Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai quy mô nhỏ khu vực miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 110 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau những cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và đồng
nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề
tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơng trình phịng,
chống thiên tai quy mơ nhỏ khu vực miền núi phía Bắc”. Đây là kết quả đánh giá
kiến thức của mình trong thời gian được học tại Trường Đại học Thuỷ Lợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Cơng trình và
Trường Đại học Thuỷ lợi đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khố học.
Xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Trung Anh đã
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đồng
nghiệp tại nơi cơng tác đã khích lệ và động viên, là động lực rất lớn giúp tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân cịn hạn chế, chắc chắn luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cơ chỉ bảo, mong các đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để tơi có thể hồn thiện, tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Đào Văn Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU



.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ........................3
1.1 Định nghĩa thiên tai .............................................................................................3
1.2 Tình hình thiên tại tại Việt Nam .........................................................................3
1.2.1

Điều kiện tự nhiên và khí hậu .....................................................................3

1.2.2

Một số loại hình thiên tai chính ..................................................................4

1.2.3

Một số thiên tai lịch sử tại Việt Nam ........................................................11

1.3 Giới thiệu về hệ thống quản lý phòng, chống thiên tai các cấp ........................14
1.3.1

Cấp Trung ương ........................................................................................14

1.3.2

Cấp Tỉnh ....................................................................................................16

1.3.3

Cấp Huyện .................................................................................................17


1.3.4

Cấp Xã .......................................................................................................18

1.4 Cơ chế chính sách về Phịng, chống thiên tai....................................................19
1.5 Các nhóm giải pháp phịng, chống thiên tai ......................................................20
1.5.1

Nhóm giải pháp phi cơng trình .................................................................20

1.5.2

Nhóm giải pháp cơng trình........................................................................21

1.6 Một số giải pháp phòng, chống thiên cụ thể cho từng khu vực ........................21
Căn cứ vào loại hình thiên tai thường xảy ra với từng khu vực, một số giải pháp
được đề xuất như sau: ...............................................................................................21
1.6.1

Một số giải pháp đối với khu vực miền Bắc .............................................21

1.6.2

Một số giải pháp đối với khu vực miền Trung..........................................21

1.6.3

Một số giải pháp đối với khu vực miền Nam............................................22


Kết luận chương 1 .....................................................................................................22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC CƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI .........................................23
2.1 Hệ thống cơng trình Phịng, chống thiên tai tại Việt Nam ................................23
2.1.1

Đặc điểm cơng trình phịng chống thiên tai ..............................................23

2.1.2

Hệ thống cơng trình đê điều ......................................................................23


2.1.3

Hệ thống cơng trình hồ chứa .....................................................................24

2.1.4

Hệ thống các cơng trình kết hợp tham gia phịng, chống lũ .....................28

2.2 Thực trạng cơng tác quản lý đầu tư cho cơng trình phòng chống thiên tai .......31
2.2.1

Khâu chủ trương đầu tư ............................................................................31

2.2.2

Khâu khảo sát thiết kế ...............................................................................32


2.2.3

Khâu đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng ...........................................32

2.2.4

Công tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm....................32

2.2.5

Khâu lựa chọn nhà thầu.............................................................................32

2.2.6

Khâu thi cơng xây lắp cơng trình ..............................................................33

2.3 Thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phịng chống
thiên tai quy mơ nhỏ ..................................................................................................33
2.3.1

Thực trạng cơng tác quy hoạch, khảo sát thiết kế, lập dự án khả thi xây

dựng

...................................................................................................................34

2.3.2

Thực trạng công tác đấu thầu dự án đầu tư xây dựng ...............................35


2.3.3

Thực trạng công tác quản lý chất lượng ....................................................39

2.3.4

Thực trạng công tác khai thác và bảo vệ cơng trình Phịng, chống thiên tai ...40

2.3.5

Thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phịng,

chống thiên tai quy mơ nhỏ do UBND cấp xã là chủ đầu tư. ...............................41
Kết luận chương 2 .....................................................................................................43
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI QUY MƠ NHỎ KHU VỰC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...........................................................................................44
3.1 Giới thiệu về khu vực miền núi phía bắc ..........................................................44
3.1.1

Vị trí địa lý ................................................................................................44

3.1.2

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...........................................44

3.1.3

Khí hậu: .....................................................................................................45


3.1.4

Tài ngun nước: ......................................................................................46

3.2 Thực trạng hệ thống cơng trình phịng, chống thiên tai tại một số tỉnh khu vực
miền núi phía bắc ......................................................................................................46


3.2.1

Hệ thống cơng trình đê điều tỉnh Bắc Giang .............................................46

3.2.2

Hệ thống cơng trình phân chậm lũ tỉnh Vĩnh Phúc ...................................50

3.2.3

Hệ thống cơng trình hồ chứa nước tỉnh Điện Biên ...................................54

3.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơng trình phịng chống
thiên tai nói chung, cơng trình PCTT quy mơ nhỏ nói riêng ....................................55
3.3.1

Tổ chức thực hiện Luật đầu tư trong công tác quản lý đầu tư cơng trình

phịng chống thiên tai ............................................................................................55
3.3.2

Đẩy mạnh cơng tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư xây


dựng cơng trình PCTT ..........................................................................................56
3.3.3

Cơng khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình.........57

3.3.4

Loại bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng cơng trình .................57

3.3.5

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án ......................58

3.3.6

Nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu

tư xây dựng công trình ..........................................................................................58
3.3.7

Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ về quản lý đầu tư xây dựng các

cơng trình phịng, chống thiên tai ..........................................................................60
3.4 Đề xuất một số giải pháp đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình Phịng chống thiên tai quy mơ nhỏ ...................................................................61
3.4.1

Đề xuất một số giải pháp đối với công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế,


lập dự án khả thi ....................................................................................................61
3.4.2

Đề xuất một số giải pháp đối với công tác đấu thầu .................................62

3.4.3

Đề xuất một số giải pháp đối với công tác quản lý chất lượng .................65

3.4.4

Đề xuất một số giải pháp đối với công tác khai thác và bảo vệ cơng trình

Phịng chống thiên tai ............................................................................................69
3.4.5

Khuyến nghị đối với Nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng công trình

phịng chống thiên tai quy mơ nhỏ ........................................................................70
Kết luận Chương 3 ....................................................................................................81
CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TRÌNH PCTT
ĐOẠN ĐÊ SƠNG THƯƠNG, HUYỆN TÂN N, TỈNH BẮC GIANG .........82


4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Tân Yên ...................................................................82
4.1.1

Đặc điểm địa hình .....................................................................................82

4.1.2


Khí hậu, thủy văn ......................................................................................82

4.2 Hiện trạng cơng trình PCTT tuyến đê xã Hợp Đức ..........................................83
4.2.1

Địa hình tuyến đê ......................................................................................83

4.2.2

Đặc điểm khí tượng, thủy văn, sơng ngịi .................................................84

4.2.3

Hiện trạng đoạn đê ....................................................................................85

4.3 Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng đê huyện Tân Yên ....................86
4.4 Một số ngun nhân gây mất an tồn cơng trình PCTT đê thuộc xã Hợp Đức 89
4.4.1

Nguyên nhân khách quan ..........................................................................89

4.4.2

Nguyên nhân chủ quan ..............................................................................90

4.5 Giải pháp nâng cao an toàn cơng trình đê thuộc xã Hợp Đức ..........................90
4.5.1

Giải pháp cơng trình ..................................................................................90


4.5.2

Nhóm giải pháp phi cơng trình .................................................................94

4.5.3

Một số giải pháp hỗ trợ .............................................................................96

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................99
TÀI KIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Hình ảnh về bão ..........................................................................................4
Hình 1-2: Thiệt hại do Lũ lụt gây ra ...........................................................................5
Hình 1-3: Hạn hán gây nứt nẻ đồng ruộng ..................................................................7
Hình 1-4: Thiệt hại do Sạt lở đất .................................................................................8
Hình 1-5: Hình ảnh thiệt hại do Động đất gây ra ........................................................9
Hình 1-6: Quá trình hình thành sóng thần.................................................................11
Hình 1-7: Lũ trên sơng Hồng ....................................................................................12
Hình 1-8: Bão Linda 11/1997 ...................................................................................12
Hình 1-9: Lũ lụt tại miền Trung ................................................................................13
Hình 1-10: Bão Ketsana 2009 ...................................................................................13
Hình 1-11: Lũ đồng bằng sơng Cửu Long ................................................................14
Hình 2-1: Hồ thủy lợi Pe Lng bị lún phần thân đập. .............................................29
Hình 2-2: Cần đề xuất thứ tự ưu tiên đập cần sửa chữa cấp bách. ............................30
Hình 3-1: Hồ thủy lợi cho thấy hiệu quả trong việc điều tiết và cung cấp nước tưới
tiêu cho phần hạ du ...................................................................................................54



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXD

: Cơng trình xây dựng

CLCTXD

: Chất lượng cơng trình xây dựng

XDCB

: Xây dựng cơ bản

QLCL CTXD

: Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

CLCT

: Chất lượng cơng trình

QLNN

: Quản lý Nhà nước

CQQLNN

: Cơ quan quản lý Nhà nước


NN và PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

TW

: Trung ương

PCTT

: Phịng chống thiên tai

QLCL

: Quản lý chất lượng

QPPL

: Qui phạm pháp luật

PCLB

: Phòng chống lụt bão

UBND

: Ủy ban nhân dân

HSDT


: Hồ Sơ dự thầu

QLDA

: Quản lý dự án

CĐT

: Chủ đầu tư

TVGS

: Tư vấn giám sát

KTKT

: Kinh tế kỹ thuật


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các năm gần đây, diễn biến thiên tai và thời tiết tại Việt Nam có nhiều
biểu hiện bất thường và phức tạp hơn. Các loại hình thiên tai liên quan đến nước
cũng trở nên cực đoan hơn và ngày càng khó dự báo. Trong những ngày cuối tháng
7 đầu tháng 8, mưa lớn xảy ra trên diện rộng, lũ ở Bắc Bộ. Nguy cơ cao xảy ra lũ
quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hịa Bình) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối; ngập lụt đơ thị ở
Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Yên Bái. Cấp độ rủi ro

thiên tai được đánh giá là cấp 2.
Trong các năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều quan tới công tác
phòng, chống thiên tai với việc phê duyệt nhiều chiến lược, đề án, dự án về phòng,
chống thiên tai, đồng thời huy động nguồn hỗ trợ để đầu tư xây dựng các cơng trình
phịng, chống thiên tai. Kết quả là nhiều cơng trình phục vụ cơng tác phịng, chống
thiên tai được đầu tư xây mới, củng cố, nâng cấp trên phạm vi cả nước đảm bảo an
toàn cho cộng đồng, tính mạng và tài sản của nhân dân, an ninh của quốc gia. Các
cơng trình phịng, chống thiên tai được xây dựng trong thời gian qua đã phát huy
hiệu quả và thực sự đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước.
Tuy nhiên, việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình phòng chống thiên
tai còn một số tồn tại, hạn chế, dẫn đến chất lượng cơng trình chưa cao, vấn đề an
tồn một số cơng trình vẫn cần phải quan tâm, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư
chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
quản lý đầu tư xây dựng cơng trình phịng chống thiên tai quy mơ nhỏ ở các tỉnh
miền núi phía Bắc” là đề tài mang tính thực tế và có khả năng ứng dụng thực tiễn
cao cho khu vực miền núi phía Bắc, khu vực hàng năm chịu tác động mạnh của
thiên tai và ảnh hưởng bất lợi của trạng cực đoan do biến đổi khí hậu. Đây cũng
chính là lý do Tác giả lựa chọn đề tài để nghiên cứu, thực hiện.


2
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình phịng chống thiên tai.
- Đề xuất giải pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình phịng chống thiên tai nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an
tồn cơng trình, nâng cao hiệu quả dự án khu vực nghiên cứu.
3. Cách tiếp cận và phương pháp
a) Cách tiếp cận

- Tiếp cận thơng qua chiến lược, các chương trình dự án đầu tư xây dựng
cơng trình phịng chống thiên tai quy mô nhỏ.
- Tiếp cận thông qua văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơng trình hiện hành.
- Tiếp cận thơng qua quy hoạch, chương trình, dự án tại địa phương liên
quan đến cơng tác phịng chống thiên tai.
b) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác.
4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ưu tiên
cho tỉnh Lào Cai.
5. Kết quả dự kiến
- Đề xuất một số giải pháp cho quản lý đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình phịng chống thiên tai.
- Đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà nước trong công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình phịng chống thiên tai quy mơ nhỏ, áp dụng cho các tỉnh
miền núi phía Bắc.


3

CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Định nghĩa thiên tai


Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản,
môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp
nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng
chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dịng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng,
hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
1.2

Tình hình thiên tại tại Việt Nam

1.2.1

Điều kiện tự nhiên và khí hậu

Việt Nam có diện tích tự nhiên là 320.000 km2 với đường bờ biển dài 3.260 km. Ba
phần tư lãnh thổ được che phủ bởi đồi, núi với độ cao từ 100 m đến 3.400 m, trong
khi các vùng đồng bằng chủ yếu nằm ở hai châu thổ sông lớn là đồng bằng châu thổ
sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam. Đây là
các vùng đồng bằng đặc biệt màu mỡ và là nơi tập trung đơng dân cư. Hầu hết các
diện tích nơng nghiệp và các khu công nghiệp đều tập trung ở các khu vực này.
Khu vực miền Trung hẹp và dốc, đồi núi và đồng bằng đều tiến sát ra biển. Diện
tích tự nhiên của khu vực bị chia cắt bởi các sơng bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn
ở phía tây và đổ ra biển ở phía đơng. Dọc bờ biển là các đồng bằng nhỏ hẹp. Giữa
các sườn núi là các thung lũng hẹp và sâu.
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nơi hội tụ của nhiều khối khơng khí, do
vậy khí hậu nhiệt đới của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa
châu Á, mà chủ yếu là gió mùa đơng bắc và gió mùa tây nam. Lãnh thổ Việt Nam
có nhiều vùng khí hậu khác biệt rõ rệt do các đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý.
Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18°C đến 29°C, trong khi nhiệt độ trung bình
trong các tháng lạnh nhất dao động từ 13°C đến 20°C ở vùng núi phía bắc và từ
20°C đến 28°C ở miền nam. Hầu hết các vùng trên lãnh thổ Việt Nam có lượng

mưa trung bình năm dao động từ 1.400 mm đến 2.400 mm, nhưng lượng mưa trung
bình năm cũng có thể lên tới giá trị lớn nhất là 5.000 mm/năm hoặc nhỏ nhất là 600
mm/năm ở một số khu vực.


4
Lượng mưa phân phối rất không đều trong năm, với khoảng 80-90% lượng mưa tập
trung vào mùa mưa, gây nên lũ lụt và thường xuyên gây ra sạt lở đất. Số ngày mưa
trong năm cũng rất khác nhau giữa các vùng và dao động từ 60 tới 200 ngày .
1.2.2 Một số loại hình thiên tai chính
Trong phần này, ngun nhân, đặc điểm và thiệt hại chính của một số loại hình
thiên tai chính ở Việt Nam sẽ được trình bày lần lượt dưới đây.
1.2.2.1 Bão
• Nguyên nhân xảy ra Bão
Khi nhiệt độ nước biển vượt quá 26°C, một hỗn hợp nhiệt và hơi ẩm hình thành nên
một vùng áp thấp trên biển. Hướng gió xoay xung quanh vùng áp thấp sâu, áp suất
giảm nhanh theo hướng vào tâm. Áp thấp này bị gió mậu dịch đẩy đi dọc theo các
rãnh. Một vùng áp thấp sẽ trở thành bão khi vận tốc gió đạt tới cấp 11 theo thang
gió Beaufort hoặc từ 103 đến 119 km/h.

Hình 1-1: Hình ảnh về bão
• Thiệt hại do Bão
Bão có thể gây ra những tác hại sau:
Thiệt hại về người (gây thương tích và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng) – Các
mảnh vỡ bị thổi bay trong bão, nhà bị sập đổ hoặc bị nước lũ cuốn trơi có thể gây
thương tích về người. Rủi ro thiên tai có thể tăng do mưa lũ xảy ra cùng với bão gây
ngập úng nhiều vùng khơng có đủ lương thực dự trữ hoặc khơng được tiếp tế lương
thực;



5
Thiệt hại về vật chất – Các cơng trình (nhà cửa, bệnh viện, trường học…) bị hư
hỏng, hoặc bị phá hủy do gió bão; tàu thuyền có thể bị lật hoặc hư hại;
Hệ thống cấp nước - nước ngầm hoặc các vật dụng chứa, trữ nước có thể bị nước lũ
gây ô nhiễm;
Cây trồng, vật nuôi và nguồn cung cấp lương thực – Gió mạnh trong bão và mưa có
thể làm hỏng hoa màu, cây trồng và lương thực dự trữ, đất nông nghiệp bị ô nhiễm
bởi nước mặn khi xảy ra hiện tượng nước dâng trong bão, gia súc bị chết, thiệt hại
thủy sản và cây bị bật rễ;
Năng lượng, thơng tin và hậu cần – gió bão làm gãy, đổ cột, đường dây điện, đường
dây thông tin liên lạc, gây gián đoạn thông tin và điện. Giao thông có thể bị gián
đoạn, thị trấn hoặc thành phố có thể bị cô lập;
Các hiểm họa gián tiếp do bão gây ra là nước dâng do bão khu vực ven biển và sạt
lở đất ở vùng đồi núi.
1.2.2.2 Lũ lụt
• Ngun nhân xảy ra Lũ lụt
Lũ qt, lũ sơng hình thành do mưa có cường độ lớn trong thời gian ngắn hoặc có
sự kết hợp với các hình thái thời tiết theo mùa;
Các tác động của con người dẫn tới sự thay đổi bề mặt lưu vực (ví dụ như phá
rừng), làm giảm khả năng thoát nước của lưu vực và vùng bãi ngập lũ cũng có thể
trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra lũ;
Đê biển bị vỡ và nước biển dâng trong bão gây ra lũ từ phía biển.

Hình 1-2: Thiệt hại do Lũ lụt gây ra


6

• Thiệt hại do Lũ lụt
Thiệt hại về người (gây thương tích và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng) – Thiệt

hại về người chủ yếu do chết đuối; người bị thương do lũ khá phổ biến. Lũ có khả
năng làm tăng mức độ lây nhiễm dịch bệnh (ví dụ sốt rét, tiêu chảy, bệnh truyền
nhiễm do virus);
Thiệt hại về vật chất – Nhà cửa, cơ sở hạ tầng có thể bị lũ cuốn trôi, làm sập, đổ do
bị ngâm nước hoặc bị hư hỏng do các vật trôi nổi trong nước lũ va đập vào. Ở
những nơi đất bị bão hịa có thể xảy ra hiện tượng sạt lở đất. Thiệt hại ở các vùng
thung lũng sông thường lớn hơn so với những vùng đất trống. Tài sản của các hộ
gia đình có thể bị hư hỏng, thất lạc;
Đối với hệ thống cấp nước – Lũ có thể gây ô nhiễm nước mặt hoặc ô nhiễm các
giếng khơi và tầng chứa nước ngầm dẫn đến khơng có nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Về việc cung cấp lương thực, thực phẩm: Thu hoạch mùa vụ, kho trữ lương thực,
thực phẩm dự trữ có thể bị thiệt hại do bị ngập nước. Vật nuôi, các công cụ sản xuất
và hạt giống có thể bị cuốn trơi;
Hiểm họa thứ cấp –dịch bệnh, lan truyền dịch bệnh theo nguồn nước, gây sạt lở đất.
1.2.2.3 Hạn hán
• Nguyên nhân phát sinh
Nguyên nhân trực tiếp là do biến đổi khí hậu, thiếu mưa hoặc khơng có mưa trong
một thời gian dài trên diện rộng (hiện tượng này diễn ra nhiều năm gần đây ở một
số tỉnh nước ta như Ninh Thuận, Bình Thuận…); do khai khác và sử dụng nguồn
nước không hợp lý, do lượng nước bốc hơi nước từ các sông, hồ lớn hơn lượng
mưa; do hoạt động của con người gây nên các thay đổi trên lớp phủ bề mặt và tầng
thổ nhưỡng (ví dụ như khai thác quá mức nước ngầm, phá rừng).


7

Hình 1-3: Hạn hán gây nứt nẻ đồng ruộng
• Thiệt hại do Hạn hán gây ra
Khơng có đủ nước uống, nước sinh hoạt và sử dụng hàng ngày;
Giảm sản lượng của hoa màu và cây trồng, do cây trồng bị chết hoặc khơng thể

canh tác lại được nữa, có thể dẫn tới tình trạng thiếu lương thực;
Khu vực ni trồng thủy sản bị thu hẹp, giảm sản lượng, tôm cá trong các ao, hồ sẽ
chết khi ao hồ bị khô cạn;
Gia súc như trâu, bị, lợn có thể sẽ chết khát hoặc bị bệnh hoặc nếu hạn hán diễn ra
trong thời gian dài;
Các tác động về kinh tế: làm giảm thu nhập của nơng dân, giảm chi phí dành cho
các hoạt động nông nghiệp; làm tăng giá lương thực nguyên liệu (ví dụ như thóc
gạo), tăng lạm phát, tăng dịch bệnh do suy dinh dưỡng hoặc bệnh tật do thiếu nước
sạch, đặc biệt là đối với trẻ em và người già;
Khi lưu lượng nước trong sông bị giảm, những vùng đất gần biển có thể bị ảnh
hưởng của xâm nhập mặn và nhiễm mặn.
1.2.2.4 Sạt lở đất
• Nguyên nhân xảy ra sạt lở đất
Sạt lở đất là sự dịch chuyển của đất đá xuống bên dưới sườn dốc. Hiện tượng sạt lở
đất có thể là hậu quả hoặc là sự kết hợp của: sự xuất hiện các chấn động địa chất tự


8
nhiên (ví dụ như động đất), do hiện tượng phong hóa, hoặc do sự thay đổi độ ẩm
trong đất, hoặc do sự dịch chuyển của kết cấu bảo vệ ở phần chân của mái dốc, hoặc
do xây

Hình 1-4: Thiệt hại do Sạt lở đất
dựng cơng trình trên sườn dốc, hoặc do hiện tượng phong hóa bề mặt sườn dốc và
do các tác động của con người làm thay đổi hướng dịng chảy hoặc kết cấu của sườn
dốc.
• Thiệt hại do Sạt lở đất gây ra
Thiệt hại về người (gây thương tích và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng) – trượt
lở sườn dốc thường gây ra chết người. Thiên tai do trượt lở, lũ bùn đã từng giết chết
hàng nghìn người ở nhiều nơi trên thế giới;

Thiệt hại về vật chất – Bất kỳ thứ gì nằm trên đường trượt lở sẽ bị phá hủy. Đất đá
có thể vùi lấp đường giao thông, cắt đứt đường dây thông tin, đường thủy. Các tác
động khơng trực tiếp có thể bao gồm thiệt hại về năng suất nông nghiệp, đất rừng và
lũ lụt.
1.2.2.5 Lốc xốy
• Ngun nhân xảy ra Lốc xốy
Lốc xốy là một hiện tượng thời tiết cục bộ trong đó gió xốy (là luồng khơng khí
chuyển động xoay xung quanh 1 trục theo phương thẳng đứng) được hình thành do


9
sự mất ổn định và nhiễu động gây ra bởi sự biến thiên nhiệt và dịng khơng khí. Lốc
có thể xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
• Thiệt hại do Lốc gây ra
Thiệt hại về người (gây thương tích và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng) –Các
mảnh vỡ bị thổi bay trong lốc xoáy hoặc nhà bị sập đổ có thể gây thương tích về
người;
Thiệt hại về vật chất – các cơng trình (nhà cửa, bệnh viện, trường học, vv) bị hư
hỏng hoặc bị phá hủy do gió trong lốc xốy;
Cây trồng, vật ni và nguồn cung cấp lương thực – Gió mạnh và mưa trong lốc
xốy có thể làm hư hỏng cây trồng, hoa màu, lương thực dự trữ, làm chết vật nuôi,
gây thiệt hại cho thủy sản, làm bật rễ cây;
Năng lượng, thông tin và hậu cần –Gió trong lốc xốy có thể làm gãy, đổ cột,
đường dây điện, đường dây thông tin, gây gián đoạn thông tin liên lạc và điện. Giao
thơng có thể bị gián đoạn.
1.2.2.6 Động đất
• Nguyên nhân xảy ra động đất
Động đất xảy ra khi có hiện tượng dịch chuyển, trượt của lớp vỏ trái đất dọc theo một
đứt gãy, hoặc một khu vực của vỏ trái đất bị dồn nén và trồi lên tới một vị trí mới.


Hình 1-5: Hình ảnh thiệt hại do Động đất gây ra


10

• Thiệt hại do Động đất gây ra
Thiệt hại về người (gây thương tích) – Bị chết và bị thương rất nhiều , đặc biệt ở
gần khu vực tâm chấn, ở những vùng tập trung đông dân cư hoặc nơi các cơng trình
xây dựng khơng có khả năng chống động đất. thường gây ra những biến động lớn
cho xã hội;
Với sức khỏe cộng đồng – Nhiều người bị thương do va đập. Mối đe dọa thứ cấp
đối với sức khỏe là do khơng cịn nguồn nước sạch hoặc do các điều kiện về sinh
môi trường bị phá vỡ;
Thiệt hại về vật chất – Thiệt hại hoặc hư hỏng về cơ sở hạ tầng, đường dây điện,
đường dây thông tin. Hỏa hoạn, vỡ đê/đập, lũ lụt và sạt lở đất có thể xảy ra sau động
đất;
Cung cấp nước sạch –hệ thống cấp nước bị hư hỏng, các giếng nước bị ô nhiễm và
mực nước ngầm bị thay đổi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc
cấp nước sạch.
1.2.2.7 Sóng thần
• Ngun nhân xảy ra sóng thần
Sóng thần thường là kết quả của sự nâng hạ đột ngột của một phần vỏ trái đất nằm
dưới đại dương. Nó gây nên sự dịch chuyển đột ngột của cả cột nước bên trên, và sự
nâng hoặc hạ của mực nước biển ở trên bề mặt. Sự nâng, hạ mực nước biển này là
bước đầu tiên hình thành nên sóng thần;
Sóng thần cũng có thể được hình thành do sự dịch chuyển với thể tích lớn của nước
biển bắt nguồn từ hiện tượng sạt lở đất, phun trào của núi lửa ngầm dưới đáy biển.
Sóng thần chuyển động rất nhanh ở vùng nước sâu ngồi đại dương, nhưng lực phá
hoại của sóng thần xuất hiện do sự dâng cao chiều cao sóng thần khi nó chuyển
động tới sát bờ



11

Nguồn tài liệu : USGS (Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ)
Hình 1-6: Q trình hình thành sóng thần
• Thiệt hại do Sóng thần gây ra
Thiệt hại về người (gây thương tích và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng) – người
chết chủ yếu do chết đuối, và bị thương do va đập do sóng xơ và sóng rút ra biển
Thiệt hại về vật chất – áp lực nước trong sóng thần khi chuyển động vào bờ có thể
phá hủy bất cứ thứ gì trên đường đi của nó nhưng thiệt hại chủ yếu tới các cơng
trình và cơ sở hạ tầng là do ngập nước. Khi sóng thần rút ra biển, nó cuốn theo bùn
đất, và có thể làm sập nhà cửa, bến cảng và đánh vỡ tàu thuyền;
Cung cấp nước- nước bị nhiễm mặn, ô nhiễm do rác, mảnh vỡ hoặc nước thải,
nguồn cấp nước sinh hoạt không sử dụng được;
Cây trồng và nguồn cung cấp lương thực – Thu hoạch mùa vụ, kho trữ lương thực,
thực phẩm dự trữ, gia súc, trang trại và tàu thuyền đánh cá có thể bị thiệt hại. Ruộng
đất có thể bị bạc màu, bỏ hoang do bị nhiễm mặn;
Năng lượng, thông tin liên lạc và hậu cần – Sóng, dịng chảy trong sóng thần có thể
làm đổ gãy cột điện, cột thông tin gây nên sự gián đoạn nghiêm trọng hệ thống
thơng tin và đường điện. Giao thơng có thể bị gián đoạn.
1.2.3 Một số thiên tai lịch sử tại Việt Nam
1.2.3.1 Lũ lịch sử trên hệ thống sông Hồng năm 1971
Trận lũ lịch sử trên hệ thống sông Hồng xuất hiện vào tháng 8 năm 1971 đã gây
ngập lụt 250.139 ha, ảnh hưởng đến 2,71 triệu người.


12

Hình 1-7: Lũ trên sơng Hồng

1.2.3.2 Cơn bão Linda (tháng 11 năm 1997)
Vào ngày 2/11/1997 tâm bão Linda đi vào phía nam của Việt Nam (khu vực từ Bạc
Liêu đến Cà Mau) với vận tốc gió tại tâm bão từ 75 đến 102 km/h.
Vào ngày 3/11/1997, Bão LinDa di chuyển theo hướng Tây Tây bắc, đi từ Việt Nam
hướng tới Vịnh Thái Lan với vận tốc di chuyển 20km/h

Hình 1-8: Bão Linda 11/1997
1.2.3.3 Lũ tại khu vực miền Trung
Vào tháng 11 năm 1999, một số trận lũ đã xuất hiện tại khu vực miền Trung từ
Quảng Bình đến Ninh Thuận. Hơn 600 người chết và mất tích với tổng thiệt hại
khoảng 270 triệu USD.


13

Hình 1-9: Lũ lụt tại miền Trung
1.2.3.4 Cơn bão Ketsana 2009
Cấp gió: 140 km/h, giật 160 km/h; Thiệt hại về người: 174 người chết và mất tích;
Thiệt hại về kinh tế ước tính 14.000 tỷ đồng

Hình 1-10: Bão Ketsana 2009
1.2.3.5 Lũ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Vào tháng 11 năm 2000, tại hệ thống sông Mêkông xuất hiện một đợt lũ lớn nhất
trong vòng 40 năm. Số người chết: 481(trong đó 335 là trẻ em); Các hộ bị ảnh
hưởng: 891.000 hộ; Thiệt hại: 280 triệu USD.


14

Hình 1-11: Lũ đồng bằng sơng Cửu Long

1.3

Giới thiệu về hệ thống quản lý phòng, chống thiên tai các cấp

1.3.1 Cấp Trung ương
1.3.1.1 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai:
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ thành
lập, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong
việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành cơng tác phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện các nhiệm vụ của Ban. Các thành viên
của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
1.3.1.2 Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai:
Hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính
sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai;
Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc:
Chỉ đạo ứng phó thiên tai cấp độ 3, 4; điều phối và hỗ trợ các địa phương ứng phó
thiên tai cấp độ 1, 2;


15
Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục
hậu quả thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định này;
Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai trong
phạm vi cả nước;
Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống

thiên tai.
1.3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai gồm các thành viên:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban;
Một Thứ trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn làm Phó Trưởng ban
thường trực;
Một Phó Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ làm Phó Trưởng ban;
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn làm Phó Trưởng ban;
Các ủy viên của Ban gồm đại diện là lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Mơi trường,
Quốc phịng, Cơng an, Thơng tin và Truyền thơng, Công Thương, Giao thông vận
tải, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại
giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện lãnh
đạo một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và
Mơi trường, Bộ Quốc phịng, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
Căn cứ yêu cầu công tác, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
thiên tai mời đại diện lãnh đạo các tổ chức: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tổ chức
liên quan khác tham gia Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.


16
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống thiên tai, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
phòng, chống thiên tai. Bộ thành lập bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ Văn phòng
thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có con dấu, được

cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động. Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chức năng, nhiệm vụ của Văn
phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
1.3.2 Cấp Tỉnh
1.3.2.1 Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh:
Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy,
điều hành trong phạm vi địa phương. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn có con dấu, được cấp kinh phí, mở tài khoản để hoạt động
1.3.2.2 Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp
tỉnh:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên
tai theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai;
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai;
Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi địa
phương;
Kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống
thiên tai
1.3.2.3 Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
cấp tỉnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban;
Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn làm Phó Trưởng ban phụ trách
cơng tác phịng, chống thiên tai;


17
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban phụ trách cơng
tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai;
Các ủy viên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; lãnh đạo các

sở và các cơ quan có liên quan đến cơng tác phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn của địa phương; Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn cấp tỉnh mời lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và
Hội chữ thập đỏ cấp tỉnh tham gia thành viên Ban Chỉ huy phịng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định việc thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn làm nhiệm vụ Văn phịng thường trực của Ban Chỉ huy phịng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn.
1.3.3 Cấp Huyện
1.3.3.1 Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp Huyện:
Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, có chức năng tham mưu giúp
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc kiểm tra, đơn đốc, chỉ huy điều hành cơng
tác phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương. Ban Chỉ
huy phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện có con dấu, tài khoản và
được cấp kinh phí để hoạt động.
1.3.3.2 Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp
Huyện:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên
tai theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai;
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai của địa phương;
Chỉ huy và tổ chức ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm
vi cấp huyện;
Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống thiên tai.



×