Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Bài tập phát triển năng lực Ester Lipit Hóa 12 CT mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA HOÁ HỌC

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ “ESTER – LIPID”

NHĨM 3

- LỚP 18SHH -

ĐỒN THỊ THU NHI
LÊ HỮU BẢO THẠCH
ÔNG NGÔ THANH MAI
NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN
NGUYỄN THỊ NGỌC NGÂN

0


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục của nước ta đang từng bước đổi mới, là bước chuyển từ giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học
được cái gì đến chỗ HS vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì thế dạy học theo chủ đề
(themes based learning) là mơ hình dạy học đang được quan tâm đặc biệt. Mơ hình lớp học
này sẽ tập trung vào HS và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền
với thực tiễn.
Hóa học là một trong những mơn học thuộc nhóm mơn khoa học tự nhiên có vai trị
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, trong đó có phát triển những năng lực
cần thiết cho HS, giúp HS có khả năng làm việc độc lập, chủ động, sáng tạo trong thực tiễn.
Trong chương trình Hóa học ở các trường Trung học phổ thông (THPT), kiến thức


chủ đề Ester - Lipid là một “đơn vị kiến thức” khá trọn vẹn về một loại hợp chất hữu cơ.
Nhiều hợp chất hữu cơ thuộc loại ester - lipid rất quen thuộc và có tầm quan trọng trong
cuộc sống. Đóng vai trị là một kiến thức mang ý nghĩa lớn trong thực tiễn, vì vậy việc thiết
kế các câu hỏi/ bài tập hỗ trợ dạy học chủ đề “Ester - Lipid” mang tính cấp thiết, cần được
quan tâm nghiên cứu.
Từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế các câu hỏi/bài tập phát triển tư duy
của HS theo 4 cấp độ nhận thức thuộc chủ đề “Ester - Lipid” làm đề tài tiểu luận của mình.

1


MỤC LỤC
PHẦN A.....................................................................................................................3
I. Mục đích, yêu cầu của câu hỏi/bài tập ............................................................3
II. Mục tiêu ............................................................................................................3
III. Hình thức câu hỏi/bài tập ..............................................................................4
IV. Ma trận câu hỏi/bài tập .................................................................................4
PHẦN B. HỆ THỐNG BÀI TẬP ............................................................................7
I. Mức độ nhận biết...............................................................................................7
1. Trắc nghiệm .....................................................................................................7
2. Tự luận ...........................................................................................................10
II. Mức độ thông hiểu .........................................................................................12
1. Trắc nghiệm ...................................................................................................12
2. Tự luận ...........................................................................................................16
III. Mức độ vận dụng ..........................................................................................19
1. Trắc nghiệm ...................................................................................................19
2. Tự luận ...........................................................................................................22
IV. Mức độ vận dụng cao ...................................................................................28
1. Trắc nghiệm ...................................................................................................28
2. Tự luận ...........................................................................................................30


2


PHẦN A
I. Mục đích, yêu cầu của câu hỏi/bài tập
Đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) sau khi học xong chủ đề “Ester – Lipid” của
chương trình mơn Hóa học lớp 12.
II. Mục tiêu
KIẾN THỨC
1,

Khái niệm lipid, chất béo, acid béo, đặc điểm cấu tạo phân tử ester.

2,

Công thức cấu tạo và danh pháp của một số ester.

3,

Tính chất vật lý của ester.

4,

Tính chất hóa học cơ bản của ester.

5,

Điều chế ester và ứng dụng của một số ester.


6,

Tính chất vật lý của chất béo.

7,

Tính chất hóa học cơ bản của chất béo.

8,

Ứng dụng của chất béo và acid béo.

9,
Đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên,
tổng hợp.
10,

Phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu giặt rửa tổng hợp.
NĂNG LỰC CHUNG

Giao tiếp và hợp tác

11,
Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu
sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm; chủ động
giao tiếp nêu thắc mắc khi có vấn đề cần giải quyết.

Tự chủ và tự học

12,

HS ôn bài tại nhà trước khi đến lớp và hoàn thành
bài tập mà GV đưa ra.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

13,
Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các
tình huống trong thực tiễn và giải quyết các câu hỏi bài
tập.

3


14,
Viết và đọc tên các kí hiệu hố học trong bài,
cơng thức tính tốn như tính: số mol, khối lượng, thể
tích, hiệu suất, viết được phương trình.

Ngơn ngữ

NĂNG LỰC HĨA HỌC
Nhận thức hóa học

15,
HS trình bày được tính chất vật lí và tính chất hóa
học cơ bản của ester, chất béo.
16,
HS trình bày được phương pháp điều chế ester,
ứng dụng của một số ester, chất béo và aicd béo.
17,

HS trình bày được một số phương pháp sản xuất
xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa
tổng hợp.

Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ
hóa học

18,
HS giải thích được những ứng dụng trong đời
sống thường ngày liên quan đến các loại ester, dầu, chất
béo.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học

19,
Vận dụng các kiến thức đã học trình bày được
cách sử dụng hợp lí, an tồn xà phịng và chất giặt rửa
tổng hợp trong đời sống.
PHẨM CHẤT

Trách nhiệm

20,
Có ý thức trong việc ăn uống, bảo vệ sức khỏe
cũng như bảo vệ mơi trường.
21,

HS hồn thành tốt các bài tập mà GV giao.


Chăm chỉ

22,
HS có sự tích cực trong học tập, chủ động nắm
bắt kiến thức.

Trung thực

23,
Khách quan, trung thực trong quá trình làm bài
tập, khơng sử dụng phương tiện hỗ trợ như điện thoại,
sách hướng dẫn nếu không được sự cho phép.

III. Hình thức câu hỏi/bài tập
Tự luận + trắc nghiệm khách quan.
IV. Ma trận câu hỏi/bài tập
Các câu hỏi tương ứng với 4 mức độ nhận thức là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận
dụng cao.

4


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ nhận thức
Nội dung

1
TN

2

TL

TN

Cộng
3

TL

TN

4
TL

TN

TL

1.1 Công thức

Số câu: 7

cấu tạo và danh
Số câu:
Số câu: 01
pháp của một số
01
ester.
1.2 Tính chất vật
Số câu: 01

lý của ester.

Số câu: 02

Số câu: 01

Số câu: 02

Số câu: 4
Tỉ lệ: 13,3%

Số câu: 01

1.3 Tính chất
hóa học cơ bản
của ester.
1.4 Điều
ester.

Số câu: 01

chế

1.5 Tính chất vật
lý của chất béo.

Số câu: 01

Số câu: 01
Số câu:

01

1.6 Tính chất
hóa học cơ bản
của chất béo.
1.7 Ứng dụng
Số câu: 01
của chất béo và

Tỉ lệ: 23,3%

Số câu: 02

Số câu: 01

Số câu: 6
Số câu: 02

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 01

Số câu: 2
Tỉ lệ: 6,7%

Số câu: 01

Số câu: 2
Tỉ lệ: 6,7%


Số câu: 01

Số câu: 01

Số câu:
01

Số câu: 01

Số câu: 2
Tỉ lệ: 6,7%
Số câu: 2
Tỉ lệ: 6,7%
5


acid béo.
1.8 Đặc điểm về
cấu tạo và tính
chất chất giặt
rửa
của
xà Số câu: 01

Số câu:
01 (Gồm
nội dung

phòng và chất
giặt

rửa
tự
nhiên, tổng hợp.
1.9

1.3, 1.6,
1.8.)

Phương

pháp sản xuất xà
phòng, phương
pháp chủ yếu
giặt rửa tổng
hợp.

Số câu: 1
Tỉ lệ: 3,3%

Số câu: 01

1.10 Sử dụng
hợp lí, an tồn


Số câu: 2
Tỉ lệ: 6,7%

phòng




chất giặt rửa
tổng hợp trong
đời sống.

Số câu: 01

Số câu: 01

Số câu: 2
Tỉ lệ: 6,7%

6


PHẦN B: HỆ THỐNG BÀI TẬP
I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
1. Trắc nghiệm:

Câu 1. (ND1.1, mức 1)
Tinh dầu chuối được ứng dụng làm hương liệu trong thực
phẩm như sản xuất bánh kẹo, đồ uống, kem, …Tinh dầu
chuối có CTCT:

Hãy cho biết trong tinh dầu chuối có nhóm chức của hợp
chất hữu cơ nào?
A. Ketone.
B. Ester.
C. Carboxylic acid.

D. Aldehyde.
 Giải thích: Đây là câu hỏi giúp cho HS nhận biết được đặc điểm cấu tạo ester, đồng thời
giúp cho HS biết được ứng dụng của một số ester thường gặp. Ở các phương án sai, các chất
được lựa chọn để gây nhiễu đáp án đều có chứa liên kết C = O, nếu HS khơng ghi nhớ chính
xác đặc điểm cấu tạo của ester thì có thể dẫn đến chọn các đáp án sai.
 Phương án đúng: câu B vì trong CTCT của tinh dầu chuối có chứa nhóm −COO −, nên
đây ester đơn chức có cơng thức tổng qt là RCOOR’ (với R là gốc hydrocarbon hoặc H; R’
là gốc hydrocarbon).
 Câu A: HS sai vì cho rằng gốc −COO − là của ketone.
 Câu C: HS sai vì cho rằng gốc −COO − là của carboxylic acid.
 Câu D: HS sai vì cho rằng gốc −COO − là của aldehyde.

7


Câu 2. (ND 1.7, mức 1)

Đâu là nguồn cung cấp omega-3 trong chế độ ăn uống?
A.
B.
C.
D.

Bánh mì.
Bơ.
Cá hồi.
Thịt bị.

 Giải thích: Đây là câu hỏi giúp HS nhớ lại những kiến thức qua lời giới thiệu của giáo viên
về omega-3. Để chọn đúng câu này đòi hỏi HS phải chú ý nghe giảng trong q trình học hoặc

có thể áp dụng những hiểu biết thông qua đọc sách báo.
 Phương án đúng: câu C vì acid béo omega-3 chủ yếu được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ và
các loại hạt.
 HS có thể nhầm lẫn hoặc chọn sai do khơng chú ý trong q trình học.
Câu 3. (ND 1.8, mức 1)
Muối nào sau đây là muối phổ biến trong chất tẩy rửa tổng hợp?
A. Carbonate.
B. Chloride.
C. Nitrate.
D. Sulphonate.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học trong phần chất tẩy rửa tổng
hợp, nhìn vào CTCT và tên gọi của chất tẩy rửa tổng hợp thì HS có thể phân biệt được muối
nào có trong chất giặt rửa tổng hợp.
 Phương án đúng: câu D
- Về mặt kiến thức:

8


 Câu A, B, C : HS trả lời sai do chưa hiểu được quy trình cũng như CTCT của chất giặt rửa
tổng hợp.

Câu 4. (ND 1.2, mức 1)

Bạn A khi được cơ giáo hỏi về tính chất vật lí của ester thì bạn phát biểu rằng: “Các ester là
chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, có mùi thơm đặc trưng. Ester có nhiệt độ sơi thấp
hơn so với acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon. Ester có liên kết hydrogen nên tan
tốt trong nước. Ester có khả năng hòa tan được nhiều chất hữu cơ khác.” Theo em, ý nào
trong câu phát biểu của bạn A là sai khi đề cập đến tính chất vật lí của

ester?
A. Các ester là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, có mùi thơm
đặc trưng.
B. Ester có nhiệt độ sơi thấp hơn so với acid và alcohol có cùng số
nguyên tử carbon.
C. Ester có liên kết hydrogen nên tan tốt trong nước.
D. Ester có khả năng hịa tan được nhiều chất hữu cơ khác.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS ghi nhớ lại tính chất vật lý của ester (trạng thái, nhiệt
độ sơi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan,…).
 Phương án đúng: Đáp án C. Vì ester khơng có liên kết hydrogen nên khơng tan trong
nước.
 Câu A: Sai vì HS cho rằng các ester đều ở trạng thái lỏng.
 Câu B: Sai vì HS nhầm lẫn nhiệt độ sôi tỉ lệ thuận khối lượng phân tử.
 Câu D: Sai vì HS cho rằng ester khơng phải là dung môi.

9


Câu 5. (ND 1.9, mức 1)
Chất nào là thành phần chính trong quy trình sản xuất chất
tẩy rửa tổng hợp?
A.

Dầu mỏ.

B.

Mỡ động vật.


C.

Dung dịch ammonia.

D.

Dầu cây cọ.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS nhận biết được loại dầu nào mới là dầu để sản xuất xà
phòng, loại nào để sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp để từ đó chọn câu trả lời phù hợp.
 Phương án đúng: câu A
- Về mặt kiến thức:
Để hạn chế việc khai thác dầu, mỡ động, thực vật vào việc sản xuất xà phòng và đáp ứng yêu
cầu đa dạng của đời sống, người ta đã tổng hợp nhiều hợp chất không phải là muối sodium của
carboxylic acid nhưng có tính chất giặt rửa như xà phòng. Các chất này gọi là chất giặt rửa
tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ.
 Câu B, D: HS sai vì nhầm lẫn giữa thành phần tạo ra chất giặt rửa tổng hợp và xà phòng. Xà
phòng cần dầu mỡ động thực vật để sản xuất, chất giặt rửa tổng hợp thì được sản xuất từ dầu
mỏ.
 Câu C: HS sai vì khơng học bài cũ, không biết chọn đáp án nào nên chọn đáp án dài nhất.
(câu này để phát hiện HS có hiểu bài hay không).
2. Tự luận:

Câu 6. (ND 1.1, mức 1)

Nêu khái niệm của ester? Trong các CTCT dưới đây, hãy cho biết CTCT nào là của ester
đơn chức?
;

;


;

10


 Giải thích: Đây là bài tập giúp cho HS tái hiện khái niệm ester và nhận dạng được đặc
điểm cấu tạo của ester.
 Đáp án:
Khái niệm ester: Khi thay nhóm OH ở nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm OR, ta
được một ester.
HCOOCH3 = CH2 và H2 C = CHCH2 OOCCH3 là CTCT của ester đơn chức.
Câu 7. (ND 1.5, mức 1)

Trong các chất béo dưới đây, đâu là chất béo ở trạng thái lỏng?

 Giải thích: Đây là bài tập giúp cho HS xác định được CTCT của chất béo đã học và chỉ ra
đâu là chất béo ở trạng thái lỏng.
 Đáp án: Triolein, Trilinolein.

11


II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
1. Trắc nghiệm:

Câu 8. (ND 1.1, mức 2)

Một trong những thành phần chính để điều chế tinh dầu hoa
nhài đó là benzyl acetate. Đâu là CTCT đúng của benzyl

acetate?
A. CH3COOCH2C6H5.
B. CH3COOC6H5.
C. C6H5CH2COOCH3.
D. C6H5COOCH3.
 Giải thích: Đây là câu hỏi giúp cho HS thông hiểu về CTCT và cách gọi tên của ester
(benzyl acetate là một trong những ester thường gặp). Để chọn được CTCT đúng thì HS phải
hiểu rõ cách đọc tên ester. Ở các phương án sai, các CTCT được chọn để gây nhiễu đáp án là
những công thức đi từ tên gọi sai về cách đọc tên ester và cách đọc tên gốc hydrocarbon thơm.
 Phương án đúng: câu A vì:
+ Tên gọi của ester đơn chức có dạng tổng quát RCOOR’ được gọi như sau:
Tên gốc R’ + Tên gốc acid RCOO (đuôi ate)
(với R là gốc hydrocarbon hoặc H; R’ là gốc hydrocarbon)
+ Benzyl: C6 H5 CH2 −
+ Acetate: CH3 COOH −
 Câu B: HS nhầm lẫn tên gọi của gốc C6 H5 − (phenyl) và C6 H5 CH2 − (benzyl).
 Câu C: HS cho rằng gốc CH3 − là gốc R’ trong RCOOR’.
 Câu D:
- HS cho rằng gốc CH3 − là gốc R’ trong RCOOR’.
- HS nhầm lẫn tên gọi của gốc C6 H5 − (phenyl) và C6 H5 CH2 − (benyl).

12


Câu 9. (ND 1.3, mức 2)
Ethyl acetate có mặt trong một số loại nước hoa. Chất này khi thủy phân tạo ra những
sản phẩm nào?
A.
B.
C.

D.

CH3COOH và C2H5OH.
C2H5COOH và CH3OH.
C2H5OH và C2H5OH.
CH3COOH và CH3COOH.

 Giải thích: Câu này yêu cầu HS dự đốn được sản phẩm và viết được phương trình hóa học
chứng minh dự đốn đó.

 Phương án đúng: câu A
- Về mặt kiến thức: Phản ứng thủy phân ester là phản ứng thuận nghịch.

 Câu B: HS nhầm thứ tự gốc acid và gốc alcohol dẫn đến sai sản phẩm của phản ứng thuỷ
phân.
 Câu C: HS nhầm 2 gốc của ester đều là alcohol dẫn đến nhầm sản phẩm của phản ứng thuỷ
phân đều là ancohol.
 Câu D: HS nhầm 2 gốc của ester đều là acid dẫn đến nhầm sản phẩm của phản ứng đều là
acid.

Câu 10. (ND 1.1, mức 2)
Trong các CTCT của các hợp chất dưới đây, đâu là CTCT có tên gọi đúng?
(1) CH3COOCH2CH3: ethyl acetate
(3)
(2)

: tert - propyl acetate

: isopropyl acetate
(4)


CH3 COOCH = CH2 :

A. (1), (2), (3).

C. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (4).

D. (2), (3), (4).

vinyl

acetate.

13


 Giải thích: Đây là câu hỏi giúp HS sử dụng kiến thức về phần gọi tên của một số ester.
Muốn xác định được phương án đúng HS cần phải đọc tên CTCT ở 4 vị trí, tên gọi của CTCT
chưa đúng được xếp ở vị trí thứ 3 địi hỏi HS phải xét tồn bộ cả 4 vị trí để tìm ra phương án
chính xác.
 Phương án đúng: câu C vì tên gọi của ester RCOOR’ được gọi như sau:
Tên gốc R’ + Tên gốc acid RCOO (đuôi ate)
(với R là gốc hydrocarbon hoặc H; R’ là gốc hydrocarbon)
(1) CH3 CH2 −: ethyl; CH3 COO −: acetate → CH3COOCH2CH3: ethyl acetate.
(2) ̶ C ̶ CH3: isopropyl; CH3 COO −: acetate → CH3COOCCH3: isopropyl acetate.
CH3

CH3


(4) CH3 = CH −: vinyl; CH3 COO −: acetate → CH3COOCH=CH2: vinyl acetate.
 Câu A, B, D: Nếu HS không phân biệt được tên gọi hai gốc hydrocarbon sau:

: isopropyl.

: tert – butyl.

Câu 11. (ND 1.2, mức 2)
Có 5 hợp chất hữu cơ (ở bảng A) tương ứng với 5 nhiệt độ sôi chưa được sắp xếp đúng
vị trí (ở bảng B).
(A)

(B)

(1)

CH3COOH

a.

118,2°C

(2)

HCOO-CH2CH3

b.

78,3°C


(3)

CH3CH2COOH

c.

141,2°C

(4)

HCOOH

d.

54,3°C

(5)

CH3CH2OH

e.

100,5°C

14


Bằng kiến thức đã học, em hãy sắp xếp lại đúng nhiệt độ sôi tương ứng với từng chất.
A. (1)-a; (2)-d; (3)-c; (4)-e; (5)-b.

B. (1)-d; (2)-c; (3)-e; (4)-b; (5)-a.
C. (1)-c; (2)-e; (3)-b; (4)-a; (5)-d.
D. (1)-e; (2)-b; (3)-a; (4)-d; (5)-c.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi gồm:
khối lượng phân tử, liên kết hydrogen, độ bền liên kết hydrogen, cấu tạo phân tử. Đồng thời
HS biết kết hợp phân tích, so sánh và sắp xếp để chọn lọc câu trả lời đúng.
 Phương án đúng: Đáp án A.
- Về mặt kiến thức:
+ Hợp chất có liên kết hydrogen có nhiệt độ cao hơn hợp chất khơng có liên kết hydrogen.
+ Liên kết hydrogen càng bền thì nhiệt độ sơi càng cao (−COOH > −OH).
Đối với các nhóm chức khác nhau: −COOH > −OH > −COO −
được liên kết hydrogen thì phải so sánh phân tử khối của chúng. Các chất có phân tử khối càng
lớn thì nhiệt độ sơi càng cao.
 Đáp án gây nhiễu: Trong quá trình làm bài HS có thể nhầm lẫn đáp án vì do HS chưa nắm
rõ về nhiệt độ sôi.
CÂU 12. (ND 1.2, mức 2)

Trong công nghệ pha sơn, để sơn nhanh khô thì người ta cho vào đó một lượng nhất định
dầu mau khô là triglyceride của hai acid béo không no oleic và linoleic. Hãy cho biết có bao
nhiêu đồng phân triglyceride trong thành phần của dầu mau khô?
A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

15



 Giải thích: Câu này giúp HS áp dụng được công thức tổng quát của triester và quy tắc viết
đồng phân để viết các đồng phân của triglyceride tạo bởi 2 acid: Oleic acid và linoleic acid.
 Phương án đúng: câu A
- Về mặt kiến thức: Có 6 đồng phân triglyceride được tạo ra từ 2 acid: Oleic acid và linoleic
acid.

 Câu B, C, D: HS không áp dụng được công thức tổng quát của triester và quy tắc viết đồng
phân để viết các đồng phân của triglyceride tạo bởi 2 acid dẫn đến xác định sai số lượng đồng
phân.
2. Tự luận:
Câu 13. (ND 1.7, mức 2)
Cơ thể con người nếu tích trữ một lượng chất béo lớn rất nguy hiểm vì dễ mắc một số bệnh
lý: tim mạch, gan nhiễm mỡ, … Tuy nhiên không thể thiếu chất béo vì nó là một nguồn dinh
dưỡng quan trong cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhờ những phản ứng sinh hóa, chất béo
bị oxy hóa chậm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Em hãy viết phương trình hóa học tổng
qt cho q trình này.

 Giải thích: Từ những kiến thức đã học về ứng dụng của chất béo, HS viết được phương
trình hóa học chứng minh q trình chất béo bị oxy hoá chậm tạo thành CO2, H2O và cung cấp
năng lượng cho cơ thể. Để làm được câu này, HS cần phải biết được công thức tổng quát của
chất béo và phản ứng oxy hóa chậm của nó.
 Đáp án:

16


Câu 14. (ND 1.3, mức 2)
Dưới đây là một số phương trình điều chế ester. Hồn thành các phản ứng sau và gọi tên

sản phẩm ester được tạo thành.
a. Phản ứng giữa ethanol với ethanoic acid. (Sản phẩm tạo thành có mùi nước sơn móng
tay thường được sản xuất với quy mơ lớn để làm dung mơi hồ tan.)

b. Phản ứng của benzyl alcohol với acetic acid (phẩm tạo thành có mùi của hoa nhài được
sử dụng rộng rãi trong nước hoa và mỹ phẩm cho hương thơm.)

c. Phản ứng của isoamylic với acetic acid. (Sản phẩm tạo thành có mùi chuối chín được
ứng dụng trong hương liệu nhân tạo, tạo mùi chuối trong thực phẩm.)

d. Phản ứng của benzoic acid với ethanol. (Sản phẩm tạo thành có mùi trái cây khô được
dùng trong nước hoa và làm hương vị trái cây nhân tạo.)

 Giải thích: Từ những kiến thức đã học về ester, HS viết được phương trình hóa học và cách
gọi tên của các ester được tạo thành. Để làm được câu này, HS cần phải ghi nhớ phản ứng ester
hóa.
 Đáp án:
a.

17


b.

c.

d.

Câu 15. (ND 1.1, mức 2)
Xác định CTCT của các ester đơn chức có tên sau: methyl acetate; propyl formate;

methyl propionate.

 Giải thích: Đây là bài tập giúp HS hiểu rõ về cách gọi tên của một số ester. Để viết ra được
các CTCT chính xác, địi hỏi HS phải hiểu rõ về thứ tự đọc tên các gốc trong ester thì mới xác
định được đâu là tên của gốc R và R’. (CTCT tổng quát của ester đơn chức là RCOOR’, với R
là gốc hydrocarbon hoặc H; R’ là gốc hydrocarbon)
 Đáp án: Methyl acetate: CH3COOCH3.
Propyl formate: HCOOCH2CH2CH3.
Methyl propionate: CH3CH2COOCH3

18


III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
1. Trắc nghiệm:
Câu 16. (ND 1.2, mức 3)
Thông tin của các chất hữu cơ được thể hiện trong bảng sau:
Khối lượng phân tử

Nhiệt độ sôi

X

60 đvC

97oC

Y

60 đvC


118oC

Z

60 đvC

?

T

60 đvC

?

Chất

CTCT

Đâu là nhiệt độ sôi của chất Z và chất T?
A. 157oC và 121,1oC.
B. 30oC và 31,8oC.

C. 157oC và 101,5oC.
D. 31.8oC và 121,1oC.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS vận dụng kiến thức về tính chất vật lí của ester và một
số hợp chất hữu cơ đã học. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sơi của các hợp
chất trên thì phải xét các yếu tố sau: khối lượng phân tử, liên kết hydrogen, độ bền liên kết
hydrogen, cấu tạo phân tử (mang các nhóm chức khác nhau). Đồng thời HS biết kết hợp phân

tích, so sánh và sắp xếp để chọn lọc câu trả lời đúng.
 Phương án đúng: câu B
- Về mặt kiến thức:
+ Hợp chất có liên kết hydrogen thì nhiệt độ cao hơn hợp chất khơng có liên kết hydrogen.
+ Liên kết hydrogen càng bền thì nhiệt độ sơi càng cao. (−COOH > −OH).

Đối với các nhóm chức khác nhau: (

> −CHO > −O −).

 Câu A: HS sai vì cho rằng chất T cũng có cơng thức là
nên nhiệt độ sơi gần bằng
o
o
chất Y có nhiệt độ sôi 118 C → nên chọn 121,1 C. Đồng thời nhầm lẫn gốc −CHO có liên kết
hydrogen nên chọn 157oC.
19


 Câu C: Đáp án nhiễu của đáp án A vì 2 đáp án này có kết quả tương ứng với nhau, đáp án
101,5oC có thể HS chọn vì vẫn nhớ nhiệt độ sôi của gốc (−COOH > −COO −).
 Câu D: HS hay chọn đáp án này vì khơng biết nên chọn lớn hơn hai số 97oC, 118oC (câu A
và C) hay chọn nhỏ hơn (đáp án B) nên an toàn là chọn đáp án D vừa lớn, vừa nhỏ hơn số
97oC, 118oC
Câu 17. (ND 1.3, mức 3)
Danh sách các bước sau đây đề cập đến một kế hoạch thí nghiệm để tạo ra một ester. Trong
đó có một vài bước có thể KHƠNG bắt buộc đối với thí nghiệm này.
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

Đun nóng hỗn hợp trong điều kiện hồi lưu.
Thêm 2 hoặc 3 giọt sulfuric acid đặc.
Thêm 2 ml ethanol.
Thêm 2 ml ethylene.
Thêm 1 ml ethanoic acid.
Chưng cất hỗn hợp.
Thêm 3 giọt chất chỉ thị phenolphthalein.

Đâu là trình tự tốt nhất để tạo ra một ester?
A.
B.
C.
D.

3, 5, 7, 1.
4, 3, 7, 6.
5, 4, 2, 6.
5, 3, 2, 1.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng một quy
trình điều chế một ester đơn giản. Đồng thời HS biết kết hợp phân tích, so sánh và sắp xếp để
chọn lọc câu trả lời đúng.
 Phương án đúng: câu D
- Về mặt kiến thức:
Phản ứng ester hoá xảy ra khi cho dung dịch carboxylic acid tác dụng với dung dịch alcohol

dưới xúc tác của acid sau đó đun nóng một thời gian.
 Câu A: HS sai vì khơng có xúc tác acid thì phản ứng khơng thể xảy ra.(HS chỉ quan tâm
chất phản ứng, chưa thật sự quan tâm đến chất xúc tác. Phản ứng ester hố thì khơng cần thêm
phenolphthalein.
 Câu B: HS sai vì chưa hiểu phản ứng ester hố.
 Câu C: HS sai vì nhầm lẫn giữa ethylen và ethanol, HS chưa phân biệt được đâu là alcohol
trong hai chất này.
20


Câu 18. (ND 1.10, mức 3)
Một đoàn ngư dân đánh bắt cá ngừ ngồi biển Đơng. Sau nhiều ngày di chuyển trên
biển, người ta buộc phải giặt áo quần của mình bằng nước biển để tiết kiệm nguồn
nước ngọt dự trữ (nước biển chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+). Để giặt quần áo hiệu quả
thì các ngư dân nên chọn sản phẩm nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Xà phòng.
Thuốc tẩy trắng.
Chất giặt rửa tổng hợp.
Thuốc sát trùng KMnO4.

 Giải thích: Câu hỏi này yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trong phần tác dụng của xà
phòng và chất tẩy rửa tổng hợp để xử lí tình huống có ở ngồi thực tiễn.
 Phương án đúng: câu C
- Về mặt kiến thức:
Các muối palmitate hay stearate của các kim loại hoá trị II thường khó tan trong nước cứng

(chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+), do đó làm giảm tác dụng của xà phòng. Các muối của
dodexylbenzensulfonic acid lại tan được trong nước cứng.
 Câu A: HS sai vì xà phịng giặt trong nước cứng sẽ tạo các muối không tan làm bẩn thêm
quần áo chứ khơng có tác dụng làm sạch vết bẩn như ở nước bình thường.
 Câu B: Thành phần chính của thuốc tẩy trắng là ClO- có tính oxh mạnh làm tẩy màu quần
áo, HS có thể nhầm lẫn vì có thể làm sạch quần áo.
 Câu D: Thuốc sát trùng KMnO4 có tính oxy hóa mạnh cũng làm tẩy màu quần áo, HS có
thể nhầm lẫn vì có thể làm sạch quần áo.

21


2. Tự luận:

Câu 19. (ND 1.5, mức 3)
Dầu và mỡ đều là chất béo, là nguồn dinh
dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho
cơ thể, còn là nguồn nguyên liệu để tổng
hợp các chất cần thiết khác. Nhưng trong
điều kiện bình thường, mỡ để lâu bị đơng lại
cịn dầu thì khơng. Theo em, tại sao lại có
hiện tượng này?

 Giải thích: HS vận dụng được kiến thức về tính chất vật lý của chất béo để giải thích nhiệt
độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc.
 Đáp án: Dầu được cấu tạo bởi các acid béo khơng no, chính vì thế sự liên kết giữa các
phân tử yếu và lỏng lẻo hơn nên nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ đơng đặc của nó cũng
thấp hơn mỡ.
Trong khi đó, mỡ được cấu tạo bởi các acid béo no nên sự liên kết giữa các phân tử bền hơn
dẫn đến nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ đơng đặc của nó cao hơn dầu.

Câu 20. (ND 1.3, mức 3)
Cho phản ứng chuyển hoá sau:
to

1) HCOOCH=CH2 + NaOH → (A) + (B).
2) (A) + H2SO4 loãng → (C) + (D).
3) (C) + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag↓ + NH4NO3.
4) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + Ag↓ + NH4NO3.
Hãy xác định các chất A, B, C, D.

 Giải thích: HS dự đốn và viết được các phương trình hóa học. Ở câu hỏi này, HS phải
nắm vững các kiến thức cụ thể về tính chất hóa học của ester, carboxylic acid, aldehyde. Từ
kiến thức đã được học, HS có thể xác định được những chất hóa học cần tìm.
 Đáp án:
22


Vậy các chất A, B, C, D lần lượt là HCOONa, CH3CHO, HCOOH, Na2SO4.

Câu 21. (ND 1.4, mức 3)
Ethyl propionic là một ester có mùi thơm của quả dứa chín. Được dùng làm chất tạo hương
trong công nghiệp. Đây là quy trình tạo ra ethyl propionic của nhà máy X. Hãy viết phương
trình hố học để hồn thành sơ đồ sau:

 Giải thích: Đây là bài tập giúp HS vận dụng các kiến thức đã được học từ lớp 11 đến nay
để hoàn thành câu hỏi trên. Bài tập này giúp HS ôn lại các phản ứng điều chế, phản ứng cộng,
cracking hố, ester hố, … Đồng thời thơng tin trên đề bài giúp HS hiểu được ứng dụng của
ethyl propionic.
 Đáp án:


23


Câu 22. (ND 1.1, mức 3)
Hãy viết các đồng phân có thể có của ester có CTPT C4H6O2 và gọi tên các đồng phân đó.

 Giải thích: Đây là bài tập giúp HS vận dụng kiến thức về phần viết đồng phân và gọi tên
ester. Công thức phân tử của ester được lựa chọn ở đây là ester có số carbon trong phân tử là
4. Đồng phân và tên gọi của ester C4H6O2 có độ khó vừa phải phù hợp để HS tư duy và vận
dụng kiến thức đã học.
 Đáp án: Ester C4H6O2 có 6 đồng phân (bao gồm đồng phân cấu tạo và đồng phân hình
học) cụ thể:

STT
1

Đồng phân

Tên gọi
cis – propenyl formate

trans - propenyl
formate

2

anlyl formate

3


isopropenyl formate

24


×