Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung tại ngân hàng nhà nước việt nam (cmo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------------------

LÊ THỊ PHƢƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TIỀN TỆ VÀ PHÁT HÀNH KHO QUỸ TẬP
TRUNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM (CMO)

CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.34.48

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học

: PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH

Cán bộ chấm nhận xét 1

: TS. NGUYỄN CHÁNH THÀNH

Cán bộ chấm nhận xét 2

: TS. NGUYỄN THANH BÌNH



Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại trƣờng Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày

18 tháng 07 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. VŨ THANH NGUYÊN
2. PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH
3. TS. NGUYỄN CHÁNH THÀNH
4. TS. NGUYỄN THANH BÌNH
5. TS. LÊ LAM SƠN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. VŨ THANH NGUYÊN

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ PHƢƠNG THẢO

MSHV: 12321075


Ngày, tháng, năm sinh: 23/06/1985

Nơi sinh: Hà Tĩnh

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý

Mã số: 60.34.48

I.

TÊN ĐỀ TÀI: đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý tiền tệ và phát
hành kho quỹ tập trung tại Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (viết tắt CMO)

II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Khảo sát hệ thống CMO, xác định các tiêu chí cần đánh giá và xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá đề xuất gồm các phép đánh giá, phƣơng pháp đánh giá và
thang đo kết quả đánh giá của từng phép đánh giá.
2. Thực hiện đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO dựa trên bộ tiêu chí đánh giá đã
xây dựng.
3. Đánh giá kết quả nghiên cứu, đề xuất kiến nghị cải tiến chất lƣợng hệ thống
CMO với mục đích giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/01/2014
V.

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH

Nội dung và đề cƣơng luận văn đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.


TRƢỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

Tp.HCM, ngày….. tháng….. năm 2014
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc nhất đến PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cơ Khoa Khoa Học và Kỹ
Thuật Máy Tính và Phịng Đào Tạo Sau Đại học Trƣờng Đại Học Bách Khoa – Đại
Học Quốc Gia Tp.HCM đã tham gia giảng dạy, tổ chức, quản lý lớp học, trực tiếp
truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh/chị lãnh đạo, đồng nghiệp tại
Cục Công nghệ Tin học, Chi cục Công Nghệ Tin học tại Tp.HCM đã tạo điều kiện,
thời gian, cung cấp số liệu liên quan và giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị tại Chi cục Phát Hành
Kho Quỹ tại Tp.HCM, các anh/chị thuộc Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ chi nhánh NHNN
Tp.HCM và các chi nhánh NHNN khác thuộc khu vực phía Nam đã tận tình giúp
đỡ, cung cấp thông tin, số liệu, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành trả lời các câu hỏi
phỏng vấn, các câu hỏi trong bảng khảo sát.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên,

giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
luận văn.
Tp.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2014
Học viên cao học

Lê Thị Phƣơng Thảo


ii

TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Để đảm bảo cho cơng tác quản lý lƣu thơng và điều hịa tiền mặt đƣợc hiệu
quả, giúp cán bộ làm công tác nghiệp vụ Kho quỹ tại các đơn vị Ngân hàng nhà
nƣớc (NHNN) giảm thiểu công việc thủ công, NHNN đã cho xây dựng và triển khai
hệ thống Quản lý tiền tệ và Phát hành Kho quỹ tập trung (viết tắt CMO). Hệ thống
đã đƣợc đƣa vào vận hành chính thức từ ngày 23/01/2013 và đến nay chƣa có một
báo cáo chính thức đánh giá một cách định lƣợng những hiệu quả thực sự mà hệ
thống mang lại, chỉ ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm, những vấn đề còn tồn tại của
hệ thống, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn.
Luận văn tập trung đánh giá hiệu quả ứng dụng của hệ thống Quản lý tiền tệ
và Phát hành kho quỹ tập trung trên hai khía cạnh: (1) chất lƣợng sử dụng của hệ
thống, bao gồm hiệu quả sử dụng thực tế mà hệ thống mang lại, tập trung vào những
mong muốn về chất lƣợng của ngƣời dùng đối với công việc nghiệp vụ chuyên
môn và (2) một phần chất lƣợng ngoài là chất lƣợng về mặt kỹ thuật của hệ thống,
bao gồm những chức năng cần có và yêu cầu đối với những chức năng đó cũng nhƣ
các yêu cầu về khả năng hoạt động của hệ thống.
Để đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO, luận văn tham khảo các tiêu chuẩn
quốc tế ISO/IEC 9126 về các tiêu chí và mơ hình đánh giá chất lƣợng phần mềm,
ISO/IEC 14598 về quy trình đánh giá chất lƣợng phần mềm và thực hiện khảo sát,
thu thập thông tin về hệ thống CMO. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí và

quy trình đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO.
Luận văn đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO
và áp dụng thí điểm thực tế đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO tại Chi cục Công
nghệ Tin học tại Tp.HCM; vẽ biểu đồ mạng nhện kết quả đánh giá từng tiêu chí để
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống.
Kết quả khảo sát và đánh giá cho thấy tuy không đạt yêu cầu chất lƣợng theo
bộ tiêu chí đánh giá đề xuất nhƣng nhìn trên khía cạnh chất lƣợng sử dụng, hệ
thống CMO đã mang lại hiệu quả sử dụng về mặt nghiệp vụ, giúp giảm thiểu công
việc thủ công, đảm bảo lƣu thơng và điều hịa tiền mặt trong cơng tác nghiệp vụ
Kho quỹ tại NHNN.


iii

ABSTRACT
To ensure the management of cash circulation/distribution effectively and
help to reduce manual work for fund officer at State Bank branches, State Bank of
Vietnam (SBV) approved the building and deployment Currency Management
Optimization System (CMO). The system was officially put into operation from
23/01/2013. So far, there is no official quantitatively evaluation report about the
effectiveness of CMO system and pointing out the advantages, disadvantages,
remaining problems of the system.
Thesis focus on evaluating the effectiveness of applying CMO bases on two
aspects: (1) The quality in use metrics measure whether a product meets the needs
of specified users to achieve specified goals with effectiveness, productivity, safety
and satisfaction in a specified context of use. (2) The external metrics - the technical
quality of the system
In order to evaluate quality of CMO system, thesis refers to international
standards such as ISO/IEC 9126 for criteria and evaluation model of software
quality, ISO/IEC 14598 for evaluation process of software quality and

implementation of the survey, gather information about CMO system. Base on it,
proposing a set of criteria and assessment procedures to evaluate quality of CMO
system
Thesis has developed quality evaluation criteria for CMO system. Actually, it
has been applied in pilot for evaluating the quality of CMO system at Information
Technology Department of Banking in Ho Chi Minh City (ITDB HCM). Thesis also
provided webs chart for each assessment criteria to evaluate strengths and
weaknesses of the system
From survey results and evaluation show that although the quality does not
satisfy the proposed criteria but look on the qualitative aspects of use, CMO has
brought out effective use of professional, helped minimize manual work, ensured
cash circulation/distribution in bank vault work at SBV.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này hồn tồn do tơi tự thực hiện. Tồn bộ
nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thu thập tại
Chi cục Công nghệ Tin học tại Tp.HCM và Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ thuộc một số
chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc. Toàn bộ dữ liệu đƣợc khảo sát, thu thập và xử lý
một cách khách quan.

Tp.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2014
Học viên cao học

Lê Thị Phƣơng Thảo


v


MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT.................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................... xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 5
1.6 Ý nghĩa của đề tài............................................................................................... 6
1.6.1 Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................... 6
1.6.2 Ý nghĩa khoa học....................................................................................... 6
1.7 Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................ 6
1.8 Bố cục luận văn.................................................................................................. 7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 8
2.1 Lý thuyết về nghiệp vụ kho quỹ Ngân hàng Nhà nƣớc..................................... 8
2.1.1

Khái niệm tiền mặt và giấy tờ có giá......................................................... 8

2.1.2

Khái niệm nghiệp vụ kho quỹ ngân hàng.................................................. 8

2.1.3

Sự cần thiết của nghiệp vụ kho quỹ trong ngân hàng................................ 9


2.2 Các văn bản liên quan........................................................................................ 9
2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng hệ thống thông tin.................................. 10
2.3.1

Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126....................................................................... 10

2.3.2

Tiêu chuẩn ISO/IEC 14598..................................................................... 22

2.4

Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp trong nƣớc.........24

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN TỆ VÀ PHÁT
HÀNH KHO QUỸ TẠI NHNN............................................................................. 26
3.1 Trách nhiệm của NHNN trong quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ..............26
3.1.1

Giới thiệu Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam............................................ 26


vi

3.1.2

Trách nhiệm của NHNN trong quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ.....27

3.2 Thực trạng công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại Kho tiền TW.. .27
3.2.1


Yêu cầu về quản lý.................................................................................. 27

3.2.2

Các quy trình nghiệp vụ cụ thể................................................................ 28

3.2.3

Một số tồn tại trong nghiệp vụ kế tốn Kho tiền.....................................31

3.3 Thực trạng cơng tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại chi nhánh.........31
3.4 Giới thiệu hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung................32
3.4.1

Giới thiệu chung...................................................................................... 32

3.4.2

Mục tiêu xây dựng hệ thống.................................................................... 32

3.4.3

Mục đích của hệ thống............................................................................ 33

3.4.4

Phạm vi áp dụng...................................................................................... 33

3.4.5


Trách nhiệm của các đơn vị tham gia...................................................... 33

3.4.6

Cấu trúc tổ chức dữ liệu.......................................................................... 35

3.4.7

Dữ liệu dùng chung................................................................................. 38

3.4.8

Mơ hình quy trình nghiệp vụ tổng thể của hệ thống................................41

3.4.9

Mơ hình nghiệp vụ tổng quan.................................................................. 47

CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG CMO ĐỀ XUẤT................................................. 49
4.1 Mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá........................................................... 49
4.2 Sự cần thiết cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá................................................ 49
4.3 Phƣơng pháp xây dựng bộ tiêu chí chất lƣợng................................................ 49
4.3.1

Cơ sở/căn cứ pháp lý và thực tiễn........................................................... 49

4.3.2


Xác định tiêu chí đánh giá....................................................................... 50

4.3.3

Phƣơng pháp và quy trình đánh giá........................................................ 53

4.3.4

Ngun tắc tính tốn và đánh giá............................................................ 55

4.4 Bộ tiêu chí đề xuất đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO..................................58
4.4.1

Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng sử dụng............................................... 58

4.4.2

Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng ngoài................................................... 74

CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ................................................................. 79
5.1 Kết quả đánh giá theo từng phép đánh giá....................................................... 79


vii

5.1.1

Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng sử dụng............................................... 79

5.1.2


Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng ngồi................................................... 99

5.2 Kết quả đánh giá theo từng tiêu chí................................................................111
5.3 Kết quả đánh giá chung cho các thành phần của bộ tiêu chí..........................112
5.4 Phân tích kết quả đánh giá..............................................................................114
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................119
6.1 Tóm tắt lại nội dung nghiên cứu....................................................................119
6.2 Kết quả đạt đƣợc............................................................................................120
6.3 Kết luận và kiến nghị......................................................................................121
6.4 Hạn chế...........................................................................................................123
6.5 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................125
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI NỘI DUNG PHỎNG VẤN.........................................128
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT.......................................................................132
PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỜI GIAN TRUNG BÌNH..136
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH MẪU BIỂU, BÁO CÁO, SỔ QUỸ.....................139
PHỤ LỤC 5: MƠ HÌNH CHẤT LƢỢNG THEO ISO 9126-1.......................142
PHỤ LỤC 6: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG................141


viii

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT

THUẬT NGỮ

DIỄN GIẢI


1

BCTK

Báo cáo thống kê

2

CB

Công bố

3

CBLH

Công bố lƣu hành

4

CCB

Chƣa công bố

5

CMO

(Currency Management and Optimization)
Hệ thống quản lý Tiền tệ và Phát hành kho quỹ tập

trung tại Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

6

CNTH

Công nghệ Tin học

7

CN

Chi nhánh

8

DTPH

Dự trữ phát hành

9

ĐCLH

Đình chỉ lƣu hành

10

TCTM


Tuyển chọn tiền mặt

11

ERP

(Enterprise resource planning)
Hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
(Joint Technical Committee 1)
Ủy ban kỹ thuật chung ISO/IEC JTC 1, Công nghệ
thông tin

12

JTC 1

13

IEC

(International Electrotechnical Commission)
Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế

14

HĐTH

Hội đồng tiêu hủy

15


ISO

(International Organization for Standardization)
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

16

GTCG

Giấy tờ có giá

17

KHTK

Ký hiệu thống kê

18

LĐC

Lệnh điều chuyển

19

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc


20

NM

Nhà máy


ix

21

NSD

Ngƣời sử dụng

22

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng

23

NPTP

Ngân phiếu tín phiếu

24

NVPH


Nghiệp vụ phát hành

25

PH

Phát hành

26

PHKQ

Phát hành kho quỹ

27

QDT

Quỹ dự trữ phát hành

28

QNV

Quỹ nghiệp vụ phát hành

29

SC 7


(subcommittees 7)
Tiểu ban SC 7, Kỹ thuật hệ thống và phần mềm.

30

SGD

Sở giao dịch

31

TCLT

Tiêu chuẩn lƣu thơng

32

TCTD

Tổ chức tín dụng

33

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

34


TM

Tiền mặt

35

TW

Trung ƣơng

36



Trung ƣơng

37

VN

Việt Nam

38

Vụ TCKT

Vụ Tổ chức kế toán


x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1: Chất lƣợng trong vịng đời sản phẩm phần mềm..................................... 13
Hình 2. 2: Mơ hình chất lƣợng cho chất lƣợng trong và ngồi................................ 17
Hình 2. 3: Mơ hình chất lƣợng sử dụng.................................................................... 19
Hình 2. 4: Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn ISO 9126 và ISO 14598..............................23
Hình 2. 5: Quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm theo chuẩn ISO 14598.............23
Hình 3. 1: Bộ máy tổ chức của NHNN...................................................................... 26
Hình 3. 2: Cấu trúc tổ chức dữ liệu hệ thống CMO.................................................. 35
Hình 3. 5: Mơ hình nghiệp vụ tổng quan................................................................... 47
Hình 4. 1: Quy trình đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO........................................ 55
Hình 5. 1: Phân bố mẫu theo độ tuổi......................................................................... 94
Hình 5. 2: Phân bố mẫu theo đã sử dụng hệ thống Kho quỹ cũ................................ 95
Hình 5. 3: Phân bố mẫu theo vị trí cơng việc............................................................ 96
Hình 5. 4: Chức năng chuyển số liệu sang hệ thống BCTK tập trung....................104
Hình 5. 5: Hiệu suất sử dụng CPU trên máy chủ CSDL......................................... 105
Hình 5. 6: Hiệu suất sử dụng CPU theo các thời điểm trong ngày.........................106
Hình 5. 7: Hiệu suất sử dụng CPU trên máy chủ ứng dụng 1................................. 107
Hình 5. 8: Hiệu suất sử dụng CPU trên máy chủ ứng dụng 2................................. 108
Hình 5. 9: Hiệu suất sử dụng CPU trên máy chủ ứng dụng 3................................. 108
Hình 5. 10: Biểu đồ mạng nhện điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO............115


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Bảng phƣơng pháp đo đánh giá tính chức năng theo ISO 9126.............20
Bảng 2. 2: Bảng phƣơng pháp đo đánh giá tính năng suất theo ISO 9126...............21
Bảng 3. 1: Mã đơn vị trên hệ thống CMO................................................................ 36
Bảng 3. 2: Mã kho trên hệ thống CMO.................................................................... 37

Bảng 3. 3: Mã Quỹ trên hệ thống CMO.................................................................... 38
Bảng 4. 1: Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO....................................51
Bảng 4. 2: Bảng trọng số của các tiêu chí đánh giá chất lƣợng sử dụng..................56
Bảng 4. 3: Bảng trọng số của các tiêu chí đánh giá chất lƣợng ngoài......................57
Bảng 4. 4: Phép đánh giá hiệu quả sử dụng đối với Cục/Chi cục PHKQ.................58
Bảng 4. 5: Phép đánh giá hiệu quả đối với chi nhánh NHNN.................................. 62
Bảng 4. 6: Phép đánh giá tính an tồn bảo mật......................................................... 66
Bảng 4. 7: Phép đánh giá thõa mãn ngƣời dùng....................................................... 72
Bảng 4. 8: Phép đánh giá tính chức năng.................................................................. 74
Bảng 4. 9: Phép đánh giá tính hiệu quả.................................................................... 76
Bảng 4. 10: Phép đánh giá tính khả dụng................................................................. 77
Bảng 5. 1: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ.................................................... 79
Bảng 5. 2: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ.................................................... 81
Bảng 5. 3: Kết quả phỏng vấn tại Chi cục PHKQ.................................................... 83
Bảng 5. 4: Chọn mẫu khảo sát.................................................................................. 91
Bảng 5. 5: Bảng thống kê mô tả theo mẫu................................................................ 93
Bảng 5. 6: Tỉ lệ hài lòng theo độ tuổi....................................................................... 94
Bảng 5. 7: Tỉ lệ hài lòng so với hệ thống Kho quỹ cũ.............................................. 95
Bảng 5. 8: Tỉ lệ hài lịng theo vị trí cơng việc........................................................... 96
Bảng 5. 9: Tỉ lệ hài lòng chung theo tiêu chí đánh giá............................................. 98
Bảng 5. 10: Kết quả kiểm thử.................................................................................100
Bảng 5. 11: Mức độ hài lịng về tính khả dụng theo từng câu hỏi..........................109
Bảng 5. 12: Điểm đánh giá theo từng tiêu chí........................................................111
Bảng 5. 13: Điểm đánh giá chung tồn hệ thống....................................................112
Bảng 5. 14: Đánh giá hệ thống đạt/khơng đạt chất lƣợng theo từng tiêu chí.........113
Bảng 5. 15: Bảng so sánh mức điểm từng tiêu chí với mức điểm đạt chất lƣợng .. 114


1


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lƣu thông tiền mặt đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và đóng vai trị quan trọng
trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Ở nƣớc ta, thực trạng lƣu thông tiền mặt
hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề đáng quan tâm. Hiệu quả của các giải pháp kinh
tế, kỹ thuật và quản lý còn nhiều hạn chế. Dấu ấn về nền kinh tế tiền mặt còn nặng
nề, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phƣơng tiện thanh tốn cịn khá cao và khối lƣợng
tiền mặt trong lƣu thông ngày càng tăng. Việc quản lý tiền mặt theo cơ chế của nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đƣợc xóa bỏ nhƣng chƣa xác lập đƣợc một cơ
chế tổ chức cung ứng, lƣu thơng tiền mặt có hiệu quả, phù hợp với xu thế nền kinh
tế Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập nền
kinh tế thế giới. Vì vậy, tổ chức cung ứng, lƣu thông tiền mặt hiệu quả luôn là
nhiệm vụ thƣờng trực của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) nhằm xây
dựng hệ thống tiền tệ quốc gia phát triển ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển bền vững.
Trong bối cảnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt vẫn chƣa phát triển, nhu cầu
tiền mặt của ngƣời dân vẫn lớn nên công tác kho quỹ của ngành Ngân hàng đang
phải “oằn lƣng” gánh việc. Đặc biệt, vào những thời điểm giáp Tết Nguyên đán,
những ngƣời làm cơng tác kho quỹ, thậm chí khơng đƣợc nghỉ trƣa, chẳng khác
nào “nuôi tằm ăn cơm đứng”.
Là cơ quan duy nhất phát hành tiền, nhiệm vụ chính của NHNN hay cụ thể hơn
là Cục Phát hành và Kho quỹ (PHKQ) là việc tổ chức điều hịa lƣu thơng tiền mặt
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Cục
PHKQ tham mƣu cho Thống đốc trong việc ban hành, hƣớng dẫn các quy định của
Nhà nƣớc và của Ngành về in, đúc tiền, vàng bạc và các giấy tờ có giá, phát hành
và điều hoà tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ trong hệ thống ngân hàng.
Phòng Tiền tệ và Kho quỹ tại các chi nhánh NHNN tỉnh/Tp có nhiệm vụ quản
lý, phân phối thu/chi tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng (TCTD), dự báo thu chi tiền



2

mặt tại quỹ nghiệp vụ (QNV), xuất/nhập điều chuyển tiền mặt phù hợp từ Ngân
hàng trung ƣơng (NHTW) về các chi nhánh và giữa các chi nhánh NHNN tỉnh/Tp
tại quỹ dự trữ phát hành (QDT).
Hệ thống quản lý và phát hành kho quỹ cũ hoạt động phân tán tại các chi
nhánh NHNN tỉnh/TP gây khó khăn trong cơng tác quản lý, bảo trì; khơng cịn phù
hợp với nghiệp vụ quản lý kho quỹ và gây nhiều khó khăn cho NHNN mà cụ thể là
Cục PHKQ trong việc quản lý lƣu thơng và điều hịa tiền mặt.
Do đó, giải pháp đầu tƣ xây dựng “Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho
quỹ theo hƣớng tập trung tại Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam” (gọi tắt CMO) là thực
sự cần thiết, đây đƣợc xem là giải pháp giúp hiện đại hóa cơng tác quản lý tiền tệ và
phát hành kho quỹ tại hệ thống NHNN. Hệ thống phục vụ kịp thời đầy đủ các yêu
cầu tác nghiệp, điều hành, hỗ trợ hoạch định và ra quyết định trong công tác quản lý
tiền tệ và phát hành kho quỹ, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới hoạt động
của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập của nền kinh tế.
Sau hai năm triển khai, Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập
trung (CMO) tại NHNN đã đƣợc nghiệm thu và công bố vận hành thành công từ
ngày 23/01/2013. Dự án CMO do công ty hệ thống thông tin FPT (FPT-IS) triển
khai, phối hợp với cục Công nghệ tin học (CNTH), cục PHKQ NHNN phân tích và
nghiên cứu các nghiệp vụ đặc thù. Công nghệ nền tảng đƣợc lựa chọn áp dụng là
giải pháp ERP của SAP chuyên về Quản lý kho, dự báo nhu cầu - lập kế hoạch và
điều hòa tiền mặt. Cụ thể, SAP CMO (Currency Management and Optimization Tối ƣu hóa cơng tác quản lý tiền mặt) là giải pháp hỗ trợ nguồn cung ứng tiền tệ
tích hợp.
Tại Lễ tổng kết việc triển khai dự án “Hệ thống quản lý tiền tệ và Phát hành
kho quỹ theo hƣớng tập trung tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam” diễn ra ngày
23/1/2013, ông Dƣơng Dũng Triều, Tổng Giám đốc FPT IS khẳng định dự án đã
đƣợc triển khai thành công. Chỉ trong 65 ngày, dự án đã hoàn tất việc triển khai thử
nghiệm trên toàn bộ 69 điểm gồm Cục Phát hành và Kho quỹ, các kho tiền Trung
ƣơng (TW), Sở Giao dịch (SGD) và toàn bộ các chi nhánh NHNN tỉnh/thành phố.



3

Hệ thống đã đáp ứng đƣợc hầu hết các yêu cầu và sẵn sàng cho việc triển khai trên
toàn quốc.
Trong q trình vận hành chính thức, Hệ thống Quản lý và Phát hành kho quỹ
theo hƣớng tập trung tại Ngân hàng Trung ƣơng giúp chuẩn hóa các quy trình
nghiệp vụ quản lý kho quỹ, hiện đại hóa việc lập kế hoạch in đúc tiền, dự báo và lập
kế hoạch điều hòa tiền mặt cũng nhƣ kế hoạch tiêu hủy tiền nhằm đáp ứng nhu cầu
quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngoài tiền mặt, toàn bộ các tài sản nhƣ vàng,
bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá,… đang đƣợc quản lý thủ công cũng đƣợc đƣa
vào quản lý trên hệ thống mới này. Việc chuyển từ mơ hình quản lý phân tán sang
mơ hình quản lý tập trung đảm bảo hệ thống thông tin đƣợc liên thông, đồng nhất
và chính xác sẽ là một cơng cụ đắc lực nhằm hỗ trợ cho việc phân tích và ra quyết
định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, những đánh giá về hiệu quả mà hệ thống CMO mang lại chỉ mang
tính cảm tính. Vấn đề đặt ra mà các lãnh đạo NHNN cũng nhƣ những ngƣời vận
hành trực tiếp hệ thống CMO cần quan tâm ở đây là cần có báo cáo kết quả đánh giá
mang tính lƣợng hóa, có thể đo lƣờng đƣợc giá trị hiệu quả thực sự mà hệ thống
CMO mang lại trong công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, giúp các nhà
lãnh đạo NHNN trong công tác quản lý và ra quyết định, ngƣời vận hành hệ thống
tin tƣởng, chấp nhận và hài lòng khi sử dụng hệ thống mới.
Từ tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả ứng
dụng Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung tại ngân hàng Nhà
nước Việt Nam” là thực sự cần thiết.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đo lƣờng giá trị hiệu quả thực sự mà hệ thống mang lại, giúp hệ thống hoạt
động hiệu quả, ổn định và an tồn hơn.
Đánh giá hệ thống có đáp ứng mục đích và mục tiêu đề ra.

So sánh hiệu quả ứng dụng giải pháp SAP ERP trong quản lý tập trung với hệ
thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ phân tán cũ.
Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng khi sử dụng hệ thống CMO.


4

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ
thống.
Báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo NHNN về hiệu quả ứng dụng của hệ thống,
giúp Ban lãnh đạo NHNN trong việc ra quyết định nên hay khơng nên: cải tiến quy
trình nghiệp vụ quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, đầu tƣ cải tiến cơ sở vật chất
phục vụ công tác phát hành kho quỹ, tiếp tục đầu tƣ chi phí nguồn lực nâng cấp hệ
thống.
Đề xuất ý kiến: thay đổi, cải tiến hệ thống mới để phù hợp với nghiệp vụ quản
lý kho quỹ, thân thiện hơn với NSD, mang lại hiệu quả trong ứng dụng và đầu tƣ.
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
-

Hệ thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN.

-

Hệ thống quản lý kho quỹ cũ.

-

Ngƣời quản trị hệ thống tại Cục/Chi cục CNTH và quản trị hệ thống tại một số
chi nhánh NHNN phía Nam.


-

Một số thành viên thuộc đội dự án xây dựng và triển khai hệ thống CMO phía
NHNN.

-

Cán bộ kiểm sốt hệ thống: Giám đốc, p.giám đốc, trƣởng/phó phịng tiền tệ
kho quỹ tại một số đơn vị NHNN phía Nam.

-

Ngƣời sử dụng hệ thống: cán bộ Thủ kho, thủ quỹ thuộc phòng tiền tệ kho
quỹ, cán bộ thống kê, kiểm sốt nội bộ thuộc phịng Tổng hợp và những ngƣời
sử dụng liên quan tại một số đơn vị NHNN phía Nam.

-

Các hồ sơ, văn bản, tài liệu liên quan đến hệ thống CMO và nghiệp vụ quản lý
tiền tệ và kho quỹ.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chủ yếu tập trung vào đánh giá chất lƣợng
hệ thống CMO (các phân hệ nghiệp vụ tại Kho tiền II và các chi nhánh NHNN
tỉnh/Tp phía Nam) dựa trên 2 khía cạnh:
-

Chất lƣợng sử dụng: Bao gồm hiệu quả sử dụng thực tế mà hệ thống mang
lại.



5

-

Chất lƣợng ngoài: chất lƣợng về mặt kỹ thuật của hệ thống, bao gồm những
chức năng cần có và yêu cầu đối với những chức năng đó cũng nhƣ các yêu
cầu về khả năng hoạt động của hệ thống.
Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát hệ thống và nghiên cứu các văn bản, tài liệu

liên quan đến hệ thống CMO tại các đơn vị thuộc NHNN đã ứng dụng hệ thống
CMO phục vụ công tác chuyên môn, bao gồm:
-

Chi cục PHKQ tại Tp.HCM

-

Kho tiền II

-

Phòng Tiền tệ Kho quỹ các chi nhánh NHNN phía Nam.

-

Mẫu số liệu nghiên cứu chủ yếu lấy tại Chi cục Công nghệ Tin học tại
Tp.HCM (Chi cục CNTH), Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại Tp.HCM (Chi
cục PHKQ), chi nhánh NHNN Tp.HCM. Dữ liệu mẫu chạy kiểm thử trên hệ
thống quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tập trung (CMO) lấy tại Chi cục

CNTH.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: 6 tháng

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu:
-

Khảo sát và thu thập dữ liệu: từ nghiên cứu hệ thống CMO, các tài liệu, công
văn, văn bản liên quan đến nghiệp vụ quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ, tài
liệu về hệ thống CMO. Nghiên cứu thực nghiệm, một số phƣơng pháp nghiên
cứu phi thực nghiệm (lập phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua
điện thoại)

-

Phân tích dữ liệu: sắp xếp và xử lý dữ liệu thu thập
đƣợc. Phƣơng pháp luận và quy trình đánh giá:

-

Tham khảo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598 về đánh
giá chất lƣợng phần mềm, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ
thống CMO.

-

Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá đề xuất đánh giá chất lƣợng hệ thống CMO tại
Chi cục CNTH.



6

-

Vẽ biểu đồ mạng nhện kết quả đánh giá các tiêu chí trong bộ tiêu chí đề xuất,
phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống CMO.

-

Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126: Về tiêu chí, mơ hình đánh giá chất lƣợng phần
mềm.

-

Tiêu chuẩn ISO/IEC 14598: Về quy trình đánh giá chất lƣợng phần mềm.

1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá là bằng chứng căn cứ:

-

Giúp NHNN chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý kho quỹ, hiện đại hóa
việc lập kế hoạch in đúc tiền, dự báo và lập kế hoạch điều hòa tiền mặt cũng
nhƣ kế hoạch tiêu hủy tiền nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà
nƣớc.

-


Hỗ trợ ban lãnh đạo NHNN trong cơng tác phân tích và ra quyết định.

-

Giúp ngƣời sử dụng hệ thống tin tƣởng và hài lòng khi sử dụng hệ thống.

1.6.2

Ý nghĩa khoa học

Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng hệ thống quản lý tiền tệ và
phát hành kho quỹ tập trung tại NHNN có thể áp dụng cho những nhà lãnh đạo
NHNN, ngƣời sử dụng hệ thống, đối tác triển khai hệ thống tự đánh giá về hệ thống
mình quản lý, sử dụng hay phát triển. Ngồi ra, bộ tiêu chí này có thể tham khảo để
đánh giá chất lƣợng của các hệ thống thông tin khác trong lĩnh vực liên quan.
1.7 Nhiệm vụ của đề tài
-

Khảo sát hiện trạng công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại NHNN.

-

Khảo sát hệ thống CMO và thực trạng ứng dụng hệ thống CMO tại các đơn vị
NHNN phía Nam.

-

Thực hiện thu thập dữ liệu về công tác quản lý tiền tệ và phát hành kho quỹ tại
NHNN; thực hiện phân tích, xử lý dữ liệu đã thu thập để xây dựng các tiêu chí

đánh giá.

-

Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598, bao gồm các phần liên
quan.



×