Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam vđv cờ vua lứa tuổi 14 15 tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.79 KB, 43 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết:
Cờ Vua là môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam nhưng đã và đang trở
thành một nhu cầu văn hóa, tinh thần của đông đảo các tầng lớp nhân dân, một môn
thể thao mang lại nhiều vẻ vang cho nước nhà.Các VĐV Cờ vua Việt Nam đã dần
chứng tỏ được khả năng và trình độ của mình tại các giải trong khu vực, châu lục
và thế giới. Chúng ta có thể nhắc tới những kì thủ xuất sắc như Đào Thiên Hải,
Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Lê Quang Liêm…Vì vậy, ngành
TDTT đã xác định Cờ vua là 1 trong những môn thể thao mũi nhọn, được tập trung
đầu tư. Những thành tựu Cờ vua đem lại đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển
phong trào Cờ vua và nâng cao thành tích.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện nhằm phù hợp với sự
phát triển chung của toàn xã hội là mục tiêu quan trọng của ngành và địa phương.
Qua đánh giá sơ bộ về thực trạng công tác đào tạo VĐV Cờ vua hiện nay ở nước ta
nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng chúng tôi nhận thấy, việc sử
dụng các phương pháp, phương tiện nhằm hình thành và phát triển năng lực cho
VĐV chưa thực sự hợp lý, nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiến bộ và thành tích
thi đấu của các em. Cụ thể là các em còn thiếu chiều sâu trong tính toán, đặc biệt là
khi gặp nhứng tình huống phức tạp, hoặc bị hạn chế về mặt thời gian suy nghĩ. Do
đó cần phải có biện pháp thích hợp làm tăng hiệu quả quá trình giảng dạy, huấn
luyện đào tạo VĐV Cờ vua, trong đó cần chú trọng đến việc phát triển kĩ năng
chiến lược cho VĐV Cờ vua trẻ.
VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 đang ở giai đoạn hình thành và phát triển năng
lực chiến lược nên rất cần thiết được đào tạo một cách có hệ thống, có cơ sở khoa
học. Do đó, nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm phát triển năng lực chiến lược trong
VĐV Cờ vua trẻ là điều hết sức cấp thiết. Qua tham khảo tài liệu cũng như các đề
tài nghiên cứu về chiến lược cho VĐV Cờ vua Việt Nam đã có nhiều tác giả quan
1
tâm như: Nguyễn Hồng Dương (2003), Đàm Quốc Chính (2004)…Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu trên chưa đáp ứng đầy đủ về mặt chuyên môn cho nam VĐV
lứa tuổi 14 - 15. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu


đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam
VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Quảng Ninh’’.
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài xác định hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập phát triển năng lực
chiến lược đối với nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Quảng Ninh, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo VĐV cũng như làm tài liệu để các giáo
viên, huấn luyện viên tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, huấn luyện
môn Cờ vua.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng huấn luyện năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua
lứa tuổi 14 – 15 tại Quảng Ninh.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao năng lực chiến lược cho
nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao năng lực chiến thuật cho nữ VĐV
Cờ Vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 VĐV lứa tuổi 14 –
15 tỉnh Quảng Ninh.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ vua
1.1.1. Đặc điểm tâm lý
Cờ vua là một môn “thể thao trí lực”, lượng vận động (LVĐ) trong cờ vua chủ
yếu là LVĐ tâm lý, tác động trực tiếp và quá trình tư duy của người tập. Là một
môn thể thao, song không giống với đại đa số các môn thể thao khác, Cờ vua không
đòi hỏi sự hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. Có thể gọi Cờ vua theo một cách hình tượng
là môn thể thao bất động. Bởi vì, trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo, thi đấu,
VĐV dùng phần lớn thời gian để ngồi sau bàn cờ, nghĩa là đưa tới một nếp sống ít
hoạt động (đây là đặc điểm riêng biệt của môn Cờ vua). Trong các môn thể thao
khác (đặc biệt trong thời kỳ tiến hành thi đấu), sự căng thẳng về mặt cảm xúc

thường được kết hợp với tăng cường hoạt động cơ bắp. Điều này có ý nghĩa quan
trọng vì tăng cường hoạt động cơ bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng không có lợi
của hệ thần kinh và hệ tim mạch. Cờ vua là một dạng hoạt động thể thao cũng có sự
căng thẳng về cảm xúc thần kinh cao độ, nên dễ dẫn tới một số trường hợp có thể
ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Trước đây, có một số quan điểm cho
rằng, trên cơ sở tính toán đến những tác động nguy hại của sự căng thẳng về cảm
xúc, có thể xây dựng được những biện pháp, thậm chí trong một vài trường hợp có
thể dung cả các chất dược liệu để nhanh chóng làm giảm đi những căng thẳng đó
trong thời gian thi đấu. Song không nên coi đó là chuẩn mực, vì bản thân những
căng thẳng cảm xúc đó lại chính là điều kiện cần thiết cho quá trình tư duy sáng tạo
của VĐV Cờ vua. Hơn nữa, việc không có khả năng duy trì và chịu đựng những
căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao lại là một trong những nguyên nhân làm giảm đi
khả năng chơi của VĐV, nghĩa là làm mất đi trạng thái sung sức thể thao của VĐV
Cờ vua.
3
Vì vậy, việc định mức áp dụng LVĐ phù hợp đối với từng VĐV trong tập
luyện và thi đấu Cờ vua là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đạt được
thành tích cao trong thi đấu.
Lượng vận động tâm lý trong Cờ vua chính là sự căng thẳng về cảm xúc và
thần kinh. Do mật độ, độ khó của bài tập cờ, tình huống cờ cũng như thời gian thực
hiện vài tập, tình huống mang lại. Các tác nhân tâm lý (cường độ cảm xúc, sự căng
thẳng về lý trí…) có tác động mạnh thì làm tăng cường hoặc làm giảm sút khả năng
chức phận của cơ thể.
Những yếu tố trên ảnh hưởng tới mức căng thẳng tâm lý và có thể chiếm ưu
thế trong khi xác định LVĐ. Sự căng thẳng tâm lý cao nhất được biểu hiện trong
các cuộc đấu quan trọng.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý
Vấn đề giá trị sinh lý của ván đấu Cờ vua luôn luôn thu hút sự quan tâm lớn và
đầy thú vị. Bởi lẽ, kết quả của các ván đấu không chỉ có giá trị thuần túy thể thao
(thắng, thua, hòa) và giá trị về chất lượng ván đấu, mà quan trọng chính là giá trị

tâm – sinh lý của các ván đấu đó đem lại. Thiếu giá trị này, sẽ rất khó khăn trong
việc phát triển năng lực chiến lược của các VĐV Cờ vua.
Trong những năm 1980 – 1987, tại khoa Cờ vua trường Đại học TDTT
Matxcova đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quá trình quyết định trong
điều kiện stress với thời gian hạn hẹp (Model Cờ vua)”. Kết quả nghiên cứu của đề
tài này với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác đã chỉ ra, với LVĐ thi
đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt mỏi tương đối nhanh và hệ quả là một
số VĐV Cờ vua xuất hiện các “khoảng tối” trong việc nhìn nhận thế cờ. Nghĩa là
việc định vị được trong trí nhớ chỉ là một phần nào đó của bàn cờ, nơi diễn ra các
sự kiện quan trọng hơn cả.
4
Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp về tâm – sinh
lý bao gồm: Ghi điện tâm đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, xác
định tần số hô hấp và tần số mạch đập.
Những kết quả thu được từ điện não đồ trong quá trình thử nghiệm chúng tỏ
rằng: Sự biến đổi hoạt động lực điện sinh vật não trong quá trình thực hiện ván đấu
cho phép đánh giá về độ khó của nhiệm vụ mà VĐV Cờ vua phải giải quyết. Khi
chơi trong giai đoạn khai cuộc, với các phương án quen thuộc, việc lựa chọn nước
đi như là tự động, không hề có khó khăn thì giá trị của ván đấu theo trí nhớ là
không cao. Trong các giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, khi mà phần lớn các ván
đấu được xác định bởi sự tính toán căng thẳng thì giá trị sinh lý của ván đấu đạt cao
nhất. Cũng qua thử nghiệm cho thấy giá trị sinh lý của ván đấu còn đạt mức cao
nhất trong những tình thế thiếu thời gian, trong những tình thế sau khi thực hiện
nước đi không chính xác, hoặc sau những nước đi bất ngờ của đối phương. Đồng
thời những thay đổi trên điện não đồ, khi thực hiện LVĐ thi đấu đã làm tăng rõ rệt
tần số mạch đập và huyết áp. Những biến đổi đó thể hiện ở phần lớn các VĐV,
trong một mức độ vừa phải. Thử nghiệm trong điều kiện hạn hẹp thời gian ở các
đối tượng nghiên cứu cho thấy sự tăng có tính quy luật của cả tần số hô hấp và tần
số mạch đập. Chúng được đánh giá như “stress phản ứng chuẩn” đối với LVĐ về
cảm xúc ở một số VĐV Cờ vua trong số những người thử nghiệm, khi kiểm tra ban

đầu đã nhận thấy những triệu chứng chưa rõ nét về sự loạn trương lực thần kinh.
Trên đây là những đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản trong hoạt động tập luyện và thi
đấu của môn thể thao này. Điều quan trọng đối với huấn luyện viên VĐV Cờ vua
không chỉ là nắm vững những đặc điểm này mà điều quan trọng hơn là việc áp
dụng những điều hiểu biết này vào trong quá trình đào tạo và tự đào tạo nhằm đạt
được trạng thái sung sức thể thao trong Cờ vua, cũng như các thành tích cao nhất
của bản thân trong quá trình huấn luyện VĐV Cờ vua.
1.2. Các quan điểm về chiến lược trong Cờ vua
5
1.2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề chiến lược trong Cờ vua
Chiến lược Cờ vua là định hướng trung tâm cơ bản của ván cờ, hoặc một giai
đoạn của ván cờ. Thực tế thi đấu đã cho thấy rằng, ở nhiều ván cờ xuất hiện lối
chơi thế trận liên hoàn, còn lối chơi với tư tưởng chủ đạo là đòn phối hợp thì rất ít
gặp. Nếu ván cờ kết thúc bằng đòn phối hợp thì ngay từ đầu đã xuất hiện thế trận
liên hoàn trước hết phải phân tích được thế trận xảy ra ở mọi thời điểm, sau đó
đánh giá được thế trận bên nào mạnh hơn, hoặc cân bằng và cuối cùng mơi vạch ra
các kế hoạch chơi tiếp theo.
Cơ sở lý thuyết hiện đại về lối chơi thế trận là học thuyết Xteinhiz được bổ
sung thêm và hoàn thiện bằng nhiều nghiên cứu của “học giả” Cờ vua sau này như
Tarras, Nhimsovich, Romonovxky… bản thân Xteinhiz cũng dựa trên nhiều tư liệu
lý luận, thành quả thực tế của các bậc “tiền bối” và kinh nghiệm của bản thân để
đưa ra và nghiên cứu một loạt nhân tố có tính thế trận:
- Ưu thế về phát triển.
- Khả năng cơ động nhanh.
- Chiếm lĩnh trung tâm.
- Vị trí đứng yếu của Vua đối phương.
- Ô yếu trong thế cờ của đối phương.
- Cấu trúc Tốt vững chắc.
- Ưu thế Tốt ở cánh Hậu.
- Cột mở.

- Ưu thế 2 Tượng, so với Tượng + Mã hoặc 2 Mã.
Dựa trên những nhân tố kể trên, người chơi có thể đánh giá được thế trận để từ
đó lựa chọn kế hoạch chiến lược đúng đắn. Ngoài ra, đánh giá thế trận còn dựa trên
khả năng tính toán phương án “chiến lược” phụ thuộc vào tính chốt thế cờ. Khi ưu
điểm và nhược điểm trong thế trận của hai phía là tương đương nhau, ta nói rằng
thế cờ cân bằng. Ngược lại nếu một bên nào đó không có những ưu điểm để bù đắp,
6
chẳng hạn như để đối phương chiếm được cột mở… ta kết luận rằng thế cờ bên đó
yếu hơn.
Theo tác giả V.E.Golenhisshev trong cuốn chương trình đào tạo VĐV Cờ vua
trẻ học năm thứ ba, thứ tư ông trình bày. Trong tác phẩm “Tôi trở thành kiện tướng
như thế nào ?”, Nhimsovich viết: “…hãy phân tích các thế cờ trung cuộc chuẩn
khác nhau của hai phía có dạng: một bên có có hội tấn công cánh, còn bên kia phản
công ở trung tâm”. Chính Cappalanca thường xuyên luyện tập như vậy. Ông luôn
luôn chỉ phân tích các tình huống thế trận dạng này. “Quá trình nghiên cứu một
trong nhiều thế cờ chuẩn không chỉ đáp ứng mục tiêu hiểu biết chính dạng thế cờ
đó, mà còn hoàn thiện các quan điểm thế trận nói chung.
Không có điều gì đáng nghi ngờ, tất cả các đại kiện tướng lỗi lạc đều nắm
vững một khối lượng khổng lồ các thế cờ tiêu chuẩn. Có thể giới thiệu với các
VĐV Cờ vua trẻ (lứa tuổi 14 – 15) phương pháp nghiên cứu trung cuộc như vậy.
Trước tiên cần nghiên cứu các thế cờ trung cuộc xuất hiện từ những hệ thống khai
cuộc yêu thích và chỉ sau đó, mở rộng tầm nghiên cứu sang các dạng thế trận “khó
chịu”. Sự “khó chịu” đối với một số cấu trúc có thể loại bỏ được nếu lựa chọn và
giải quyết chính nhiều tình huống dạng này nhưng giàu nội dung chiến thuật –
chiến lược. Ông đã đưa ra một số cơ sở chiến lược đó là:
- Ưu thế tốt ở một cánh.
- Dãy xích tốt.
- Ưu thế tốt chất lượng.
- Phong tỏa.
- Cặp tốt “c3 + d4” trên các cột nửa mở.

- Tốt cô lập ở trung tâm.
- Tốt “treo”.
- Cấu trúc tốt “Karlsbat”.
- Trung tâm khóa kín.
7
- Bù đắp cho tốt.
Tuy nhiên ở đây cần phải hiểu rằng, các nhân tố trên đây chỉ nói lên bản chất
của chiến lược về cấu trúc tốt. Còn để nghiên cứu kỹ về chiến lược trong Cờ vua
cần phải có nhiều vấn đề phụ trợ khác để phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu
chiến thuật – chiến lược khác nhau trong thực tiễn ván đấu.
1.2.2. Các quan điểm nghiên cứu về chiến lược của VĐV Cờ vua.
Trên thực tế hiện nay cũng có một số quan điểm nghiên cứu về chiến lược
trong Cờ vua nhưng ở mỗi tác giả lại có các quan điểm khác nhau. “Chiến lược
trong Cờ vua là định hướng trung tâm cơ bản của ván cờ hoặc một giai đoạn của
ván cờ”. Theo Đàm Quốc Chính và cộng sự bộ môn Cờ Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh thì chiến lược trong Cờ vua bao gồm các nhân tố sau:
- Chiến lược trong Khai cuộc.
- Chiến lược trong Trung cuộc.
- Chiến lược trong Tàn cuộc.
* Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc.
- Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc thoáng:
Đặc trưng của loại khai cuộc này là cuộc chiến căng thẳng giành trung tâm và
đe dọa các vị trí yếu của nhau. Cả hai đều nhanh chóng triển khai lực lượng, ván cờ
xảy ra sôi động với những đòn chiến thuật hoặc cá thế biến phức tạp đòi hỏi người
chơi phải tính toán chính xác các thế biến.
- Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc nửa thoáng:
Trong hệ thống khai cuộc này, không phải Đen nhường trung tâm cho bên
Trắng và không tham gia cuộc đấu tranh giành trung tâm với Trắng. Cuộc đấu tranh
giữa hai bên được thể hiện với nhịp độ chậm hơn so với khai cuộc thoáng.
- Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc kín:

Các cách ra quân thuộc khai cuộc kín phần lớn đều rất phức tạp và khó nắm
vững. Khai cuộc kín dựa trên cơ sở đối chọi giữa áp lực bằng quân và trung tâm tốt.
8
Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự hiểu biết trong lối chơi thế trận.
Nếu trong khai cuộc thoáng, tư tưởng chủ đạo là phối hợp – chiến thuật thì trong
khai cuộc kín lại là vận chuyển chiến lược.
Cần ghi nhớ rằng, cách phân loại trên chỉ là tương đối và mang nặng tính lịch
sử. Nhiều khai cuộc như khai cuộc Tây Ban Nha là khai cuộc thoáng, nhưng lại có
những phương án kín và ngược lại, khai cuộc Gambit Hậu thuộc khai cuộc kín
nhưng lại có những phương án thoáng với những đường mở.
* Chiến lược chơi trong trung cuộc:
- Chiến lược chơi trong các dạng thức trung tâm kín.
Dạng thức trung tâm kín thường được xuất hiện trong các Khai cuộc như:
Benoni, hệ thống phòng thủ Ấn Độ. Với dạng thức này thì kế hoạch chơi cho cả hai
bên sẽ là sử dụng trung tâm vững chắc để tấn công hai cánh. Dùng các quân xâm
chiếm khu trung tâm, từ đó tấn công ra cánh với mục đích tạo các ô yếu bên đối
phương. Sau đó tấn công vào chính các điểm yếu này. Cần chú ý rằng cuộc tấn
công bằng Tốt thường không có lợi và phương pháp phòng thủ hay nhất là đẩy lùi
lực lượng đối phương ra khỏi khu vực trung tâm.
- Chiến lược chơi trong dạnh thức trung tâm linh hoạt.
Kế hoạch chơi cho bên có Tốt linh hoạt ở trung tâm là tích cực hoạt động và
tấn công nhanh bằng các Tốt đó, nếu thế trận Tốt ở trung tâm gây hạn chế đối
phương về không gian thì có thể chuyển sang tấn công cánh. Đối với bên không có
Tốt linh hoạt ở trung tâm thì sẽ chống lại bằng cách “Bloc” gây áp lực buộc đối
phương phải thay đổi cấu trúc Tốt rùi tấn công vào chính các Tốt linh hoạt đó.
- Chiến lược chơi trong dạng thức trung tâm tĩnh.
Kế hoạch điển hình của dạng thức này là lối chơi xung quanh khu trung tâm.
Thông thường mỗi bên dùng trung tâm làm bàn đạp, sau đó đẩy mạnh sự hoạt động
ở các cánh. Có thể dung các quân phối hợp với Tốt để tấn công, như vậy sẽ xuất
9

hiện nhiều kế hoạch dẫn đến những tình huống sinh động đem lại hiệu quả cho
cách chơi chiến thuật – chiến lược.
- Chiến lược chơi trong dạng thức trung tâm động.
Kế hoạch chơi trong dạng thức trung tâm này là trong lúc các Tốt còn ở trong
trạng thái căng thẳng thì phải thoát khỏi thế trận đó theo hướng có lợi nhất cho
mình, đối thủ cần xác định xem mình cần có một dạng thức trung tâm như thế
nào ?. Nếu muốn các quân có thể chiếm lĩnh trung tâm thì phải tiến hành đổi Tốt.
Nếu trung tâm kín tỏ ra có lợi thì nên phong tỏa các Tốt lại.
* Chiến lược chơi trong tàn cuộc:
Khi ván cờ đã chuyển về giai đoạn cuối, số lượng quân giảm thì giá trị của
chúng lại tăng lên rất nhiều. Mục tiêu chiến lược trong tàn cuộc luôn xung quanh
các quân Tốt.
Tàn cuộc chiến thuật – chiến lược bao gồm các yếu tố như: Cờ tàn Tốt, cờ tàn
Tượng, Mã, cờ tàn Xe và cờ tàn Hậu… Để có thể chơi tốt trong giai đoạn này đòi
hỏi bạn cần có một lượng kiến thức dồi dào về tàn cuộc. Như vậy bạn sẽ không quá
mất nhiều thời gian và trí lực khi ván đấu kéo dài.
Mark Dvoretky, một trong những huấn luyện viên Cờ có tiếng nhất thế giới
hiện nay. Ông là một nhà sư phạm có kinh nghiệm. Với lối dẫn dắt vấn đề có hệ
thống, với nghệ thuật phân tích sâu và sắc xảo… Ông thực sự tạo nên những trang
viết vô cùng quý báu cho tất cả những ai muốn vươn tới đỉnh cao trong Cờ vua.
Trong cuốn “Chiến lược – tập 3” ông đã nêu ra một số quan điểm và câu hỏi như:
- Kế hoạch chiến lược là gì? Đó là một kế hoạch thống nhất trong ván cờ, là
tập hợp nhiều chiến thuật – chiến lược nối tiếp nhau mà mỗi một trong số đó lại
theo đuổi ý đồ riêng. Xuất phát từ những yếu cầu cụ thể trên bàn cờ.
- Kế hoạch hình thành như thế nào ?
- Sự va chạm giữa các kế hoạch.
- Lợi thế.
10
- Tìm kiếm chiến thắng.
- Chiến thắng “dễ dàng”.

Trong cuốn “Lối chơi thế trận” của Ông cũng đề cập tới “chiến lược” phức tạp
trong thực hành. Ông cũng đưa ra các quan điểm nghiên cứu và đặt ra những câu
hỏi như:
- Bản chất của thế cờ.
- Chiến lược chơi của Đại kiện tướng.
- Chiến lược của ai sẽ đăng quang.
Theo Viktor Alekxanderovich Pozhansky, ông cũng đã đề cập tới chiến lược
trung cuộc bao gồm các yếu tố sau:
- Các quân (Tượng, Mã, Xe, Hậu).
- Các Tốt.
- Trung tâm.
- Các đường mở.
- Các ô chiến lược.
- Hạn chế lực lượng đối phương cùng với tích cực hóa lực lượng của mình.
- Sự phối hợp của toàn bộ lực lượng
Tóm lại:
Theo các quan điểm và định nghĩa chiến lược chúng tôi thấy trình độ chiến
lược của VĐV Cờ vua đã được các tác giả nghiên cứu theo những luận điểm sau:
+ Yếu tố cơ bản của chiến lược đó chính là lối chơi thế trận trong trung cuộc.
+ Trình độ chiến lược bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố.
+Trình độ chiến lược được thể hiện ở khả năng vận dụng chiến lược trong các
tình huống thế trận khác nhau.
Vấn đề chiến lược trong Cờ vua được thể hiện rõ trong mô hình ván đấu Cờ
vua, nó là một trong những phương tiện để tiến hành ván đấu (sơ đồ 1.1):
11
Sơ đồ 1.1: Mô hình ván đấu Cờ vua
1.3. Các phương pháp đánh giá trình độ chiến lược của VĐV Cờ vua
Ngày nay việc đánh giá trình độ chiến lược của VĐV Cờ vua ở nước ta còn
khá mới mẻ. Trên thực tế thì các nước có phong trào Cờ vua phát triển mạnh họ đã

làm điều này từ rất sớm, họ tiến hành đánh giá trình độ chiến lược của VĐV Cờ
vua một cách hết sức chặt chẽ theo những phương pháp, những quy trình chuẩn và
đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện.
Các phương pháp đánh giá trình độ chiến lược của VĐV Cờ vua thể hiện đang
được sử dụng là:
+ Phương pháp đánh giá qua thông qua thành tích thi đấu.
+ Phương pháp đánh giá bằng các test chuyên môn.
+ Phương pháp đánh giá dựa vào kinh nghiệm huấn luyện.
12
Khai cuộc
Tàn cuộc
Trung cuộc
Chiến lược Chiến thuật Kĩ thuật
Phân tích – Đánh giá Kế hoạch
Tấn công + phòng thủ
Hòa Thua Thắng
Ván đấu
* Phương pháp đánh giá thông qua thành tích thi đấu
Trình độ tập luyện nói chung, trình độ chiến lược nói riêng của VĐV Cờ vua
không chỉ thể hiện trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc trong hoạt động định lượng (hoạt
động không quá lớn) mà nó còn thể hiện rõ nhất trong hoạt động tối đa. Khi VĐV
thực hiện LVĐ tối đa sẽ thể hiện được tính thông tin cao nhất, đó chính là phản ứng
thích nghi của cơ thể với hoạt động tối đa. Chúng thể hiện rõ nhất trình độ tập
luyện của VĐV.
Phản ứng chuẩn bị của cơ thể đối với hoạt động tối đa, có thể được nghiên cứu
và xác định trong điều kiện tập luyện, thi đấu cũng như trong các thí nghiệm đặc
biệt. Hoạt động tối đa được thể hiện tới mức mệt mỏi hoàn toàn vì chỉ có trong điều
kiện như vậy mới có thể xác định mức dự trữ chức năng và khả năng sử dụng
chúng của cơ thể. Thực hiện các hoạt động tối đa cho phép chúng ta xác định được
các yếu tố quyết định thành tích thể thao, vì vậy hoạt động tối đa phải mang tính

chuyên môn cao.
* Phương pháp đánh giá bằng các test chuyên môn
Để đánh giá trình độ VĐV Cờ vua thông qua hoạt động định lượng mang tính
chuyên môn Cờ vua, người ta có thể sử dụng các test như: Thi đấu bild “mù”, giải
các bài tập cờ thế trên cơ sỏ thực hiện phương pháp ván đấu và phương pháp phân
tích tư duy. Hai phương pháp này có đầy đủ cơ sở khoa học, đã được nghiên cứu và
kiểm nghiệm tại khoa Cờ vua trường Đại học TDTT Maxcova trong giai đoạn 1979
– 1985.
* Phương pháp đánh giá dựa vào kinh nghiệm huấn luyện
Phải khẳng định rằng cơ sở khoa học của phương pháp này không có. Song nó
lại thể hiện tính hiệu quả rất cao. Ở một số nước trên thế giới có nền thể thao mạnh
đôi khi có những HLV dựa vào kinh nghiệm sống của mình để đánh giá trình độ
của VĐV. Vì không có cơ sở khoa học nên phương pháp này chỉ có giá trị tham
khảo.
13
1.4. Phương pháp giảng dạy – huấn luyện chiến lược trong Cờ vua
Thực tế thi đấu đã cho thấy rằng, ở nhiều ván cờ xuất hiện lối chơi thế trận liên
hoàn, còn lối chơi vơi tư tưởng chủ đạo là đòn phối hợp thì rất ít gặp. Nếu ván cờ
kết thúc bằng đòn phối hợp, thì ngay từ đầu đã xuất hiện thế trận liên hoàn. Muốn
chơi tốt được thế trận này, trước hết phải phân tích được thế trận xảy ra ở mọi thời
điểm, sau đó đánh giá được thế trận bên nào mạnh hơn hoặc cân bằng và cuối cùng
mới vạch ra các kế hoạch chơi tiếp theo. Điều đó khẳng định rằng: phân tích – đánh
giá và lập kế hoạch là 3 yếu tố luôn đi liền với nhau. Phân tích và đánh giá thế trận
sẽ tạo điều kiện để phát hiện những mặt mạnh và yếu trong thế trận của đối thủ
cũng như của mình. Trên cơ sở đó sẽ tận dụng để khai thác vào các điểm yếu của
đối phương hoặc củng cố lại các điểm yếu của mình trước khi đối thủ phát hiện và
tấn công.
Việc phân tích – đánh giá và lập kế hoạch là hết sức quan trọng, cần tiến hành
ngay khi thế cờ chuyển vào trung cuộc cũng như khi thế trận có sự chuyển hướng.
Công việc này cần phải chuẩn bị một cách chu đáo và cẩn thận thì mới đem lại hiệu

quả cao, nhất là vào những thời điểm then chốt của ván cờ.
1.4.1. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi phân tích – đánh giá thế trận
Khi phân tích – đánh giá thế trận cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Phân tích theo 2 quan điểm “tĩnh” và “động”.
+ Phân tích theo quan điểm “tĩnh” là phân tích dựa trên cơ sở những dấu hiệu
thống kê bên ngoài của thế trận (tương quan giữa các quân cờ và những yếu tố thế
trận).
+ Phân tích theo quan điểm “động” là việc xét đến các kế hoạch chiến lược và
phương pháp tiến hành chúng dựa trên những đặc trưng của thế trận.
Thực tế khi thi đấu không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được những phương
pháp chơi cụ thể và chính xác. Chỉ có sự tỉnh táo và cẩn thận thì mới có thể vạch ra
được một phương pháp chơi hợp lý. Phân tích theo quan điểm “tĩnh” là bước mở
14
đầu để đánh giá những điểm cơ bản và động lực của thế trận. Khi phân tích theo
quan điểm này chắc chắn không tránh khỏi xuất hiện những tính toán cụ thể cùng
với những yếu tố khác nhau của thế trận. Ngoài việc phân tích theo quan điểm
“động” có như vậy mới cho phép ta đi sâu vào những điểm chưa được nhìn thấy
trong thế trận.
- Nguyên tắc 2: Cần phải thực hiện tuần tự các bước khi tiến hành đánh giá thế
trận, đó là:
+ Bước 1: Thống kê tương quan lực lượng 2 bên.
+ Bước 2: Thống kê những yếu tố thế trận.
+ Bước 3: Xác định mối liên hệ của những yếu tố trong các bước 1 và 2 với
những nguyên tắc chỉ đạo của chiến lược và chiến thuật đã định.
+ Bước 4: Tìm nguyên nhân xuât hiện của đòn chiến thuật cần áp dụng.
Ở nguyên tắc này khi vận dụng để phân tích đánh giá cần chú ý rằng, với tất cả
các tình huống đều nhất thiết phải đi qua 3 bước đầu, còn bước thứ 4 thì chỉ thực
hiện được khi chắc chắn có đầy đủ yếu tố để thực hiện được đòn phối hợp một cách
hiệu quả.
1.4.2. Lập kế hoạch

Kế hoạch trong Cờ vua là tập hợp một chuỗi những nước cờ chiến lược nối
tiếp nhau, mà mỗi nước đi đều thực hiện những ý đồ độc lập ứng với yêu cầu của
tình huống cụ thể xuất hiện trên bàn cờ.
Lập kế hoạch là vấn đề phức tạp, luôn phải trả lời cho những câu hỏi như: Cần
phải làm gì ?, kế hoạch như thế nào ?, và thực hiện kế hoạch đó bằng cách nào ?…
Tất cả những câu hỏi trên đều tùy theo tình huống xuất hiện trên bàn cờ, hiệu quả
của nó phụ thuộc vào sự đánh giá thông qua việc phân tích thế trận. Sau một số
nước đi ban đầu đã được hướng dẫn trong cẩm nang khai cuộc, người chơi phải tiến
hành ngay công việc phân tích – đánh giá và lập kế hoạch. Trước hết phải phân tích
thế trận đang xảy ra và phân chia nó theo các thành phần. Sau đó tiến hành tổng
15
hợp, đánh giá chung về thế trận hai bên rùi mới lập kế hoạch chơi. Không nên chỉ
chuẩn bị một kế hoạch duy nhất vì thế cờ luôn luôn thay đổi sau mỗi nước đi.
- Những yêu cầu khi lập kế hoạch:
+ Khi lập kế hoạch cần phải phân tích, đánh giá thế trận, tính toán tất cả các
phương án có thể xảy ra sau đó.
+ Kế hoạch cần phù hợp với tổng thể của ván cờ. Nghĩa là tùy theo mức độ
đơn giản hay phức tạp của thế cờ mà chuẩn bị kế hoạch để không ảnh hưởng đến
thời gian thi đấu của mình.
+ Kế hoạch cần sử dụng triệt để các yếu tố thế trận đã khai thác được như các
điểm yếu của đối phương cũng như điểm mạnh của bên mình.
+ Kế hoạch xây dựng phải logic, cần thiết lập theo trình tự sau:
• Tổng phân tích – đánh giá thế cờ, trên cơ sở đó tìm ra những nhân tố cơ bản
nhất có ảnh hưởng tới diễn biến ván cờ như: không gian, cột mở, đường chéo, ô
mạnh, ô yếu…
• Tìm phương tiện thực hiện kế hoạch.
Thiết lập phương án tiến hành.
• Xây dựng kế hoạch bảo đẩmn toàn cho thế trận của mình.
- Phương pháp tập luyện phân tích đánh giá và lập kế hoạch:
+ Tập luyện tại lớp và thi đấu: phân tích – đánh giá sau ván đấu.

+ Tập luyện ở nhà với các bài tập chiến lược và lập kế hoạch.
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 14 - 15
1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 14 - 15
Vì Cờ vua là môn thể thao trí tuệ, nên người giáo viên – HLV cần đặc biệt chú
ý đến các đặc điểm tâm lý của đối tượng này.
a. Tri giác
Ở lứa tuổi 14 – 15, tri giác đã phát triển hoàn thiện, biết phân tích tổng hợp
một cách chủ định. Khả năng nhận thức cảm tính của các em đã phát triển ở mức
16
cao. Vì vậy trong công tác giảng dạy và huấn luyện cần phải hướng các em theo
những dấu hiệu nhận biết và cách đánh giá để phát triển khả năng phân tích, tổng
hợp một cách có chiều sâu hơn.
b. Khả năng tập trung chú ý
Ở lứa tuổi này, sự tập trung đã tương đối ổn định, bên cạnh đó các em còn có
khả năng chú ý đến nhiều đối tượng cùng một lúc. Bởi vậy khi giảng dạy, người
giáo viên cần chú ý lựa chọn bài tập một cách phong phú và đa dạnh để phát huy
tính sáng tạo của các em.
c. Trí nhớ.
Ở lứa tuổi này, trí nhớ trừu tượng phát triển mạnh. Khả năng ghi nhớ nhiều thế
cờ cũng như nhiều giai đoạn của một hay nhiều ván đấu. Trên cơ sở đó người giáo
viên có thể lựa chọn các bài tập chiến lược từ đơn giản đến phức tạp để phát huy tối
ưu khả năng nhớ của các em.
d. Phát triển tư duy, tưởng tượng
Lứa tuổi 14 – 15, Quá trình tư duy của các em phát triển một cách logic, các
em có thể nhận thức đối tượng qua ngôn từ và óc phán đoán. Để thúc đẩy năng lực
tư duy và óc tưởng tượng của các em, người giáo viên có thể sử dụng loại bài tập
tưởng tượng, hay hình thức thi đấu cờ tưởng (thi đấu trên bàn cờ mà không có quân
cờ).
e. Ý thức
Ở lứa tuổi này ý thức của các em đã phát triển nhưng chưa ổn định. Các em có

những ý tưởng táo bạo và bắt đầu có lý tưởng cho riêng mình, (nhưng dễ thay đổi
khi có biến động). Khả năng khắp phục khó khăn, quyết tâm trong học tập còn
chưa cao, tính kiên trì còn yếu. Các em thích tìm tòi sáng tạo nhưng lại dễ nản lòng,
suy nghĩ chưa được bền vững. Vì thế trong quá trình giảng dạy người giáo viên –
HLV cần xác định mục đích cụ thể cho các em, tăng cường giáo dục tính kiên trì và
làm các em hiểu chỉ có sự nỗ lực mới đem lại thành công.
17
f. Cảm xúc
Lứa tuổi này, cảm xúc phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý và hệ thần kinh. Quá
trình sinh lý của các em phát triển mạnh, sự hưng phấn mạnh hơn ức chế nên các
em dễ mệt mỏi làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Các em chưa biết kìm nén
cảm xúc, thường bộc lộ hết ra ngoài như vậy sẽ ảnh hưởng đến các bạn khác. Ở lứa
tuổi này dễ bị xúc động, vui buồn nhất thời nhưng tâm trạng đó xuất hiện rất ngắn
và chuyển hóa nhanh. Vì vậy trong quá trình nhận xét, người giáo viên khi nhắc
nhở cần nhẹ nhàng và biết động viên khen thưởng đúng lúc. Có như vậy mới khích
lệ được tinh thần tập luyện và thi đấu của các em.
1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14 – 15
Lứa tuổi 14 – 15 các quá trình thần kinh đã có sức mạnh và ổn định. Các phản
xạ có điều kiện tương đối bền vững, các loại ức chế bên trong thể hiện rõ rệt. Quá
trình hưng phấn thần kinh cũng hoạt động mạnh hơn. Những kiến thức ban đầu mà
các em lĩnh hội được sẽ là kiến thức bền vững nhất, nếu có sai sót thì sẽ rất khó
sửa chữa.
Ở lứa tuổi này, các em đều có những bước phát triển nhất định về hệ thống tim
mạch, tuy nhiên quá trình hồi phục chậm, khả năng thích nghi với khối lượng vận
động chưa cao, bởi vậy khi giảng dạy và huấn luyện, cần lựa chọn lượng kiến thức
phù hợp và chuẩn mực. Các bài tập chiến lược mức độ khó với số lượng ít tùy
thuộc vào đặc điểm cá nhân của đối tượng
18
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nêu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu
cho việc giải quyết 2 mục tiêu của đề tài. Các tài liệu chuyên môn có liên quan
được lấy từ các nguồn tài liệu chưa được tiếp xúc. Đây là sự nối tiếp bổ sung những
luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những vấn đề có liên quan đến các
bài tập nâng cao năng lực chiến lược. Danh mục các tài liệu được trình bày ở phần
“Tài liệu tham khảo” của đề tài.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng việc sử dụng
các phương pháp, phương tiện huấn luyện và đánh giá năng lực trong quá trình
giảng dạy- huấn luyện Cờ vua tại các trung tâm Cờ vua phát triển mạnh trong cả
nước như : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Quảng Ninh… Mặt
khác thông qua hình thức dùng phiếu phỏng vấn chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn
lựa chọn các bài tập test ứng dụng trong quá trình nghiên cứu.
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Là phương pháp được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá năng lực
chiến lược của đối tượng nghiên cứu thông qua các test đã lựa chọn được. Đồng
thời kết quả sử dụng phương pháp này cũng chính là việc giải quyết mục tiêu 2 mà
đề tài đã xác định. Quá trình thực nghiệm sư phạm kéo dài trong 6 tháng với 3 lần
kiểm tra, số lượng là 30 VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 thuộc Bộ môn Cờ vua của
trung tâm TDTT Quảng Ninh và và Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Cả 30 VĐV trên
đều được tập luyện theo chương trình huấn luyện ban đầu (chương trình huấn luyện
2 năm).
19
Nội dung kiểm tra là 7 test chuyên môn được lựa chọn theo các chỉ số chiến
lược đặc trưng của Cờ vua và được tính theo thang điểm 10. Số lượng nước cờ dự
bị tối thiểu là 2 phương án, độ sâu của biến thế từ 4 nước trở lên.
1. Test ô mạnh, ô yếu.

- Mục đích: Tạo ra các ô yếu trong thế trận của đối phương, sau đó đưa các
quân của mình chiếm lĩnh các ô này để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
- Cách thực hiện.
+ Chuẩn bị: Biên bản, quân bàn cờ, đồng hồ bấm giờ.
+ Thời gian thực hiện: 10 phút ( không kể thời gian xếp thế cờ).
+ Tiến hành: Xếp thế cờ theo chủ đề. Yêu cầu người thực nghiệm phân tích –
đánh giá thế trận và xác định chiến lược chơi để tạo ra ô yếu trong thế trận của đối
phương rồi tấn công vào đó.
+ Yêu cầu: Ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
2. Test cấu trúc tốt
- Mục đích: Xây dựng được cấu trúc Tốt vững chắc và phối hợp giữa các Tốt
để tạo đòn bẩy cho những cuộc tấn công đối phương hay phòng thủ tích cực.
- Cách thực hiện.
+ Chuẩn bị: Biên bản, quân bàn cờ, đồng hồ bấm giờ.
+ Thời gian thực hiện: 10 phút ( không kể thời gian xếp thế cờ).
+ Tiến hành: Đưa ra 1 tình huống về cấu trúc Tốt, yêu cầu người thực nghiệm
xác định chiến lược chơi để tạo ra ưu thế.
+ Yêu cầu: Ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
3. Test cột mở, đường chéo
- Mục đích: Đánh giá năng lực khai thác cột mở, đường chéo để tấn công.
- Cách thực hiên.
+ Chuẩn bị: Biên bản, quân bàn cờ, đồng hồ bấm giờ.
+ Thời gian thực hiện: 10 phút ( không kể thời gian xếp thế cờ).
20
+ Tiến hành: Xếp 1 tình huống với 1 bên đã có ưu thế về cột mở và đường
chéo, yêu cầu người thực nghiệm phân tích - đánh giá và xác định kế hoạch tấn
công dựa vào các Cột mở và đường chéo.
+ Yêu cầu: Ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
4. Test sự bố trí các quân
- Mục đích: Tăng cường nhãn quan di chuyển phối hợp lực lượng để tạo ra thế

trận vững chắc cho bên mình và suy yếu cho đối phương.
- Cách thực hiện.
+ Chuẩn bị: Biên bản, quân bàn cờ, đồng hồ bấm giờ.
+ Thời gian thực hiện: 10 phút ( không kể thời gian xếp thế cờ).
+ Tiến hành: Đưa ra thế cờ theo chủ đề, yêu cầu người thực nghiệm xác định
chiến lược chơi cho 2 bên.
+ Yêu cầu: Ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
5.Test không gian và trung tâm
- Mục đích: Đánh giá hiểu biết và năng lực vận dụng chiến lược để tạo ra ưu
thế về không gian và trung tâm là yếu tố quyết định cho tấn công hay phòng thủ.
- Cách thực hiện.
+ Chuẩn bị: Biên bản, quân bàn cờ, đồng hồ bấm giờ.
+ Thời gian thực hiện: 10 phút ( không kể thời gian xếp thế cờ).
+ Tiến hành: Xếp một thế cờ theo chủ đề, yêu cầu người thực nghiệm phát huy
lợi thế về không gian và trung tâm để tấn công đối phương.
+ Yêu cầu: Ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
6. Test tấn công Vua
- Mục đích: Đánh giá khả năng tính toán và năng lực chiến lược để tấn công
Vua.
- Cách thực hiện.
+ Chuẩn bị: Biên bản, quân bàn cờ, đồng hồ bấm giờ.
21
+ Thời gian thực hiện: 10 phút ( không kể thời gian xếp thế cờ).
+ Tiến hành: Đưa 1 thế cờ có tình huống tấn công Vua, yêu cầu người thực
nghiệm xác định chiến lược tấn công Vua để dẫn đến ưu thế lớn.
+ Yêu cầu: Ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp này được sử dụng nhằm ứng dụng bài tập đã lựa chọn vào quá
trình huấn luyện cho VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh. Từ đó xác
định hiệu quả của những bài tập đã chọn trong việc phát triển năng lực chiến lược

cho đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng hình thức thực nghiệm là thực
nghiệm so sánh song song. Quá trình tổ chức thực nghiệm được chúng tôi trình bày
ở phần 3.2 của luận văn.
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê.
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý số liệu đã thu
thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm
là: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, tính t quan sát, tính t tự đối chiếu
và tính hệ tương quan. Các tham số được tính theo các công thức sau:
 Trung bình cộng:
i
x
x
n
=

 Phương sai:
( )
2
2
( )
30
1
i
a
x x
n
n

∂ = ≤




 Độ lệch chuẩn:
2
∂= ∂
 Tính t quan sát:
2 2
A B
c c
A B
x x
t
n n

=
∂ ∂
+
22
Tính t tự đối chiếu:
d
d
x
t
n
=

 Tính hệ tương quan:
2 2
( )( )

( ) ( )
x x y y
r
x x y y
− −
=
− −

∑ ∑
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2011 và được
chia làm 3 đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2010 đến tháng 4/2010 với những công việc sau:
+Lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
+ Xây dựng đề cương nghiên cứu.
+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2010 đến tháng 1/2011.
+ Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp
các nguồn tài liệu về chiến lược. Đánh giá thực trạng năng lực chiến lược của đối
tượng nghiên cứu. Lựa chọn bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV
Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập
phát triển năng lực chiến lược cho VĐV. Thu thập và xử lý các số liệu thực
nghiệm.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011.
Phân tích các kết quả nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn, chuẩn bị
và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Bộ môn Cờ
trường Đại học TDTT Bắc Ninh và sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.

3.1. Thực trạng công tác huấn luyện năng lực chiến lược cho VĐV Cờ vua lứa
tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Thực trạng năng lực chiến lược của nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 –
15
Để đánh giá năng lực chiến lược cũng như các năng lực khác, đề tài đã tiến
hành phân tích biên bản ván đấu tại giải Cờ vua tỉnh Quảng Ninh. Qua đó đánh giá
được năng lực chiến lược và công tác huấn luyện năng lực này. Kết quả được trình
bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thực trạng năng lực chuyên môn cơ bản của
VĐV Cờ vua Quảng Ninh
Lứa tuổi
Các sai lầm thường mắc
Khai cuộc Chiến lược Chiến thuật Tàn cuộc Tính toán
n % n % n % n % n %
8 – 9
(n = 198
ván)
127 64.1 145 73.2 120 60.6 140 70.7 137 69.1
10 – 11
(n = 162
ván)
98 60.4 124 76.5 78 48.1 120 74.0 85 52.4
12 – 13
(n = 189
ván)
78 41.2 96 50.7 66 34.9 82 43.3 83 43.9
14 – 15
(n = 180
ván)
69 38.3 75 41.6 64 35.5 73 40.5 65 36.1

∑ (729) 369 49.9 431 59.1 328 45.0 380 52.1 417 57.2
Từ kết quả thu được tại bảng 3.1 cho thấy: Trong quá trình thi đấu, VĐV Cờ
vua Quảng Ninh mắc khá nhiều lỗi. Tỷ lệ mắc lỗi ở lứa tuổi 8 – 9 và 10 – 11 cao
hơn so với các lứa tuổi trên ( trên 60% số ván đấu). Sau đó giảm dần ở các lứa tuổi
24
12 – 13 và ở lứa tuổi 14 – 15 thì giảm mạnh (dưới 40%). Trong đó tỷ lệ mắc các lỗi
về chiến lược là cao nhất. Qua phân tích chương trình, chúng tôi nhận thấy khối
lượng bài tập về chiến lược còn ít, mức độ khó trong chiến lược cao hơn so với
chiến thuật nên tỷ lệ mắc các lỗi này chiếm nhiều hơn. Vì vậy cần có biện pháp kịp
thời để nâng cao khả năng tư duy chiến lược cho VĐV.
3.1.2. Thực trạng việc sử dụng các dạng thức bài tập chiến lược trong
giảng dạy, huấn luyện cho VĐV Cờ vua trẻ.
Nhằm mục đích làm rõ thực trạng sử dụng các bài tập chiến lược trong giảng
dạy – huấn luyện cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 Quảng Ninh. Đề tài đã
tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng các bài tập chiến lược ở Bộ môn Cờ của
Trung tâm TDTT tỉnh Quảng Ninh và hai trung tâm Cờ vua mạnh là Hà Nội và Hải
Phòng. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các bài tập trong giảng dạy –
huấn luyện chiến lược cho VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15.
TT Các dạng thức bài tập Kết quả
Quảng Ninh Hà Nội Hải Phòng
1 Ô mạnh ô yếu + +
2 Khai thác cột mở, đường chéo + +
3 Cấu trúc Tốt +
4 Sự bố trí các quân +
5 Không gian và trung tâm + +
6 Tấn công Vua + + +
7 Chiến thuật +
8 Chiến lược + +
9 Rèn luyện kỹ năng tính toán +

10 Các dạng thức trung cuộc + + +
% 60 70 50
Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, các dạng thức bài tập được sử dụng tại các
trung tâm đào tạo Cờ vua trẻ là chưa thật sự đồng nhất. Bộ môn Cờ Trung tâm
TDTT Quảng Ninh chỉ sử dụng 6/10 bài tập chiếm 60%. Câu lạc bộ Cờ vua thuộc
25

×