Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 CÔNG TY CP TVXD BÁCH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.15 KB, 40 trang )

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ HỆ THỐNG ISO
Giới thiệu tổng quan ISO 9000
− ISO - The International Organization for Standardization: là tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa.
− Tổ chức ISO được thành lập năm 1947, trụ sở tại Geneva.
− Tiêu chuẩn ISO được hơn 180 quốc gia áp dụng, Việt Nam là thành viên chính thức
năm 1977.
− ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng, đưa ra các nguyên tắc về
quản lý, tập trung vào việc phòng ngừa / cải tiến, chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng, áp
dụng cho tất cả các loại hình tổ chức.
− Đến nay, ISO 9000 có 4 phiên bản: phiên bản đầu tiên ban hành năm 1987, phiên bản
thứ 2 ban hành năm 1994, phiên bản thứ 3 ban hành năm 2000, phiên bản thứ 4 ban hành
năm 2008.
− Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:
• ISO 9000:2005 : Hệ thống QLCL - Cơ sở và từ vựng;
• ISO 9001:2008 : Hệ thống QLCL - Các yêu cầu;
• ISO 9004 : Hệ thống QLCL - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả;
• ISO 19011 : Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
− Mọi tổ chức đều có thể áp dụng được ISO 9000, đặc biệt hữu dụng cho tổ chức muốn
khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu
khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp hoặc tổ chức muốn nâng cao sự thoả
mãn của khách hàng.
− Các yêu cầu chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2008:
1. Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu
bên ngoài, và dữ liệu của công ty
2. Trách nhiệm của lãnh đạo
- Cam kết của lãnh đạo
- Định hướng vào khách hàng
- Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu


chất lượng
- Quy định trách nhiệm-quyền hạn của
từng vị trí công việc
- Hoạt động xem xét của lãnh đạo
3. Quản lý nguồn lực
- Cung cấp nguồn lực
- Tuyển dụng - Đào tạo
- Cơ sở hạ tầng và Môi trường làm việc
4. Tạo sản phẩm
- Hoạch định sản phẩm
- Xác định các yêu cầu liên quan đến
khách hàng
- Kiểm soát thiết kế (nếu có)
- Kiểm soát mua hàng
- Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Kiểm soát thiết bị đo lường
5. lường phân tích và cải tiến
- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
- Đánh giá nội bộ
- Theo dõi và đo lường các quá trình
- Theo dõi và đo lường sản phẩm
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Phân tích dữ liệu
- Hành động khắc phục và hành động
phòng ngừa
− Hệ thống tài liệu:
• Sổ tay chất lượng
• Chính sách chất lượng
• Mục tiêu chất lượng
• 6 nội dung quy định phải thiết lập thủ tục dạng văn bản :

∗ Thủ tục kiểm soát tài liệu
∗ Thủ tục kiểm soát hồ sơ
∗ Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp
∗ Thủ tục hành động khắc phục
∗ Thủ tục hành động phòng ngừa
∗ Thủ tục đánh giá nội bộ
• Các tài liệu tổ chức cần cho hoạch định, điều hành , kiểm soát
• Sự tương thích với các hệ thống khác (nếu có).
− Cấu trúc hệ thống tài liệu chất lượng:
Qui trình đánh giá:
2.1 Lập kế hoạch năm và lịch đánh giá định kỳ :
− Đại diện lãnh đạo lập kế hoạch đánh giá năm dựa vào kết quả đánh giá lần trước. Kết
quả đánh giá có thể là đánh giá của khách hàng, đánh giá của tổ chức chứng nhận,
đánh giá nội bộ. Căn cứ vào kế hoạch đánh giá, trưởng đoàn đánh giá lập lịch đánh
giá. Lịch đánh giá có thể điều chỉnh kỳ hạn dựa vào tình hình thực tế.
− Tần suất đánh giá 1 năm/ lần.
2.2 Chọn đánh giá viên :
− Đại diện lãnh đạo, trưởng phòng Quản lý môi trường chọn các đánh giá viên độc lập
với hoạt động đánh giá và không đánh giá hoạt động của mình. Đánh giá viên tối
thiểu làm việc trong công ty từ 3 tháng trở lên và đã được đào tạo khoá học đánh giá
viên nội bộ do tổ chức bên ngoài có đánh giá viên năng lực hướng dẫn đánh giá và
công nhận.
2.3 Tiến hành đánh giá :
− Đánh giá viên chuẩn bị đánh giá bằng cách sử dụng sơ đồ quá trình, bảng câu hỏi
đánh giá và ghi chép của đánh giá viên. Trong quá trình đánh giá, đánh giá viên sử
dụng các câu hỏi mở, ghi chép các phát hiện dựa vào bằng chứng khách quan.
Hình 1: Sơ đồ qui trình đánh giá ISO
Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng ISO tại công ty.
3.1. Khó khăn khi áp dụng ISO tại công ty:
- Sự hợp tác kém từ phía các phòng ban.

- Thay đổi lề lối cũ bằng cái mới.
- Tốn kém chi phí và thời gian.
- Vấn đề triển khai và duy trì liên tục, thường xuyên việc áp dụng ISO tại tổ chức.
3.2 Thuận lợi khi áp dụng ISO tại cty/ tổ chức:
- Chuẩn hóa các quy trình, thủ tục tại tổ chức từ khâu quản lý tài liệu đến đầu vào , đầu ra…
của quy trình sx/dịch vụ.
- Kiểm soát tốt và phòng ngừa các vấn đề sai hỏng tại tổ chức.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG BÁCH KHOA (BKC)
Văn phòng : 813 Lê Hồng Phong, P.12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8) 8 660 889 – 8 629 055 Fax: (84.8) 8 660 890
Website :
Email :
Giám đốc : TS. Vũ Xuân Hòa
− Trên cơ sở các Xưởng thiết kế được tách ra từ Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Công
Nghệ Xây Dựng (REACTEC) thuộc Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh, Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Bách Khoa (BKC) đã
được thành lập và hoạt động theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số
4103001342 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 06/12/2002, đăng ký thay đổi
lần 4 vào ngày 22/8/2008. Cổ đông sáng lập công ty gồm: Công Đoàn Trường Đại Học
Bách Khoa sở hữu 70% cổ phần do ThS.Nguyễn Dương Hùng đại diện và các cổ đông
khác: TS.Vũ Xuân Hòa, TS.Nguyễn Thế Duy, TS.Nguyễn Ngọc Ẩn và TS.Ngô Nhật
Hưng.
− Số nhân sự hiện có là 45 người; trong đó có 03 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ, 32 Cử nhân, trình độ
khác là 12 người; ngoài ra Công ty còn có một số cộng tác viên là giảng viên Trường Đại
học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM.
Lĩnh vực hoạt động:
- Lập quy hoạch xây dựng; lập dự án, hồ sơ thiết kế và tổng dự toán các công trình xây

dựng.
- Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm tra;
Tư vấn đấu thầu; Quản lý dự án; Giám sát thi công trong lĩnh vực xây dựng.
- Sản xuất thử nghiệm; chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng; thí nghiệm kiểm
nghiệm vật liệu xây dựng; kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng; đánh giá
sự cố, lập phương án xử lý.
- Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa đã xác
định phải đi tiên phong trong việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội và khoa
học công nghệ của Nhà nước. Làm tốt chức năng tư vấn và nghiên cứu triển khai công
nghệ phục vụ một cách trực tiếp cho công tác xây dựng.
- Từ ngày thành lập đến nay, doanh thu của Công ty liên tục tăng hàng năm. Cho đến năm
2011, doanh thu của công ty đạt 9,1 tỷ/năm.
- Ba năm liền (2005, 2006 và 2007) Công ty đạt danh hiệu doanh nghiệp Việt Nam Uy tín –
Chất lượng do Mạng Doanh nghiệp Việt Nam cấp.
- Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và vào tháng
9/2011 Công ty đã chính thức được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận Hệ thống Chất
lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008.
Sơ đồ tổ chức công ty:
Công trình tiêu biểu:
- Cầu hầm: Đường trên cao Nhiêu Lộc Thị Nghè, TP.HCM; Cầu Kênh Ngang số 3, Bến
Mễ Cốc - Quận 8 - TP.HCM; Cầu An Nghĩa, Đường Rừng Sác- Huyện Cần Giờ -
TP.HCM; Cầu Đồng Điền, Khu CN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè; Hầm chui Tân
Tạo, Quận Bình Tân – TP.HCM,… và nhiều công trình qui mô khác.
- Đường và nút giao thông: Nút giao thông An Hạ, Quốc lộ 22 - Huyện Củ Chi –
TP.HCM; Nâng cấp mở rộng tuyến đường 744, Tỉnh Bình Dương; Đường Hương Lộ
14, Quận Tân Phú; Đường Nguyễn Oanh, Quận 12; Xây dựng đường dân sinh hai bên
dọc đường trên cao Nam Sài Gòn – Phú Mỹ, Quận 4 – TPHCM,… và nhiều công trình
qui mô khác.
- Dân dụng và công nghiệp: Khu dân cư Vĩnh Phú, Huyện Thuận An – Tỉnh Bình
Dương; Khu nhà ở cao cấp 32ha dành cho chuyên gia làm việc tại khu CNC, Phường

Long Thạnh Mỹ - TP.HCM; Dự án Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, Quận Thủ
Đức - TP.HCM; Xây dựng trường Mầm Non T1, Phường Hiệp Phú – Quận 9,… và
nhiều công trình khác.
- Hạ tầng kỹ thuật:Bãi chôn lắp số 1A - Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc
TP.HCM, Xã Phước Hiệp, Huyện Củ Chi, TP.HCM; Bãi chôn lắp số 2 - Khu liên hiệp
xử lý chất thải rắn Tây Bắc TP.HCM, Xã Phước Hiệp, Huyện Củ Chi, TP.HCM; Xây
dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đại Học Quốc Gia TP.HCM, Q.Thủ Đức -TP.HCM &
H.Dĩ An-T.Bình Dương; Dự án hạ tầng kỹ thuật chính khu tái định cư Nam Rạch
Chiếc, Quận 2 - TP.HCM,… và nhiều công trình khác.
- Thủy lợi, cảng & công trình biển: Cảng Bến nghé, Thành phố Hồ Chí Minh; Cảng
chuyên dùng Thị Vải – Công Ty Cao Su Đồng Nai, Xã Phước An – Huyện Nhơn Trạch
- T.Đồng Nai; Cảng vận tải Quân Khu 9, Thành phố Cần Thơ; Dự án nạo vét Sông Tắc
– TP. Nha Trang (Đoạn 1); Xây dựng bến cảng và bờ kè Khu Thương Mại Bình
Điền, Huyện Bình Chánh – TP.HCM,… và nhiều công trình khác.
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG CÁC QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001 -2008 TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG BÁCH
KHOA.
1. Qui trình quản lý tài liệu nội bộ:
1.1 Định nghĩa:
- Tài liệu: là những thông tin, phương tiện hỗ trợ, được sử dụng cho công việc hàng
ngày của Công ty và có thể sửa chữa được.
- Tài liệu nội bộ: là tài liệu có giá trị trong nội bộ. Tài liệu nội bộ được sử dụng phục
vụ cho công tác tác nghiệp và các công tác trao đổi thông tin khác.
- Tài liệu nội bộ được kiểm soát: là tài liệu nội bộ có đóng mộc màu đỏ “Kiểm soát”
của Công ty trên bìa và sau khi phân phối có thể thu hồi lại.
- Xem xét tài liệu: là xem xét các yêu cầu về việc soạn thảo hay chỉnh sửa tài liệu cũ có
cần thiết hay không.
- Phê duyệt tài liệu: là hành động chấp thuận cho tài liệu có hiệu lực sử dụng.
1.2 Lưu đồ thực hiện:

2. Qui trình kiểm soát công văn, hồ sơ, tài liệu:
1.3 Định nghĩa:
- Công văn đến (CVĐE): là những công văn, tài liệu, thư từ do Công Ty nhận được từ
các nơi khác gửi đến.
- Công văn đi (CVĐI): là những công văn, tài liệu, thư từ do Công Ty gửi đến nơi
khác.
2.2 Lưu đồ thực hiện công văn đi và công văn đến:
STT TRÁCH NHIỆM
SƠ ĐỒ THỤC HIỆN
BIỂU MẪU
1
Giám Đốc
Tổ trưởng tổ VP
Cán bộ chuyên môn
2
Văn phòng
Cán Bộ chuyên môn
3
Giám Đốc
Tổ trưởng tổ VP
4
Văn phòng
Văn phòng
Sổ lưu CVĐI
(FM 03/02)
5
Văn phòng
Sổ giao
HSTL
(FM 02/02)

Y/c soạn
CVÑI
Soạn thảo CVĐI
Ký tên và
đóng dấu
Xem xét
phê duyệt
Ghi số thứ tự
Vào sổ CVĐI
Phát hành CVĐI
Lưu CVĐI
STT TRÁCH NHIỆM
SƠ ĐỒ THỰC HIỆN
BIỂU MẨU
1
Văn phòng
Sổ nhận
HS-TL
(FM 01/02 )
2
Văn phòng
3
Văn phòng
Sổ lưu
CVĐE
(FM 04/02)
4 Văn phòng
Trên công
văn
5

6
Giám Đốc hoặc
người được Giám
Đốc uỷ nhiệm.
Văn phòng
FM02/02
FM01/02
FM04/02
3. Qui trình quản lý hồ sơ:
3.1 Định nghĩa:
- Lập file hồ sơ: là đưa hồ sơ vào trong các file, các bìa còng, kẹp 3 dây hay trên bất cứ
các phương tiện nào sẵn có phù hợp với thực tế của Cơng ty, đánh đúng ký mã hiệu cho
các file, xác định thời gian bắt đầu lập file để dễ dàng nhận dạng hồ sơ và xác định được
thời gian bắt đầu lưu của các loại hồ sơ.
Tiếp nhận
CVĐE
Phân loại CVĐE
Mở phong bì CVĐE
Vào sổ CVĐE
Giải quyết bằng bút phê
Theo dõi, kiểm soát CVĐE
Lưu CVĐE
Phát hành CVĐE
- Lập danh mục hồ sơ: là xác định tất cả các loại hồ sơ cung cấp bằng chứng về sự phù
hợp với các yêu cầu va hoạt động tác nghiệp của Hệ thống quản lý chất lượng trong
phạm vi của một bộ phận. Hồ sơ của các bộ phận có thể là những loại hồ sơ mà trong đó
kết quả thực hiện có thể được ghi trên các Biểu mẫu theo quy định của Hệ thống quản lý
chất lượng hay trên các Biểu mẫu do khách hàng yêu cầu áp dụng hoặc là những văn
bản, tài liệu nhận được từ bên ngoài đã được sử dụng trong quá trình thực hiện và lưu lại
sau khi kết thúc công việc.

- Định kỳ xem xét đánh giá hồ sơ: là đánh giá các hồ sơ theo một chu kỳ để xem xét hồ
sơ cần thiết được tiếp tục lưu trữ hay không.
3.2 Lưu đồ thực hiện:
4. Qui trình đánh giá nội bộ:
4.1 Định nghĩa:
- Đánh giá nội bộ: là việc một số người trong Công ty hoặc chuyên gia do Công ty thuê để
đánh giá việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng của Công ty.
- Chuyên viên đánh giá: là những người được đào tạo lớp chuyên viên đánh giá nội bộ do ban
Giám đốc chỉ định ra để thực hiện việc đánh giá nội bộ.
4.2 Lưu đồ thực hiện:
5. Qui trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp:
1.4 Định nghĩa:
- Sản phẩm: là kết quả của quá trình. Công ty là một nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, vì
vậy sản phẩm của Công ty mang tính chất dịch vụ và không hữu hình. Điều này có nghĩa
là khi Công ty cung cấp một sản phẩm cho khách hàng thì giá trị của sản phẩm chủ yếu
là phần kiến thức (vô hình) đi theo sản phẩm chứ không phải phần hữu hình (hồ sơ, bản
vẽ…).
- Sản phẩm của công ty bao gồm:
• Hồ sơ thiết kế,
• Hồ sơ thẩm định và kiểm định;
- Sản phẩm thuộc diện kiểm soát của quy trình này bao gồm sản phẩm xuất cho khách
hàng của công ty.
- Sản phẩm không phù hợp: là sản phẩm không đáp ứng được một yêu cầu xác định
nào đó. Ví dụ: kết quả khảo sát sai; hồ sơ thiết kế sau khi gởi ra bên ngoài thẩm tra mà
phát hiện sai hoặc khi người kiểm tra nội dung thiết kế phát hiện sai…
1.5 Lưu đồ thực hiện:
6. Qui trình kiểm soát hành động khắc phục:
1.6 Định nghĩa:
- Sự không phù hợp là một sự việc xảy ra trong các hoạt động của Công ty mà không

đáp ứng được một yêu cầu nào đó của khách hàng, của các bên quan tâm khác nhau, của
những qui định trong Công ty hoặc luật định.
- Hành động khắc phục là hành động tiến hành nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự
không phù hợp đã được phát hiện để ngăn ngừa sự tái diễn.
1.7 Lưu đồ thực hiện:
7. Qui trình mua hàng:
1.8 Định nghĩa:
- Yêu cầu: Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
- Xem xét: Là xem xét văn bản về tính khả thi trong việc áp dụng và tính phù hợp các
yêu cầu tiêu chuẩn.
- Phê duyệt: Là hành động chấp thuận văn bản có hiệu lực sử dụng.
- Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi
đầu vào thành đầu ra.
- Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt
động thực hiện
1.9 Lưu đồ thực hiện:
8. Qui trình kiểm soát hành động phòng ngừa:
1.10 Định nghĩa:
- Sự không phù hợp tiềm ẩn là tập hợp của một hoặc nhiều yếu tố có khả năng xuất
hiện trong một quá trình và gây ra sự không phù hợp cho quá trình đó.
- Hành động phòng ngừa là các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không
phù hợp tiềm ẩn.
1.11 Lưu đồ thực hiện:
9. Qui trình lập dự án:
1.12 Định nghĩa:
- Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người chủ sỡ hữu vốn, người vay vốn hoặc người
được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo
quy định của pháp luật.
- Tổng mức đầu tư: Là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng ( kể cả vốn sản xuất
ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định

đầu tư và chỉ được điều chỉnh theo quy định tại điều 25 của quy chế Qủan lý ĐT
& XD.
- Yêu cầu: Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt
buộc.
- Xem xét: Là xem xét văn bản về tính khả thi trong việc áp dụng và tính phù
hợp các yêu cầu tiêu chuẩn.
- Phê duyệt: Là hành động chấp thuận văn bản có hiệu lực sử dụng.
- Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để
biến đổi đầu vào thành đầu ra.
- Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các
hoạt động thực hiện.
1.13 Lưu đồ thực hiện:
10. Qui trình thiết kế:
1.14 Định nghĩa:
- Công trình xây dựng: Là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất bao gồm
cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa, được tạo thành bằng vật liệu xây
dựng, thiết bị và lao động.
- Chủ đầu tư:Là người chủ sỡ hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách
nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Tổng mức đầu tư:Là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng ( kể cả vốn sản xuất ban đầu)
và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư và chỉ được
điều chỉnh theo quy định tại điều 25 của quy chế Qủan lý ĐT & XD.
- Yêu cầu:Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
- Xem xét : Là xem xét văn bản về tính khả thi trong việc áp dụng và tính phù hợp các
yêu cầu tiêu chuẩn.
- Phê duyệt: Là hành động chấp thuận văn bản có hiệu lực sử dụng.
- Quá trình : Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi
đầu vào thành đầu ra.
- Hồ sơ :Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt
động thực hiện

- Hồ sơ thiết kế : Là hô sơ cần thiết cung cấp bằng chứng sản phẩm thiết kế được tạo ra
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, con người, xã hội, kinh tế ,kỹ thuật ( theo 4.2.4 ) và là tài
liệu để thi công công trình.
- Thiết kế sơ bộ :Là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến
trúc, kết cấu , bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hóa các yếu tố đã nêu trong
nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi. Thiết kế sơ bộ được phê duyệt cùng
báo cáo nghiên cứu khả thi và là căn cứ để lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật
hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.
- Thiết kế kỹ thuật (Thiết kế triển khai) Là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản
vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm đủ điều kiện lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và
triển khai lập bản vẽ thi công .
- Thiết kế bản vẽ thi công ( thiết kế chi tiết) Là tài liệu thể hiện trên bản vẽ được lập
trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt nếu thiết kế theo trình tự “ Thiết kế sơ bộ
– thiết kế kỹ thuật – thiết kế bản vẽ thi công”. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải thể
hiện được các chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện, cấp
nước, thoát nước, cấp hơi, điều hòa không khí…) và công nghệ để nhà thầu xây lắp thực
hiện thi công.
- Thiết kế kỹ thuật thi công : Là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được
phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi để nhà
thầu xây lắp thực hiện thi công nếu thiết kế theo trình tự “ thiết kế sơ bộ – thiết kế kỹ
thuật thi công”.
- Thẩm định thiết kế :Là công việc của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra tư cách pháp lý của đơn vị, cá nhân thiết kế, tính pháp lý của hồ sơ thiết
kế, kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế với nội dung đã được phê
duyệt trong quyết định đầu tư, sự hợp lý của giải pháp thiết kế và tổng dự toán để làm cơ
sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
- Giám sát tác giả: Là công việc của đơn vị thiết kế tại hiện trường trong quá trình xây
dựng để kiểm tra, bảo vệ quyền tác giả thiết kế, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc,
thay đổi, phát sinh tại hiện trường nhằm bảo đảm yêu cầu thiết kế.

- Tổng dự toán: Là những bảng tổng hợp các thành phần khối lượng, giá cả của các vật
liệu xây dựng , nhân công cũng như tổng giá trị của công trình.
- Định mức chi phí thiết kế công trình:Định mức chi phí thiết kế công trình là căn cứ
để xác định chi phí thiết kế công trình xây dựng và chi phí thiết kế này được tính trong
tổng dự toán công trình.
1.15 Lưu đồ thực hiện:
11. Qui trình quản lý dự án:
1.16 Định nghĩa:
- Tiêu chuẩn Việt Nam: là các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định để thực hiện các công
việc khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, đảm bảo chất lượng công trình áp dụng cho
từng loại chuyên ngành xây dựng do Nhà Nước hoặc các Bộ có chức năng xây dựng
chuyên ngành ban hành.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được hiểu là các tiêu chuẩn của Việt Nam, bao gồm:
• Tiêu chuẩn Nhà nước, có mã hiệu là TCVN
• Tiêu chuẩn xây dựng, có mã hiệu là TCXD
• Tiêu chuẩn Ngành, có mã hiệu là TCN.
- Quy chuẩn xây dựng:Là văn bản quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc
phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng
được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó do Bộ xây dựng thống nhất ban hành.
1.17 Lưu đồ thực hiện:
12. Qui trình thẩm tra:
1.18 Định nghĩa:
- Thẩm định dự án đầu tư: là công việc kiểm tra lại dự án do một tổ chức tư vấn khác
lập nhằm xem xét sự phù hợp của dự án so với những quy định hiện hành của Nhà
Nước, những yêu cầu của chủ đầu tư, của các bên liên quan và tính khả thi của bản thân
dự án.
- Thẩm tra thiết kế: là công việc kiểm tra lại thiết kế theo các yêu cầu của chủ đầu tư
đối với hồ sơ thiết kế công trình do một tổ chức tư vấn thiết kế khác lập.
- Trừ những nội dung có quy định cụ thể ở bước 3, trong quy trình này sẽ sử dụng cụm
từ “thẩm định đồ án” chung cho cả hai nghiệp vụ nói trên.

1.19 Lưu đồ thực hiện:

×