LỜI MỞ ĐẦU
Tố tụng dân sự là một quá trình phức tạp. Đương sự chỉ có thể bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa cụ tố tụng
dân sự của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự được pháp luật tố
tụng dân sự quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về bảo đảm quyền bảo
vệ của đương sự trong tố tụng dân sự hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử
phát triển của dân tộc. Trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam ở các thời kì lịch
sử đều có các quy định về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Tuy vậy, thời kỳ
Pháp thuộc trở về trước các quy định về vấn đề này mới được hình thành và chưa
có điều kiện thực hiện. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo
đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự mới phát triển và có điều
kiện thực hiện.
Bài viết sau đây, người viết xin được đưa ra một vài nghiên cứu, phân tích
của mình về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự cũng như việc bảo
đảm thực hiện nguyên tắc này.
NỘI DUNG CHÍNH
1. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.
Điều 9 BLTTDS quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương
sự như sau: “ Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có
đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật bày bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của
họ .”
Để hiểu rõ hơn nguyên tắc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dựa trên các nội
dung sau:
1.1. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Khoản 1 Điều 56 BTTTDS đã quy định:
“ 1. Đương sự trong vụ án dân sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. ”
Theo quy định của pháp luật, các đương sự có thể sử dụng các phương thức
khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm
phạm. Trong khoa học pháp lý, quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành
vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp theo thủ tục dân sự được
gọi là quyền bảo vệ của đương sự tố tụng dân sự.
Quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong cái loại quyền
bảo vệ của chủ thể, ngoài ra, đây cũng là quyền của chủ thể trong việc chống lại
các hành vi xâm phạm đến quyền , lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, muốn
bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án thì đương sự phải thực hiện
được quyền tố tụng dân sự. Do vậy, để đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp
pháp trước Tòa án thì việc bảo đảm cho các đương sự thực hiện được các quyền
tố tụng dân sự hay nói cách khác là phải bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
trong tố tụng dân sự là rất cần thiết. Do vậy, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định
về vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự ( Điều 9 BLTTDS ).
Ở đây, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự với mục
đích làm cho đương sự thực hiện được các quyền tố tụng dân sự của họ nên đối
tượng của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là các quyền
tố tụng dân sự của đương sự. Do các quyền tố tụng dân sự của đương sự khá
phong phú nên các biện pháp bảo đảm thực hiện chúng cũng đa dạng.
Từ những vấn đề trình bày trên, có thể rút ra kết luận: “ Bảo đảm quyền bảo
vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là làm cho đương sự có đủ những điều kiện
cần thiết để chắc chắn thực hiện được các quyền tố tụng dân sự bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của họ trước Tòa án. ”
1.2. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
Vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định gồm 3 nội dung cơ bản là bảo đảm quyền
tự bảo vệ của đương sự, bảo đảm quyền của đương sự được người khác đại diện,
nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và trách nhiệm của Tòa án đối
với đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
1.2.1. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Nội dung này đã được quy định rõ trong bộ luật TTDS, cụ thể tại các điều
như điều 5, 58, 59, 60 và 61 thì các đương sự có quyền nghĩa vụ tố tụng dân sự
như khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự,; thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu; cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý
chứng cứ cung cấp những chứng cứ đó cho mình…
1.2.2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong tố tụng dân
sự Việt Nam.
Những người khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự bao gồm người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Nội dung của bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ
trong tố tụng dân sự bao gồm bảo đảm đượng sự ủy quyền được cho người khác
đại diện trong trường hợp không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và bảo đảm
quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
1.2.3. Trách nhiệm của Tòa án đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương
sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
Trong tố tụng dân sự, Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu, có
trách nhiệm chính đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng
dân sự. Trách nhiệm của Tòa án đã được quy định cụ thể tại Điều 126 Hiến pháp
năm 1992, Điều 1 LTCTAND năm 2002, Điều 9 và các điều luật khác của
BLTTDS.
1.3. Ý nghĩa của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
1.3.1. Ý nghĩa về chính trị - xã hội.
Thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội là vấn đề luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự thực chất
là thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi
ích hợp pháp của đương sự. Như vậy, đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự có ý
nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự.
Một trong những mục tiêu của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bảo đảm quyền bảo vệ
của đương sự trong tố tụng dân sự cũng góp phần thực hiện mục tiêu trên.
Để đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án
phải phổ biến, giải thích cho các đương sự các quy định pháp luật. Thế nên có ý
nghĩa giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
1.3.2. Ý nghĩa về pháp lý.
Đầu tiên, thông qua nguyên tắc này, các đương sự sẽ có nhận thức sâu sắc về
các quy định của pháp luật. Tư đó, cho thấy bảo đảm quyền bảo vệ của đương
sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa bảo đảm cho các đương sự bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự tạo được sự tôn
trọng cần thiết đối với việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự.
Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự tạo điều kiện cho
các đương sự thực hiện được các quyền tố tụng dân sự đồng thời Tòa án cũng có
điều kiện để nhận biết sự thật của vụ việc dân sự mà giải quyết vụ việc dân sự
công minh và có căn cứ. Như vậy, việc gải quyết các vụ việc dân sự được nhanh
chóng, đúng đắn.
Cuối cùng, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có ý
nghĩa bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh.
2. VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN
BẢO VỆ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.
Để có thể đảm bảo thực hiện được nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố.