MỤC LỤC
Phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
Phụ bìa i 1
Lời cam đoan ii 1
Lời cảm ơn iii 1
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
* Mục tiêu của đề tài 8
3. Phạm vi nghiên cứu 9
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 10
6. Cấu trúc đề tài 12
NỘI DUNG13
Chương 1 13
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ 13
1.1. Quan niệm về chất lượng cuộc sống 13
1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư 15
1.2.1. HDI - một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống 15
1.2.2. Chỉ số GDP 16
1.2.3. Chỉ số về giáo dục 18
1.2.4 Chỉ số tuổi thọ 20
1.2.5. Các tiêu chí khác 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dân cư 22
1.3.1. Vị trí địa lí 22
1.3.2. Các nhân tố tự nhiên 22
1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội 22
1.4. Chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam 23
1.4.1. GDP và GDP bình quân đầu người 23
1.4.2. Tuổi thọ bình quân và sức khỏe 25
1.4.3. Giáo dục 26
1.4.4. Các điều kiện về sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở 27
Chương 2 30
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK 30
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk 30
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên 30
2.1.1.1. Vị trí địa lí 30
2.1.1.2. Địa hình 30
2.1.1.3. Khí hậu 31
2.1.1.4. Thủy văn và tiềm năng thủy điện 31
1
2.1.1.5. Đất đai 33
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 34
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động 34
2.1.2.2. Sự phát triển nền kinh tế 36
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk 38
2.2.1. Nhận định chung 38
2.2.2. Các tiêu chí cụ thể 40
2.2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người 40
2.2.2.2. Tiêu chí về giáo dục 46
2.2.2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe 50
2.2.2.4. Tình hình sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở 55
2.3. Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk 63
2.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk 63
2.3.2. Đánh giá tổng hợp CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk 65
2.4. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư ở Đắk Lắk 66
2.4.1. Nguyên nhân từ phía các yếu tố mang tính cá nhân 66
2.4.2. Nguyên nhân từ phía xã hội 67
Chương 3 69
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 69
CỦA DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK 69
3.1. Căn cứ xây dựng giải pháp 69
3.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội [38] 71
3.2.1. Mục tiêu kinh tế 71
3.2.2. Mục tiêu xã hội 72
3.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống
của dân cư tỉnh Đắk Lắk 74
3.3.1. Về giáo dục đào tạo 74
3.3.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe 75
3.3.3. Dân số, lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo 75
3.3.3.1. Dân số 75
3.3.3.2. Định hướng bố trí sử dụng lao động 76
3.3.3.3. Công tác định canh định cư cho đồng bào các dân tộc và nâng cao chất lượng
công tác xóa đói giảm nghèo 77
3.3.4. Phát triển văn hóa thông tin, thể dục thể thao 77
3.3.4.1. Văn hóa thông tin 77
3.3.4.2. Thể dục - thể thao 77
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk 78
3.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế 78
3.4.2. Nhóm giải pháp về phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe 83
3.4.3. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo 85
3.4.4. Các giải pháp khác 87
KẾT LUẬN91
91
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm khá phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển của lịch sử và nhận thức của con người. Để phản ánh CLCS, người ta đã
sử dụng một hệ thống đồng bộ nhiều tiêu chí, trong đó có những tiêu chí cơ
bản phản ánh mức đảm bảo về kinh tế, y tế, giáo dục Căn cứ vào các tiêu chí
cơ bản kể trên, qua phân tích so sánh các số liệu thống kê ở tỉnh Đắk Lắk,
chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau: 91
2
1. Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan
trọng của vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung, có nguồn tài
nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, nguồn lao động được bổ sung hàng
năm lớn là những nhân tố thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao CLCS của
dân cư 91
2. Nhìn chung, CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk hiện nay có bước tiến bộ khá rõ rệt so với
trước khi tách tỉnh. Điều này được thể hiện rõ qua sự phân tích một số tiêu chí
cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đói nghèo, các chỉ tiêu về
văn hóa, giáo dục, y tế 91
3. Từ việc phân tích các số liệu phản ánh các tiêu chí về mức sống dân cư cho thấy, Đảng
bộ và chính quyền tỉnh trong những năm qua đã có những giải pháp để nâng
cao CLCS của dân cư như: Thực hiện có hiệu quả Quyết định 134, 135, 168
của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân
đã đưa mức sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng, giảm dần khoảng
cách chênh lệch so với các vùng khác trong cả nước 91
4. Bên cạnh những thành tựu kể trên, trong cơ chế thị trường hiện nay Đắk Lắk cũng
không tránh khỏi sự phân hóa trong CLCS dân cư ngày càng sâu sắc. khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Một bộ phận dân cư vùng sâu,
vùng xa, vùng gần biên giới và vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống, trong khi đó CLCS của dân cư thành phố Buôn Ma Thuột
khá cao 91
5. Để nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như
nâng cao các chỉ tiêu về thu nhập, về giáo dục, về y tế và chăm sóc sức khỏe,
về đảm bảo trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường. Đặc biệt cần chú ý
hơn nữa việc khắc phục sự phân hóa CLCS đang diễn ra trong các tầng lớp
dân cư và các địa bàn trong tỉnh 91
6. Kết quả đạt được của đề tài: 92
- Đề tài đã vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và chất lượng cuộc sống vào địa bàn tỉnh
Đắk Lắk để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và làm sáng tỏ thực trạng chất
lượng cuộc sống của dân cư trong tỉnh từ năm 2003-2006 qua một số tiêu chí
cụ thể: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đói nghèo, chỉ số về giáo dục,
chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe, điều kiện được sử dụng nguồn nước sạch
và được sử dụng điện. Đề tài đã có sự so sánh CLCS của dân cư của các
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh 92
- Đề tài đã dựa trên kết quả nghiên cứu được và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian đến 92
7. Hạn chế của đề tài: 92
3
- Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ phân tích một số tiêu chí chủ yếu trên diện rộng
toàn tỉnh, chưa đi phân tích sâu sự khác biệt trong địa bàn từng huyện, thành
phố 92
- Một số thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá CLCS cuộc sống của dân cư
chưa được công khai hóa, nên việc đánh giá CLCS chỉ được thực hiện trên
một số tiêu chí cụ thể, chưa phản ánh được toàn diện các khía cạnh của CLCS
dân cư 92
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT : Cán bộ y tế
CLCS : Chất lượng cuộc sống
DTTS : Dân tộc thiểu số
GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo
GDP : Tổng thu nhập quốc nội
GV : Giáo viên
HDI : Chỉ số phát triển con người
HPI : Chỉ số nghèo đói tổng hợp
HS : Học sinh
HS THPT : Học sinh Trung học phổ thông
KTXH : Kinh tế - xã hội
LĐ-TB-XH : Lao động - Thương binh và xã hội
PPP : Sức mua tương đương
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UNDP : Tổ chức phát triển của Liên Hiệp Quốc
5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Chỉ số phát triển con người của một số nước năm 2004 24
Bảng 1.2. Chỉ số phát triển con người của các nước có cùng thu nhập 24
Bảng 2.1. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước trong tỉnh Đắk Lắk 32
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk
[8] 35
Bảng 2.4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đắk Lắk [8] 36
Bảng 2.5. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đắk Lắk 40
Bảng 2.8. Chi tiêu bình quân/người/tháng ở Đắk Lắk trong năm 2002, 2006 42
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp hộ nghèo năm 2005 và 2006 theo chuẩn mới trên địa bàn các
huyện của tỉnh Đắk Lắk 44
Bảng 2.12. Số giáo viên, học sinh và tỷ lệ HS THPT/số HS trên địa bàn các huyện năm
2006 49
Bảng 2.18. Số hộ dân được dùng nước sạch của các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ
năm 2003 - 2006 56
Bảng 2.19 . Số hộ dùng điện, sản lượng điện tiêu thụ bình quân qua các năm của các huyện
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 59
Bảng 3.2. Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2020[38] 76
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2000 và 2006 37
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nền kinh tế
phát triển nhanh chưa từng có, nhiều quốc gia đạt được tỉ lệ tăng trưởng thần kỳ và
đời sống nhân dân đang được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước trở thành
một chủ đề tranh cãi quan trọng trên thế giới. Theo báo cáo phát triển con người của
Liên Hiệp Quốc, sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới đang ở mức khó có thể chấp
nhận: 20% dân số thế giới thuộc nhóm giàu nhất chiếm giữ 86% GDP toàn thế giới,
trong khi đó 20% thuộc nhóm nước nghèo nhất chỉ có 1%; tài sản của 3 nhà tỉ phú
giàu nhất thế giới còn hơn cả GDP của các nước nghèo nhất với số dân hơn 600
triệu người cộng lại [7]. Trên thực tế, trong khi một số nước có nền kinh tế phát
triển có chất lượng cuộc sống dân cư rất cao thì một bộ phận dân cư còn lại đang có
nguy cơ bị suy giảm và luôn luôn đối mặt với cảnh đói nghèo.
Con người là vốn quý nhất, là chủ nhân của thế giới, là động lực để phát triển
xã hội và cũng là mục tiêu để mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng
như cả thế giới hướng tới. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) của con
người đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước. Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta thời kỳ 2001 - 2010 đã khẳng định: “Phát triển con
người phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam”. Chương trình phát triển
của Liên hiệp quốc đưa ra các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển con người đều
nhằm vào chất lượng cuộc sống dân cư. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân và tạo điều kiện để mọi người đều được sống trong tình
thương và trách nhiệm? Đó là những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải
giải quyết. Mỗi quốc gia đều phải xây dựng chương trình nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định.
Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng cuộc sống của người dân đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm từ lâu. Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được
một số thành tựu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc
sống cộng đồng. Tuy nhiên: “Cho đến nay, xét theo các quan điểm lý thuyết và chỉ
số phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đều có
7
đặc điểm chung là nghèo và kém phát triển. Việt Nam thuộc nhóm nước (trên dưới
50 nước) nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Trong nhóm nước dưới đáy của
phân tầng xã hội loài người toàn cầu, xét về chỉ số nghèo thì Việt Nam đứng ở
khoảng giữa nhóm nước nghèo, còn xét về chỉ số phát triển tổng hợp kinh tế - xã
hội thì Việt Nam ở gần về phía đỉnh phân tầng, nghĩa là gần về phía nhóm nước
trung bình thế giới”. [18]
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng của cả
nước, đặc biệt đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Trong những năm
qua, cùng với sự chuyển đổi chung của nền kinh tế cả nước, Đắk Lắk đã có những
thay đổi đáng kể về mặt kinh tế cũng như xã hội, nhìn chung đời sống của nhân dân
đang từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, nếu so sánh với các địa phương khác
trong cả nước và với các nước khác trong khu vực thì mức sống của người dân tỉnh
Đắk Lắk còn thấp. Đặc biệt là ở một số bản, làng vùng sâu, rẻo cao cuộc sống dân
cư còn quá thấp. Do đó, nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư và
tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đối với địa phương là vấn đề
cấp bách được đặt ra. Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề CLCS ở tỉnh
Đắk Lắk.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu của đề tài
Đề tài vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và chất lượng cuộc sống vào địa
bàn tỉnh Đắk Lắk để làm sáng tỏ thực trạng chất lượng cuộc sống và tìm ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lượng cuộc sống.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk thời kì 2003-2006.
8
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
của dân cư tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống là vấn đề phức tạp đa dạng và thường xuyên thay đổi
nhưng thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên đề tài
nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số tiêu chí cơ bản của
chất lượng cuộc sống là: tiêu chí về kinh tế, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe.
Đề tài chỉ nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến nay. Đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trên địa bàn
nghiên cứu đến năm 2020.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề CLCS và các tiêu chí đo CLCS đã được các
nhà khoa học trong và nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
- Trên thế giới: đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về
CLCS. Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một nhà dân số học
người Ấn Độ (R.C Sharma) đề cập đến CLCS trong tác phẩm “Dân số, tài nguyên,
môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources, environment and
quality of life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng cuộc sống dân cư với
quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông,
CLCS là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Năm
1990, UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá về phát triển con người - HDI (Human Development Index). Hệ thống
các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát triển con
người, coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để
đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con
người. [1]
- Ở Việt Nam: nhiều tác giả đã đề cập tới vấn đề này một cách khái quát.
Được sự quan tâm của thế giới, một dự án của UNDP đã được triển khai và đã phân
tích quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường với phát triển trên phạm vi toàn
9
quốc. Đây là những tiền đề lí luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về
CLCS có liên quan với nhau. Các công trình liên quan đến CLCS đã được công bố:
Nguyễn Quán: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” (1995).
Đỗ Thiên Kính: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến
nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003).
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số phát triển
kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết qủa nghiên cứu” (2005).
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số tuổi thọ trong
HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005).
PGS.TS. Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu
nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2001).
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả như Đỗ
Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Lê Thị Phương Loan,
Nguyễn Phong :“ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993”, “Điều tra
mức sống dân cư Việt Nam 199 -1998”, “Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế
Việt Nam 2001” đã điều tra và phân tích các vấn đề có liên quan đến mức sống
của dân cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục
qua đó đã chứng minh bằng số liệu về sự cải thiện mức sống của các hộ gia đình
Việt Nam giữa các năm 1993 và 1998.
Đặc biệt là báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001, đây là một công
trình quan trọng được nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam tổng hợp từ nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực
phát triển con người ở Việt Nam. Như vậy, đã cho thấy sự quan tâm ở tầm vĩ mô
của Nhà nước về các khía cạnh khác nhau có liên quan đến CLCS của dân cư, trong
đó đặc biệt lưu tâm đến HDI. Tuy nhiên, HDI không bao quát được tính phong phú,
nhiều mặt của sự phát triển con người. Mặt khác, vấn đề CLCS ở cấp tỉnh cụ thể ít
được nghiên cứu, đặc biệt là ở tỉnh Đắk Lắk.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
10
5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
CLCS của dân cư ở từng tỉnh, thành phố trong mỗi quốc gia cần phải được đặt
trong mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ sở đầu
tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, việc
nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk phải được đặt trong mối
liên hệ với vùng Tây Nguyên và cả nước. Bản thân CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk
cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại.
- Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
CLCS không chỉ là cuộc sống vật chất mà còn tập hợp nhiều yếu tố như dân
trí, văn hóa, giáo dục Do vậy, nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk
Lắk cần phải dựa trên phân tích, đánh giá tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan.
Các yếu tố về tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực, từng huyện, quận
có bản sắc riêng. Vì vậy, nghiên cứu CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk phải tìm hiểu
trên quan điểm tổng hợp - lãnh thổ, qua đó làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt để
phân tích và đánh giá thực trạng của người dân ở tỉnh Đắk Lắk đúng đắn hơn. Mặt
khác, cũng cần phải thấy được khả năng phát triển kinh tế của từng huyện, thành
phố mà đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội một
cách có hiệu quả trong thời kì tới vì nó gắn liền với CLCS của dân cư.
- Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững
Môi trường sống và CLCS của dân cư có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ
với nhau. Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của dân cư, đặc biệt là
sức khỏe và tuổi thọ của người dân. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta cần xem môi
trường như là một bộ phận của CLCS dân cư.
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người phải đảm bảo sự phát triển bền
vững của môi trường sinh thái. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao CLCS phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định
lâu dài. Vì vậy, mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển xã hội là vấn đề cần giải
quyết của bất kì một đề tài nghiên cứu nào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết
11
Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài,
phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối
tượng và khách thể nghiên cứu. Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân
tích và tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí,
các nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, ban ngành của tỉnh.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí kết quả nghiên cứu, tổng hợp các
tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của dân cư.
- Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia thuộc các chuyên ngành có liên quan như xã hội
học, dân tộc học, kinh tế học, các nhà lãnh đạo, quản lí kinh tế - chính trị - xã hội
của tỉnh về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và về việc nâng cao CLCS của dân cư.
- Phương pháp bản đồ
Kết hợp với bản đồ và các tài liệu thu thập được cùng với những hiểu biết về
thực tế địa phương để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống
ở tỉnh Đắk Lắk. Để phản ánh một cách trực quan, sinh động các kết quả nghiên cứu,
đề tài đã xây dựng một số bản đồ liên quan đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh
Đắk Lắk trên cơ sở sử dụng phần mềm Mapinfo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Để nhận diện rõ hơn thực trạng CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk, đề tài đã vận
dụng phương pháp phỏng vấn sâu để nhận biết quan điểm, thái độ và nguyện vọng,
ý kiến của người dân về vấn đề CLCS của dân cư.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về chất lượng cuộc sống dân cư.
Chương 2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư
tỉnh Đắk Lắk.
12
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
1.1. Quan niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng, đã từng được
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Chất
lượng cuộc sống thường được lưu ý phân biệt với mức sống. Mức sống là thước đo
về phúc lợi vật chất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và
giá trị tinh thần.
Trong các tác phẩm của C.Mác hay của các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác
như A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill đã có tư tưởng mở rộng và đề cao
các giá trị về CLCS của con người. CLCS như là mục đích trong việc tạo điều kiện
thuận lợi giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.
Theo R.C.Sharma thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa
mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của chính bản thân xã hội. Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi
trường và chất lượng cuộc sống”, ông đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự
cảm giác được hài lòng (hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc
sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con
người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con
người có được. Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống”
[29]. Theo R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội
được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS.
Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường được đồng nhất
với khái niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao
chất lượng cuộc sống là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là
tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong
sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay
mỗi cá nhân có được.
Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn. Theo
ông, CLCS thể hiện ở 12 đặc trưng:
13
(1) An toàn thể chất cá nhân
(2) Sung túc về kinh tế
(3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật
(4) An ninh quốc gia được đảm bảo
(5) Bảo hiểm lúc già yếu và ốm đau
(6) Hạnh phúc về mặt tinh thần
(7) Sự tham gia của mỗi cá nhân vào đời sống xã hội
(8) Bình đẳng về giáo dục, y tế
(9) Chất lượng đời sống văn hóa
(10) Quyền tự do công dân
(11) Chất lượng môi trường kỹ thuật
(12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm
Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung “An toàn” và đã khẳng định CLCS được
đặc trưng bằng sự an toàn trong một môi trường tự nhiên trong lành và môi trường
xã hội lành mạnh. [37]
Để định lượng khái niệm CLCS, ở Thái Lan đã xây dựng 37 chỉ tiêu phản ánh
các nội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục
và thông tin, an toàn, việc làm. Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc
sống theo 3 mức: yếu kém (1 sao), trung bình (2 sao) và khá (3 sao).
Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những
nhu cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người.
Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao. Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn
liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là một
cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại,
các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được sống
trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi
trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội.
Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể quan niệm về chất lượng cuộc sống
như sau: CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinh thần và vật chất của
con người, là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của mọi quốc
14
gia. CLCS càng cao thì con người càng có nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát
triển cá nhân và trong hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra.
1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư
1.2.1. HDI - một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia và thế giới. Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát
triển con người có ý nghĩa rất quan trọng. Từ những năm 1990, Chương trình Phát
triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra chỉ số phát triển con người HDI (Human
Development Index). HDI phản ánh các thành tựu phát triển con người trong ba lĩnh
vực cơ bản: [4]
- Sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình (năm).
- Học vấn được đo bằng tỉ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên (%) với
quyền số (trọng số) 2/3 và tỉ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung học và
đại học trong nhóm dân cư từ 6-24 tuổi so với dân số độ tuổi (%) với quyền số
(trọng số) 1/3.
- Mức sống kinh tế được đo bằng GDP bình quân đầu người được điều chỉnh
theo PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng USD.
HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số GDP bình
quân đầu người)
Chỉ số giáo dục = 2/3 chỉ số người lớn biết chữ + 1/3 chỉ số đi học trong độ
tuổi từ 6 đến 24.
Chỉ số người lớn biết chữ =
0100
0
−
−
i
x
, x
i
: tỉ lệ người biết chữ thực tế
Chỉ số đi học trong độ tuổi =
0100
0
−
−
i
y
, y
i
: tỉ lệ đi học trong độ tuổi từ 6 - 24
Chỉ số tuổi thọ =
2585
25
−
−
i
z
, z
i
: tuổi thọ thực tế
15
Giá trị x
i
thực tế - Giá trị x
i
tối thiểu
Chỉ số thành phần =
Giá trị x
i
tối đa - Giá trị x
i
tối thiểu
Mức sống Sức
khỏe
Học vấn
Chỉ số GDP =
)100lg()40000lg(
)100lg()lg(
−
−
i
λ
(tính theo sức mua tương đương)
i
λ
là GDP bình quân đầu người của nước i đã được điều chỉnh theo phương
pháp tính tỉ giá sức mua tương đương.
Về mặt trị số:
10 ≤≤ HDI
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị
của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng
cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình độ
phát triển và xếp hạng càng thấp.
GDP Tuổi
bình thọ
quân trung
đầu bình
người
Tỉ lệ Tỉ lệ
người nhập
biết chữ học các cấp
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc của HDI [3]
1.2.2. Chỉ số GDP
* GDP và GDP bình quân đầu người
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả dân sự và phi dân sự, không phân
biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra. GDP không bao gồm phần
khấu trừ đối với khoản khấu hao vốn vật chất hay sự suy giảm và xuống cấp của tài
nguyên thiên nhiên.
GDP bình quân đầu người được tính bằng USD/người, ở Việt Nam được tính
bằng USD/người hoặc bằng Việt Nam đồng/người. Thông qua tiêu chí này chúng ta
có thể đánh giá được trình độ kinh tế, mức sống của mỗi người dân trong từng nước
hoặc so sánh giữa các địa phương.
* Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình
Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ tiền và hiện vật mà
16
H
DI
hộ và thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là
một năm), bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương.
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Thu từ sản xuất ngành nghề.
- Thu khác.
* Chỉ số nghèo đói
Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, thiếu thốn về thu nhập, về
cơ hội, về tài sản vật chất, thể chất cũng như tinh thần gây cản trở cho sự phát
triển một cách đầy đủ mọi tiềm năng của con người. [6]
Nghèo đói là một khái niệm đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới để chỉ
mức sống của một nhóm dân cư, một cộng đồng, một nhóm quốc gia so với mức
sống của cộng đồng hay các quốc gia khác.
Nghèo đói là không có khả năng đảm bảo được sức khỏe và cuộc sống, không
có khả năng có thể tiếp cận đến các nguồn tri thức, thu nhập thấp không được đảm
bảo các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như sử dụng nước sạch, không được tiếp
cận dịch vụ khám chữa bệnh, không được đảm bảo mức dinh dưỡng. Theo quan
niệm trên, để đo lường một cách tổng hợp tình trạng đói nghèo hiện nay người ta sử
dụng chỉ số nghèo đói tổng hợp HPI (Human Poverty Index). Chỉ số HPI được phân
thành hai loại: HPI-2 dùng cho các nước công nghiệp hóa và HPI-1 dùng cho các
nước đang phát triển. Chỉ số HPI-1 được tính dựa vào ba thước đo cơ bản là:
- Tính dễ tổn thương dẫn đến cái chết ở độ tuổi tương đối trẻ được đo bằng
xác suất không thọ quá 40 tuổi (P
1
).
- Sự bị loại trừ ra khỏi thế giới của những người biết chữ và có khả năng giao
tiếp, được đo bằng tỉ lệ người lớn mù chữ (P
2
).
- Sự thiếu khả năng tiếp cận với những thành quả kinh tế chung (P
3
) được đo
lường bằng ba biến số: tỉ lệ người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước
sạch (P
31
), tỉ số người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế (P
32
) và tỉ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân và suy dinh dưỡng (P
33
). Giá trị biến P
3
được tính là:
3
333231
3
PPP
P
++
=
17
Chỉ số nghèo đói HPI-1 được tính theo công thức:
( )
++
=−
3
1
3
1
3
3
3
2
3
1
PPP
HPI
[7]
Về cơ bản, đói nghèo được xác định trong mối tương quan xã hội. Có hai dạng
đói nghèo: nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con người (nghèo
tương đối). Nghèo về con người được xác định bằng mức thu nhập để chi hàng hóa,
dịch vụ theo mức nghèo lương thực, thực phẩm và cả những chi tiêu cho các nhu
cầu thiết yếu ngoài lương thực, thực phẩm.
Chuẩn nghèo tương đối đề cập đến sự thiếu hụt của cá nhân (hộ gia đình) so với
mức sống trung bình đạt được. Chuẩn này cũng không có sự thống nhất giữa các
quốc gia. Nhìn chung trên thế giới các nước phát triển xác định chuẩn nghèo dựa trên
1/2 thu nhập bình quân còn các nước đang phát triển là 1/3 thu nhập bình quân. [2]
Chuẩn nghèo tuyệt đối tức là chuẩn nghèo 1-2 USD/ngày/người. Chuẩn nghèo
quốc tế do Liên hiệp quốc công bố và quy định 2 USD/ngày/người cho các nước
phát triển, 1 USD/ngày/người cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay
nhiều nước đang phát triển cũng nâng dần chuẩn lên 2 USD/ngày/người.
Việc tồn tại đồng thời hai chuẩn nghèo với phương pháp tiếp cận và nội dung
tính toán khác nhau dẫn đến có sự khác biệt lớn về tỉ lệ đói nghèo trong một quốc
gia. Vì vậy, việc xây dựng chuẩn nghèo mới là có tính cấp thiết cần được thực hiện.
Bộ LĐ-TB-XH, Tổng cục thông kê và các cơ quan liên quan đã nghiên cứu đưa ra
chuẩn nghèo thống nhất cho cả nước. Ngày 8/7/2005 Chính phủ đã kí quyết định
170/2005/QĐ-TTg ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 như sau:
Nông thôn 200 ngàn đồng/người/tháng, thành thị 260 ngàn đồng/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn
nghèo được xác định là hộ nghèo.
1.2.3. Chỉ số về giáo dục
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của
dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay
nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ
* Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết
18
viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ. [8]
Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức
sống của từng cộng đồng và từng quốc gia.
* Trình độ văn hóa và tay nghề
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của
khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người
tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu
như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật,
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động
đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước.
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với
nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các nước
có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay
nghề trong khối dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các
chỉ số này thường rất thấp.
Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự
chuyển biến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được
cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các
cấp học ngày càng cao. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề
ngày càng tăng và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu
quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát
triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn
chiếm tỷ lệ cao.
* Số năm đến trường
Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ
số quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia. Số năm đến
trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên.
Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc
gia. Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm,
thậm chí ở Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm).
19
Các nước có thu nhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm.
Các nước có thu nhập cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4
năm, Châu Âu: 11,1 năm ). Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học
của nam giới thường cao hơn nữ giới. Chỉ số số năm đến trường là một trong các
chỉ số phản ánh trung thực CLCS của từng nước.
1.2.4 Chỉ số tuổi thọ
Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi
con người. Sức khỏe toàn dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát
triển của mỗi quốc gia, là tương lai của dân tộc. Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chất
lượng cuộc sống dân cư. Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát
triển. Việc chăm sóc tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ
kéo dài tuổi thọ. Các quốc gia trên toàn thế giới không chỉ quan tâm về mặt số
lượng mà còn chú ý đến chất lượng dân số, chất lượng nòi giống, trong đó có mục
tiêu nâng cao thể lực cho con người.
Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một
quốc gia, người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỉ lệ người chết, tuổi thọ bình quân,
tình trạng dinh dưỡng, tỉ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số
giường bệnh trên 1 vạn dân, ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu
người)
* Tuổi thọ bình quân là số năm trung bình của một người có khả năng sống
được. Chỉ số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong, đặc biệt là tử
vong ở trẻ em. Các phương pháp tính tuổi thọ trung bình:
- Phương pháp lập bảng sống và tính tuổi thọ trung bình dựa trên số liệu về
người chết và dân số chia theo độ tuổi (tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi).
- Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ
tuổi của hai cuộc Tổng điều tra dân số).
- Phương pháp ước lượng qua số liệu về tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và bảng
sống mẫu. Mức độ chính xác của tuổi thọ tính theo phương pháp này phụ thuộc vào
mức độ chính xác của tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và phải chọn được bảng sống mẫu
phù hợp. Tuy nhiên, do số trẻ chết dưới 1 tuổi và số trẻ sinh trong năm thường dễ
20
thu thập nên tỉ suất chết của trẻ sơ sinh có thể xác định tương đối chính xác. Vì vậy,
phương pháp này được các nước đang phát triển có trình độ thống kê yếu sử dụng
một cách phổ biến.
Nhìn chung, khi thu nhập bình quân theo đầu người càng cao thì tuổi thọ trung
bình càng tăng. Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước,
nhưng đặc biệt lại giảm mạnh ở một số nước mà nguyên nhân không chỉ do mức thu
nhập thấp mà còn do ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh tật gây tử vong, trong đó nơi
ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia
ở châu Phi.
* Các dịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người và CLCS. Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả trong
hiện tại lẫn tương lai. Các tiêu chí phản ánh mức độ được đáp ứng về dịch vụ y tế
như: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh, số cán bộ y tế/10.000 dân
1.2.5. Các tiêu chí khác
* Tiêu chí số calo bình quân đầu người: Trong quá trình sống và lao động, cơ
thể con người phải thường xuyên tiêu hao năng lượng. Năng lượng tiêu hao của con
người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức lao động, người ta quy ước dùng
đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể. Số calo tiêu dùng hằng ngày cho một
người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu cầu thiết yếu. Để có
được số calo bình quân đầu người, FAO dựa vào tình hình sản xuất lương thực và
thực phẩm. Nhu cầu năng lượng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ
tính chất lao động và thể trạng cơ thể.
* Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt: vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng
là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của dân cư. Điều kiện sử dụng điện được phản
ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số KWh tiêu thụ tính bình quân đầu
người/tháng.
* Sử dụng nước sạch: sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và cấp thiết
của con người. Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS của dân cư.
21
Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư là tỉ lệ người
dân được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai thác từ
nguồn lộ thiên đã qua xử lí )
* Điều kiện nhà ở: có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở
và chất lượng nhà ở. Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số m
2
/người. Chất
lượng nhà ở thường chia làm ba loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dân cư
1.3.1. Vị trí địa lí
- Vị trí địa lí tự nhiên thuận lợi có thể tạo điều kiện cho quốc gia đó phát triển
kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp thế mạnh qua đó góp phần tăng thu nhập
cho người dân và cải thiện CLCS dân cư.
- Vị trí địa lí kinh tế - xã hội cũng có vai trò rất quan trọng đối với CLCS dân
cư. Nếu một quốc gia có vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ có điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
1.3.2. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến CLCS như điều kiện cư trú của dân
cư, chất lượng môi trường sống và khả năng khai thác trực tiếp các tài nguyên làm
nguồn sống cho dân cư (đất đai, khí hậu, nguồn nước )
1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội
* Các nhân tố dân số học
- Quy mô dân số: Dân số quá đông sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu
cầu vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội. Dân số quá ít sẽ tạo ra sự khan
hiếm nguồn lực về con người vốn là động lực chính để tạo ra CLCS.
- Gia tăng dân số: bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Trong phạm
vi của một quốc gia, nếu tỉ lệ này vượt quá mức 3%/năm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc nâng cao CLCS do khối lượng của cải vật chất làm ra hàng năm
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Tốc độ gia tăng dân số quá cao hoặc quá thấp
đều làm nảy sinh nhiều vấn đề về nâng cao CLCS.
Di dân, đặc biệt là di dân tự do thường đặt ra những thách thức lớn đối với
chính quyền các nước, các địa phương có người nhập dân. Do vậy, CLCS chỉ thực
22
sự được đảm bảo khi quá trình di dân được đặt dưới sự tổ chức hướng dẫn của các
cơ quan đại diện cho chủ thể quản lí của cộng đồng hay quốc gia.
- Cơ cấu độ tuổi: Cơ cấu dân số trẻ sẽ dễ nảy sinh tình trạng thiếu việc làm,
thu nhập thấp, tình trạng suy dưỡng, tử vong ở trẻ em do thiếu điều kiện chăm sóc y
tế, nạn thất học do thiếu điều kiện giáo dục Ngược lại, dân số già sẽ dẫn tới tình
trạng thiếu nguồn nhân lực và tăng nhu cầu dịch vụ chăm sóc người già.
* Các nhân tố kinh tế
Chính sách của quốc gia và địa phương có ảnh hưởng đáng kể đến CLCS dân
cư. Những thay đổi về chất trong chính sách vĩ mô như:
- Chính sách xóa đói, giảm nghèo thể hiện ở sự mở rộng cơ hội việc làm và tạo
thu nhập cho nhóm người nghèo; làm giảm bớt nguy cơ và tăng khả năng ứng phó
với những rủi ro cho người nghèo; bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn
thương; tạo việc làm và giảm thất nghiệp.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giữa
các địa phương.
- Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo thông qua việc tạo lập môi
trường thông thoáng, cũng như hỗ trợ trực tiếp trong việc tiếp cận các cơ hội việc
làm, tạo điều kiện vay vốn, đất đai, nâng cao tay nghề
- Chính sách mở cửa và hội nhập đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận dễ dàng
các vật tư, thiết bị máy móc nông nghiệp và công nghệ và mở rộng thị trường, tăng
thêm thu nhập cho người dân.
1.4. Chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam
1.4.1. GDP và GDP bình quân đầu người
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, CLCS của người dân cũng được
cải thiện rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực: thu nhập, giáo dục, y tế và các vấn đề an
ninh xã hội khác.
Tăng trưởng kinh tế sẽ không bền vững nếu không gắn với phát triển xã hội, bởi
phát triển xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa,
đường lối kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Biểu hiện tổng hợp nhất của tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là chỉ số
23
phát triển con người (HDI). Kể từ năm 1990 chỉ số HDI ở Việt Nam theo cách tính
của UNDP đã liên tục được cải thiện. Năm 1992 chỉ số HDI đạt 0,539 (120/174) tăng
lên 0,682 (101/162) vào năm 2001 và đạt 0,704 (108/177) vào năm 2005.
Thực tế trên cho thấy HDI của nước ta đang ở tình trạng thiểu phát, các chỉ số
thành phần phát triển không đều.
So với các nước trên thế giới Việt Nam xếp ở khoảng giữa của nhóm “mức độ
phát triển con người trung bình” (từ số 56-141)
Bảng 1.1. Chỉ số phát triển con người của một số nước năm 2004
Quốc gia,
lãnh thổ
Tuổi
thọ
bình
quân
(năm)
Tỉ lệ
người
lớn
biết
chữ
(%)
Tỉ lệ
đi
học
các
cấp
(%)
GDP
đầu
người
(USD
-PPP)
Chỉ
số
tuổi
thọ
Chỉ
số
học
vấn
Chỉ
số
thu
nhập
HDI
Xếp
hạng
HDI
thế
giới
Xếp
hạng
GDP
Nauy 78,9 99,0 98,0 36.000 0,90 0,99 0,99 0,956 1 2
Thụy Điển 80,0 99,0 114,
0
26.050 0,92 0,99 0,93 0,946 2 21
Xingapo 78,0 92,5 87,0 24.040 0,88 0,95 0,87 0,902 25 30
Brunei 76,2 93,9 73,0 19.120 0,85 0,87 0,88 0,867 33 28
Malaixia 73,0 88,7 70,0 9.120 0,80 0,83 0,75 0,793 59 57
Thái Lan 69,1 92,6 73,0 7.010 0,74 0,86 0,71 0,768 76 67
Philippin 69,8 92,6 81,0 4.170 1,75 0,89 0,62 0,753 83 105
Trung Quốc 70,9 90,9 68,0 4.580 0,76 0,83 0,64 0,745 94 99
Inđônêxia 66,6 87,9 65,0 3.230 0,69 0,80 0,58 0,692 111 113
Việt Nam 69,0 90,3 64,0 2.300 0,73 0,82 0,52 0,691 112 114
Ấn Độ 63,7 61,3 55,0 2.670 0,54 0,66 0,50 0,595 127 117
Campuchia 57,4 69,4 59,0 2.060 0,54 0,66 0,50 0,568 130 131
Mianma 57,2 85,3 48,0 1.027 0,54 0,73 0,39 0,551 132 158
Lào 54,3 66,4 59,0 1.720 0,49 0,64 0,47 0,534 135 137
Zimbabve 33,9 90,0 - 2.400 0,15 0,79 0,53 0,491 147 -
Ni-giê 46,0 17,1 19,0 800 0,35 0,18 0,35 0,292 176 168
Xiê-ralêôn 34,3 36,0 45,0 520 0,16 0,39 0,28 0,273 177 176
Nguồn [7]
Có nhiều nước thu nhập bình quân đầu người như nhau song lại có giá trị HDI
khác nhau như Việt Nam và Gambia.
Bảng 1.2. Chỉ số phát triển con người của các nước có cùng thu nhập
24
Tên nước GDP/người theo PPP Giá trị HDI
Việt Nam 2.070 0,688
Gambia 2.010 0.463
Nguồn [34]
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm tới phát triển con
người nên các chỉ số phát triển con người có sự tiến bộ rõ rệt, với đặc điểm nổi bật
là các chỉ số về mặt xã hội cao hơn chỉ số phát triển kinh tế.
Theo kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê, thu nhập bình
quân 1 nhân khẩu/tháng của khu vực nông thôn năm 2001-2002 là 275,13 nghìn
đồng, năm 2003-2004 tăng lên 378,09 nghìn đồng, tăng 37,42% (mức tăng của khu
vực thành thị là 31,09%) và đại bộ phận người dân bắt đầu có tích lũy. Mức chênh
lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn được người dân chấp nhận và
đồng thuận, chưa trở thành vấn đề xã hội bức xúc, gây mất ổn định xã hội (mức
chênh lệch năm 1993 là 1,96 lần, năm 1998 là 3,66 lần, năm 2002 là 2,26 lần và
giảm xuống 2,16 lần vào năm 2004). Tuy nhiên, các chỉ số thống kê cho thấy, hệ số
chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo qua các năm ở nước ta tăng lên: năm
1990 là 4,1 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần và
năm 2004 là 8,4 lần. Hệ số chênh lệch ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn.
Theo các vùng lãnh thổ chênh lệch cao nhất là ở Đông Nam Bộ (8,7 lần), tiếp đến là
Tây Nguyên (7,6 lần), Đông Bắc (7 lần)
1.4.2. Tuổi thọ bình quân và sức khỏe
Ở nước ta, do những thành tựu về phát triển kinh tế, nên các chương trình
quốc gia về xã hội đã được triển khai rộng rãi và có tác động sâu sắc tới cả nông
thôn và thành thị. Hầu hết các chỉ số về sức khỏe của nhân dân đã được cải thiện.
Chính phủ đã có chủ trương cơ bản và lâu dài là phát triển các dịch vụ y tế, đặc biệt
là các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Tuổi thọ trung bình của cả nước đạt mức cao đáng kể so với điều kiện kinh tế
và mức sống hiện tại. Tuổi thọ trung bình của nước ta tăng lên khá nhanh trong thời
gian gần đây, từ 65,3 tuổi (năm 1989) lên 68,6 tuổi (năm 1999) và 69 tuổi (2004).
Hằng năm số người mắc và chết vì bệnh sốt rét giảm đáng kể, chỉ còn 0,06%
năm 2002. Trên 90% dân cư đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chỉ số tuổi thọ của
25