Sử dụng DVYT là nhu cầu của người dân nhằm bảo vệ và nâng cao sức
khỏe của họ. Sử dụng DVYT có thể cho mục đích phịng bệnh hoặc điều trị
bệnh. Sử dụng DVYT có thể chỉ là việc tự điều trị, mua thuốc tại các hiệu thuốc,
khám, điều trị hoặc sử dụng các DVYT khác tại các cơ sở y tế công hoặc tư tại
các tuyến cơ sở y tế [254].
Người có KCB bao gồm cả những người khơng bị ốm đau, bệnh tật nhưng
có đi kiểm tra sức khỏe, khám thai, nạo thai, đặt vòng, đẻ, tiêm phòng….[37],
[38].
1.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Sử dụng DVKCB chính là kết quả của sự tương tác giữa các chuyên gia
y tế và bệnh nhân. Tác giả Trần Thân Tuấn đã đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng DVKCB [34], [37], [38]:
* Tiếp cận
Tiếp cận DVKCB là khả năng mà người cần sử dụng các DVKCB có thể
được đáp ứng tại nơi cung cấp, là thước đo tỷ lệ dân số có thể được đáp ứng
bởi DVKCB thích hợp. Khái niệm này được sử dụng để phát hiện sự bất bình

đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng DVKCB giữa những nhóm người hay cộng
đồng khác nhau về mặt địa lý, xã hội, hay về tình trạng sức khỏe của họ. Mục
đích của DVKCB là đến với mọi người trong cộng đồng, nhằm thỏa mãn nhu
cầu về sức khỏe cho con người và cộng đồng. Tiếp cận DVKCB phụ thuộc vào
4 nhóm yếu tố: (1) nhóm khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế; (2) nhóm yếu tố
kinh tế; (3) nhóm yếu tố DVKCB; (4) nhóm yếu tố văn hóa [37], [38].


Có rất nhiều yếu tố liên quan đến tiếp cận DVKCB [37], [38]:
- Điều kiện kinh tế: nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan chặt
chẽ giữa điều kiện kinh tế và sử dụng DVKCB. Khi người dân có thu nhập cao
thì họ có khả năng sử dụng nhiều DVKCB hơn và có điều kiện sử dụng những
DVKCB ở mức giá cao hơn, chất lượng tốt hơn [41].
- Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế (BHYT) là sự bảo vệ về tài chính đối với
các chi phí cho DVKCB phát sinh khi bị bệnh tật. Hỗ trợ xã hội thơng qua cấp
thẻ BHYT miễn phí hoặc bao cấp cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi sẽ
nâng cao khả năng tiếp cận DVKCB, làm giảm sự bất cơng bằng y tế, đặc biệt
là giữa các nhóm thu nhập khác nhau.
- Chi tiêu sử dụng DVKCB: phân tích cơ cấu chi cho điều trị nội trú cho
thấy phần chi tiêu từ tiền túi chi trả viện phí là gần 60%, còn hơn 40% là chi
tiêu các khoản chi ngoài cơ sở y tế và chi tiêu gián tiếp.
- Chất lượng và giá DVKCB: chất lượng DVKCB bị đánh giá là kém thì
tỷ lệ sử dụng sẽ thấp. Thơng thường, giá DVKCB càng cao thì nhu cầu đối với
dịch vụ đó càng thấp.
- Điều kiện địa lý: điều kiện địa lý là khoảng cách tới các cơ sở y tế và
ảnh
hưởng của nó tới việc sử dụng các DVKCB. Khoảng cách càng gần,
phương tiện đi lại hiện đại thì càng tiếp cận nhanh và dễ dàng tới các DVKCB.
Ngược lại, khoảng cách càng xa, phương tiện thơ sơ thì việc tiếp cận các
DVKCB sẽ chậm và khó khăn.

- Tiếp cận về văn hóa, lối sống: tiếp cận về văn hóa như tập qn, ngơn
ngữ, hoặc thái độ giao tiếp đều ảnh hưởng đến việc sử dụng DVKCB. TĐHV
cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe con người.
Những cộng đồng dân cư có TĐHV cao thường có sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.


* Đặc điểm bệnh tật
Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh. Khi đau ốm
nhẹ, thông thường mọi người đều giải quyết bằng cách để tự khỏi hoặc sử dụng
các loại thuốc có sẵn trong nhà hoặc tự ý mua thuốc chữa mà khơng có sự can
thiệp của thầy thuốc. Họ chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh không khỏi hoặc tiến
triển nặng hơn.
* Yếu tố giá cả
Trong những trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, mang tính chất nghiêm
trọng, ảnh hưởng ngay đến sức khỏe và tính mạng, thì việc lựa chọn các
DVKCB khơng cịn phụ thuộc nhiều vào thu nhập nữa. Tuy nhiên đối với
những trường hợp bệnh nhẹ thì vấn đề thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
lựa chọn và sử dụng DVKCB.
* Yếu tố DVKCB
Thường không được đo lường bằng các biến định lượng mà bằng các biến
định tính, thể hiện nguyện vọng, ý kiến của người dân đối với cơ sở y tế. Yếu
tố DVKCB bao gồm trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên y tế, tr. thiết
bị và vật liệu y tế.
* Yếu tố đặc trưng cá nhân
Nhiều tác giả cho thấy rõ các yếu tố liên quan gần nhất đến việc sử dụng
DVKCB chính là những yếu tố về cá nhân như tuổi, giới, văn hóa, nghề nghiệp,
dân tộc… [37], [38].
1.4.4. Hệ thống tổ chức y tế trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
Hệ thống y tế được cấu thành từ người sử dụng DVKCB, người cung cấp
DVKCB, các ngành, các tổ chức cơ quan tham gia hoặc hỗ trợ DVKCB, trong

đó bao gồm cả thể chế chính trị, các quan điểm triết học và cả q trình phát
triển kinh tế-văn hóa-xã hội [37], [38].


Hệ thống tổ chức y tế trong cung cấp DVKCB được chia ra thành nhiều
cấp theo tổ chức hành chính nhà nước và theo thành phần kinh tế [37], [38]. Cụ
thể:
* Theo tổ chức hành chính nhà nước
Cơ cấu tổ chức của hệ thống cung cấp DVKCB được chia làm 4 cấp:
- Bệnh viện Trung ương, các BV chuyên khoa, bệnh viên trường Đại học
trực thuộc Bộ Y tế: chức năng chính là thực hiện chun mơn sâu và kỹ thuật
cao.
- Bệnh viện tuyến Tỉnh: đây là những cơ sở KCB được tr. bị các phương
tiện kỹ thuật tốt, tập trung hầu hết các bác sỹ có chun mơn cao.
- Bệnh viện tuyến Huyện: là nơi cứu chữa cơ bản phục vụ nhân dân, đồng
thời hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã, giảm bớt gánh nặng cho tuyến Tỉnh và tuyến
Trung ương.
- Trạm y tế xã: mức thấp nhất trong hệ thống y tế Việt Nam, là đơn vị đầu
tiên tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực
hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu như thực hiện các
chương trình y tế quốc gia, cung cấp thuốc và điều trị thiết yếu.
* Theo thành phần kinh tế
Dựa theo thành phần kinh tế, hệ thống y tế cung cấp DVKCB được chia
ra:
- Cơ sở y tế nhà nước (công lập).
- Cơ sở y tế tư nhân [37], [38].
1.5.

Chi phí cho dịch vụ KCB


1.5.1. Một số khái niệm:
- Chi phí hay còn gọi là giá thành của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt
động nào đó là giá trị (thường quy ra tiền) của tất cả các nguồn lực cần thiết tạo
ra một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động đó [37], [38].


- Giá: Giá của một loại hàng hóa hay dịch vụ là số tiền mà người mua,
người sử dụng dịch vụ phải trả khi họ mua (sử dụng) hàng hóa, dịch vụ đó.
Trong lĩnh vực y tế thì giá chính là viện phí hay phí dịch vụ [9], [10].
- Chi tiêu do ốm đau, bệnh tật là giá trị nguồn lực bị mất đi gây ra do ốm
đau, bệnh tật. Bao gồm: chi phí phịng ngừa và điều trị bệnh tật, mất sức lao
động, năng suất lao động của bệnh nhân, người nhà và những chi tiêu không
đo lường được (chi tiêu ảo) như đau đớn, lo buồn, bị kỳ thị... [37], [38].
1.5.2. Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh từ quan điểm của người
sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
- Chi tiêu trực tiếp: là các khoản chi của người bệnh và gia đình họ có liên
quan đến quá trình sử dụng DVKCB. Chi tiêu này được chia thành 2 loại:
+ Chi tiêu từ tiền túi cho điều trị: là những chi tiêu liên hệ trực tiếp đến
việc CSSK như chi tiêu cho phòng bệnh, cho điều trị, cho chăm sóc và cho
phục hồi chức năng …
+ Chi tiêu từ tiền túi không cho điều trị: là những chi tiêu từ tiền túi không
liên quan đến KCB nhưng có liên quan đến q trình khám và điều trị bệnh như
chi tiêu đi lại, ăn, ở trọ… của người bệnh và những thành viên của gia đình
tham gia chăm sóc người bệnh [37], [38].
- Chi tiêu gián tiếp: Bao gồm những mất mát của xã hội (được quy ra tiền)
có liên quan đến ốm đau bao gồm mất năng suất lao động do bị ốm đau (giảm
khả năng đóng góp cho xã hội) hoặc mất đóng góp cho xã hội do tử vong sớm
[37], [38].
1.6.


Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.6.1. Thế giới
-

Vào năm 1991, nghiên cứu Quốc tế về hen và các bệnh dị ứng ở

trẻ em đã chỉ ra rằng, tỷ lệ VMDƯ chiếm 39,7%. Các Quốc gia có tỷ lệ mắc
VMDƯ thấp như: Indonesia, Anbani, Romani, Georgia và Hy Lạp. Trong khi


×