Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Skkn-Hương-2022-2023.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 37 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì việc chăm sóc trẻ em cả về thể chất lẫn tinh
thần đều được nâng cao, với điều kiện dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng với
tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ trẻ dậy thì sớm ngày càng tăng lên.
Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải giáo dục giới tính cho học sinh để
các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính của mình cũng như biết các cách thức
chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước vào tuổi dậy thì. Mục tiêu của giáo dục
giới tính là giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các
em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu
bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại
bên ngồi cũng như biết tơn trọng thân thể người khác.
Theo Luật trẻ em năm 2016: “Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc
không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại
cho trẻ”. Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình
thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia. Có bốn hình thức của
xâm hại trẻ em: thể chất, tình dục, tinh thần, xao nhãng. Xâm hại trẻ em gây ra
những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý đối với nạn
nhân trẻ em. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng đến gia đình,
cộng đồng và tồn xã hội. Trẻ em khơng bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại,
ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng.
Dư luận đang hết sức lo ngại trước hàng loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ
em trong điều kiện các em gần như khơng biết cách tự vệ và đề phịng. Thống kê
của Bộ Cơng an cho biết tồn quốc, trong 9 tháng của năm 2022, đã phát hiện
1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Theo thống kê của Sở Lao độngThương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, năm 2021 trên toàn tỉnh xảy ra 55 vụ xâm
hại tình dục trẻ em. Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh, xảy ra 26 vụ
xâm hại tình dục trẻ em. Các địa phương có nhiều trẻ em bị xâm hại là : thành
phố Pleiku, huyện Kbang, huyện Chư Pah, huyện Chư Prông,… Trên địa bàn
huyện Ia Grai từ năm 2021 đến giữa năm 2022 xảy ra 4 vụ xâm hại tình dục trẻ
1



em ở các xã Ia Hrung, Ia Chía, Ia Pếch. Phần lớn trẻ bị xâm hại đang ở độ tuổi
từ 10 đến dưới 16 tuổi, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Hiện tượng ấy không chỉ phản ánh mặt trái của xã hội mà cịn
gióng lên những hồi chng cảnh tỉnh về những lỗ hổng trong cơng tác giáo dục
giới tính. Những lỗ hổng này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu khơng có sự
chung tay của nhà trường và gia đình thì những hậu quả tiềm tàng là rất lớn.
Học sinh bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính qua sách Khoa học lớp 5.
Các em cũng được học về cơ thể người, về trứng, tinh trùng, về bào thai…Tuy
nhiên, việc có đưa chương trình giới tính lên sớm hay khơng vẫn có nhiều luồng
ý kiến khác nhau nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng điều kiện dinh dưỡng
ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ các bé dậy
thì sớm ngày càng tăng lên. Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải giáo
dục giới tính cho học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính của mình
cũng như biết các cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước vào tuổi
dậy thì. Vấn đề đặt ra là đối với học sinh lớp 5 - giai đoạn đầu của tuổi dậy thì,
chúng ta cần phải giáo dục giới tính như thế nào để nâng cao hiểu biết của các
em về giới mà không làm mất đi vẻ ngây thơ, trong sáng của chính lứa tuổi các
em, giúp các em tự tin bước vào giai đoạn chính của tuổi dậy thì. Chính vì vậy,
tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới
tính cho học sinh lớp 5”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giáo dục giới tính cho
học sinh lớp 5.
- Giúp học sinh biết nhận thức đúng về giới tính, những thay đổi của bản
thân khi tới tuổi dậy thì. Đồng thời giúp các em biết phòng tránh trước
những nguy cơ bị xâm hại.
- Thay đổi nhận thức về giáo dục giới tính đối với học sinh lớp 5 cho giáo
viên, phụ huynh.


2


- Giúp chủ nhân tương lai đất nước có điều kiện phát triển nhân cách một
cách toàn diện.
3. Phạm vi, phương pháp và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài này, tôi nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiểu biết về giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc sách và tài liệu
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp quan sát khách quan
- Phương pháp thăm dò
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
3.3.

Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 5
- Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phiếu thăm dị dành cho học sinh,
phụ huynh học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học.
4. Lịch sử nghiên cứu
Để có một kết quả tốt về việc giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5, đầu

năm học tôi đã lên kế hoạch thực hiện trong năm như sau:
- Từ ngày 10/9/2022 đến ngày 19/9/2022: Lập đề cương
- Từ ngày 20/9/2022 đến ngày 3/2/2023: Nghiên cứu và áp dụng
- Từ ngày 6/2/2023 đến ngày 10/2/2023: Tổng kết và hoàn tất đề tài.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
1.

Cơ sở lí luận
Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở các em những tiêu chuẩn

đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của
đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai
và em gái, giữa nam và nữ. Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính
của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn,
lành mạnh về giới tính cũng như biết các cách thức để tự bảo vệ mình. Việc giáo
dục giới tính đúng cách có thể mang lại một số tác dụng hoặc hiệu quả như sau:
- Khi trẻ dậy thì, sự tị mị và khao khát khám phá những thay đổi của cơ
thể là một nhu cầu và việc giáo dục giới tính sẽ giúp giải quyết nhu cầu này.
- Kế nữa là khi trẻ đã hiểu được một phần nào đó về giới tính thì trẻ sẽ có
khả năng tự chăm sóc bản thân, nhất là những bộ phận giới tính.
- Sự hiểu biết này còn giúp trẻ phòng tránh hoặc đối phó với những nguy
cơ xâm hại đến bản thân.
- Từ những hiểu biết đó trẻ sẽ tự tin và xây dựng những mối quan hệ giới
tính lành mạnh và phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
- Và điều quan trọng nhất là tạo mối quan hệ thân thiết trong gia đình,
một khi cha mẹ giáo dục đúng cách sẽ tạo nên sự gần gũi, tin cậy giữa cha mẹ và

con trẻ.
Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo
đức nói riêng. Tuy nhiên khơng thể “hịa tan” giáo dục giới tính bởi những đặc
trưng, ý nghĩa và mục đích riêng của nó.
2.

Thực trạng vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 tại trường

Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai – nơi tôi đang công tác
2.1.

Thực trạng dạy giáo dục giới tính và lồng ghép giáo dục giới tính cho

học sinh lớp 5
-

Về phía nhà trường và giáo viên
Giáo dục giới tính là một chủ đề mới ở nước ta. Xung quanh vấn đề này,

quan điểm cho rằng có nên coi giáo dục giới tính thành một nội dung giáo dục
4


độc lập trong nhà trường hay khơng đang cịn có nhiều tranh cãi. Từ cuối những
năm 80 (của thế kỷ XX), giáo dục giới tính được đưa vào chương trình thực
nghiệm giảng dạy tại 17 tỉnh và thành phố trên tồn quốc. Tuy nhiên, nội dung
kiến thức cịn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung có tính chất giải phẫu
sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục và quan hệ
tình dục.
Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói

riêng chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến trong các nhà trường mà chỉ
được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học
(lớp 5),… Chưa có một hướng dẫn hay nội dung, phương pháp có hiệu quả nào
về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên
đều nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh tiểu
học. Tuy nhiên thời lượng dành cho việc lồng ghép giảng dạy vào các mơn học
khác cịn ít, giáo viên chưa có thời gian nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính cho
học sinh.
- Về phía phụ huynh học sinh
Gia đình là hình thái đầu tiên và chủ yếu nhất của mối quan
hệ giữa con người với con người, trong đó cha mẹ là những
người có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái, được coi là mẫu mực
cho con cái trông vào. Trong gia đình các thành viên tác động
lẫn nhau một cách sâu sắc và kín đáo. Cách cư xử của cha mẹ
với nhau là bài học sớm nhất về mối quan hệ bình đẳng giữa
một người nam và một người nữ về yêu thương, tôn trọng, hỗ
trợ lẫn nhau trong mọi sinh hoạt của gia đình. Thế nhưng phần
đa cha mẹ vẫn cịn cho rằng giáo dục giới tính là chuyện tế nhị, đến tuổi thì con
tự biết hết và họ cho rằng cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính là “vẽ
đường cho hươu chạy”. Vì thế phụ huynh không bao giờ trao đổi với các em về
những vấn đề này.
5


Ở nước ta hiện nay, giáo dục giới tính trong gia đình ít được các bậc cha
mẹ quan tâm. Bản thân cha mẹ, các bậc lớn tuổi cũng thiếu thông tin về giáo dục
giới tính nên chưa nhận thức hết vai trị của nội dung giáo dục này. Vì vậy, họ
khơng quan tâm hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục cho con cái.
Chúng không được chỉ bảo, hướng dẫn những kiến thức, hiểu biết tối thiểu về
giới tính. Do vậy, trẻ em cả nam và nữ hầu như phát triển một cách tự nhiên.


Chị Thu – phụ huynh em Lê Vỹ Tường- học sinh lớp 5.2, trường Tiểu học
Nguyễn Thị Minh Khai đã chia sẻ rằng: “Lứa tuổi của các con hiện tại, việc
giáo dục giới tính là chưa cần thiết”.

6


Chị Kim Thúy – phụ huynh em Bùi Thiên Phú- học sinh lớp 5.2, trường
Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cũng có chia sẻ: “Khi được con hỏi về vấn đề
liên quan đến giới tính, chị rất e ngại khi chia sẻ và trả lời con. Thường chị sẽ
lảng tránh”.
Thiết nghĩ giáo dục giới tính là vấn đề đáng được quan tâm nhưng dường
như giáo dục ở cả gia đình và nhà trường hiện tại đều chưa được quan tâm đúng
mức.
2.2.

Thực trạng việc tiếp thu giáo dục giới tính của học sinh lớp 5

Bằng phương pháp điều tra khảo sát thông qua các câu hỏi trắc nghiệm về
giáo dục giới tính đối với học sinh hai lớp 5.1, 5.2 của trường Tiểu học Nguyễn
Thị Minh Khai, tôi đã thống kê được một số điều còn vướng mắc trong việc tiếp
thu giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 là:
- Hầu hết học sinh có rất ít hiểu biết về kiến thức giới tính cũng như các kĩ
năng phân tích phán đốn, kĩ năng ứng phó, ứng xử với các tình huống có thể bị
xâm hại,…
- Đa số học sinh đều rất ngại ngùng với những vấn đề liên quan đến giới
tính và khi có thắc mắc thường ít hỏi ý kiến cha mẹ, thầy cô. Về các vấn đề liên
quan đến giới tình hầu hết các em đều rất tị mị, muốn tìm hiểu nhưng lại ngại
chia sẻ và tự tìm tịi thơng qua tìm kiếm trên mạng, qua bạn bè hoặc một số anh

chị lớn.
- Đối với những học sinh đã trải qua giai đoạn tuổi dậy thì, các em đều
đồng tình với việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào chương trình lớp 5, điều
đó khơng hề sớm.

7


Em Nguyễn Thị Tường Vy-lớp 5.2, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai chia
sẻ: “Em muốn tìm hiểu cơ thể của mình và cách phịng tránh bị xâm hại”

Em Bùi Thiên Phú-lớp 5.2, trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai lại chia sẻ:
“Em có rất nhiều thắc mắc về giới tính nhưng ngại chia sẻ với bố mẹ và thầy
cơ”

8


Em Nguyễn Khánh Ly và Trần Nguyễn Như Ý - lớp 5.1, trường Tiểu học Nguyễn
Thị Minh Khai cùng chia sẻ: “Các em có nhiều thắc mắc về sự khác biệt giữa
nam và nữ. Đồng thời muốn tìm hiểu về các nguy cơ mà trẻ em bị xâm hại”
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều điều liên quan đến vấn đề giới tính,
sinh sản, tình dục như: phim ảnh đập vào tai, mắt con trẻ, gây cho trẻ những thắc
mắc cần được giải đáp. Lứa tuổi của các em cũng là lứa tuổi thích khám phá, ưa
tị mị. Vì vậy ở tuổi dậy thì, cơ thể các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ, có khả năng sinh sản, song về mặt tâm lý các em hay cáu giận, dễ bị kích
động, muốn tự khẳng định mình nhưng nhận thức lại chưa chín muồi. Có thể
chính các em khơng hiểu thấu đáo về việc mình làm hoặc có thể các em bắt
chước phim ảnh, sách báo có nội dung khơng lành mạnh, phản văn hố. Các em
lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn này, chưa có ý thức trong

việc chăm sóc bản thân ở lứa tuổi dậy thì. Các em cịn e ngại khi trao đổi với cha
mẹ, thầy cô khi gặp rắc rối về sự thay đổi cơ thể của bản thân, cách giữ gìn vệ
sinh thân thể, các em thường né tránh, ngại ngùng khi tiếp thu các kiến thức về
giớí tính. Các em thiếu các kĩ năng phòng tránh khi bị xâm hại, chưa biết cách
chăm sóc bản thân, thiếu hiểu biết về các kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì,
9


tầm quan trọng của tuổi dậy thì, thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì, phịng tránh xâm
hại, kiến thức về giới tính, …
Với thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 tại trường mình đang
cơng tác và giảng dạy tơi thiết nghĩ cần có những biện pháp kịp thời, những
hướng xử lí vướng mắc trong việc giáo dục giới tính cho học sinh là điều thực
sự cần thiết.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1.

Biện pháp 1: Giáo dục giới tính cho học sinh thơng qua việc giảng
dạy của giáo viên

3.1.1. Phổ biến kiến thức về giáo dục giới tính cho giáo viên.
Hơn ai hết giáo viên muốn truyền thụ kiến thức về giới tính cho học sinh thì
việc đầu tiên là phải nắm vững các kiến thức về giới tính. Giáo viên cần nắm rõ
một số nội dung chính sau:
1. Khái niệm: Giới tính là gì?
Có thể hiểu một cách khái quát, ngắn gọn giới tính là tất cả những đặc điểm
riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ.
2. Nguồn gốc của giới tính:
Giới tính được quy định từ hai nguồn gốc: nguồn gốc sinh học và nguồn gốc
xã hội.

- Nguồn gốc sinh học của con người trước hết do tế bào sinh sản quy định
- Nguồn gốc xã hội ảnh hưởng tới giới tính của con người ở nhiều mặt.
Phong tục tập quán ở từng nước đòi hỏi ở mỗi giới những phẩm chất và tác
phong khác nhau phù hợp với giới tính của mình. Ví dụ như xã hội Việt Nam
địi hỏi ở người con gái tính dịu dàng, hiền hậu, tính đảm đang, biết giữ gìn
phẩm hạnh, có ý tứ,…. Những người con trai phải thể hiện tính cương quyết,
thái độ đàng hoàng, đĩnh đạc. Hoặc như trong quan hệ nam nữ, xã hội ta đòi hỏi
sự cư xử đúng mực giữa nam và nữ, thể hiện trong tác phong, tư thế hàng ngày,
ở một khoảng cách nhất định trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ.
3. Những biểu hiện của sự khác biệt giới tính
10


a. Những sự khác biệt về sinh học:
- Bộ xương của nữ thường nhỏ hơn nam, xương chậu của nữ thường rộng và
thấp, xương chân tay ngắn hơn.
- Lượng mỡ trong cơ thể nữ nhiều hơn nam nhất là ở vùng mông, ngực, bụng
- Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục của nam và nữ hoàn toàn khác nhau.
Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, quy định sự tồn tại của hai giới về mặt sinh
học.
b. Những sự khác biệt về tâm lý:
- Về hứng thú: Học sinh trai thích học tập thể dục, thể thao hơn cịn học sinh
gái thường thích những trị chơi nhẹ nhàng hơn, khơng ồn ào.
- Về tình cảm: Phụ nữ dễ xúc động hơn nam, còn nam giới dễ chế ngự cảm
xúc của mình hơn.
- Về tính cách: Phụ nữ thường cẩn thận, tỷ mỉ, nhẫn nại hơn nam giới
- Về năng lực: Phụ nữ thể hiện tính khéo léo, nhạy cảm còn nam giới nổi trội
hơn trong các phản ứng.
4. Vai trị của giới tính
- Giới tính tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp đặc biệt giữa hai

người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn hoặc
thận trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp
- Giới tính cũng chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống.
- Giới tính làm cho quan hệ giao tiếp giữa hai người khác giới khác hẳn quan
hệ giao tiếp giữa hai người cùng giới, làm cho giữa nam và nữ có những
“khoảng cách” nhất định.
Ngoài ra giáo viên cần nắm được một số kĩ năng tự bảo vệ, cách thức ứng
phó với các nguy cơ bị xâm hại,…
Khi thầy cô nắm vững các kiến thức về giới, cộng thêm sự cởi mở, thân
thiện, gần gũi trong giao tiếp sẽ giúp các em tiếp cận những kiến thức về giới
một cách hứng thú hơn.
3.1.2. Giáo dục giới tính thơng qua chủ điểm: “Con người và sức
khỏe”- môn Khoa học lớp 5.
11


Trong chương trình dạy học chính khóa, học sinh lớp 5 bắt đầu làm quen
với giáo dục giới tính thơng qua chủ điểm: Con người và sức khỏe ở môn Khoa
học. Trong chủ điểm này có các bài học có thể lồng ghép giáo dục giới tính cho
các em là:
Bài 1: Sự sinh sản
Bài 2+3: Nam hay nữ?
Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe
Bài 6: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì
Bài 7: Tuổi vị thành niên đến tuổi già
Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì
Bài 18: Phịng tránh bị xâm hại
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để xem xét
đưa nội dung giáo dục giới tính vào từng bài học cho phù hợp, không quá ôm

đồm khó hiểu. Tùy vào nội dung bài học mà có thể dạy toàn lớp hoặc chia lớp
thành 2 đối tượng: học sinh nam và nữ để thuận tiện cho việc giảng dạy ( VD:
Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì giáo viên có thể tách thành 2 đối tượng để các em tiếp
thu nội dung bài học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, khơng có cảm giác ngượng
ngùng, xấu hổ).
Bài: Sự sinh sản, học sinh cần biết tất cả mọi người đều do bố mẹ sinh ra
và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
Bài: Nam hay nữ? Ở bài học này giúp học sinh biết được những điểm
khác biệt trên cơ thể giữa nam và nữ đồng thời các em biết tôn trọng các bạn
cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
Bài: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? HS biết cơ thể
chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của
người mẹ
Bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? Học sinh biết được chỉ có
phụ nữ mới có khả năng mang thai và sau quá trình mang thai em bé sẽ chào đời
12


từ đó nêu được những việc nên và khơng nên làm để chăm sóc phụ nữ mang
thai.
Bài: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì. Học sinh nêu được các giai đoạn
phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay
đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì, quan trọng là các em biết
mình đang bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì - lứa tuổi có tầm quan trọng
đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người.
Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì - đây là bài học rất quan trọng đối với các em
đặc biệt là các em học sinh ở vùng nông thôn bởi do điều kiện sống cịn khó
khăn, cha mẹ các em đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, dì chú nên các em
khơng được bố mẹ hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh cá nhân. Có những em có bố
mẹ bên cạnh nhưng vì hiểu biết cịn hạn chế nên các em nhận được rất ít sự chỉ

bảo về cách thức vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh khi đến tuổi dậy thì. Ở bài
học này giáo viên nên chia lớp thành 2 đối tượng là nam và nữ để dễ dàng trao
đổi, hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể các bước vệ sinh cá nhân khi các em đến tuổi dậy
thì.
Trong chủ điểm này giáo viên cần lưu ý bài học: Phòng tránh bị xâm hại.
Đây là một bài học vô cùng quan trọng đối với các em, sau bài học học sinh cần
biết:
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm
cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
+ Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
+ Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ tâm sự, nhờ giúp
đỡ bản thân khi bị xâm hại.
Khi dạy bài học này giáo viên có thể khai thác các thơng tin trên mạng
Internet để cung cấp thêm các biện pháp, giúp học sinh biết ứng phó với các tình
huống, nguy cơ bị xâm hại. VD: Giáo viên đưa ra các đoạn phim ngắn chiếu
những tình huống trẻ gặp trong cuộc sống có thể dẫn đến bị xâm hại và các cách
thức ứng phó với các tình huống đó. Ngồi ra giáo viên cịn đưa ra những tình
huống cụ thể, u cầu học sinh đưa ra cách xử lí của mình sau đó giáo viên sẽ
13


kết luận cách ứng phó với từng tình huống cụ thể đó. VD: Em sẽ làm gì trong
các trường hợp sau:
+ Khi có người lạ tặng quà cho em
+ Khi người lạ muốn vào nhà mà bố mẹ ở nhà, bố mẹ vắng nhà
+ Khi người lạ trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu với bản
thân.
*Bài soạn minh họa
Mơn: Khoa học (TCT 18)
Bài: PHỊNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức-Kĩ năng
- Nêu được xâm hại trẻ em là gì?
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phịng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
2. Phẩm chất- Năng lực
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh kĩ năng ứng phó, biết chia sẻ, tâm sự nhờ
người khác giúp đỡ.
- Năng lực: Năng lực khoa học, năng lực tự chủ tự học, năng lực giao tiếp hợp
tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giaó viên: Tranh ảnh, video, một số tình huống để đóng vai.
- Học sinh: Một số thơng tin về các vụ xâm hại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động
- Hát (nhạc)

- Hát tập thể

- Cho học sinh xem clip

- Học sinh xem

- Các em có cảm nhận gì sau khi xem
14



đoạn clip?

- Hậu quả mang lại cho việc xâm hại quá lớn
- Thương cho các em bị xêm hại.

-> Trên đây là những con số biết nói,

- Sợ và lo lắng

nó thể hiện tình trạng báo động về
xâm hại trẻ em ở nước ta. Vậy làm
thế nào để chúng ta tránh được những
nguy cơ bị xâm hại, chúng mình cùng
tìm hiểu qua bài: Phòng tránh bị xâm
hại.
2. Hình thành kiến thức mới
- Ở bài học này các con muốn tìm
hiểu về điều gì?

- Mình có thể bị xâm hại khi nào?
- Xâm hại trẻ em là gì?
- Cách ứng phó khi mình bị xâm hại?
- Ai là người có thể xâm hại mình?
- Trẻ em thường bị xâm hại ở đâu?

-> Tất cả các thắc mắc của các con,

- Cách phòng tránh bị xâm hại?


cô cùng chúng mình sẽ cùng nhau
giải đáp trong bài học ngày hôm nay
nhé.
a) Xâm hại trẻ em là gì?
Đầu tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu
“Xâm hại trẻ em là gì?”
- Dựa vào tài liệu các con đã sưu tầm,
các con hãy thảo luận theo nhóm đôi

- Đánh đập trẻ, làm trẻ đau đớn về thân xác.

và trả lời câu hỏi Xâm hại trẻ em là

- Làm tổn hại tới tình cảm, nhân phẩm và

gì?

nhân cách của trẻ.
- Dùng lời nói chê bai, chửi rủa làm trẻ suy
sụp về mặt tinh thần.
15


- Xâm hại về mặt thể chất (hỏi hs hiểu)
- Xâm hại về mặt tình dục (hỏi hs hiểu)
- Cô thấy ý kiến của các con có nói

- Xâm hại về mặt tinh thần (hỏi hs hiểu)


đến chạm vào vùng riêng tư, vậy theo - Môi, mông, ngực, bộ phận sinh dục.
các con bộ phận nào trên cơ thể là
vùng riêng tư?
- Khi được bố mẹ ôm vào lòng, các
con cảm thấy thế nào?

- Thích, yêu quý bố mẹ

- Bố mẹ được chạm vào vùng riêng tư
khi tắm cho các con, bác sĩ cũng được
chạm vào vùng riêng tư khi khám
nhưng phải được sự đồng ý của các
con, và phải có mặt bố mẹ các con ở
đó. Khi các con được những người
các con yêu thương, tin tưởng chạm
vào thì đó là những đụng chạm cần
thiết (hay đụng chạm an toàn).
-> Vậy là cô và cả lớp mình đã tìm
hiểu được xâm hại trẻ em là gì rồi
đúng không? Xâm hại trẻ em là
những hành động làm tổn thương về
mặt thể chất, tinh thần, cũng như
nhân cách, tình cảm của trẻ.
b) Nguy cơ trẻ bị xâm hại
Hiểu được xâm hại trẻ em rồi, vậy
những nguy cơ nào khiên trẻ bị xâm
hại. Chúng ta tiếp tục vào nội dung 2.

- Mở cửa cho người lạ vào nhà khi ở một


Cô đã chuẩn bị một số tranh ảnh nói

mình.

về những nguy cơ trẻ có thể bị xâm

- Nghe lời dụ dỗ của người lạ

hại, giờ các con cùng thảo luận trong
16


nhóm 6, trao đổi những nguy cơ trẻ

- Kết bạn với người lạ qua mạng xã hội

có thể bị xâm hại.

- Đi một mình khi vắng vẻ, tối tăm
- Nhận quà của người lạ

- Tại sao không nên nhận quà của

- Đi nhờ xe của người lạ

người lạ?

- Đi một mình với người lạ…

- Nếu mình lên xe với người lạ, mình


- Dễ bị xâm hại, bắt cóc……

sẽ gặp nguy hiểm gì?
- Kết bạn với người lạ trên mạng thì
mình gặp nguy hiểm gì?
-> Các con bị xâm hại khi nào?
- Các con có nguy cơ bị xâm hại ở

- Khi đi nơi vắng vẻ, mất cảnh giác, nghe lời

đâu?

dụ dỗ của người lạ.

- Ai là người có hành vi xâm hại

- Ngõ hẻm tối tăm, ở nhà, ở trường…

chúng ta?
- Xem đài báo, ti vi chia sẻ về một vụ

- Người lạ, số ít là người quen, hàng xóm,

xâm hại mà em biết?

bất cứ mọi người xung quanh…

- Cô muốn chia sẻ về bạn Nhật Linh,


- Học sinh chia sẻ

bạn sống ở Nhật Bản cùng cha mẹ và
bạn bị chủ tịch hội phụ huynh nhà
trường bắt cóc và xâm hại bạn.
Trẻ em có thể bị xâm hại ở bất cứ nơi
đâu, cả ở trong nước và nước ngoài
và bất kì ai cũng có thể là người có
hành vi xâm hại trẻ em.
- Vậy các bạn cho cô biết, độ tuổi nào
là tuổi dễ bị xâm hại nhất?
- Vì sao trẻ em lại dễ bị xâm hại nhất? - 5-10 tuổi
- Dễ tin người, sức còn yếu không thể chống
17


c, Cách phòng tránh xâm hại

cự, chưa đề cao cảnh giác, ít kĩ năng sống.

Trên đây là những nguy cơ bị xâm
hại, vậy làm như thế nào để tránh
được những nguy cơ bị xâm hại thì cô
cùng các con vào tìm hiểu cách phòng
tránh bị xâm hại.
- Cho học sinh xem clip: Các con
cùng xem clip và chỉ ra những cách
để phòng tránh bị xâm hại.
- Thảo luận thật nhanh các cách
phòng tránh bị xâm hại.


- Không nhận quà, sự giúp đỡ của người
khác khi không rõ lí do
- Không kết bạn với người lạ trên mạng xã
hội
- Không đi xe với người lạ
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
- Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một

- Các con sử dụng mạng Internet để

mình.

làm gì?

- Để học tập, tìm kiếm thơng tin.

- Trong thời đại 4.0 thì việc sử dụng
Internet là một việc làm cần thiết, để
sử dụng sao cho an toàn thì ta không
nên đăng hình ảnh và thông tin cá
nhân lên mạng, không chia sẻ hỉnh
ảnh nhạy cảm cho bất kì ai.
d, Ứng phó khi bị xâm hại
- Nếu chẳng may các con bị xâm hại
các con sẽ làm gì? Ví dụ như bạn

- Hét lên nói con không thích và chạy ra

Cốm trong tình huống 1.


khỏi phòng.

Tình huống 3: đóng vai xử lí tình
18


huống.
- Xung quanh chúng ta con có rất

- Học sinh thực hiện

nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn
sàng giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn.

- Học sinh vẽ bàn tay, ghi tên những người

Chúng ta có thể chia sẻ, tìm kiếm sự

em tin cậy và chia sẻ với cả lớp

giúp đỡ khi sợ hãi… Cô cùng các bạn
vẽ “Bàn tay tin cậy” để ghi tên những
người các con cảm thấy an tâm khi
chia sẻ nhất nhé.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
Chơi trị chơi: Đuổi hình bắt chữ
- Những trường hợp nào gọi là
bị xâm hại?


- Học sinh tham gia tìm từ: TỪ CHỐIKÊU CỨU- CHẠY TRỐN- CHIA SẺ

- Khi bị xâm hại ta cần làm gì?

- Học sinh trả lời

- Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Phòng tránh tai
nạn giao thông”.
Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

…………………………………………………………………………………………

Như chúng ta đã biết, với những bài học mang nội dung giáo dục giới tính
dễ khiến học sinh ngại ngùng khi học bài. Một phần do đặc điểm về tâm sinh lý
lứa tuổi học sinh lớp 5, các em đã có nhiều hiểu biết về bản thân. Thực tế có
khơng ít các em đã và đang trong giai đoạn dậy thì. Mặt khác, đối với giáo viên,
nhất là những giáo viên trẻ, thường bối rối khi dạy về nội dung kiến thức này.
Đôi khi dạy lướt, rồi yêu cầu học sinh tự nghiên cứu.
19


Cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của nội dung giáo dục giới tính,
cụ thể trong mơn Khoa học, đối với học sinh. Đây là những kiến thức bổ ích cần
thiết phải trang bị cho mỗi em. Người giáo viên phải có những phương pháp và
cách thức tổ chức phù hợp để giúp học sinh có được kiến thức bài học.
Sau đây là một phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Khoa học
lớp 5:

a. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một hình thức dạy học rất có hiệu quả đối với các bài
dạy Khoa học nói chung. 2, 4 hoặc 6 em học sinh sẽ cùng nhau trao đổi về nội
dung bài học, sau đó trình bày lại theo cách hiểu của mình. Việc đưa hình thức
thảo luận nhóm vào trong dạy học các bài Khoa học có liên quan tới giáo dục
giới tính giúp học sinh cởi mở trong giao tiếp, chia sẻ những điều mình biết và
được giải đáp những điều mình chưa biết với bạn bè trong nhóm.

Các em trao đổi với nhau, sẽ làm cho các em nhớ bài hơn, đồng thời các em
có thể mạnh dạn khi trình bày lại nội dung kiến thức.
b. Tự sưu tầm thông tin
Giáo viên có thể u cầu học sinh tự sưu tầm thơng tin, kiến thức về cơ thể,
về giới tính, về các vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển, nguy cơ và
cách phòng tránh xâm hại trên mạng Internet, sách báo hoặc cái tài liệu tham
khảo.
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×