Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Huy động vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần Xây lắp điện 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.35 KB, 52 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay, một trong
những vấn đề quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh đó là phải đổi mới,
thay thế các máy móc thiết bị đã lạc hậu. Nền khoa học công nghệ ngày càng
phát triển với tốc độ nhanh, các thiết bị, công nghệ mới ra đời trong một
khoảng thời gian ngắn hơn, điều đó khiến cho máy móc thiết bị trong các
doanh nghiệp cũng trở nên nhanh chóng lạc hậu hơn. Do vậy đổi mới thiết bị
và công nghệ là một điều tất yếu trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc
liệt như hiện nay. Tuy nhiên một vấn đề đang gây rất nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp đó chính là nguồn vốn để thực hiện mục tiêu này. Hiện nay, các
doanh nghiệp chủ yếu huy động từ nguồn vốn vay ngân hàng, nhưng hiện nay
nguồn vốn này ngày càng bị hạn chế, trong khi điều kiện vay vốn ngày càng
khắt khe mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được, bên
cạnh đó là chi phí vay vốn cao cũng là một rào cản cho các doanh nghiệp nào
muốn tiếp cận nguồn vốn này.
Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 là một doanh nghiệp thành lập đã khá
lâu, mới được chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo chủ trường cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, do vậy càng khó khăn trong việc
huy động vốn cho sản xuất kinh doanh nói chung và cho đổi mới máy móc
thiết bị nói riêng. Trước tình hình đó, bằng những kiến thức đã học tập tại nhà
trường và thực trạng tại Công ty em đã lựa chọn đề tài:
“Huy động vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ở Công ty
cổ phần Xây lắp điện 1”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chuyên đề gồm 3 chương.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Xây lắp điện 1
Chương 2: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công


nghệ ở Công ty cổ phần Xây lắp điện 1.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho đầu tư đổi mới
thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần Xây lắp điện 1.
Do điều kiện trình độ và thời gian hạn chế nên chắc chắn bài chuyên đề
này không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo chân thành của các Thầy – Cô giáo để chuyên đề này được hoàn thiện
hơn.
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của Thạc sỹ Mai Xuân Được và các anh chị trong Công ty cổ phần Xây
lắp điện 1.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP ĐIỆN 1.
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1
1.1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần Xây lắp điện 1.
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1
- Tên giao dịch : POWER CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY NO 1 (PCC1)
- Địa chỉ trụ sở
chính
: Số 18 Lý Văn Phúc, Phường Cát Linh, Quận
Đống Đa. Thành phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ : 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ VNĐ)
- Nghành, nghề kinh doanh:
+ Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp, các công
trình nguồn điện, các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, giao

thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông;
+ Sản xuất, kinh doanh điện;
+ Sản xuất kinh doanh, thiết bị, kết cấu thép, kim khí, vật liệu xây dựng,
vật liệu và phụ kiện công trình điện, chế tạo thiết bị xây dựng, thiết bị phi tiêu
chuẩn; lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện, đường dây cáp quang;
+ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị;
+ Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác;
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
+ Tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình điện, công
nghiệp, dân dụng, tư vấn giám sát, đền bù, giải phóng mặt bằng;
+ Đào tạo nghề xây lắp điện;
+ Khai thác và chế biến đá các loại;
+ Đo đạc bản đồ địa chính, giải thửa, trích đo thửa đất để phục vụ đền bù
thi công công trình.
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển.
Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1, tiền thân là Công ty Xây lắp điện 1
thuộc Bộ Năng lượng, được thành lập vào ngày 02/03/1963 với nhiệm vụ
chính là xây lắp điện truyền tải và phân phối các thiết bị điện. Công ty là một
trong những đơn vị hàng đầu của nghành Xây lắp Điện Việt Nam. Gần 45
năm qua, Công ty đã trưởng và lớn mạnh cùng với sự phát triển của nghành
Điện Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Công ty đã góp phần quan trọng trong việc xây lắp hệ thống lưới điện
truyền tải 35kV và 220kV của miền Bắc, đặc biệt là công ty đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ thi công đường dây 500kV đoạn Hòa Bình – Hà Tĩnh dài
341 km. Ngoài những công việc xây lắp điện truyền tải và phân phối, thời
gian gần đây, Công ty còn tham gia xây lắp hệ thống điện – chiếu sáng cho
các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện, khách sạn…
Với những thành tựu đã đạt được, Công ty đã được tặng thưởng Huân

chương Độc lập hạng 3 và 18 Huân chương Lao động các loại, nhiều Huy
chương và bằng khen.
Thực hiện chủ trương Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thành Công
ty Cổ phần, căn cứ vào những yêu cầu của tình hình mới của nền kinh tế,
ngày 19 tháng 6 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Năng lượng đã ký quyết định số
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
46/NL/TCCBLD chuyển doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Xây lắp điện 1
thành Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1.
Hiện nay Công ty vẫn không ngừng đổi mới và mở rộng nhiều lĩnh vực
kinh doanh.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.
1.2.1. Sản phẩm.
Sản phẩm xây lắp điện
Đây là sản phẩm truyền thống của công ty. Các sản phẩm xây lắp chủ
yếu của Công ty bao gồm:
- Xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh các công trình đường dây truyền tải
điện có cấp điện áp từ 0,4kV đến 500kV gồm các hạng mục chính như sau:
+ Đào đúc móng và tiếp địa;
+ Dựng cột bê tông li tâm và cột thép (các loại).
+ Rãi kéo căng dây dẫn và dây cáp quang (các loại).
+ Phát quang hành lang tuyến, thí nghiệm hiệu chỉnh và đóng điện
bàn giao công trình;
- Xây dựng và lắp đặt các trạm biến áp điện có cấp điện áp đến 500kV.
Gồm các hạng mục như sau:
+ San đắp nền trạm;
+ Đào đúc móng đỡ thiết bị;
+ Xây dựng nhà điều khiển, nhà nghỉ ca, nhà bảo vệ;
+ Xây dựng hệ thống đường trong và ngoài trạm;

+ Lắp đặt thiết bị;
+ Lắp đặt hệ thống điều khiển, bảo vệ và đo lường;
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
+ Lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc;
+ Xây dựng và lắp đặt Hệ thống PCCC và xử lý sự cố;
+ Thí nghiệm hiệu chỉnh, lập phương thức đóng điện;
+ Đóng điện bàn giao công trình;
- Làm đường nhựa thâm nhập, đường bê tông.
- Xây dựng nhà ở dân dụng có kết cấu bê tông công trình từ cấp 1,2,3,4.
- Xây dựng và lắp đặt nhà công nghiệp có khung sườn kết cấu thép .
- Đắp đường, đắp đập thuỷ lợi, thuỷ điện, đắp san nền trạm và các khu
công nghiệp.
Sản phẩm dịch vụ du lịch
- Dịch vụ nhà nghỉ: Công ty đang sở hữu và khai thác Khách sạn Nàng
Hương có địa chỉ tại Km 9, Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân , Hà Nội, với
khuôn viên rộng 10.000 m
2
, có vườn hoa, cây cảnh, sân tennis… Khách sạn
có 80 phòng ngủ, có phòng ăn lớn, phòng tiệc nhỏ, quầy bar, hội trường 200
chỗ ngồi.
- Dịch vụ ăn uống
- Phục vụ hội nghị, liên hoan;
- Phục vụ hướng dẫn du lịch.
1.2.2. Nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu sử dụng ở Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 là các loại
vật liệu xây dựng như: gạch, ngói, xi măng, sắt thép, gỗ… và các loại vật liệu
thuôc nghành điện như: dây điện, công tơ, ổn áp… Nhìn chung các loại vật
liệu này có khối lượng lớn, ít bị tổn thất hay hư hỏng trong quá trình vận

chuyển, có thể để lâu được, ít khi có sự biến động lớn về giá. Kho tàng chứa
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
6
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đựng phải lớn nhưng không cần quá hiện đại. Tuy nhiên do khối lượng
nguyên vật liệu thường lớn, trong khi địa điểm thi công phân tán, rải rác nên
công tác vận chuyển thường khó khăn và chi phí vận chuyển thường lớn.
Xi măng: Do các nhà máy trong nước sản xuất.
Thép: Thép được mua trong nước và nhập khẩu từ một số nước như:
Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…
Kẽm: Nhập khẩu 100% từ Nhật Bản.
Nguyên vật liệu chính dùng cho sản phẩm xây lắp điện
Nguyên liệu chính dùng cho sản phảm xây lắp điện bao gồm:
- Thép tròn dùng trong bê tông;
- Cấu kiện thép mạ kẽm;
- Xi măng, cát đá dăm các loại;
- Dây dẫn điện, thiết bị điện chiếu sáng và sinh hoạt.
Nguyên vật liệu cho các sản phẩm dịch vụ khách sạn, du lịch
Nguyên liệu cho các sản phẩm dịch vụ khách sạn, du lịch có giá trị nhỏ
nhưng số lượng lớn rất khó quản lý như: các sản phẩm đồ uống, lương thực
thực phẩm, giặt là, giấy vệ sinh, xà phòng, tạp hóa… các nguyên vật liệu này
được cung cấp bởi các nhà cung cấp chủ yếu ở Hà Nội.
1.2.3. Khách hàng.
Với sản phẩm của mình chủ yếu là các công trình xây dựng lớn nên
khách hàng chính của Công ty thường là các tổ chức, cơ quan, đơn vị Nhà
nước. Những khách hàng này thường có yêu cầu cao về năng lực, kinh
nghiệm, uy tín của Công ty và thường thuê các chuyên gia tư vấn về kỹ thuật,
thiết kế, giám sát kiểm tra trong đấu thầu và thực hiện dự án. Việc thương
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
7

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
thảo hợp đồng thường diễn ra chậm và mang tính tập thể. Khách hàng chính
của Công ty là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
1.2.4. Lao động và điều kiện làm việc.
- Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là xây dựng các công trình, hệ
thống điện nên bên cạnh đội ngũ lao động là các kỹ sư, cử nhân là đội ngũ
công nhân kỹ thuật có tay nghề, có kinh nghiệm trực tiếp tham gia thi công.
- Cơ cấu lao động hiện nay của Công ty như sau:
Tổng số cán bộ công nhân viên: 1.283 người.
Trong đó: cán bộ, nhân viên quản lý: 229 người.
Trình độ: + Trên đại học: 4 người.
+ Cử nhân/ Đại học: 156 người.
+ Cao đẳng, trung cấp: 76
+ Công nhân kỹ thuật: 1047
- Điều kiện lao động chủ yếu diễn ra ngoài trời, địa điểm phân tán. Quá
trình thi công chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC.
1.3.1. Bộ máy quản trị.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
9
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG GĐ

N
PH

ÒN
G
PH
ÒN
G
TC
NS

S
PH
ÒN
G
KẾ
HO
ẠC
H
PHÒN
G KỸ
THUẬ
T VẬT

BAN
QUẢN
LÝ DỰ
ÁN

ĐẦU

BAN KIỂM
SOÁT

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1.3.2. Các đơn vị thành viên.
- Các xí nghiệp và trung tâm Địa chỉ
+ Xí nghiệp Xây lắp điện Ba La - Hà Đông - Hà Tây
+ Xí nghiệp dịch vụ và xây lắp điện
Km 9 - Nguyễn Trãi -Thanh
Xuân - Hà Nội
+ Xí nghiệp Lắp trạm và XD dân
dụng
Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội
+ Xí nghiệp xây lắp điện và nội thất Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
+ Xí nghiệp xây lắp điện và công
trình công nghiệp
Số 471 - Đường Nguyễn Tam
Trinh - Hà Nội
+ Trung tâm tư vấn Xây dựng điện
18 Lý Văn Phúc - Đống Đa -
Hà Nội
+ Khách sạn Nàng Hương
Km 9, Nguyễn Trãi, Quận
Thanh Xuân , Hà Nội
1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 không ngừng lớn
mạnh và phát triển. Tham gia vào nhiều công trình quan trọng của đất nước,
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty trong những năm gần đây.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
10
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2007
(Đơn vị: VNĐ)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu 332,587,115,784 361,847,451,721 402,580,130,444 460,672,729,470 520,487,235,893
Chi phi 330,497,476,809 358,929,090,672 398,002,170,284 454,879,088,564 512,844,759,526
Lợi nhuận 2,089,638,975 2,918,361,049 4,577,960,160 5,793,640,906 7,642,476,367
Nguồn: Báo cáo Tài chính giai đoạn 2003 – 2007 (Phòng Tài chính – Kế toán).
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng
(Đơn vị: %)
Năm 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006
Doanh thu 8.8 11.25 14.43 12.98
Chi phí 8.6 10.88 14.29 12.74
Lợi nhuận 39.65 56.86 26.55 31.91
Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2003
– 2007 ta có một số nhận xét như sau:
Về doanh thu: Trong giai đoạn 2004 – 2007, doanh thu hàng năm của
Công ty luôn tăng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2006, đạt 14.43% và
thấp nhất vào năm 2004, đạt 8.8%.
Về chi phí: Nhìn vào bảng ta có thể nhận thấy chi phí chiếm tỷ trọng lớn
trong doanh thu. Đây là đặc điểm chung của nghành xây dựng công nghiệp
nói chung. Tốc độ tăng của chi phí và doanh thu gần như tương đương nhau,
điều này chứng tỏ Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để giảm chi phí.
Về lợi nhuận: Tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao: cao nhất vào năm
2005, đạt 56.68 % và thấp nhất vào năm 2006, đạt 26,55%. Điều này chứng tỏ
Công ty đang làm ăn có hiệu quả và đang phát triển mạnh mẽ.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ

ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1.
2.1. TÌNH HÌNH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1.
- Danh sách các thiết bị và dụng cụ thi công.
TÊN THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THI CÔNG CÔNG SUẤT SỐ LƯỢNG
Nước SX
1. MÁY, THIẾT BỊ
- Dây chuyền mạ nhúng kẽm hiện đại
Trên 4000
tấn/năm
01 cái/psc Đức
- Máy phục vụ gia công
+ Máy hàn bán tự động, SAPMIC 4000 05 cái/psc Hàn Quốc
+ Máy hàn quang phổ 04 cái/psc Hàn Quốc
+ Máy cắt plasma, máy cắt dùng khí O
2

Gas
10 cái/psc Nhật Bản
+ Máy khoan đứng các loại, máy khoan từ 20 cái/psc Đức
+ Máy cắt đột liên hợp TH552 05 cái/psc
+ Máy ép thủy lực 05 cái/psc
+ Máy đột dập 125 tấn 05 cái/psc Nhật Bản
+ Búa hơi 05 cái/psc
2. VẬN TẢI
- Xe con 21 cái/pcs
- Xe tải nhỏ 2,5 – 5 T 30 cái/pcs
- Xe moóc 10 – 18 T 14 cái/pcs
3. PHỤC VỤ THI CÔNG MÓNG VÀ LÀM

ĐƯỜNG
- Xe tải có cẩu 5 – 12 T 20 cái/pcs Nhật Bản
- Xe tải 7,5 – 16 T 38 cái/pcs Hàn Quốc
- Xe ủi và xe kéo 85 – 150 CV 12 cái/pcs
- Máy xúc
0,3 – 0,65 M
3
/
bucket
9 cái/pcs Hàn Quốc
- Cẩu 12 cái/pcs
- Máy trộn bê tông 56 cái/pcs
- Máy đầm 100 cái/pcs
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
12
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Bơm nước 50 cái/pcs
- Máy hàn 40 cái/pcs
- Máy phát điện 20 cái/pcs
4. PHỤC VỤ PHẦN LẮP DỰNG
- Máy lọc dầu KATO 4000 L/h 1 bộ/set Nhật Bản
- Trụ nâng 60 bộ/sets
- Khoan điện 34 bộ/sets
- Thiết bị kéo dây Đức
+ Máy hãm dây, ra dây 40 bộ/sets
+ Tời chạy bằng động cơ 3 T 40 bộ/sets
+ Pulley Mup – 7 1500 cái/pcs Nga
+ Máy nén thủy lực 100 T 35 cái/pcs Nga
+ Dụng cụ làm cáp cao thế 10 bộ/sets
+ Máy đột gỗ 3 bộ/sets

5. PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC KHÁC
- Thiết bị thông tin
+ ICOM M700 Japan 150 W 14 cái/pcs Nhật Bản
+ ICOM M700 Japan 50 W 16 cái/pcs Nhật Bản
+ Bộ đàm 5 W 50 cái/pcs
- Thiết bị khác
+ Máy kinh vĩ 45 cái/pcs Mỹ
+ Súng bắn Bê tông 14 cái/pcs
+ Cờ lê lực 132 cái/pcs
Các thiết bị và dụng cụ thi công của Công ty chủ yếu nhập từ các nước
Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đức, ngoài ra còn một số nước khác như Trung Quốc,
Đài Loan, Thụy Điển, Đức, Hàn Quốc, Pháp.
Nhìn chung các dụng cụ và thiết bị của Công ty vẫn còn đang hoạt động
tốt do được chăm sóc, bảo trì liên tục. Tuy nhiên một số thiết bị dụng cụ do
được nhập từ cách đây khá lâu nên đã trở nên lạc hậu so với mặt bằng công
nghệ chung, cần được thay thế, cụ thể là các loại xe vận tải, máy phục vụ thi
công và làm đường.
- Dây chuyền sản xuất, sửa chữa máy biến áp (MBA):
Công ty có dây chuyền thiết bị công nghệ hoàn chỉnh tiên tiến, hiện đại
nhất Việt Nam được nhập khẩu từ các nước G7 và Châu Âu có công suất chế
tạo từ 25-40 MBA 110kV-220kV; chế tạo từ 1.500 - 2000 MBA phân phối và
trung gian mỗi năm.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Dây chuyền sản xuất cáp điện:
Dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất cáp nhôm và cáp thép có tiết diện
điện đến 800mm
2
cho đường dây 500kV với công suất 3000 - 40000 tấn/năm.

Để hiểu rõ hơn về tình hình thiết bị, máy móc, công nghệ của Công ty
chúng ta xem xét cơ cấu TSCĐ của Công ty trong năm 2007.( Xem bảng )
Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình dùng để thế chấp, cầm cố
đảm bảo các khoản vay 36.043.151.742 VNĐ
Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng
13.560.433.647 VNĐ
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
14
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Bảng 2.1: CƠ CẤU TSCĐ CỦA CÔNG TY NĂM 2007
Khoản mục
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc thiết
bị
Phương tiện vận
tải truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ
quản lý
TSCĐ khác Tổng cộng
I. Nguyên giá TSCĐ hữu
hình
27.344.274.060 14.638.774.681 29.930.599.068 4.160.117.941 40.505.000 76.114.270.750
-. Số dư đầu năm 27.344.274.060 2.076.666.667 207.818.182 127.697.186 32.354.675.773
- Số dư cuối năm 57.286.767.798 16.691.847.512 29.955.164.250 4.287.815.127 40.505.000 108.262.099.687
II. Giá trị hao mòn lũy kế
- Số dư đầu năm 12.403.457.977 6.776.032.982 18.722.236.090 2.785.569.780 32.587.594 40.719.884.423
- Số dư cuối năm 17.231.427.762 9.063.110.873 21.512.058.778 3.437.906.727 36.530.094 51.281.034.234
III. Giá trị còn lại

-Tại ngày đầu năm 14.940.816.083 7.862.741.699 11.208.362.978 1.374.548.161 7.917.406 35.394.386.327
- Tại ngày cuối năm 40.055.340.036 7.628.736.639 8.443.105.472 849.908.400 3.974.906 56.981.065.453
Nguồn: Báo cáo Tài chính 2007 (Phòng Tài chính – Kế toán)
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
15
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

2.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công việc chủ yếu là
thi công các công trình điện, máy móc thiết bị thi công là một trong những
yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của Công ty.
Theo tính toán thì hiện nay 60% máy móc, thiết bị của Công ty ở trong
tình trạng lạc hậu 30 năm so với mặt bằng thế giới, chỉ có 5% là các thiết bị
tiên tiến, đảm bảo khả năng thi công các công trình phức tạp.
Hiện nay, để đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh Công ty còn tham gia
sản xuất cáp điện. Dây chuyền sản xuất cáp điện của Công ty hiện nay có
công suất 3000-4000 tấn/năm. So với các dây chuyền sản xuất cáp điện khác
thì công suất sản xuất của Công ty là quá thấp, trong khi nhu cầu về cáp điện
là rất lớn, đặc biệt là cáp điện cho đường dây 500 kV. Ngoài ra, do công suất
bé nên sản phẩm cáp điện của Công ty thường có giá thành cao hơn so với các
công ty khác, điều này làm giảm sức cạnh tranh của Công ty.
Trong thời gian tới Công ty sẽ tham gia vào các dự án lớn, đòi hỏi phải
có các thiết bị máy móc hiện đại mới có thể đáp ứng khả năng thi công cũng
như đảm bảo chất lượng công trình.
Do đó, mặc dầu máy móc thiết bị lạc hậu là tình trạng chung của hầu hết
các Công ty hoạt động cùng nghành, nhưng để tạo được lợi thế cạnh tranh
cũng như mở rộng hoạt động sản xuất của mình, việc đổi mới thiết bị và công
nghệ là điều cần thiết vào lúc này.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B

16
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÔNG TY CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ.
2.3.1. Các nhân tố chủ quan.
2.3.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Nghành xây lắp điện có tính không ổn định, trong quá trình thi công phụ
thuộc nhiều vào tiến độ cung cấp hàng của chủ đầu tư và công tác đền bù giải
phóng mặt bằng.
Sắt thép, kẽm và nhiên liệu chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất cột
thép và xây lắp các công trình điện, do vậy sự biến động về giá cả của các
chủng loại sắt thép, giá cả của một số mặt hàng chủ yếu cũng như giá cả xăng,
dầu có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Tình trạng thanh quyết toán chậm, thu hồi vốn các công trình xây dựng
cơ bản thường chậm cũng tác động tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Vì giá thành của một công trình xây lắp thường rất cao và công tác
nghiệm thu quyết toán chậm nên nợ phải trả và khoản người mua đặt trước
chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn và cũng là một phương thức huy
động vốn chủ yếu của công ty hiện nay.
2.3.1.2. Hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả
năng vay vốn của doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tương đối
phát triển. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm đạt 11,86 %,
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 38,74%… do vậy công
ty ngày càng tạo được uy tín với các tổ chức tín dụng, là kênh huy động vốn
chủ yếu của Công ty trong thời gian qua.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
17

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Hiệu quả kinh doanh tốt còn mang lại sự tự tin cho Công ty trong việc
đầu tư vào các dự án mới, thông qua đó công ty có điều kiện tiếp xúc với
nhiều nguồn vốn mới.
2.3.2. Các nhân tố khách quan.
2.3.2.1. Sự phát triển chậm của thị trường tài chính.
Thị trường chứng khoán mới ra đời, hoạt động chưa thực sự hiệu quả,
chưa phản ánh đúng giá trị thực sự của doanh nghiệp do vậy việc huy động
vốn qua kênh TTCK chưa thực sự hiệu quả.
Sự phát triển chậm của thị trường tài chính hay các tổ chức tài chính
trung gian làm hạn chế cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
2.3.2.2. Chi phí vay vốn cao.
Nguồn vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng là nguồn vốn chủ yếu của
Công ty, nhưng trong giai đoạn hiện nay việc vay vốn là rất khó khăn do lãi
suất vay vốn ngày càng cao và điều kiện thế chấp khắt khe. Trong khi đó
Công ty không có đủ tài sản thế chấp khi vay dài hạn.
2.4. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI
THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ MÀ CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN
2.4.1. Nguồn khấu hao cơ bản.
TSCĐ của Công ty khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sẽ không
tránh khỏi hao mòn (bao gồm cả hao mòn hữu hình và vô hình), giá trị hao
mòn đó được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra gọi là khấu
hoa TSCĐ, sản phẩm được sản xuất ra sau khi tiêu thụ thì số khấu hao TSCĐ
trên được giữ lại và tập trung vào một quỹ. Quỹ này nhằm mục đích tái sản
xuất giản đơn TSCĐ và được gọi là quỹ khấu hao cơ bản. Khi doanh nghiệp
có nhu cầu đổi mới hiện đại hóa TSCĐ thì quỹ khấu hao cơ bản đó có thể
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
18
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân


được sử dụng linh hoạt như một nguồn để tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Như
vậy, huy động vốn đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ bằng sử dụng quỹ
khấu hao cơ bản là đúng mục đích nguyên thủy của quỹ.
Theo quy định của Nhà nước, kể từ năm 1994 toàn bộ khấu hao cơ bản
được để lại cho doanh nghiệp, Công ty có toàn quyền quản lý và sử dụng quỹ
khấu hao. Quy định này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ.
Khấu hao TSCĐ của Công ty được tính theo phương pháp đường thẳng
áp dụng cho tất cả các tài sản theo tỷ lệ được tính toán để phân bổ nguyên giá
trong suốt thời gian sử dụng ước tính của tài sản và phù hợp với quy định tại
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Thời gian sử dụng ước tính cho mục đích tính toán này như sau:
Loại tài sản Năm
- Nhà cửa, vật kiến trúc 6-50 năm
- Máy móc, thiết bị 5-12 năm
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6-10 năm
- Thiết bị văn phòng 3-8 năm
- Các tài sản khác 4-25 năm.
Bảng 2.2: Tình hình khấu hao TSCĐ của Công ty trong thời gian qua :
Đơn vị tính: VNĐ
2005 2006 2007
Nguyên giá 73.613.769.839 76.114.270.750 108.262.099.687
Hao mòn lũy kế 32.520.383.091 40.719.884.423 51.281.034.234
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
19
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Trong năm 2007, Công ty đã mua sắm một số trang thiết bị có tổng giá

trị là: 32.147.828.937. Số máy móc thiết bị này được khấu hao bình quân:
10% / năm.
Nguồn khấu hao TSCĐ năm 2006 là: 10.561.149.811 VNĐ
Nguồn khấu hao này đã được Công ty sử dụng 100% cho việc mua sắm
TSCĐ trong năm 2007. Như vậy, trong năm 2007, việc huy động vốn từ
nguồn khấu hao TSCĐ đã giải quyết 32,85 % số vốn cần thiết cho việc đầu tư
đổi mới thiết bị và công nghệ của Công ty.
2.4.2. Vay ngân hàng
Hiện nay kênh huy động vốn chủ yếu của Công ty cho đầu tư đổi mới
thiết bị và công nghệ nói riêng và vốn cho sản xuất kinh doanh nói chung vẫn
là vốn vay ngân hàng.
Tuy nhiên, hiện nay việc vay vốn từ ngân hàng đang gặp phải một số khó
khăn cả do điều kiện chủ quan lẫn khách quan.
Thứ nhất, đó là việc các ngân hàng đang hạn chế việc cho vay vốn, và
tăng lãi suất cho vay. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đang thực hiện giảm
lượng cung tiền, điều đó khiến cho việc tiếp cận các tín dụng là rất khó khăn.
Trước tình trạng đó, các ngân hàng đang hạn chế cho vay vốn và chỉ cho vay
đối với các khách hàng truyền thống bởi nguyên nhân đơn giản là đang cạn
tiền. Công ty đã nhận được thông báo của Ngân hàng Á Châu về việc từ ngày
1/2 sẽ tăng lãi suất cho vay thêm 0,2% nữa. Rõ ràng với việc tăng lãi suất cho
vay đã đặt Công ty vào vị trí rất khó khăn. Công ty vừa phải có vốn để đầu tư
thiết bị và công nghệ nhưng đồng thời phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách hiệu quả.
Thứ hai, việc vay vốn ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp. Tuy
nhiên, trong quá trình xác định giá trị tài sản thế chấp, các ngân hàng thường
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
20
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

xác định thấp hơn so với giá trị hiện tại và thường chỉ đạt khoảng 70% giá trị

hiện tại của tài sản, điều này làm giảm lượng vốn có thể huy động của doanh
nghiệp. Hơn nữa, hiện nay các tài sản của Công ty một phần đã thế chấp, phần
còn lại có giá trị không lớn, trong khi để có thể mua sắm các trang thiết bị
hiện đại, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới
công ty cần có nguồn vốn khá lớn. Như vậy có thể thấy trong thời gian tới
việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng là rất khó khăn.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 có một truyền thống phát
triển lâu dài, đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ lâu dài và tốt
đẹp với các tổ chức tín dụng, tất cả những điều đó sẽ là lợi thế của Công ty
trong tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức này.
Công ty đã vay vốn các ngân hàng trong thời gian qua như sau:
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank
- Ngân hàng Á Châu ACB
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV
Chi tiết một số hợp đồng vay đến ngày 31/12/2007 như sau.
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Ngân hàng
Dư vay Trong đó
Số lượng
HĐTD
Số tiền Nguyên Vật liệu Đầu tư thiết bị
1
Ngân hàng
Ngoại thương
Việt Nam
6 63.692.771.866 37.567.315.743 26.125.456.123
2 Ngân hàng Á Châu 4 47.428.011.139 34.673.223.674 12.754.787.465
3
Ngân hàng Đầu tư và

phát triển Việt Nam
3 42.658.501.234 12.534.935.667 30.123.565.567
Tổng cộng 13 153.779.284.239 84.775.475.084 69.003.809.155
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
21
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Hợp đồng tín dụng trung hạn mua sắm các thiết bị khoan cọc nhồi, búa
đóng cọc, máy lu rung, máy đào, máy ủi, xe ben vận chuyển 15 và 23 tấn, búa
đóng cọc, máy bơm bê tông tĩnh …tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam, thời hạn vay 5 năm, hợp đồng đã thực hiện giải ngân từ năm 2004.
Tổng số vay đã giải ngân là 18.604.037.431 đồng, đã trả nợ gốc
11.304.300.000 đồng, nợ gốc còn phải trả là 7.299.737.431 đồng. Hình thức
đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành qua mua sắm và các TSCĐ mua sắm
bằng nguồn vốn tự có của Công ty.
- Hợp đồng tín dụng trung hạn số 003/2005/HĐ ngày 7/7/2005
vay tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam , mục đích vay để đầu tư
thiết bị chuyên ngành phục vụ thi công công trình nhà máy thủy điện Buôn
Tua Srah, tổng số tiền vay là 19.157.156.699 đồng, thời hạn vay 5 năm,
Công ty đã trả nợ 3.000.000.000 đồng, nợ gốc còn lại là
16.157.156.699 đồng. Phương thức giải ngân đầu tư thiết bị là Công ty tham
gia vốn góp tự có 25%, Ngân hàng cho vay 75%. Hình thức đảm bảo vốn vay
bằng tài sản hình thành do đầu tư qua vốn vay và các tài sản tự có công ty đã
huy động tham gia vào dự án.
- Hợp đồng tín dụng số 00122/2003/0000051 ký ngày 29/12/2007 tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, mục đích vay vốn để đầu tư mua máy
đào, máy ủi và lu rung có công suất lớn để thi công các dự án, thời hạn
vay vốn là 5 năm. Tổng số tiền vay đã giải ngân là 4.975.765.000
đồng, đã trả nợ gốc 1.960.000.000 đồng, nợ gốc còn lại 3.015.765.150
đồng. Hình thức đảm bảo tiền vay bằng toàn bộ tài sản được hình thành từ

vốn vay và các tài sản đầu tư bằng vốn tự có của Công ty.
- Hợp đồng tín dụng trung hạn số 00122/2003/000162 ký ngày
29/8/2006 tại Ngân hàng Á Châu, mục đích vay vốn để đầu tư mua máy đào,
máy ủi và máy san có công suất lớn để thi công các dự án, thời hạn vay vốn là
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
22
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

5 năm. Tổng số tiền vay đã giải ngân là 9.075.106.461 đồng, đã trả nợ
gốc 2.702.000.000 đồng, nợ gốc còn lại 6.373.106.461 đồng. Hình thức
đảm bảo tiền vay bằng toàn bộ tài sản được hình thành từ vốn vay và các
tài sản đầu tư bằng vốn tự có của Công ty.
- Hợp đồng tín dụng trung hạn số 03.0563.5 ký tháng 8/2005 tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, mục đích vay vốn để đầu tư mua máy khoan
nhồi đặc chủng BAUER (Đức) khoan qua đá và các thiết bị phụ trợ, thời hạn
vay vốn là 5 năm. Tổng số tiền vay đã giải ngân là 11.972.337.306 đồng,
đã trả nợ gốc 5.562.000.000 đồng, nợ gốc còn lại 6.410.337.306 đồng.
Hình thức đảm bảo tiền vay bằng toàn bộ tài sản được hình thành từ vốn vay
và các tài sản đầu tư bằng vốn tự có của Công ty.
Như vậy chúng ta có thể thấy, nguồn vốn vay dành cho đổi mới thiết bị
và công nghệ chiếm một tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn vay ngân hàng của
Công ty, chiếm 44,87%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự quan tâm đến
việc đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ của mình.
2.4.3. Vay cán bộ công nhân viên.
Vay vốn CB-CNV trong Công ty là hình thức vay vốn khá phổ biến hiện
nay tại các doanh nghiệp. Với Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 đây không phải
là hình thức mới mẻ, trong vài năm gần đây Công ty rất chú trọng tới hình
thức huy động vốn này và coi nó là biện pháp chủ chốt trong huy động vốn
dài hạn. Với đặc điểm là một doanh nghiệp có quy mô và lực lượng lao động
lớn, Công ty có nhiều lợi thế để tiếp cận với nguồn vốn này. Việc huy động

qua vay CB-CNV tại Công ty được thực hiện dưới 2 hình thức:
- Vay vốn từ quỹ tiết kiệm gia đình của CB-CNV. Hình thức vay vốn này
mới được áp dụng tại Công ty hai năm gần đây. Ở hình thức huy động vốn
này, CB-CNV sử dụng tiền nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng đến tại gia đình,
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
23
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

bạn bè… cho Công ty vay dài hạn và trung hạn để đầu tư cải tạo nhà xưởng,
nâng cấp đổi mới máy móc thiết bị và họ được hưởng lãi suất (0,85
%/tháng)cao hơn mức lãi suất tiết kiệm. Đây là mức lãi suất bằng với mức lãi
suất Công ty đi vay vốn dài hạn tại Ngân hàng ngoại thương và Ngân hàng
đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mức lãi suất cho vay
dài hạn của các ngân hàng liên tục tăng nên để thu hút được nguồn vốn này
Công ty nên tăng lãi suất vay vốn từ CB-CNV trong Công ty thời gian tới.
- Vay vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất của CB-CNV: Đây là hình thức
huy động vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất của công nhân và cán bộ quản lý
tại các phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất sau khi thực hiện các
đơn hàng thường tiết kiệm được một số thành phẩm và phụ liệu. Số sản phẩm
tiết kiệm này được giao lại cho Công ty và được quy đổi thành một số tiền
nhất định. Công ty sẽ giữ số tiền này và coi đó như một khoản CB-CNV cho
Công ty vay. Ưu điểm lớn nhất của phương thức vay vốn này là thời gian vay
rất dài (20-25 năm) bởi Công ty chỉ có nghĩa vụ trả khoản tiền tiết kiệm này
khi CB-CNV nghỉ chế độ, trong trường hợp CB-CNV tự ý bỏ việc, thôi
việc… Công ty không phải hoàn trả khoản tiền này.
Để thuận lợi cho việc huy động vốn, Công ty đã ban hàng quy chế huy
động vốn nội bộ. Theo đó:
- Đối tượng được huy động bao gồm CBCNV ký hợp đồng lao động dài
hạn hoặc không thời hạn với Công ty
- Khoản vay tối thiểu cho một hợp đồng là 500.000 VNĐ (Năm trăm

ngàn đồng), không hạn chế khoản vay tối đa cho một hợp đồng và tổng các
khoản vay cho một đợt huy động không vượt quá mức huy động tối đa.
- Thời hạn vay là 5 (năm) năm, kể từ ngày Công ty nhận khoản vay đầu
tiên của hợp đồng đó.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
24
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Trả nợ gốc: Nợ gốc được hoàn trả 01 lần vào ngày tương ứng với ngày
bên vay nhận tiền vay lần đầu của năm thứ 5.
- Trả lãi: lãi được trả vào ngày cố định tương ứng với ngày bên vay nhận
tiền vay lần đầu của các năm thứ nhất (lần 1), năm thứ 2 (lần 2) , năm thứ 3
(lần 3) , năm thứ 4 (lần 4) , năm thứ 5 (lần 5).
- Lãi suất huy động vốn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của Công ty cũng
như của tình hình kinh tế đất nước.
Trong phương án huy động vốn năm 2007:
+ Lãi suất huy động 12,2% trên vốn gốc cho 01 năm cố định trong suốt
thời hạn vay.
+ Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
- Khi có nguyên nhân khách quan không thanh toán được đầy đủ, đúng
hạn nợ gốc, lãi tiền vay. Công ty có thể đề nghị bằng văn bản gửi bên cho vay
xem xét cơ cấu lại kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, gia hạn lãi vay…. Văn bản được gửi
cho bên cho vay trước ngày đến hạn.
- Khi đến ngày trả gốc theo kỳ hạn được quy định tại điều 3, nếu Công ty
không trả hết số nợ gốc phải trả đúng hạn vì các lý do từ phía Công ty và
không đạt được thoả thuận với bên cho vay về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ
gốc thì toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn và áp
dụng mức lãi suất quá hạn.
- Khi đến kỳ trả lãi được quy định tại điều 3, nếu Công ty không trả lãi
đúng hạn vì các lý do từ phía Công ty và không đạt được thoả thuận với bên

cho vay về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lãi thì bên vay phải chịu phạt chậm
trả lãi vay tính trên số tiền lãi chậm trả và số ngày chậm trả với lãi suất phạt.
Nguyễn Công Thành Lớp: QTKD CN&XD 46B
25

×