Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.06 KB, 28 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo bộ t pháp
trờng đại học luật h nội




nguyễn công bình






Bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong
tố tụng dân sự Việt Nam

Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 62.38.30.01





Tóm tắt luận án tiến sĩ luật học













H nội - 2006



Công trình đợc hon thnh
Tại Trờng Đại học Luật H Nội


Ngời hớng dẫn khoa học: 1. TS. Đinh Trung Tụng
2. PGS.TS. Đinh Văn Thanh


Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Hảo
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa
Phản biện 3: PGS.TS. Dơng Đăng Huệ


Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc,
họp tại: Phòng Hội thảo (B201) Trờng Đại học Luật Hà Nội
Vào hồi 08h00 ngày 25 tháng 11năm 2006








Có thể tìm hiểu luận án tại Th viện Quốc gia
v Th viện Trờng Đại học Luật H Nội





danh mục các công trình đ công bố
liên quan đến đề ti luận án

1. Nguyễn Công Bình, (2003), Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân
sự, Tạp chí Luật học (6), tr.3 9.
2. Nguyễn Công Bình (2004), Chế định chứng cứ và chứng minh trong
Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật (2), tr.35 - 42.
3. Nguyễn Công Bình (2004), Vai trò của ngời tham gia tố tụng trong
phiên toà tranh tụng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (5), tr.5 11.
4. Nguyễn Công Bình (2004), Những quy định mới của chế định cơ
quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố tụng và ngời tham gia tố
tụng trong Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học (6), tr.20 - 27.
5. Nguyễn Công Bình (2005), Các quy định về chứng minh trong
tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học (Số đặc san về Bộ luật Tố tụng
dân sự), tr.4 11.


1

mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
ở Việt Nam, vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể ngày càng
đợc Nhà nớc quan tâm bảo vệ. Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng và
đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tại kỳ họp thứ V ngày 15/6/2004 Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố
tụng dân sự của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (BLTTDS). Tuy
vậy, việc thực hiện Bộ luật này hơn một năm qua cho thấy vẫn còn nhiều
vớng mắc, bất cập, trong đó có cả vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ (QBV) của
đơng sự trong tố tụng dân sự.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động t pháp, Đảng ta đã
đề ra chủ trơng cải cách t pháp ở nớc ta. Mục tiêu của công cuộc cải cách
t pháp là xây dựng nền t pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động t pháp mà trọng tâm là hoạt
động xét xử đợc tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao (Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lợc cải cách t pháp
đến năm 2020). Ngày nay, công cuộc cải cách t pháp ở nớc ta đang đợc
đẩy mạnh. Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến bảo đảm
QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam trong lúc này là cần thiết, có
tác dụng thiết thực vào việc giải quyết những vớng mắc, bất cập trong việc thực
hiện BLTTDS đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của công cuộc cải
cách t pháp. Với những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài Bảo đảm quyền bảo vệ
của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam để làm luận án tiến sĩ của mình.

2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây việc nghiên cứu khoa học pháp lý về tố tụng dân
sự ở Việt Nam đã bớc đầu đợc chú trọng. Tuy vậy, cho đến nay vẫn cha
có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào đề cập đợc một cách
đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của

đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. Ngay cả luận văn thạc sĩ luật học
Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam do nghiên cứu sinh thực hiện năm 1998 và
luận án tiến sĩ luật học Bảo đảm quyền con ngời trong hoạt động t
pháp ở Việt Nam hiện nay do nghiên cứu sinh Nguyễn Huy Hoàn thực
hiện năm 2004 là các công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này
nhng cũng chỉ mới phân tích một vài vấn đề liên quan đến chúng.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tợng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về bảo đảm
QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự, các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân
sự, thực tiễn thực hiện chúng ở tại các Toà án Việt Nam và chủ trơng
cải cách t pháp của Đảng ta. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng đợc thực
hiện đối với một số quy định tơng ứng của pháp luật tố tụng dân sự
một số nớc để so sánh, tham khảo.
Bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam là vấn đề
lớn, có nhiều nội dung khác nhau. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu đề tài của
nghiên cứu sinh chỉ giới hạn trong vấn đề bảo đảm QBV của đơng sự tại
Toà án và các nội dung cơ bản đợc quy định trong pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam hiện hành.

3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề liên quan đến bảo
đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, từ đó tìm ra các
giải pháp bảo đảm QBV của đơng sự tại Toà án Việt Nam.
Để thực hiện đợc mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm
vụ làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân
sự; quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự;

đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự; làm
rõ yêu cầu và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả QBV
của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
5. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu
Đề tài đợc triển khai nghiên cứu trên cơ sở phơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta về xây dựng nhà
nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân.
Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về
bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự đợc tiến hành trong mối
liên hệ với các quy định khác của pháp luật tố tụng dân sự, các quy định của
các ngành luật khác liên quan và điều kiện thực hiện chúng trên thực tế.

4
Quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phơng pháp nghiên cứu
khoa học nh thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học
để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
6. Những điểm mới về khoa học của luận án
Là công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống đầu tiên
vấn đề bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, luận án
có những điểm mới về khoa học sau:
- Xây dựng khái niệm quyền bảo vệ (QBV) và bảo đảm QBV của
đơng sự trong tố tụng dân sự; chỉ ra các đặc điểm, bản chất, ý nghĩa,
các yếu tố quyết định đến bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân
sự và cơ sở pháp luật quy định bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam.
- Xác định nội dung bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự
Việt Nam dới các góc độ khác nhau nh bảo đảm quyền tự bảo vệ của
đơng sự, bảo đảm quyền của đơng sự đợc ngời khác bảo vệ và trách

nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân
sự.
- Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về bảo đảm QBV của đơng sự tại các Tòa án Việt Nam. Qua
đó, tìm ra nguyên nhân hạn chế, xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp
nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thực hiện QBV của đơng sự tại các
Tòa án trong bối cảnh xây dựng nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
cải cách t pháp ở Việt Nam.

5
Ngoài ra, luận án cũng trình bày và chỉ ra một số quy định của pháp
luật tố tụng dân sự nớc ngoài về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố
tụng dân sự có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam.
7. ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài làm phong phú thêm các quan điểm lý luận về
luật tố tụng dân sự. Các giải pháp đề xuất trong luận án góp phần vào việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự qua công tác xét xử của Toà án
và góp phần thực hiện mục tiêu của công cuộc cải cách t pháp ở nớc ta.
Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy,
học tập pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam ở các cơ sở chuyên nghiên cứu
pháp luật, đào tạo cán bộ pháp luật và những ngời quan tâm đến lĩnh vực này.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm bốn phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và phụ lục. Phần
nội dung của luận án gồm 3 chơng, 7 mục.
Nội dung cơ bản của luận án
Chơng 1
Những vấn đề lý luận về bảo đảm Quyền bảo vệ
của đơng sự trong tố tụng dân sự

Mục đích của Chơng 1 là làm rõ các vấn đề lý luận về bảo đảm QBV
của đơng sự trong tố tụng dân sự. Để đạt đợc mục đích đó, nội dung của
Chơng này tập trung trình bày về những vấn đề sau:

6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của bảo đảm quyền
bảo vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự là một
trong các phơng thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể đợc
pháp luật quy định. Quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo thủ tục tố
tụng dân sự đợc gọi là QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự. Nội dung
QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự đợc cấu thành bởi các quyền tố
tụng dân sự của đơng sự.
Để bảo đảm cho đơng sự bảo vệ đợc quyền, lợi ích hợp pháp trớc
Tòa án thì phải bảo đảm cho đơng sự tự thực hiện đợc QBV, đợc ngời
khác đại diện hoặc tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trớc
Tòa án. Tòa án đại diện cho Nhà nớc giải quyết các vụ việc dân sự bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự nên có trách nhiệm bảo đảm QBV
của họ trong tố tụng dân sự.
Bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự là làm cho đơng
sự có đủ những điều kiện cần thiết chắc chắn thực hiện đợc các quyền tố tụng
dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trớc Tòa án.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự
trong tố tụng dân sự

7
Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự,

bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự có các đặc điểm cơ bản
sau:
- Việc bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự đợc đặt ra
đối với tất cả các bên đơng sự.
- Đối tợng, phạm vi và biện pháp bảo đảm QBV của đơng sự trong
tố tụng dân sự do pháp luật quy định.
- Bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự có tính chất hỗ trợ
cho việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự.
- Chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm QBV của đơng sự
trong tố tụng dân sự là Toà án.
1.1.3. Bản chất của bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự
Bản chất của bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự thể
hiện ở điểm cơ bản sau:
- Bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự là sự bảo đảm của
Nhà nớc đối với việc thực hiện các quyền dân sự của các chủ thể.
- Bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự là bảo đảm thực
hiện một phơng thức pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể.
- Bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc
cơ bản của Luật Tố tụng dân sự.

8
- Bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự là một trong các
nội dung của bảo đảm quyền con ngời trong hoạt động t pháp.
1.1.4. ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự
Về chính trị - xã hội, bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự
góp phần thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự; thực hiện mục tiêu xây
dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và góp phần giáo dục nâng

cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
Về pháp lý, bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự có ý
nghĩa bảo đảm cho các đơng sự bảo vệ đợc quyền, lợi ích hợp pháp của
họ trớc Toà án; bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đợc nhanh
chóng, đúng đắn và góp phần tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.2. Cơ sở và các yếu tố quyết định bảo đảm quyền bảo vệ của
đơng sự trong tố tụng dân sự
1.2.1. Cơ sở pháp luật tố tụng dân sự quy định bảo đảm quyền bảo
vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự
Cơ sở lý luận của bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự là
xuất phát từ mối quan hệ giữa việc công nhận và thực hiện các quyền, lợi
ích của các đơng sự, từ u điểm và yêu cầu của phơng thức yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự và yêu cầu của việc đẩy
mạnh việc tranh tụng trong giải quyết các vụ việc dân sự.
Cơ sở thực tiễn của bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự
là các tranh chấp vẫn xảy ra trong đời sống xã hội, hoạt động giải quyết

9
vụ việc dân sự của những ngời tiến hành tố tụng dân sự luôn bị tác động
bởi nhiều phía, điều kiện tham gia tố tụng của các đơng sự khác nhau
và còn hạn chế.
1.2.2. Các yếu tố quyết định bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự
trong tố tụng dân sự
Sự hình thành và tồn tại của bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng
dân sự phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về bảo đảm QBV của
đơng sự trong tố tụng dân sự.
- Hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Toà án.
- Hoạt động hỗ trợ đơng sự tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan,
tổ chức.

- Cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự và điều kiện
kinh tế - xã hội.
1.3. Bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự nớc ngoài
1.3.1. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số nớc về bảo
đảm quyền bảo vệ của đơng sự
Pháp luật tố tụng dân sự của các nớc nh Cộng hoà Pháp, Cộng hoà
liên bang Nga, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
và Nhật Bản đều có những quy định về tranh tụng trong tố tụng dân sự; các
đơng sự có quyền tự mình tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp

10
pháp của cho mình hoặc nhờ ngời khác biện hộ bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp trớc Toà án; Toà án phải bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho
đơng sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự v.v Các quy định này
có tác dụng góp phần bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự.
1.3.2. Một số ý kiến rút ra từ việc nghiên cứu các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự nớc ngoài về bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự
trong tố tụng dân sự
ở những mức độ khác nhau, pháp luật tố tụng dân sự của các nớc đều
quy định về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự. Trong việc
hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chúng ta có thể tham khảo
một số quy định sau của pháp luật tố tụng dân sự nớc ngoài về bảo đảm
QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự:
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, Cộng hoà
liên bang Nga và Nhật Bản về việc giải quyết vụ việc dân sự theo nguyên
tắc tranh tụng.
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, Cộng
hoà liên bang Nga và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về thủ tục rút gọn,
thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, kinh doanh, thơng mại, hôn

nhân và gia đình.
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà liên bang Nga
và Nhật Bản về tổ chức phiên toà trù bị để các đơng sự đợc gặp gỡ nhau
trớc nhằm thống nhất các vấn đề cần đợc giải quyết, các chứng cứ, tài
liệu đợc đa ra xem xét tại phiên toà.

11
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà liên bang Nga
và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về hình thức xác lập, thay đổi, chấm dứt
ngời đại diện và giá trị pháp lý của hành vi tố tụng của ngời đại diện.
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
về việc các bên đơng sự có quyền lựa chọn một số thành viên của Bồi
thẩm đoàn xét xử vụ việc.
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hoà liên bang Nga
về tính tiền phạt theo mức lơng tối thiểu và đối với những ngời có chức
vụ thì phạt gấp đôi những ngời khác.
Chơng 2
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam
về bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong
tố tụng dân sự
Mục đích của Chơng 2 là làm rõ sự hình thành, phát triển của các
quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm QBV của đơng
sự trong tố tụng dân sự và nội dung của các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam hiện hành về bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng
dân sự. Để đạt đợc các mục đích đó, nội dung của Chơng này tập trung
trình bày về những vấn đề sau:
2.1. Sơ lợc sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự
2.1.1. Giai đoạn trớc Cách mạng tháng Tám năm 1945


12
Trớc thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật Việt Nam mới đợc hình ở trình
độ rất thấp. Tuy vậy, trong pháp luật thời kỳ này đã có một số quy định
liên quan đến bảo đảm QBV của đơng sự. Dới thời kỳ Pháp thuộc, pháp
luật tố tụng dân sự của Nhà nớc phong kiến Việt Nam bớc đầu có sự
phát triển nhng trong chế độ quân chủ vấn đề bảo đảm QBV của đơng
sự trong tố tụng dân sự mới đợc quy định ở mức độ hạn chế và cha có
nhiều điều kiện để thực hiện.
2.1.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954
Vấn đề bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự bớc đầu
đã đợc Nhà nớc ta quan tâm quy định trong nhiều văn bản pháp luật
ban hành trong giai đoạn này nh Hiến pháp 1946, Sắc lệnh số 85/SL về
cải cách bộ máy t pháp và luật tố tụng ngày 22/5/1950 v.v Các quy
định này tuy còn sơ sài nhng có nhiều tiến bộ, đã đặt cơ sở, nền móng
cho việc xây dựng hệ thống pháp luật tố tụng dân sự xã hội chủ nghĩa
của nớc ta sau này.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989
Nhà nớc ta đã ban hành nhiều văn bản trong đó có quy định về bảo
đảm quyền QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự nh Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980, các Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960,
1981, Thông t số 22/HCTP ngày 18/02/1957 của Bộ T pháp trả lời một
số điểm về bào chữa, Thông t số 96/NCPL ngày 08/02/1977 hớng dẫn về
trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự và Thông số 03/NCPL ngày 22/7/1989
hớng dấn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp của của
Toà án nhân dân tối cao v.v Tuy vậy, các văn bản pháp luật tố tụng dân

13
sự trong giai đoạn này chủ yếu do Toà án nhân dân tối cao ban hành và
cha có hiệu lực cao nên việc thực hiện bị hạn chế.

2.1.4. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004
Vấn đề bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự đợc quy
định khá cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật tố
tụng dân sự có hiệu lực tơng đối cao nh Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh
Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động v.v Tuy vậy, các quy định
này vẫn còn tản mạn, nhiều quy định mâu thuẫn nhau nên đã gây không ít
khó khăn cho việc thực hiện.
2.1.5. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Vấn đề bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự đã đợc quy
định đầy đủ hơn trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, BLTTDS
và các văn bản hớng dẫn thi hành Bộ luật này. Tại Điều 9 Luật Tổ chức
Toà án nhân dân năm 2002 và Điều 9 BLTTDS tiếp tục khẳng định bảo
đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên
tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
2.2. Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện hành về bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự
2.2.1. Bảo đảm quyền tự bảo vệ của đơng sự trong tố tụng dân
sự Việt Nam

14
Theo quy định tại các điều 5, 58, 59, 60, 61 và các điều luật khác của
BLTTDS, bảo đảm quyền tự bảo vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự gồm
có các nội dung sau:
- Bảo đảm quyền khởi kiện, quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân
sự của đơng sự.
- Bảo đảm quyền đa ra yêu cầu phản tố của bị đơn; quyền đa ra yêu
cầu của ngời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đơng sự.
- Bảo đảm quyền chấp nhận, bác bỏ yêu cầu của ngời khác của đơng

sự.
- Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của đơng sự và quyền đợc biết, đợc ghi chép, sao chụp
các chứng cứ, tài liệu do đơng sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập.
- Bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
và quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của đơng sự.
- Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
và quyền yêu cầu thay đổi ngời tiến hành tố tụng, ngời tham gia tố tụng
của đơng sự.
- Bảo đảm quyền thoả thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự
của đơng sự.
- Bảo đảm quyền tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự và phiên họp
giải quyết việc dân sự của đơng sự.

15
- Bảo đảm quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm cha
có hiệu lực pháp luật và quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố
tụng trái pháp luật.
2.2.2. Bảo đảm quyền của đơng sự đợc ngời khác bảo vệ trong
tố tụng dân sự Việt Nam
Theo quy định tại các điều 58, 63, 64, 73, 74, 75 và 76 BLTTDS thì
bảo đảm quyền của đơng sự đợc ngời khác bảo vệ trong tố tụng dân
sự bao gồm:
- Bảo đảm đơng sự uỷ quyền đợc cho ngời khác đại diện tham gia
tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
- Bảo đảm cho đơng sự đợc ngời khác đại diện trong trờng hợp
không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Bảo đảm quyền nhờ ngời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đơng sự.
2.2.3. Trách nhiệm của Toà án đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ

của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
Theo quy định tại Điều 9, 13, 19, 22 và các điều luật khác của
BLTTDS, khi giải quyết vụ việc dân sự Toà án phải thực hiện những biện
pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm QBV của đơng sự
trong tố tụng dân sự:
- Xem xét và thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đơng sự trong
thời hạn do pháp luật quy định.

16
- Xác định và triệu tập đầy đủ các đơng sự đến tham gia tố tụng;
thông báo, giải thích cho đơng sự biết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi
ích của họ; tạo điều kiện cho các đơng sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ
tố tụng dân sự và xử lý kịp thời các hành vi cản trở các hoạt động tố tụng
của đơng sự.
- Tạo điều kiện cho đơng sự uỷ quyền cho ngời khác đại diện hoặc
nhờ ngời khác tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; chỉ định ngời đại diện cho đơng sự trong trờng hợp đơng sự
không có năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc vắng mặt không có tin tức
mà không có ngời đại diện hoặc ngời đại diện không hợp pháp.
- Giải quyết vụ việc dân sự kịp thời và đúng theo quy định của pháp
luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự.
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi
trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền.
- Bồi thờng cho ngời bị hại do hành vi trái pháp luật của những
ngời tiến hành tố tụng gây ra.
Chơng 3
Thực tiễn, yêu cầu v giải pháp Bảo đảm quyền
bảo vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
Mục đích của Chơng 3 là làm rõ thực tiễn thực hiện các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về bảo đảm QBV của

đơng sự trong tố tụng dân sự; xác định đợc yêu cầu và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của bảo đảm thực hiện QBV của đơng sự

17
trong tố tụng dân sự Việt Nam. Để đạt đợc mục đích đó, nội dung của
Chơng này tập trung trình bày những vấn đề sau:
3.1. Thực tiễn bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố tụng
dân sự Việt Nam
3.1.1. Thực tiễn bảo đảm quyền tự bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự Việt Nam
Tại các Toà án, đơng sự đợc bảo đảm tự mình thực hiện quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự. Trong mỗi vụ
việc, Toà án đã bảo đảm cho đơng sự tự tham gia tố tụng bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ bằng việc xác định và triệu tập các đơng sự đến
tham gia tố tụng, giải thích, hớng dẫn và giúp đỡ các đơng sự thực hiện
các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự v.v Đặc biệt, thực hiện quan điểm
chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2001
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t pháp trong thời gian tới các
Toà án các cấp đã tiến hành đổi mới thủ tục tranh tụng tại các phiên toà.
Từ đó, phiên toà đợc diễn ra công khai, dân chủ hơn nên việc tham gia
tranh tụng của đơng sự tại phiên toà cũng đợc tốt hơn. Tuy vậy, việc
bảo đảm quyền tự bảo vệ của đơng sự vẫn còn hạn chế nh có trờng
hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện không đúng, xác định sai thành phần
đơng sự, xác định sai ngời đại diện của đơng sự, không xem xét giải
quyết hết các yêu cầu của đơng sự; kéo dài thời hạn giải quyết vụ việc
dân sự; nhầm lẫn trong sao chép bản án, quyết định v.v
3.1.2. Thực tiễn bảo đảm quyền của đơng sự đợc ngời khác bảo
vệ trong tố tụng dân sự Việt Nam
Số vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thơng mại và
lao động có luật s hoặc ngời khác tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích


18
hợp pháp cho đơng sự ngày càng nhiều. Các Toà án đã tạo điều kiện cho
luật s hay ngời khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
cho đơng sự. Toà án đã chỉ định ngời đại diện cho đơng sự trong trờng
hợp họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự hay vắng mặt không có
tin tức mà không có ai đại diện. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ pháp lý
bớc đầu cũng đã đợc đẩy mạnh để giúp đỡ những đơng sự không có
điều kiện kinh tế tiếp cận với các dịch vụ pháp lý có thu phí.
Tuy vậy, việc bảo đảm quyền của đơng sự đợc ngời khác bảo vệ
trong tố tụng dân sự vẫn còn hạn chế. Luật s hoặc ngời khác tham gia
tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đơng sự trong các vụ việc
dân sự cha nhiều và còn cha thật tốt. Một số cá nhân, cơ quan, tổ chức
hữu quan và cán bộ Toà án cha tạo điều kiện thuận lợi cho ngời đại
diện, ngời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơng sự tham gia tố
tụng, còn gây khó khăn cho họ trong việc xác minh, thu thập các chứng
cứ, tài liệu của vụ việc dân sự.
3.1.3. Thực tiễn Toà án thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền bảo
vệ của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
Hàng năm ngành Toà án đã phải thụ lý giải quyết một số lợng lớn
các vụ việc dân sự nhng các Toà án đã cố gắng, nỗ lực giải quyết đúng và
kịp thời phần lớn các vụ việc dân sự. Chất lợng giải quyết các vụ việc dân
sự của các Toà án ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, công tác giải quyết khiếu
nại về việc xét xử cũng có những chuyển biến tích cực. Toà án nhân dân
tối cao và các Toà án nhân cấp tỉnh đã giải quyết đợc phần lớn các đơn
khiếu nại và đã phát hiện đợc những sai lầm, vi phạm pháp luật của Toà
án cấp dới, tiến hành kháng nghị theo quy định của pháp luật để yêu cầu
Toà án có thẩm quyền xét xử lại. Vì vậy, về cơ bản Toà án đã thực hiện đợc

19

trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng
dân sự.
Tuy vậy, việc giải quyết các vụ việc dân sự của các Toà án vẫn còn
những hạn chế nh nhiều vụ việc dân sự giải quyết cha đúng; thời hạn
giải quyết còn dây da, kéo dài gây phiền hà, tốn kém cho đơng sự và
Nhà nớc; tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa còn cao so với yêu cầu
của công tác xét xử. Điều này đã làm hạn chế việc Toà án thực hiện trách
nhiệm bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự.
3.1.4. Những nguyên nhân hạn chế bảo đảm quyền bảo vệ của
đơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
- Các quy định của pháp tố tụng dân sự còn nhiều bất cập, một số lĩnh
vực cha đợc quy định hoặc quy định thiếu khoa học và còn mâu thuẫn
nh quy định về khái niệm đơng sự, năng lực hành vi tố tụng dân sự của
đơng sự; quy định về việc chỉ định ngời đại diện cho đơng sự, việc cấp
giấy chứng nhận cho ngời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơng
sự; quy định về định giá tài sản, bồi thờng thiệt hại do hành vi trái pháp
luật của những ngời tiến hành tố tụng dân sự gây ra, việc xử lý các hành
vi cản trở các hoạt động tố tụng dân sự v.v
- Tổ chức các Toà án vẫn theo địa bàn hành chính nên cha khoa học;
đội ngũ cán bộ của các Toà án vẫn còn thiếu về số lợng và yếu về chất
lợng. Đặc biệt, hàng năm vẫn có những cán bộ Toà án thiếu tu dỡng, rèn
luyện dẫn đến sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, vi phạm kỷ luật,
vi phạm pháp luật phải bị xử lý.
- Hoạt động hỗ trợ pháp lý của luật s và những ngời khác đối với
việc tham gia tố tụng dân sự của đơng sự còn hạn chế và không ít trờng
hợp chỉ mang tính hình thức; nhiều cá nhân, cơ quan và tổ chức cha nhận

20
thức đúng đợc trách nhiệm của mình trong việc thực hiện yêu cầu của
đơng sự và Toà án về việc cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ

việc dân sự và tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng
sự trớc Toà án. Ngoài ra, đội ngũ những ngời làm công tác giám định t
pháp cũng còn thiếu và yếu.
- Về cơ chế kiểm sát, giám sát các hoạt động tố tụng dân sự cha hợp
lý, cha có tổ chức giám sát các hoạt động tố tụng dân sự ở cơ quan đại
diện của nhân dân. Đội ngũ cán bộ kiểm sát, giám sát còn hạn chế về
chuyên môn và nghiệp vụ.
- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động giải quyết vụ việc
dân sự của Toà án và hoạt động của ngời giám định vẫn còn thiếu, lạc hậu
và không đảm bảo chất lợng.
3.2. Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam
3.2.1. Các yêu cầu bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự Việt Nam
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của công cuộc đổi mới và
xây dựng đất nớc, bảo đảm QBV của đơng sự trong tố tụng dân sự Việt
Nam phải đáp ứng đợc các yêu cầu sau đây:
- Phải góp phần nâng cao đợc hiệu quả của việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đơng sự qua công tác xét xử của Toà án.
- Phải đáp ứng đợc yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nớc trong hội nhập khu vực và toàn cầu.

21
- Phải góp phần thực hiện đờng lối, chủ trơng cải cách t pháp của
Đảng và Nhà nớc ta.
3.2.2. Các giải pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đơng sự trong tố
tụng dân sự Việt Nam
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, phải bổ
sung, sửa đổi các quy định sau của BLTTDS:
- Sửa đổi Điều 56 BLTTDS, quy định đơng sự bao gồm cả nguyên

đơn, bị đơn và ngời có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự và
ngời yêu cầu, ngời bị yêu cầu và ngời có quyền, nghĩa vụ liên quan
trong việc dân sự; sửa đổi và Điều 57 BLTTDS, quy định ngời có đủ năng
lực hành vi tố tụng dân sự là ngời từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng
lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Sửa đổi Điều 63 BLTTDS, quy định ngời bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đơng sự là ngời đợc đơng sự nhờ bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của họ. Bổ sung vào khoản 2 Điều 64 BLTTDS quy định ngời
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơng sự đợc áp dụng các biện
pháp quy định tại điểm d, e khoản 2 Điều 85 BLTTDS để xác minh, thu
thập chứng cứ.
- Bổ sung vào Điều 76 BLTTDS quy định Toà án chỉ định ngời đại
diện cho đơng sự, nếu đơng sự là ngời vắng mặt không có tin tức hoặc
mất năng lực hành vi dân sự mà không có ngời đại diện hoặc ngời đại
diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trờng hợp pháp luật quy
định không đợc làm ngời đại diện.
- Bổ sung vào khoản 1 Điều 92 BLTTDS quy định Toà án có quyền ra
quyết định định giá tài sản trong trờng hợp cần thiết.

22
- Sửa đổi khoản 1 Điều 120 BLTTDS, quy định ngời yêu cầu Toà án
áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản
6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim
khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định theo dự kiến thiệt
hại có thể xảy ra để bảo vệ lợi ích của ngời bị áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời và ngăn ngừa việc lạm dụng thực hiện quyền yêu cầu Toà án
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Bổ sung vào khoản 1 Điều 171 quy định khi thụ lý vụ án dân sự Toà
án phải giải thích cho nguyên đơn quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của
họ; bổ sung vào khoản 2 Điều 174 BLTTDS quy định trong nội dung văn

bản thông báo việc thụ lý vụ án phải nội thông báo về quyền và nghĩa vụ tố
tụng dân sự của ngời đợc thông báo.
- Sửa đổi khoản 3 Điều 218 BLTTDS, quy định việc thay đổi, bổ sung
yêu cầu của đơng sự ở tại phiên toà sơ thẩm đợc Hội đồng xét xử chấp
nhận nếu không phải hoãn phiên toà.
- Sửa đổi các chơng từ Chơng XII đến Chơng XX BLTTDS, quy
định thủ tục giải quyết chung các vụ việc dân sự, trong đó có một số quy
định riêng đối với việc giải quyết vụ việc kinh doanh, thơng mại, lao
động, hôn nhân và gia đình; quy định thủ tục đơn giản để giải quyết những
vụ việc đơn giản, rõ ràng, việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật
không mấy phức tạp để đẩy nhanh việc giải quyết các vụ việc dân sự, bảo
đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự. Trong khi chờ sửa
đổi BLTTDS, cần sửa đổi tiểu điểm 7.2, điểm 7, Mục I của Nghị quyết số
01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao hớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất

×