Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động và khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau cột sống lưng do thoái hóa cột sống điều trị tại phòng khám khoa y dược cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.44 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở
BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG LƯNG DO THỐI HĨA
CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM KHOA
Y DƯỢC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN VŨNG TÀU
NĂM 2021 - 2022

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2022
CẦN THƠ - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ


NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở
BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG LƯNG DO THỐI HĨA
CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI PHỊNG KHÁM KHOA
Y DƯỢC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN VŨNG TÀU
NĂM 2021 - 2022
Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: 8720801.CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
TS BS DƯƠNG PHÚC LAM

Cần Thơ – Năm 2022




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình và đồ thị
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý vùng cột sống thắt lưng ................................... 3
1.2. Đại cương về bệnh đau vùng thắt lưng do thối hóa cột sống:................... 5

1.3. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động và sự cải thiện chất lượng
cuộc sống ở bệnh nhân đau cột sống lưng do thối hóa cột sống .................... 11
1.4. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đau cột sống thắt lưng do thối
hóa cột sống đã được công bố .......................................................................... 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 36
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................................... 36
3.2. Kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chung: ............................. 42
3.3. Đánh giá cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đau cột sống lưng
do thoái hóa cột sống trước sau điều trị (10; 20 ngày) .................................... 49
BÀN LUẬN ......................................................................................................... 56
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: .................................. 56


4.2. Kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chung: ............................. 68
4.3. Sự cải thiện mức phân loại OSWESTRY: ................................................ 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 76
TÀI LIÊU THAM KHẢO ................................................................................. 77


Danh mục chữ viết tắt
Tiếng Việt
BN

Bệnh nhân


CLCS

Chất lượng cuộc sống

CLS

Cận lâm sàng

CSTL

Cột sống thắt lưng

ĐTL

Đau thắt lưng

ĐVTL

Đau vùng thắt lưng

HC

Hội chứng

HCTLH

Hội chứng thắt lưng hông

NP


Nghiệm pháp

SĐT

Sau điều trị

T0

Thời điểm trước điều trị

T10

Thời điểm sau điều trị 10 ngày

T20

Thời điểm sau điều trị 20 ngày

TĐT

Trước điều trị

TL

Tỷ lệ

TVĐ

Tầm vận động


TVĐĐ

Thoát vị đĩa đệm

THCS

Thối hóa cột sống

THCSTL

Thối hóa cột sống thắt lưng

XQ

X-Quang

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


Tiếng Anh
ARD

Annals of the Rheumatic Disease (Biên niên sử của bệnh
thấp khớp)


BL

Bladder meridian (Kinh bàng quang)

BMI

Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)

CT –Scanner Computed Tomography Scanner (Chụp cắt lớp vi tính)
GBD

Global Burden of Disease (Gánh nặng bệnh tật tồn cầu)

KI

Kidney meridian (Kinh thận)

LR

Liver meridian (Kinh can)

MRI

Magnetic Resonance Imaging (Cộng hưởng từ)

Oswestry

Oswestry Low Back Pain Disability


PR

Prevalence Ratio (Tỷ lệ lưu hành)

ROM

Range of motion

SP

Spleen meridian (Kinh tỳ)

VAS

Visual Analogue Scale (Thang đo trực quan)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


Danh mục bảng
Bảng 2.1: Cách tính điểm phân loại mức độ đau ................................................ 29
Bảng 2.2: Cách tính điểm phân loại mức độ kết quả đo độ giãn CSTL. ............ 31
Bảng 2.3: Cách tính điểm phân loại mức độ kết quả đo tầm vận động CSTL. .. 32
Bảng 2.4: Cách tính điểm phân loại mức độ kết quả khám mức độ co cơ. ........ 33
Bảng 2.5: Cách tính điểm phân loại kết quả phục hồi chức năng vận động. ...... 33
Bảng 2.6: Cách tính điểm đánh giá sự cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân
trước và sau điều trị. ............................................................................................ 34
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, nghề nghiệp ................................ 37

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ..................................... 38
Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng qua hỏi bệnh........................................................ 39
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng qua thăm khám.................................................... 40
Bảng 3.5: Mức độ đau cột sống thắt lưng trước điều trị ..................................... 41
Bảng 3.6: Tiền sử bản thân và gia đình của nhóm nghiên cứu .......................... 42
Bảng 3.7. Sự cải thiện chất lượng cuộc sống của nhóm nghiên cứu sau điều trị
(10; 20 ngày) ....................................................................................................... 43
Bảng 3.8. Sự cải thiện các yếu tố thành phần của OSWESTRY sau
điều trị (10; 20 ngày) .......................................................................................... 44
Bảng 3.9: Các yếu tố liên quan đến kết quả chất lượng cuộc sống .................... 46
Bảng 3.10: Sự cải thiện mức độ đau (VAS) của nhóm nghiên cứu trước - sau
điều trị (10; 20 ngày). .......................................................................................... 48
Bảng 3.11: Kết quả phục hồi tầm vận động của bệnh nhân đau cột sống lưng do
thối hóa cột sống trước - sau điều trị (10; 20 ngày). ......................................... 49
Bảng 3.12: Đánh giá cải thiện độ giãn thắt lưng cột sống của bệnh nhân đau cột
sống lưng do thối hóa cột sống.......................................................................... 51


Bảng 3.13: Tình trạng co cơ cạnh cột sống trước và sau điều trị. ...................... 52
Bảng 3.14: Đánh giá kết quả điều trị hồi chức năng vận động chung ................ 52
Bảng 3.15: Những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị............ 53
Bảng 3.16: Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng vận động chung
............................................................................................................................. 54


Danh mục hình và đồ thị
Hình 1.1: Cấu tạo các đốt sống thắt lưng ........................................................................ 6
Hình 1.2: Hình ảnh thối hóa Cột sống thắt lưng ......................................................... 11
Hình 2.1: Mức độ đau theo thang nhìn Visual Analogue Scale .................................... 12
Hình 2.2: Tranh châm cứu ............................................................................................ 26

Hình 2.3: Dụng cụ châm cứu sử dụng tại khoa YDCT ................................................. 27
Hình 2.4: BN đang được điều trị điện châm ................................................................. 28
Hình 2.5: Dụng cụ chườm ngải cứu .............................................................................. 29
Hình 2.6: BN đang được điều trị chườm ngải cứu ........................................................ 30


1

MỞ ĐẦU
Đau vùng thắt lưng do bệnh thối hóa cột sống lưng là tình trạng thường
gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cường độ đau từ nhẹ đến nặng gây ảnh
hưởng tương ứng lên chất lượng cuộc sống, chức năng vận động hằng ngày của
bệnh nhân [41].
Nguyên nhân của đau thắt lưng rất nhiều trong đó nguyên nhân hay gặp
nhất là do thối hóa cột sống thắt lưng gồm thối hóa đốt sống thắt lưng, đĩa đệm
và xương sụn khớp đốt sống thắt lưng [8].
Đau thắt lưng rất hay gặp trong đời sống hàng ngày và trên lâm sàng. Ở
Mỹ, khoảng 25,0% dân số người lớn tuổi bị đau thắt lưng trong vòng 3 tháng và
khoảng 50,0% bị đau thắt lưng trong vòng một năm [52]. Ở nước ta, trong điều
tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2,0% trong nhân dân, chiếm 17%
những người trên 60 tuổi (Phạm Khuê, 1979) [16]. Theo Nguyễn Văn Chương,
Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Bích Thảo, Hồng Thị Dung,
Lê Quang Tồn, Thái Sơ (2015), đau thắt lưng hơng chiếm 26,9 % tổng số các
bệnh nhân Khoa nội thần kinh Viện Quân Y 103 [6].
Ở Việt Nam, qua tìm hiểu chúng tơi thấy rất ít báo cáo khoa học nào nghiên
cứu vừa đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động cùng với mức độ cải
thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân điều trị bệnh đau cột sống thắt lưng do
thối hóa cột sống sau điều trị bằng các phương pháp Y học cổ truyền.
Tại Thành phố Vũng Tàu, dân số xấp xỉ 500 ngàn người, hệ thống y tế phát
triển tốt về cơ sở hạ tầng, y tế dự phịng và chăm sóc sức khỏe ban đầu trải đều

từ tuyến tỉnh đến xã phường. Tại Bệnh viện Vũng Tàu trung bình mỗi năm có
khoảng từ 21 đến 24 ngàn lượt bệnh nhân điều trị nội trú, và gần 400 ngàn lượt
ngoại trú, bao gồm người dân và du khách. Do mức độ bệnh phổ biến trong cộng


2

đồng. Tính riêng tại bệnh viện, mỗi năm có hơn 400 trường hợp bệnh liên quan
thối hóa cột sống phải nhập viện điều trị nội trú.
Nhằm tận dụng các ưu thế của các phương pháp điều trị bằng Y học cổ
truyền với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đau cột sống thắt lưng do
thối hóa cột sống, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả phục hồi chức
năng vận động và mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau cột
sống thắt lưng do thối hóa cột sống điều trị tại phịng khám Khoa Y học cổ
truyền Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021 – 2022”.
Mục tiêu đề tài nghiên cứu
1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động, và các yếu tố liên quan ở
bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thối hóa cột sống trước và sau điều trị tại
phòng khám Khoa Y Dược cổ truyển Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022.
2. Đánh giá mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống, và các yếu tố liên quan
ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thối hóa cột sống trước và sau điều trị tại
phòng khám Khoa Y Dược cổ truyển Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý vùng cột sống thắt lưng
1.1.1. Cột sống thắt lưng

Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống được kí hiệu từ L1 đến L5, 4 đĩa đệm và 2
đĩa đệm chuyển đoạn, đây là nơi chịu 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm hoạt
động rộng theo mọi hướng.
Cấu tạo đốt sống thắt lưng gồm thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau
[19], [25].

1.1.2. Cơ dây chằng
1.1.2.1. Cơ
Cơ vận động cột sống gồm hai nhóm chính: nhóm cơ cạnh cột sống và
nhóm cơ thành bụng:
Nhóm cơ cạnh cột sống: Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời phối hợp
với nghiêng, xoay cột sống.
Nhóm cơ thành bụng: gồm có cơ thẳng và cơ chéo. Cơ thẳng là cơ gập thân
người rất mạnh. Các cơ chéo có chức năng xoay thân người [19], [25].
1.1.2.2. Dây chằng cột sống
Các dây chằng giúp cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những vận động
quá mức của cột sống bao gồm:
Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau.
Dây chằng vàng: dày và khỏe phủ mặt sau của ống sống.
Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai nối các
gai sống với nhau. Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế sự di động
quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5 [19], [25].


4

1.1.3. Đĩa đệm
Đoạn cột sống thắt lưng có 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển tiếp (lưng - thắt
lưng, thắt lưng - cùng
Chức năng cơ học của đĩa đệm: có tác dụng trụ vững, mềm dẻo mang tính

đàn hồi, làm giảm sang chấn cơ học lên cột sống [19], [25].
1.1.4. Thần kinh cột sống
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua các lỗ liên đốt, lỗ này được giới
hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là cuống
sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp và khớp liên cuống, phủ
phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây chằng vàng.
Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay đổi nào của những thành
phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích các rễ thần kinh gây ra hiện tượng
đau [19], [25].

Hình 1.1: Cấu tạo các đốt sống thắt lưng
( Theo Atlas giải phẫu cột sống – Frank H.Netter V6 -2016)


5

1.2. Đại cương về bệnh đau vùng thắt lưng do thối hóa cột sống:
1.2.1. Định nghĩa
Theo YHHĐ: Đau vùng thắt lưng là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau
khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mơng, có thể ở một
hoặc hai bên (bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh) [15].
Theo YHCT: Đau thắt lưng trong YHCT gọi là chứng “u thống”hoặc cịn
được gọi là chứng “Tích bối thống” (đau ở vùng lưng) đã được người xưa mô tả
rất rõ trong các y văn cổ [9].
1.2.2. Nguyên nhân đau vùng thắt lưng
1.2.2.1. Theo YHHĐ:

- Nguyên nhân tại đĩa đệm: Thốt vị đĩa đệm; Viêm đĩa đệm; U đĩa đệm;
Vơi hóa đĩa đệm; Chấn thương đĩa đệm; Khơng có đĩa đệm,….
- Bệnh lý cột sống: Thối hóa cột sống thắt lưng; Viêm cột sống do lao;

Viêm cột sống dính khớp; Dị dạng bẩm sinh ở cột sống (gù vẹo, gai đơi, cùng
hóa L5, thắt lưng hóa S1,…); U cột sống (Ung thư cột sống thắt lưng,
Kahler,…); Trượt đốt sống; Chấn thương gây lún xẹp cột sống; Đặc xương cột
sống thắt lưng,….
- Bệnh lý khác: Loãng xương; Nhuyễn xương; Mất chất vôi rải rác tạo nên
các ổ, hốc, hang, khuyết; Bệnh loạn sản và rối loạn chuyển hóa (bệnh Paget,
bệnh to cực…); Bệnh máu gây tổn thương cột sống; Đau thắt lưng do tư thế nghề
nghiệp, một số bệnh nghề nghiệp, tư thế có thể gây ĐVTL như thợ may, lái xe,
công nhân bốc vác…. Đau thắt lưng do tâm thần [4].
1.2.2.2. Theo YHCT:
Do ngoại nhân: Thường do phong, hàn, thấp, nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở mà
xâm lấn vào các kinh Túc Thái dương Bàng quang.


6

Do nội thương: chính khí của cơ thể bị hư tổn, rối loạn chức năng của các
tạng phủ nhất là hai tạng can và thận.
Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá mức như bê vác nặng, hoặc bị sang
chấn… làm khí huyết hư trệ gây đau, hạn chế vận động [9], [32], [38].
1.2.3. Đại cương về thối hóa cột sống thắt lưng
1.2.3.1. Định nghĩa
Thối hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar
spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến
dạng cột sống thắt lưng mà khơng có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của
bệnh là tình trạng thối hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những
thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch [5].
1.2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh thối hóa cột sống thắt lưng
Sự lão hóa
Theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái

tạo sụn giảm dần và thay vào đó là sự tăng lên của các tế bào hủy xương, khả
năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút
và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.
Yếu tố cơ giới
Yếu tố cơ giới thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện
tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm, là yếu tố chủ yếu trong thối hóa khớp thứ phát,
nó gồm: Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của
khớp và cột sống; Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản làm
thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống; Sự tăng trọng tải (tăng cân
quá mức do béo phì, do nghề nghiệp).
- Các yếu tố khác


7

Di truyền; Nội tiết (mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết, do
thuốc)[15].
1.2.3.3. Cơ chế bệnh thối hóa cột sống
Thối hóa đốt sống một là do sụn thối hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên
bề mặt xương, cùng với thay đổi cấu trúc khớp. Hai là, hiện tượng viêm những tổ
chức cận khớp. Sự thối hóa sụn khớp gây hạn chế vận động. Hiện tượng viêm
gây triệu chứng đau, xung huyết và giảm hoạt động khớp.

Hình 1.2: Hình ảnh thối hóa CSTL
( Theo Atlas giải phẫu cột sống – Frank H.Netter V6 -2016)
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau thắt lưng do thối
hóa cột sống
- Lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của đau vùng cột sống lưng được thể hiện rõ nét bằng

hội chứng cột sống
Hội chứng cột sống
+ Đau CSTL: được biểu hiện dưới hai dạng đau vùng thắt lưng cấp (đau
một cách kịch phát ở vùng CSTL, kèm theo cảm giác cứng cột sống, đây là một
biểu hiện đặc trưng của thoái hóa đĩa đệm, diễn biến thường trong vịng 1 tuần),


8

hoặc đau vùng thắt lưng mạn (diễn biến kéo dài trên 3 tháng, hầu như xuất hiện
hằng ngày và không có xu hướng thun giảm). Đau CSTL theo tính chất cơ
học.
Cách thức bắt đầu: khơng có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt, mà hình
thành dần dần ở người có tiền sử đau CSTL cấp hoặc đau dây thần kinh tọa, hoặc
đã từng đau CSTL thống qua.
Tính chất đau: đau có thể tồn bộ CSTL, có thể ở 1 hoặc 2 bên…Hoặc đau
lan về mào chậu hoặc xuống phía dưới xương cùng, hoặc về phía mơng. Mức độ
đau tùy trường hợp có thể biểu hiện bởi cảm giác đau, cảm giác nặng hoặc bỏng
rát.
Thời điểm đau: hầu như liên quan đến thay đổi thời tiết. Nếu ở phụ nữ, có
thể liên quan đến thời kì trước hành kinh. Bệnh nhân đỡ đau về đêm và khi nghỉ
ngơi.
+ Dấu hiệu thực thể của Hội chứng cột sống
Điểm đau cột sống: ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống bệnh nhân phát
hiện được điểm đau. Trường hợp tổn thương rễ thần kinh thường có điểm đau ở
cột sống tương ứng.
Điểm đau cạnh sống: ấn đau ở vị trí cách đường liên mỏm gai 2cm.
Co cứng cơ cạnh sống thắt lưng.
Các biến dạng cột sống: bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt
lưng sẽ phát hiện được hiên tượng mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống thắt

lưng, đánh giá được độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống.
Đo tầm hoạt động của CSTL
Đo độ giãn thắt lưng (nghiệm pháp Schober).
- Cận lâm sàng


9

Bilan viêm: âm tính
Xquang CSTL: có 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng
chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng khơ dính khớp.
+ Đặc xương dưới sụn.
+ Gai xương.
+ Khơng có hiện tượng hủy xương.
CT Scanner hoặc MRI: hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai
xương, ngoài ra có thể đánh giá được tổn thương đĩa đệm và phần mềm cạnh
sống [15], [36].
1.2.5. Chẩn đoán đau thắt lưng do thối hóa cột sống
1.2.5.1. Theo YHHĐ:
Chẩn đốn xác định:
+ Lâm sàng: Hội chứng cột sống.
+ Cận lâm sàng: XQ CSTL; MRI hoặc CT-Scanner (nếu có)
Chẩn đốn phân biệt:
+ Bệnh lý cột sống lưng: khối u, viêm cột sống do vi khuẩn, chấn
thương cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống.
+ Bệnh lý bên trong ống sống: u tủy, xơ cột bên teo cơ, xơ cứng rải
rác…
+ Bệnh lý ngoài cột sống: lao cột sống [15], [36]..
1.2.5.2. Theo YHCT:

Theo Y học cổ truyền thì đau thắt lưng do thối hóa cột sống nằm trong thể
can thận hư hoặc thể can thận hư kèm phong - hàn - thấp (Do công năng tạng


10

phủ suy giảm, chính khí hư yếu dễ bị sự xâm nhập của phong, hàn, thấp) [9],
[38], [39].
1.2.6. Điều trị
Theo YHHĐ:
1.2.6.1. Nguyên tắc điều trị
Nằm bất động trong thời kì cấp tính.
Kết hợp nội khoa với phục hồi chức năng (vật lý trị liệu) nhằm tránh tư thế
xấu của cột sống và tái phát đau CSTL.
Sử dụng một số biện pháp khi cần: phong bế ngoài màng cứng [15], [35].
1.2.6.2. Điều trị nội khoa.
Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: liều lượng, đường dùng phụ
thuộc vào mức độ đau.
Thuốc giãn cơ: Mydocam, Myonal….
Thuốc an thần…
Vitamin nhóm B liều cao tổng hợp, có tác dụng giảm đau chống viêm,
chống thối hóa thần kinh [15], [35], [36].
1.2.6.3. Phục hồi chức năng
Điều trị bằng nhiệt nóng. Kéo giãn cột sống để điều chỉnh chiều cao của
khoang gian đốt. Đeo đai giữ cột sống, mặc áo cứng hoặc áo mềm cố định vùng
cột sống thắt lưng.
Các phương pháp khác: đắp Paraffin, bức xạ hồng ngoại, sóng ngắn và vi
sóng, siêu âm, điều trị bằng từ trường [20].



11

1.2.6.4. Điều trị ngoại khoa
Được chỉ định với các trường hợp: Đau vùng thắt lưng nhiều mà điều trị nội
khoa không thành công trong 6 tháng. Các bệnh gây di lệch chèn ép vào tủy,
đuôi ngựa.
Phẫu thuật làm cứng, cố định cột sống khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo
nhiều [15], [35].
Theo YHCT
1.2.6.5. Nguyên tắc điều trị
Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ơn kinh hoạt lạc (hành khí hoạt huyết), bổ
can thận.
1.2.6.6. Điều trị bằng thuốc
* Thuốc uống trong:
- Bài cổ phương: Có thể sử dụng một trong các bài như Can khương thương
truật thang, Tứ diệu tán,Thân thống trục ứ thang, Độc hoạt ký sinh thang gia
giảm.
* Thuốc dùng ngồi: Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa
đủ chườm tại chỗ đau.
1.2.6.7. Điều trị không dùng thuốc
- Châm cứu: điện châm, điện mãng châm, điện nhĩ châm, thủy châm.
- Xoa bóp bấm huyệt vận động cột sống thắt lưng [37-39].
1.3. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động và sự cải thiện chất
lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau cột sống lưng do thối hóa cột sống
1.3.1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân đau
cột sống lưng do thối hóa cột sống thường dựa vào:


12


1.3.1.1. Lượng giá mức độ đau theo thang nhìn (VAS-Visual Analog
Scale)
Thang nhìn là đoạn thẳng nằm ngang dài 100 mm, được đánh số từ 0 đến
10.

Hình 2.1. Mức độ đau theo thang nhìn Visual Analogue Scale
(Theo Bộ Y tế (2009), giáo trình Bệnh học Cơ Xương Khớp Nội khoa)
Quy ước: điểm số 0 là không đau, điểm số 10 là đau không chịu nổi.
Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình trên thang vạch sẵn này.
Mức độ đau là độ dài đo được từ điểm 0 đến vị trí người bệnh tự đánh dấu
trên thang nhìn (tính bằng mm).
1.3.1.2. Đo độ giãn CSTL bằng nghiệm pháp Schober trước và sau điều
trị
Cách làm đo độ giãn thắt lưng (nghiệm pháp Schober): bệnh nhân đứng
thẳng, sau đó thầy thuốc vạch một đường ngang qua đốt sống thắt lưng 5 (ngang
hai mào chậu) đo ngược lên 10 cm rồi vạch một đường ngang thứ hai, cho bệnh
nhân cúi xuống, chân vẫn giữ thẳng, khi đã cúi hết mức tối đa. Bình thường độ
giãn CSTL là 4 - 6cm, nếu bị tổn thương thì độ giãn CSTL giảm, nếu nặng thì có
thể không giãn [15], [36].
1.3.1.3. Đo tầm vận động CSTL trước và sau điều trị
Tầm vận động CSTL bao gồm:


13

+ Độ duỗi của cột sống: Điểm đặt cố định ở gai chậu trước, cành cố định
đặt dọc theo đùi, cành di động đặt dọc theo thân, yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng,
2 gót chân chụm vào nhau, ngửa thân tối đa ta được góc đo của độ duỗi CSTL.
+ Độ gấp của cột sống: Điểm đặt cố định ở gai chậu trước, cành cố định đặt
dọc theo đùi, cành di động đặt dọc theo thân, yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng, 2

gót chân chụm vào nhau, cúi thân tối đa ta được góc đo của độ gấp CSTL.
+ Độ nghiêng của cột sống: Bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định ở gai sau
S1, cành cố định theo phương thẳng đứng, cành di động đặt dọc cột sống, yêu
cầu người bệnh nghiêng tối đa về từng bên, góc đo được là góc nghiêng của
CSTL.
+ Nghiệm pháp tay đất: bệnh nhân đứng thẳng 2 gót chạm nhau, từ từ cúi

xuống phía trước, khớp gối giữ thẳng. Bình thường bàn tay chạm đất. Khi có tổn
thương động tác cúi sẽ bị hạn chế, tay không sát đất, khoảng cách giữa bàn tay
và mặt đất sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ của tổn thương.
Cách đo tầm hoạt động của CSTL: yêu cầu bệnh nhân cúi, ngửa, nghiêng
phải, nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế.
Dùng thước đo tầm vận động để đánh giá hạn chế vận động của CSTL.
Bình thường độ duỗi 30 độ, gấp 80 độ, nghiêng từng bên 30 độ, quay từng bên
25 độ. Đánh giá tầm vận động của CSTL ở 3 tư thế duỗi, gấp, nghiêng.
1.3.1.4. Đánh giá tình trạng co cơ cạnh sống vùng thắt lưng trước và
sau điều trị [12], [21]
Chúng ta quan sát bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng và nghiêng, thấy rõ cơ
bên nào bị đau sẽ co cứng và nổi vồng lên. Khi sờ nắn, ấn tay thấy các khối cơ
căng, chắc.


14

1.3.1.5. Các phương pháp điều trị bằng YHCT đau cột sống lưng do
THCS có tác dụng phục hồi chức năng vận động dựa vào
Đau theo YHCT gọi là “Thống”. Trong sách tố vấn, thiên “Âm dương ứng
tượng đại luận” viết “Thơng tắc bất thống, thống tắc bất thơng” có nghĩa là: Khí
huyết lưu thơng thì khơng đau, khi kinh lạc bị bế tắc, khí huyết khơng lưu thơng
thì gây đau. Các phương pháp YHCT điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh

lạc, làm thơng kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thơng, do đó có tác dụng giảm đau.
[33]
Đối với bệnh nhân đau vùng thắt lưng theo lý luận YHCT thường chọn
những huyệt vị tại chỗ, lân cận CSTL và những huyệt có tác dụng tồn thân để
tiến hành điều trị cho bệnh nhân đau thắt lưng [55].
Huyệt Thận du, nằm trên kinh túc thái dương bàng quang, du huyệt của
tạng thận. Tuổi cao chức năng tạng phủ từ đó cũng suy giảm, trong đó chức năng
của thận là Thận tàng tỉnh, thận chủ cốt tủy thận hư không dưỡng được gân
xương khớp làm cho xương khớp thối hóa, vì vậy trong nghiên cứu của chúng
tôi sử dụng huyệt Thận du với tác dụng toàn thân để bổ thận, dưỡng gân khớp.
Thận tàng tinh, khi thận hư tinh tổn không ni dưỡng được cốt gây nên chứng
u thống thì việc điều khí bồi bổ huyệt Thận du là rất cần thiết. Việc bồi bổ này
giúp cho Thận tinh không bị hao tổn, có tác dụng làm chậm lại q trình thối
hóa vậy [26], [32].
Huyệt Đại trường du, nằm trên kinh túc thái dương bàng quang, du huyệt
của phủ Đại trường. Huyệt có tác dụng tại chỗ điều trị lưng đau nhức, co cứng cơ
vùng lưng. Khi cứu huyệt Đại trường du có tác dụng giúp lưu thơng kinh khí tại
kinh Bàng quang, khí hành huyết sẽ hành giúp cho điều hịa khí huyết, vịnh
dưỡng được cơ nhục, cốt tủy, giải quyết được chứng yêu thống.


×