Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Đông Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.01 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô trường Đại
học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt ba năm học vừa qua, đó chính là nền tảng cơ bản, là
hành trang vô cùng quý giá để em bước vào công việc trong tương lai. Đặc biệt là Thầy
Đặng Trí Dũng - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình và chu đáo
trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Lãnh Đạo cùng các
Anh Chị cán bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Đông Sài Gòn, đặc biệt là các anh chị ở Phòng Khách hàng cá nhân đã tạo cơ
hội cho em có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế, luôn tận tình hỗ trợ,
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, Ban Lãnh
Đạo và các anh chị trong ngân hàng để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh Chị trong Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn luôn đạt được nhiều
thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Tuyền
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
   






















TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
2
3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
   






















TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBTD Cán bộ tín dụng
CN Chi nhánh
HĐTD Hội đồng tín dụng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
NHCV Ngân hàng cho vay
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
PA SXKD Phương án sản xuất kinh doanh
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TMCP Thương mại cổ phần
TTTĐ Tờ trình thẩm định
TPTD Trưởng phòng tín dụng
VN Việt Nam

5
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.7.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương
Sơ đồ 1.7.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
Sơ đồ 1.7.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi
nhánh cấp 2
Bảng 1.9.1. Quy mô nguồn vốn huy động
Bảng 1.9.2. Quy mô tín dụng
Bảng 1.9.3. Bảng chỉ tiêu chất lượng tín dụng
Bảng 1.9.4. Bảng chỉ tiêu cơ cấu tín dụng
Bảng 2.3.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng KHCN
Biểu đồ 1: Dư nợ KHCN trong tổng dư nợ của chi nhánh
Biểu đồ 2. Xu hướng biến động dư nợ KHCN
Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo mục đích sử dụng vốn
Biểu đồ 3. Dư nợ KHCN theo mục đích
Biểu đồ 4. Xu hướng biến động cho vay KHCN theo mục đích
Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời hạn vay
Bảng 4.7: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo hình thức đảm bảo
Bảng phân tích chất lượng dư nợ KHCN:
Biểu đồ 4. Xu hướng biến động thu nợ KHCN
6
MỤC LỤC
7
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế đều được hưởng lợi dù trực tiếp
hay gián tiếp từ các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Một trong các hoạt động
mang lại những lợi ích không nhỏ cho ngân hàng và có nhiều vai trò đối với kinh tế đó
là hoạt động tín dụng đối với các KHCN.
Tín dụng cá nhân giúp nền kinh tế vận động nhộn nhịp hơn, người dân vay ngân
hàng để thỏa mãn rất nhiều mục đích và để đáp ứng các nhu cầu này thì các doanh

nghiệp, nhà máy sẽ đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất
nghiệp, xóa đói giảm nghèo.
Tín dụng cá nhân còn làm tăng tính ổn định về mặt xã hội khi mà nó giúp tận
dụng tối đa sự nhàn rỗi của vốn, luân chuyển vốn một cách linh hoạt từ nơi thừa sang
nơi thiếu, tránh lãng phí chi phí vốn.
Đối với các NHTM, với số lượng khách hàng lớn hoạt động này giúp quảng bá,
nâng cao hình ảnh thương hiệu của ngân hàng mình. Một phần lợi nhuận lớn cũng đến
từ các đối tượng KHCN này. Một điểm nữa là nó giúp phân tán rủi ro trong toàn ngân
hàng nhờ đa dạng được các hoạt động. Nếu chỉ tập trung quá nhiều vào một hoạt động
kinh doanh thì sẽ mang tính rủi ro cao.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng cá nhân, em quyết định
chọn đề tài “Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công
Thương – CN Đông Sài Gòn”.
8
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK – CN ĐÔNG SÀI GÒN:
1.1. Tổng quan về VietinBank:
• Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
• Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh
và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
• Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng
khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo
hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty
Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 3 đơn vị sự
nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
• Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

• Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
1.2. Slogan:
Nâng giá trị cuộc sống.
9
1.3. Bộ máy tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam – VietinBank:
Sơ đồ 1.7.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương
Sơ đồ 1.7.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
10
Sơ đồ 1.7.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1,
Chi nhánh cấp 2
11
1.4. Các hoạt động chính:
1.4.1. Huy động vốn:
• Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức
kinh tế và dân cư.
• Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết
kiệm tích luỹ
• Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
1.4.2. Cho vay, đầu tư:
• Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
• Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
• Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn
dài
• Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức
(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
1.4.3. Bảo lãnh:

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
1.4.4. Thanh toán và Tài trợ thương mại:
• Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán
thư tín dụng nhập khẩu.
• Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
• Chuyển tiền trong nước và quốc tế
1.4.5. Ngân quỹ:
• Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
12
• Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…)
• Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ
• Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát
minh sáng chế.
1.4.6. Thẻ và ngân hàng điện tử:
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD…)
• Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
• Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
1.4.7. Hoạt động khác:
• Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
• Tư vấn đầu tư và tài chính
• Cho thuê tài chính
• Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký
chứng khoán
• Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và
khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu
vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập
trung ở 3 lĩnh vực:
• Phát triển nguồn nhân lực
• Phát triển công nghệ
• Phát triển kênh phân phối
1.5. Tình hình hoạt động từ 2010 – 2013:
Bảng 1.9.1. Quy mô nguồn vốn huy động
13
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn vốn
huy động
2340 3218 3797
Theo thời hạn
Thời hạn > 12
tháng
261 486 710
Thời hạn ≤ 12 tháng 2079 2732 3087
Theo loại tiền
VND 2192 2900 3353
Ngoại tệ quy đổi
VND
148 318 444
Theo khách hàng
Cá nhân 1861 2656 3233
Doanh nghiệp 479 562 564
Bảng 1.9.2. Quy mô tín dụng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ bình quân 923.5 1347 1858.9
Dư nợ cho vay 1062 1632 2186.9
Doanh số cho vay 1752.21 2181.85 1924.7
Doanh số thu nợ 963 1244 1202
Tỷ lệ thu hồi nợ 55% 57% 62.5%
Vòng quay tín dụng 2.1 2.3 3.1
Bảng 1.9.3. Bảng chỉ tiêu chất lượng tín dụng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ 1062 1632 2186.9
Nợ quá hạn 15 0.787 0.2121
Nợ xấu 0 0.51 0
Tỷ lệ nợ quá
hạn/Tổng dư nợ
1.41% 0.05% 0.01%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng 0% 0.03% 0%
14
dư nợ
Bảng 1.9.4. Bảng chỉ tiêu cơ cấu tín dụng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
Tổng dư nợ 1062 100 1932 100 2186.9 100
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 605 57% 1097 57% 1356 62%
Trung hạn 130 12% 169 9% 219 10%
Dài hạn 327 31% 366 19% 612 28%
Theo lĩnh vực kinh tế
Cho vay cơ sở hạ tầng 66 6% 379.2 20% 481 22%

Cho vay công nghiệp 339.5 32% 891.8 46% 1093 50%
Cho vay tiêu dùng 591.5 56% 312.2 16% 394 18%
Cho vay khác 65 6% 48.8 3% 219 10%
Theo cơ cấu TSBĐ
Có TSBĐ một phần 182 17% 260 13% 350 16%
Có TSBĐ toàn bộ 723 68% 1178 61% 1531 70%
Không có TSBĐ 157 15% 194 10% 306 14%
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ
2.1. Đôi nét về đơn vị thực tập:
Tên: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn - thành
phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 35 Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh
Điện thoại: 08.38960799
Swift Code: ICBVVNVX946
Phòng giao dịch:
o PGD số 01 - 372 Tỉnh lộ 43, P.Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
o PGD số 02 - 817A Khu phố 2, Kha Vạn Cân, P.Linh Tây, Quận Thủ Đức, TP.Hồ
Chí Minh
o PGD số 03 - 333 Đường Lê Văn Việt, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, ĐT:
08.38.961.367
15
o PGD số 04 - 200 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long A, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. ĐT:
08.37.313378
o PGD Nguyễn Kiệm - 23-25 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
• QTK số 06 - 615A Nguyễn Duy Trinh, P.Bình Trưng Đông, Quận 2, ĐT:
08.37.431.351
Các phòng: Phòng KHCN, Phòng KHDN, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán,
Phòng tiền tệ - kho quỹ.
2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng
cung cấp những thông tin về khách hàng; các quy định của Vietinbank mà khách hàng
phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân
hàng cho vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng
hoàn thiện hồ sơn xin vay.
Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ xin vay.
CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ có
liên quan.
- Các loại giấy tờ theo quy định phải lấy bản chính thì phải lấy bản chính.
- Các loại giấy tờ theo quy định là bản sao công chứng thì phải lấy bản sao công
chứng.
- Các loại giấy tờ theo quy định chỉ cần bản sao thì phải đối chiếu với bản gốc
và CBTD phải xác nhận là đã đối chiếu.
16
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo trưởng
phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền và tiếp tục các bước trong quy trình. Nếu hồ
sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn.
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
CBTD kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua
cơ quan phát hành ra chúng và / hoặc các kênh thông tin.
- Kiểm tra hồ sơ khách hàng.
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra mục đích vay vốn.
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.
- Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh
doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm các thông tin.

- Về phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư: CBTD phải tìm hiểu về
giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với đầu vào đầu ra của sản phẩm; tìm hiểu
qua các nhà cung cấp hàng hoá, thiết bị, nguyên vật liệu…; tìm hiểu từ các phương tiện
đại chúng, tìm hiểu qua các báo cáo, hội thảo chuyên đề; phương án sản xuất kinh
doanh cùng loại.
Kiểm tra xác minh thông tin.
CBTD cần phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để có được các thông
tin chính xác nhất và phần nào hiểu được tính cách khách hàng thông qua những thông
tin mà họ cung cấp.
Phân tích ngành hàng
17
CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành hàng mà phương án sản xuất
kinh doanh mà cá nhân cung cấp theo hướng dẫn của Vietinbank VN.
Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn
- Tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân
sự, năng lực điều hành quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức…
- Phân tích hoạt động và đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
- Phân tích và đánh giá tình hình cá nhân quan hệ với các tổ chức tín dụng.
Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
CBTD tiến hành tính toán lãi và / hoặc phí có thể thu được nếu như khoản vay
được phê duyệt. Cơ sở tính toán lãi dựa trên đơn xin vay của khách hàng. Trong các
tình huống cụ thể CBTD phải tính toán tới lợi ích tổng thể mà ngân hàng có được khi
quan hệ tín dụng với khách hàng.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh, luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn
của NHCV.
CBTD xác định phương thức cho vay theo quy chế hiện hành của Vietinbank
VN.
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay

của chi nhánh.
- Xem xét khả năng nguồn vốn
CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với Phòng/ bộ phận phụ
trách nguồn vốn để:
+ Cân đối nguồn vốn (nội tệ, ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn.
18
+ Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán
nước ngoài.
- Xác định lãi suất cho vay
CBTD tổng hợp số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản
vay
- Xem xét điều kiện thanh toán
CBTD cùng TPTD (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với Phòng Thanh toán
xuất nhập khẩu xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán… đối
với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay.
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập TTTĐ.
TTTĐ phải nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu
tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của
khách hàng.
Tuỳ theo từng PA SXKD cụ thể, CBTD chọn lựa linh hoạt những nội dung
chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PA
SXKD để dựa vào TTTĐ.
Đối với những hồ sơ cho vay NHCV trình lên Trụ sở chính:
Tờ trình thẩm định tại NHCV phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả nội dung có
liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo NHCV và Trụ sở chính xem xét.
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay.
- Vietinbank VN quy định giá trị tiền vay bắt buộc phải được tái thẩm định theo
từng thời kỳ. Tuy nhiên, đối với những khoản xin vay dưới mức quy định này của Tổng
Giám đốc nhưng có tính chất phức tạp, Giám đốc NHCV (hoặc người được uỷ quyền)

có thể quyết định tiến hành tái thẩm định khoản xin vay.
19
- Ít nhất 02 cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một trưởng hoặc
phó phòng tín dụng là thành viên. Giám đốc NHCV chịu trách nhiệm chỉ định thành
phần của tổ tái thẩm định đối với từng khoản vay.
- Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình
thẩm định của CBTD và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc cho vay/ không
cho vay để trình Giám đốc NHCV hoặc người được uỷ quyền xem xét quyết định và
chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên.
- Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định có thể dẫn đến các
kết luận khác nhau về khách hàng và khoản vay đều phải trình lên Giám đốc NHCV.
- Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định
gốc và không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với
món vay trung và dài hạn.
Bước 7: Trình duyệt khoản vay.
Việc trình duyệt khoản vay được thực hiện theo các trường hợp sau phù hợp với
quy định tại quy chế HĐTD và các quy định khác của Vietinbank VN.
Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng (HĐTD) cơ sở
- CBTD:
+ Trình Tờ thẩm định/ tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho TPTD
(hoặc người được uỷ quyền) ghi rõ :
(i) Ý kiến của mình về việc khách hành, phương án/ dự án vay vốn có đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để được NHCV cho vay theo quy định của pháp luật
và Vietinbank VN hay không.
(ii) Đề xuất cho vay hay không cho vay.
20
+ Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng,
tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định.
- TPTD (hoặc người được uỷ quyền):
+ Kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay,

tài sản thế chấp … theo quy định hiện hành; ghi rõ trên Tờ trình thẩm định: (i) ý kiến
của mình về việc khách hàng, phương án/ dự án vay vốn có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn,
điều kiện để được NHCV cho vay theo quy định của pháp luật và Vietinbank VN hay
không và (ii) đề xuất cho vay hay không cho vay.
+ Trình Giám đốc NHCV phê duyệt.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc NHCV về tính đầy đủ và hợp pháp của
toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định do
CBTD trình;
- Giám đốc NHCV ( hoặc người được uỷ quyền):
+ Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và Tờ
trình thẩm định do TPTD trình (có thể yêu cầu phòng Tín dụng khách hàng bổ sung hồ
sơ, tài liệu trong trường hợp cần bổ sung điều kiện vay vốn … hoặc thẩm định lại, bổ
sung , chỉnh sửa nội dung tờ trình nếu cần);
+ Giám đốc chi nhánh chỉ được ký phê duyệt khoản vay thuộc quyền phán
quyết và khi khách hàng, phương án/ dự án vay vốn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và
điều kiện theo quy định của pháp luật và của Vietinbank VN. Nội dung phê duyệt
khoản vay cần ghi rõ phương thức cho vay, số tiền của một món vay hoặc hạn mức tín
dụng.
+ Nếu từ chối khoản vay thì phải ghi rõ quyết định và lý do từ chối của mình
vào tờ trình thẩm định, sau đó gửi phòng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách
hàng.
21
Trường hợp phải qua HĐTD cơ sở
- Trưởng phòng tín dụng
Đối với trường hợp này trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền cần
phải:
+ Thay vì trình giám đốc CN Vietinbank phê duyệt, trưởng phòng tín dụng đề
xuất chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sở để họp hội đồng tín dụng cơ sở.
+ Chỉ đạo CBTD chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng tín dụng cơ sở bao gồm: Tờ
trình thẩm định, tái thẩm định, tái thẩm định và toàn bộ hồ sơ khách hàng vay vốn.

+ Thực hiện trách nhiệm của một báo cáo viên thẩm định tại cuộc họp hội đồng
tín dụng cơ sở như quy định chi tiết tại quy chế hội đồng tín dụng.
- Chủ tịch HĐTD:
+ Triệu tập họp HĐTD và tổ chức điều hành cuộc họp HĐTD cơ sở theo đúng
quy chế HĐTD cơ sở.
+ Thực hiện trách nhiệm của mình tại HĐTD cơ sở như quy định chi tiết tại quy
chế HĐTD cơ sở.
+ Ký quyết định của HĐTD cơ sở (phê duyệt hoặc không phê duyệt hoặc đề
xuất trình trụ sở chính Vietinbank VN xem xét giải quyết trong trường hợp khoản vay
vượt quyền phán quyết của HĐTD).
- Các thành viên HĐTD khác: Thực hiện trách nhiệm của mình tại cuộc họp
HĐTD cơ sở như quy định chi tiết tại quy chế HĐTD cơ sở.
22
Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay,
giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.
- Giám đốc chi nhánh chi nhánh Vietinbank hoặc người được uỷ quyền sẽ là
người quyết định về việc hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay có phải đưa
ra công chứng hay không.
- Khoản vay được phê duyệt, chi nhánh Vietinbank Đăk Lăk và khách hàng vay
sẽ lập hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay nếu có.
Soạn thảo nội dung hợp đồng/ sổ vay vốn.
- Khi khoản vay đã được giám đốc chi nhánh Vietinbank hoặc người được uỷ
quyền phê duyệt đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm tiền vay đã được xác định, trên
cơ sở nội dung, điều kiện đã được phê duyệt và mẫu hợp đồng, CBTD soạn thảo hợp
đồng tín dụng/ sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình TPTD
kiểm soát.
- Trong trường hợp cần thiết, CBTD phải tham khảo ý kiến của phòng/ tổ pháp
chế của chi nhánh Vietinbank – Đông Sài Gòn hoặc thuê luật sư bên ngoài.
Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- TPTD kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng

bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện nội dung đã được phê duyệt và đảm
bảo chắc chắn rằng các hợp đồng này tuân các quy định hiện hành của pháp luật và của
Vietinbank VN, ký vào tất cả các trang của hợp đồng này để trình giám đốc phê duyệt.
- Giám đốc chi nhánh Vietinbank hoặc người được uỷ quyền chỉ được ký hợp
đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và khi chắc chắn rằng các điều khoản trong
các hợp đồng tín dụng này tuân thủ các quy định của pháp luật và Vietinbank VN.
Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay
23
- Việc giao nhận giấy tờ và TSĐB từ khách hàng được thực hiện theo hướng dẫn
về bảo đảm tiền vay của Vietinbank VN.
- Đối với việc nhập kho giấy tờ và tài sản đảm bảo: CBTD chịu trách nhiệm
kiểm tra toàn bộ giấy tờ và TSĐB, phối hợp với các cán bộ liên quan thực hiện đúng
quy định về quản lý TSĐB của Vietinbank VN.
Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Thực hiện theo đúng quy định của NHNN và quy định của Vietinbank VN.
Bước 9: Giải ngân
CBTD phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân; mục đích, đối
tượng, căn cứ để giải ngân; số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã
được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn
của phương án/ dự án đầu tư vay vốn; có lưu ý đến các biến động bất thường, xấu đi
của hoạt động SXKD, tình hình tài chính,… của khách hàng.
Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay.
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau
khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay,
đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp
nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Bước 11: Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh.
CBTD thực hiện theo đúng hướng dẫn của Vietinbank VN.
Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Tất toán khoản vay.

Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD phối hợp với bộ phận kế toán, đối chiếu, kiểm
tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ hợp đồng bảo đảm tiền vay.
24
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ theo thoả thuận của hợp
đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký kết: khi bên vay trả xong
nợ gốc, lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên
không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn
thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên
bản thanh lý.
Bước 13: Giải chấp tài sản bảo đảm.
- Xuất kho giấy tờ và tài sản đảm bảo: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ
giấy tờ và TSĐB, phối hợp với các cán bộ liên quan thực hiện theo đúng quy định về
quản lý TSĐB của Vietinbank VN
- Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ
gốc và lãi cho ngân hàng, CBTD soạn thảo công văn đề nghị xoá giao dịch bảo đảm,
hồ sơ khoản vay và biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và giám đốc CN Vietinbank
ký duyệt.
Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
- CBTD lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và
các tài liệu liên quan đến khoản vay (nếu có).
- Kế toán cho vay lưu hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan đến xử
lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ (bản chính).
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay (hợp đồng và bản gốc giấy tờ sở hữu TSĐB) được lưu
giữ tại kho theo quy định lưu trữ chứng từ có giá.
*Nhận xét quy trình cho vay:
Quy trình cho vay trên được chia làm 14 bước hướng dẫn rất chi tiết những việc
cần làm trong từng công đoạn, việc chia nhỏ ra làm nhiều bước giúp những người có
liên quan nắm rõ được nhiệm vụ của mình hơn. Nhìn chung quy trình tín dụng như vậy
25

×