Tải bản đầy đủ (.pdf) (299 trang)

Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 299 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường
TS. Vũ Xuân Hùng


HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả nghiên
cứu của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào trước đó.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hường


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy
cô và cán bộ bộ phận Đào tạo - Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận án.
Với lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TSKH.
Nguyễn Minh Đường và TS. Vũ Xuân Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng thi chuyên đề,
Hội đồng Senimar luận án, Hội đồng bảo vệ luận án cấp Bộ mơn, các thầy cơ phản biện
đã có những ý kiến quan trọng để tơi kịp thời bổ sung và hồn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức
của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã phối hợp và tạo những điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong q trình vừa nghiên cứu vừa cơng tác. Cảm ơn sự phối hợp

hiệu quả của các doanh nghiệp là khách hàng với trường Đại học Công nghiệp Dệt May
Hà Nội, người học các khóa đào tạo theo đặt hàng, các doanh nghiệp dệt may nói chung
và Tập đồn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Trân trọng lớn lao đối
với gia đình, bạn bè đã ln ở bên, động viên chia sẻ để tơi hồn thành nghiên cứu.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thúc đẩy đào tạo theo đặt hàng tại trường
Đại học Cơng nghiệp Dệt May Hà Nội và góp phần hình thành khung lý luận về đào tạo
theo đặt hàng tại nước ta.
Do năng lực bản thân và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, kính mong các nhà
khoa học, các thầy cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp và những người quan tâm nhận
xét, góp ý để tơi hồn thiện nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hường


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án .......................................................................... 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 4

5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
5.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 4
6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.............................................. 5
6.1. Phương pháp tiếp cận....................................................................................... 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
7. Đóng góp mới của luận án...................................................................................... 8
8. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................... 8
9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 9
10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu ........................................................................... 9
Chương 1 .................................................................................................................. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC .................................................................................................................. 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 10
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp .... 10
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh
nghiệp.................................................................................................................... 14
1.1.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ............................................................. 17
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 19
1.2.1. Quản lý ........................................................................................................ 19
1.2.2. Đào tạo ........................................................................................................ 19
1.2.3. Quản lý đào tạo............................................................................................ 20
1.2.4. Đặt hàng đào tạo.......................................................................................... 22
1.2.5. Đào tạo theo đặt hàng .................................................................................. 22
1.2.6. Quản lý đào tạo theo đặt hàng ..................................................................... 22
1.2.7. Trường đại học ............................................................................................ 22
1.3. Đào tạo nhân lực tại trường đại học theo đặt hàng trong nền kinh tế thị
trường ....................................................................................................................... 22
1.3.1. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp theo đặt hàng ..... 23
1.3.2. Đặc điểm hoạt động đào tạo theo đặt hàng của trường đại học trong nền

kinh tế thị trường .................................................................................................. 24
1.3.3. Đào tạo theo đặt hàng với các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường.29
1.3.4. Một số đặc điểm của đào tạo theo đặt hàng ................................................. 30
1.3.5. Sự khác biệt giữa đào tạo theo đặt hàng với các phương thức đào tạo khác
. ............................................................................................................................. 36


iv

1.3.6. Một số mơ hình đào tạo ............................................................................... 38
1.4. Vận dụng mơ hình đào tạo theo chu trình vào quản lý đào tạo theo đặt hàng
tại trường đại học ..................................................................................................... 45
1.4.1. Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo và ký kết hợp đồng đào tạo ................... 45
1.4.2. Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo............................ 50
1.4.3. Tổ chức triển khai đào tạo theo đặt hàng .................................................... 56
1.4.4. Đánh giá khóa đào tạo và chu trình đào tạo theo đặt hàng ......................... 61
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo đặt hàng ở trường đại học ... 64
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .................................................................................... 64
1.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................ 65
Chương 2 .................................................................................................................. 72
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI ................................. 72
2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý đào tạo theo đặt hàng ............... 72
2.2. Giới thiệu về trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ........................... 76
2.2.1. Quá trình phát triển ..................................................................................... 76
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội............. 76
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của Trường .................. 78
2.2.4. Định hướng phát triển ................................................................................. 79
2.2.5. Năng lực của Trường .................................................................................. 80
2.2.6. Quy mô đào tạo ............................................................................................ 82

2.3. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.......................................... 83
2.3.1. Giới thiệu chung về ngành dệt may Việt Nam ............................................. 83
2.3.2. Các phương thức sản xuất chủ yếu ............................................................. 85
2.3.3. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực dệt may ........................................ 86
2.3.4. Trình độ cơng nghệ, thiết bị......................................................................... 86
2.4. Tổ chức nghiên cứu thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo theo đặt hàng
tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ................................................... 87
2.4.1. Mục đích ...................................................................................................... 87
2.4.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 88
2.4.3. Phương pháp và thời điểm nghiên cứu........................................................ 88
2.4.4. Đối tượng nghiên cứu và số phiếu khảo sát ................................................ 88
2.4.5. Phương pháp mã hoá và phân tích số liệu khảo sát .................................... 89
2.5. Thực trạng đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại học Cơng nghiệp Dệt May
Hà Nội....................................................................................................................... 92
2.5.1. Thực trạng các khóa thí điểm đào tạo theo đặt hàng ................................... 92
2.5.2. Thực trạng nhận thức về đào tạo theo đặt hàng .......................................... 94
2.5.3. Thực trạng về mức độ và kết quả đào tạo theo đặt hàng.............................. 99
2.6. Thực trạng quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại học Công nghiệp
Dệt May Hà Nội ..................................................................................................... 105
2.6.1. Thực trạng tổ chức xác định nhu cầu đào tạo và ký kết hợp đồng đào tạo
. ........................................................................................................................... 105
2.6.2. Thực trạng lập kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ........ 112
2.6.3. Thực trạng tổ chức triển khai đào tạo ....................................................... 119
2.6.4. Thực trạng đánh giá khóa đào tạo và tồn bộ chu trình đào tạo ............... 125
2.7. Đánh giá chung ................................................................................................ 128
2.7.1. Những điểm mạnh ..................................................................................... 128
2.7.2. Những điểm yếu......................................................................................... 129


v


2.7.3. Cơ hội ........................................................................................................ 131
2.7.4. Thách thức................................................................................................. 132
Kết luận chương 2 .................................................................................................. 133
Chương 3 ................................................................................................................ 135
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI ......................................................... 135
3.1. Bối cảnh phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam............................ 135
3.1.1. Thị trường ngành công nghiệp dệt may..................................................... 135
3.1.2. Chiến lược và xu thế phát triển ngành công nghiệp dệt may..................... 137
3.1.3. Dự báo nhu cầu nhân lực để phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2020
và tầm nhìn 2030 ................................................................................................. 140
3 2. Bối cảnh giáo dục đại học và một số định hướng để lựa chọn các giải pháp 141
3.2.1. Bối cảnh giáo dục đại học ......................................................................... 141
3.2.2. Một số định hướng cơ bản để lựa chọn giải pháp ..................................... 142
3.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .................................................................... 143
3.3.1. Đảm bảo tính mục tiêu............................................................................... 143
3.3.2. Đảm bảo tính kế thừa ................................................................................ 143
3.3.3. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................. 144
3.3.4. Đảm bảo tính hiệu quả .............................................................................. 144
3.4. Giải pháp quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại học Công nghiệp Dệt
May Hà Nội ............................................................................................................ 144
3.4.1. Giải pháp 1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,
giảng viên về đào tạo theo đặt hàng .................................................................... 144
3.4.2. Giải pháp 2. Quản lý cải tiến phương pháp xác định nhu cầu đào tạo...... 150
3.4.3. Giải pháp 3. Quản lý phát triển mối quan hệ với khách hàng ................... 156
3.4.4. Giải pháp 4. Chỉ đạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chính sách nội bộ để đáp
ứng yêu cầu đào tạo theo đặt hàng ..................................................................... 162
3.4.5. Giải pháp 5. Tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên dựa
vào năng lực (competency based) ........................................................................ 167

3.4.6. Giải pháp 6. Chỉ đạo đổi mới quản lý tài chính và các trang thiết bị dạy học
cho các khóa đào tạo theo đặt hàng .................................................................... 172
3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp ...................................................................... 182
3.6. Khảo nghiệm, thử nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .183
3.6.1. Khảo nghiệm ............................................................................................. 183
3.6.2. Thử nghiệm một số giải pháp .................................................................... 186
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 192
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 194
Kết luận .................................................................................................................. 194
Khuyến nghị ........................................................................................................... 195
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ........................ 198
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 199
CÁC MẪU KHẢO SÁT .......................................................................................... 208
Phụ lục số 1. DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT...... 244
Phụ lục số 2. DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT...... 246
Phụ lục số 3. DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT ................................... 249
Phụ lục số 4. DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN SÂU ............................. 250
Phụ lục số 5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN ĐÃ
THAM GIA THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG ........................................ 251


vi

Phụ lục số 6. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN CHƯA
THAM GIA ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG ........................................................... 260
Phụ lục số 7. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................................... 261
Phụ lục số 8. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC
LỚP ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ QUẢN
LÝ CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................... 267
Phụ lục số 9. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN

HẠN THEO ĐẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP ................................................ 272
Phụ lục số 10. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐẶT HÀNG ĐÀO
TẠO ........................................................................................................................ 276
Phụ lục số 11. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP CHƯA ĐẶT HÀNG ĐÀO
TẠO......................................................................................................................... 280
Phụ lục số 12. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA ................................ 282
Phụ lục số 13. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI
CỦA CÁC GIẢI PHÁP ........................................................................................... 287


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

CMCN 4.0

Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTĐT

Chương trình đào tạo


CSVC

Cơ sở vật chất

DN

Doanh nghiệp

ĐHCNDM

Đại học Công nghiệp Dệt May

ĐT

Đào tạo

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên/giảng viên

HS/SV

Học sinh/sinh viên

KHCN


Khoa học và công nghệ

KTTT

Kinh tế thị trường

NCĐT

Nhu cầu đào tạo

NCXH

Nhu cầu xã hội

QL

Quản lý

QLĐT

Quản lý đào tạo

QLGD

Quản lý giáo dục

THPT

Trung học phổ thông



viii

Tiếng Anh
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

AR

Augmented Reality

Thực tế tăng cường

AI

Artificial Intelligence

Trí thơng minh nhân tạo

CAD/CAM

Computer-aided

Phần mềm thiết kế, chế tạo lĩnh

Design/Computer-aided


vực kỹ thuật

Manufacturing
CIPO

Context - Input - Process - Bối cảnh - Đầu vào - Quá trình Output/Outcome

Đầu ra

CMT

Cut, Make, Trim

Phương thức sản xuất gia công

DACUM

Development A Curriculum

Phát triển chương trình theo
phân tích nghề

ILO

Labour Tổ chức Lao động thế giới

International
Organization

IoT


Internet of Things

OECD

Organization

Internet vạn vật
Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển

for

Cooperation and Development
UNESCO

United

Nations

Scientific

Kinh tế

Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học,

and

Cultural Văn hóa của Liên hợp quốc

Organization

VINATEX

The Vietnam National Textile Tập đoàn Dệt May Việt Nam
and Garment Group

VITAS

Vietnam Textile & Apparel Hiệp hội dệt may Việt Nam
Assiation

VR

Virtual Reality

Thực tế ảo


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Số lượng, trình độ đội ngũ GV cơ hữu hiện có của Trường ........................ 80
Bảng 2. 2. Giới tính và độ tuổi của đội ngũ GV cơ hữu và cán bộ QL ......................... 81
Bảng 2. 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của Trường ........................................... 82
Bảng 2. 4. Số lượng sinh viên ĐT chính quy các ngành tính đến hết năm 2020 ........... 83
Bảng 2. 5. Số lượng doanh nghiệp dệt may đến hết năm 2019 chia theo lĩnh vực và quy
mô lao động ............................................................................................................... 84
Bảng 2. 6. Trình độ nhân lực ngành dệt may (%) ........................................................ 86
Bảng 2. 7. Kỹ năng của nhân lực ngành dệt may......................................................... 87
Bảng 2. 8. Mã hóa phiếu khảo sát ............................................................................... 90
Bảng 2. 9. Đối chiếu thang điểm và mức độ đánh giá theo thang đo Likert ................. 91

Bảng 2. 10. Số lượng các lớp ĐT theo đặt hàng ở trường ĐHCNDM Hà Nội giai đoạn
2015 - 2018 ................................................................................................................ 93
Bảng 2. 11. Kết quả khảo sát cán bộ, GV nhận thức về ĐT theo đặt hàng .................. 95
Bảng 2. 12. Kết quả khảo sát cán bộ, GV về những khó khăn khi giảng dạy các khóa
ĐT theo đặt hàng ...................................................................................................... 103
Bảng 2. 13. Kinh phí đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 của trường ĐHCNDM Hà Nội .104
Bảng 2. 14. Tài trợ trang thiết bị giai đoạn 2016 - 2020 ............................................ 114
Bảng 2. 15. Kết quả khảo sát cán bộ, GV về chế độ cho ĐT theo đặt hàng ................ 115
Bảng 2. 16. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của mơ hình đào tạo kết hợp giữa
Trường và doanh nghiệp .......................................................................................... 116
Bảng 2. 17. Mức độ đáp ứng nhu cầu của DN sau khi ĐT (về chất lượng ĐT chính quy
theo đặt hàng) .......................................................................................................... 126
Bảng 2. 18. Kết quả khảo sát về chất lượng các khóa ĐT theo đặt hàng .................... 127
Bảng 2. 19. Các vị trí việc làm sau khóa học chính quy ............................................ 128
Bảng 3. 1. Các nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới theo chuỗi sản xuất............ 135
Bảng 3. 2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 [18] 140
Bảng 3. 3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp .............. 185
Bảng 3. 4. Sắp xếp mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất theo kết quả
khảo nghiệm ............................................................................................................ 186
Bảng 3. 5. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV sau thử nghiệm giải pháp: “Tổ chức bồi
dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng”...................... 189
Bảng 3. 6. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV sau thử nghiệm giải pháp: “Tổ chức bồi
dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng”....................... 190
Bảng 3. 7. Số lượng khách hàng đặt hàng sau thử nghiệm và so sánh........................ 191
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Kết quả khảo sát DN về những yếu tố làm hạn chế các khóa ĐT theo đặt
hàng ........................................................................................................................... 94
Biểu đồ 2. 2. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về tầm quan trọng của ĐT theo đặt hàng
.................................................................................................................................. 95
Biểu đồ 2. 3. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về lợi ích của ĐT theo đặt hàng .......... 96

Biểu đồ 2. 4. Kết quả khảo sát khách hàng về tầm quan trọng của ĐT ........................ 97
Biểu đồ 2. 5. Kết quả khảo sát khách hàng về lợi ích của ĐT theo đặt hàng ................ 98
Biểu đồ 2. 6. Các phương thức tuyển dụng lao động của DN dệt may ......................... 99


x

Biểu đồ 2. 7. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về năng lực của đội ngũ GV ............. 102
Biểu đồ 2. 8. Kết quả khảo sát DN về một số yếu tố làm căn cứ xác định NCĐT ...... 107
Biểu đồ 2. 9. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về các phương pháp và mức độ đạt
được của QL việc xác định NCĐT ........................................................................... 108
Biểu đồ 2. 10. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về những khó khăn trong xây dựng
CTĐT và xác định NCĐT ........................................................................................ 111
Biểu đồ 2. 11. Kết quả khảo sát cán bộ, GV về lập kế hoạch ĐT theo đặt hàng ......... 113
Biểu đồ 2. 12. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về xây dựng CTĐT theo đặt hàng ... 117
Biểu đồ 2. 13. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của CTĐT theo đặt hàng ........... 118
Biểu đồ 2. 14. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV về QL và mức độ đáp ứng của triển
khai các khóa ĐT theo đặt hàng................................................................................ 121
Biểu đồ 2. 15. Kết quả khảo sát về những khó khăn, nhược điểm ĐT theo đặt hàng của
doanh nghiệp............................................................................................................ 122
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2000-2019 ................................... 84
Hình 2. 2. Các phương thức sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp dệt may .................... 85
Hình 3. 1. Tác động của đại dịch Covid-19 tới việc làm và thu nhập của lao động Việt
Nam ......................................................................................................................... 137
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Sơ đồ hóa khái niệm quản lý đào tạo theo chu trình .................................. 21
Sơ đồ 1. 2. Mơ hình đào tạo theo q trình [27] .......................................................... 39
Sơ đồ 1. 3. Mơ hình CIPO [27] ................................................................................... 42
Sơ đồ 1. 4. Mơ hình đào tạo theo chu trình [116] ........................................................ 43

Sơ đồ 1. 5. Sơ đồ phân tích nghề DACUM [104] ........................................................ 54
Sơ đồ 1. 6. Mơ hình QL chu trình đào tạo theo đặt hàng với sự tham gia của khách
hàng ........................................................................................................................... 63
Sơ đồ 2. 1. Quá trình phát triển của trường ĐHCNDM Hà Nội ................................... 76
Sơ đồ 2. 2. Cơ cấu tổ chức trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội [71] ........... 77
Sơ đồ 2. 3. Phương pháp mã hoá và nhập dữ liệu ........................................................ 90
Sơ đồ 2. 4. Quy trình QL tuyển sinh ĐT chính quy ................................................... 120
Sơ đồ 3. 1. Quy trình QL bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về
ĐT theo đặt hàng ...................................................................................................... 147
Sơ đồ 3. 2. Quy trình quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT ............................. 151
Sơ đồ 3. 3. Quy trình quản lý phát triển mối quan hệ với khách hàng dệt may .......... 158
Sơ đồ 3. 4. Quy trình kiện tồn cơ cấu tổ chức và chính sách nội bộ ......................... 163
Sơ đồ 3. 5. Quy trình tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ QL và GV dựa vào năng lực ... 168
Sơ đồ 3. 6. Quy trình đổi mới QL tài chính để đáp ứng yêu cầu ĐT theo đặt hàng ..... 175
Sơ đồ 3. 7. Quy trình QL trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo đặt
hàng ......................................................................................................................... 179
Sơ đồ 3. 8. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................. 182


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hệ thống ĐT có nhiệm vụ cung ứng lao động kỹ thuật để đáp ứng các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong nền KTTT. Để làm được điều này, ĐT “theo hướng
cung” (supply driven) phải chuyển sang ĐT “theo hướng cầu” (demand driven), chuyển
từ "ĐT những gì mình có" sang "ĐT những gì xã hội cần" nhằm thu hẹp khoảng cách
giữa ĐT và sử dụng nhân lực. Nói cách khác, ĐT phải tuân thủ quy luật cung - cầu để
có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Nhu cầu nhân lực của xã hội gồm:
Nhu cầu của Nhà nước, nhu cầu của DN và nhu cầu của người học [47].

Với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong nền KTTT, nhu cầu nhân lực của xã
hội ln biến động, vì vậy, để ĐT đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội nói chung
và của DN nói riêng, việc quan trọng hàng đầu là phải định kỳ xác định được NCĐT
của thị trường lao động nói chung và nhu cầu của các DN nói riêng.
Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống ĐT nhân lực của Việt Nam chưa tuân thủ quy
luật cung - cầu của nền KTTT nên mỗi năm có hàng vạn HS/SV tốt nghiệp khơng tìm
được việc làm, trong khi đó các DN lại không tuyển được nhân lực, điều này đã gây ra
lãng phí lớn cho Nhà nước cũng như cho xã hội và làm cho hệ thống ĐT trở nên kém
hiệu quả.
Đào tạo theo đặt hàng luôn gắn cung với cầu, gắn ĐT với sử dụng, do vậy khắc
phục được điểm yếu trong ĐT nhân lực hiện nay của các trường đại học. Một mặt khác,
ĐT theo đặt hàng gắn với việc làm của các DN, giúp người học sau khi tốt nghiệp khóa
ĐT có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc, không phải ĐT lại nên nâng
cao được hiệu quả kinh tế của ĐT.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện GD và ĐT đã nêu rõ:
“Đối với GD đại học và ĐT nghề nghiệp, … thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ
thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ
ĐT …” [20]. Luật GD đại học số 34/2018 có nêu rõ: Trường đại học có khoản thu từ
nhận đặt hàng ĐT [56]. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày
10/4/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công từ ngân sách Nhà nước [17]. Quy chế tuyển sinh năm 2020 do Bộ GD và ĐT ban


2

hành ngày 07/5/2020 có quy định về tuyển sinh và ĐT theo đặt hàng [6]. Như vậy, Đảng
và Nhà nước đã có chủ trương, quy định về đặt hàng và nhận đặt hàng ĐT.
Tuy nhiên, ĐT theo đặt hàng còn là vấn đề mới mẻ, cho đến nay Nhà nước vẫn
chưa thực hiện đặt hàng các cơ sở ĐT, các DN cũng chưa quen đặt hàng ĐT. Một mặt

khác, chưa có luận cứ khoa học vững chắc cũng như định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu
chuẩn chất lượng để thực hiện.
Trong những năm qua, dệt may là ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của nước ta,
nhiều năm liền duy trì đà tăng trưởng cao. Giai đoạn từ 2005 đến 2019, ngành dệt may
Việt Nam đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 16,9%/năm. Năm
2018, Việt Nam đã vươn lên nhóm 3 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới
[31]. Ngành dệt may thu hút hơn 2,5 triệu lao động trực tiếp, chiếm khoảng 20% lao
động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam [70].
Sau khi Việt Nam đàm phán thành công và tham gia các Hiệp định thương mại tự
do (FTA), Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đặc biệt khi
Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào
01 tháng 8 năm 2020, dệt may là ngành có nhiều cơ hội để phát triển. Việc ký kết các
Hiệp định thương mại thế hệ mới như TPP và các FTA đã giúp sản phẩm của ngành dệt
may có cơ hội được đối xử bình đẳng như sản phẩm của các nước khác khi kinh doanh
trên thị trường thế giới. Tuy vậy, sản phẩm của Việt Nam cũng phải cạnh tranh với sản
phẩm của các nước khác và muốn chiến thắng thì các DN Việt Nam cần phải tạo được
lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Xác định tầm quan trọng của ngành dệt may
Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế đất nước, ngày 11 tháng 4 năm 2014 Bộ Công
Thương đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [3]. Bên
cạnh đó, ngày 09 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát
triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2035 [75], trong đó ngành
dệt may là một trong 4 nhóm ngành cơng nghiệp chế biến được ưu tiên phát triển trong
giai đoạn tới. Theo [3], dự kiến đến năm 2030 số lao động trong ngành dệt may sẽ là 4,4
triệu. Như vậy, bình quân mỗi năm ngành dệt may cần khoảng 100.000 lao động, đặc
biệt là lao động được ĐT ở các vị trí QL sản xuất, kỹ thuật, sáng tác, thiết kế mẫu, QL
chất lượng, cải tiến, …vv….


3


Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp,
số lao động qua ĐT chiếm tỷ lệ rất ít. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê [68], lao động
có trình độ đại học, cao đẳng trong ngành dệt may tính đến hết năm 2019 chỉ chiếm
khoảng 11,2%.
Mặt khác, cuộc CMCN 4.0 được dự báo sẽ có tác động lớn đến ngành dệt may.
CMCN 4.0 sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may bao
gồm các giai đoạn từ khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên phụ liệu, sản xuất, xuất
khẩu và marketing. Với sự tác động của cuộc CMCN 4.0, lao động trong ngành dệt
may cần có trình độ và kỹ năng cao hơn. Vì vậy, NCĐT trong giai đoạn tới là rất lớn
và công tác ĐT cũng cần thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng.
Là trường đại học công lập, ĐT chuyên ngành dệt may duy nhất trong cả nước,
hoạt động theo cơ chế tự chủ và có nhiệm vụ ĐT nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành
dệt may, trường ĐHCNDM Hà Nội đã nhận thức rõ vấn đề này nên trong những năm
vừa qua, Nhà trường đã bắt đầu tổ chức ĐT theo nhu cầu của khách hàng là các DN dệt
may. Tuy nhiên, việc ĐT theo đặt hàng đang gặp nhiều khó khăn do QLĐT chưa phù
hợp với cơ chế đặt hàng, chưa dự báo được chính xác NCĐT, năng lực đội ngũ cán bộ
và GV chưa đáp ứng được yêu cầu ĐT theo đặt hàng, .v.v.. Nhà nước tuy đã có chủ
trương đặt hàng ĐT nhưng chủ yếu đang phân chỉ tiêu hàng năm, chưa bám sát được
NCĐT. Về phía khách hàng, các DN chưa quen với việc đặt hàng để ĐT. Bởi vậy, trong
quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, các khách hàng chưa hài lòng về chất
lượng dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội ĐT theo đặt hàng.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản GD và ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như để thực hiện Luật GD
đại học, các quy định dưới luật cùng với thực tiễn tại trường ĐHCNDM Hà Nội và sự
phát triển của ngành dệt may, cần thiết phải nghiên cứu về QLĐT theo đặt hàng để khắc
phục tình trạng yếu kém hiện nay. Mặc dù vậy, chưa có cơng trình nào ở nước ta nghiên
cứu về QLĐT theo đặt hàng.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại
học Công nghiệp Dệt May Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ĐT và QLĐT theo đặt hàng, đánh giá thực trạng
về ĐT và QLĐT theo đặt hàng ở trường ĐHCNDM Hà Nội để đề xuất một số giải pháp


4

khả thi về QLĐT theo đặt hàng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐT, đồng thời
gắn ĐT với sử dụng trong nền KTTT và tiến trình hội nhập quốc tế.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay trường ĐHCNDM Hà Nội đang bắt đầu thực hiện chủ trương ĐT theo
đặt hàng nhưng cịn gặp nhiều khó khăn do chưa lựa chọn được mơ hình ĐT thích hợp
với nền KTTT, một mặt khác những giải pháp QLĐT theo đặt hàng hiện nay cũng chưa
phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường cũng như của các khách hàng.
Nếu lựa chọn được mô hình ĐT theo đặt hàng thích ứng với nền KTTT, xây dựng
được khung lý luận về QLĐT theo đặt hàng và phát hiện được những bất cập của Trường
và của khách hàng hiện nay về ĐT theo đặt hàng thì có thể đề xuất được các giải pháp
QL phù hợp với thực tiễn để thực hiện ĐT theo đặt hàng có chất lượng và hiệu quả ở
trường ĐHCNDM Hà Nội.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐT và QLĐT theo đặt hàng.
- Đánh giá thực trạng về ĐT và QLĐT theo đặt hàng ở trường ĐHCNDM Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp QLĐT theo đặt hàng ở trường ĐHCNDM Hà Nội.
- Thử nghiệm 2 giải pháp ở trường ĐHCNDM Hà Nội nhằm chứng minh tính khả
thi, tính hợp lý của những giải pháp đề xuất và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học

đã đề ra.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trường ĐHCNDM Hà Nội là trường đại học chuyên ngành dệt
may duy nhất ở nước ta hiện nay. Do vậy, khảo sát và đánh giá thực trạng về ĐT và
QLĐT theo đặt hàng được thực hiện ở trường ĐHCNDM Hà Nội.
- Về khách hàng: Trường đại học có nhiều khách hàng khác nhau như Nhà nước,
DN và cá nhân người học. Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng khách hàng là Nhà
nước và DN may công nghiệp bởi đây là 2 đối tượng khách hàng chính trong ĐT theo
đặt hàng và có nhiều điểm tương đồng trong QLĐT.


5

- Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực trạng về ĐT và QLĐT theo đặt hàng ở
trường ĐHCNDM Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018. Thử nghiệm 2 giải pháp ở trường
ĐHCNDM Hà Nội trong năm học 2019 - 2020.
- Về trình độ ĐT theo đặt hàng:
Theo quy định của Luật GD đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc
hội [56], tại Khoản 3 Điều 6: “Cơ sở GD đại học được tổ chức hoạt động giáo dục
thường xuyên, cung cấp dịch vụ ĐT, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận
phù hợp với ngành, lĩnh vực ĐT của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng
nhu cầu học tập suốt đời của người học”.
Do vậy, luận án lựa chọn trình độ ĐT theo đặt hàng để nghiên cứu là trình độ đại
học, cao đẳng và ngắn hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận thị trường
ĐT theo đặt hàng là ĐT đáp ứng yêu cầu của khách hàng theo quan hệ cung - cầu.
Bởi vậy, nghiên cứu QLĐT theo đặt hàng phải sử dụng phương phải pháp tiếp cận thị
trường, phải tuân thủ các quy luật cơ bản của nền KTTT là quy luật cung - cầu, quy luật

giá trị và quy luật cạnh tranh.
- Phương pháp tiếp cận đào tạo theo chu trình
Trong nền KTTT, nhu cầu về nhân lực của thị trường lao động luôn thay đổi về
chất lượng cũng như số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT nên yêu cầu về ĐT
theo đặt hàng của các khách hàng cũng thay đổi. Bởi vậy, nghiên cứu QLĐT theo đặt
hàng phải tiếp cận ĐT theo chu trình. Sau một chu trình ĐT theo đặt hàng thì NCĐT
của khách hàng lại thay đổi, do vậy cơ sở ĐT lại phải chuẩn bị cho một chu trình ĐT
mới, bắt đầu từ việc xác định lại NCĐT theo đặt hàng của khách hàng, xây dựng lại
CTĐT, lập kế hoạch và thực hiện các khóa ĐT mới theo đặt hàng, đánh giá kết quả ĐT
cũng như đánh giá lại việc thực hiện tồn bộ chu trình ĐT mới để rút kinh nghiệm và lại
chuẩn bị cho một chu trình ĐT tiếp theo.
- Phương pháp tiếp cận chất lượng
Mỗi khách hàng hay DN có yêu cầu về chất lượng ĐT khác nhau tùy thuộc vào
tiến bộ KHCN và quy trình sản xuất mà họ đang sử dụng. Bởi vậy, chất lượng cần được


6

hiểu với khái niệm tương đối là: "Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng”. Vì vậy, ĐT
theo đặt hàng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của từng khách hàng.
- Phương pháp tiếp cận năng lực
ĐT theo đặt hàng cần quan tâm đến chất lượng đầu ra của ĐT theo yêu cầu khách
hàng. Đó là những năng lực mà HS/SV tốt nghiệp cần đạt được sau khi kết thúc khóa ĐT
để có thể thực hiện tốt các cơng việc của mình ở vị trí lao động mà các DN yêu cầu. Bởi
vậy nghiên cứu QLĐT theo đặt hàng phải theo tiếp cận năng lực.
- Phương pháp tiếp cận tự chủ và trách nhiệm giải trình với xã hội
Trường ĐHCNDM Hà Nội là một trong 23 trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ.
Tự chủ giúp cơ sở GD đại học phát huy được vai trò tự quyết của mình. Với cơ chế tự
chủ, các trường đại học có cơ hội nhận đặt hàng, kêu gọi tài trợ học bổng từ các tập đoàn
kinh tế, các DN để ĐT nguồn nhân lực cho chính DN. Nhưng đồng thời, trường đại học

phải chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội, người học và các bên liên quan. Trách
nhiệm giải trình của trường đại học khi thực hiện quyền tự chủ được quy định tại Khoản
17 Điều 1 Luật GD đại học sửa đổi 2018 [56].
- Phương pháp tiếp cận lịch sử
ĐT là một sự kế thừa, đổi mới ĐT và QLĐT khơng có nghĩa là xóa hết những cái
đã có để làm lại từ đầu mà phải kế thừa và phát triển trên nền tảng đã có như CTĐT, đội
ngũ giảng viên, CSVC, phương tiện kỹ thuật, thiết bị dạy học, … cho phù hợp với bối
cảnh và yêu cầu mới. Luận án kế thừa những thành quả của các cơng trình, đề tài nghiên
cứu, luận án đã bảo vệ đồng thời phát hiện những khoảng trống chưa được làm rõ để làm
định hướng cho nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. Ngoài ra, tác giả cũng phân
tích, tổng hợp các chủ trương và chính sách về ĐT và QLĐT theo đặt hàng của Đảng và
Nhà nước để khái quát, luận giải về các quan điểm, tư tưởng có liên quan tới đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi để thu thập số liệu QLĐT theo đặt hàng:


7

Tác giả lựa chọn toàn bộ cán bộ QL, GV trường ĐHCNDM Hà Nội đã tham gia
các khóa ĐT theo đặt hàng để khảo sát đánh giá khách quan, đúng hiện trạng QLĐT
theo đặt hàng tại Trường.
Đại diện cán bộ QL, GV chưa tham gia ĐT theo đặt hàng để đánh giá nhận thức
và năng lực về ĐT theo đặt hàng.
Khảo sát toàn bộ các DN đã từng đặt hàng trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT ở các
tỉnh miền Trung và miền Bắc nhằm đánh giá thực trạng và chất lượng các khóa ĐT theo

đặt hàng.
Lựa chọn một số DN may công nghiệp đại diện cho các khách hàng chưa từng đặt
hàng trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT để có cái nhìn tổng quan về ĐT theo đặt hàng trong
ngành dệt may. Đây là những DN đại diện cho các loại hình DN ở cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam có từ 500 lao động trở lên.
Khảo sát toàn bộ cựu SV tốt nghiệp trình độ cao đẳng ĐT theo đặt hàng nhằm thu
được dữ liệu khách quan về CTĐT và mức độ đáp ứng các kỹ năng, chất lượng của khóa
ĐT chính quy theo đặt hàng.
Khảo sát tồn bộ SV trình độ đại học, cao đẳng đang ĐT theo đặt hàng tại trường
ĐHCNDM Hà Nội để đánh giá mức độ hài lòng về các hoạt động của đội ngũ GV,
chương trình ĐT, thư viện, CSVC, chất lượng khóa ĐT và QLĐT theo đặt hàng.
Khảo sát toàn bộ người học đã tốt nghiệp các CTĐT ngắn hạn theo đặt hàng của
DN nhằm thu thập ý kiến đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên, CSVC, kiểm
tra đánh giá, CTĐT và đánh giá chất lượng khóa ĐT.
+ Tổng hợp số liệu từ các đơn vị chức năng như: Phòng Đào tạo, phòng Tài vụ,
trung tâm Đảm bảo chất lượng để đổi sánh, phân tích.
+ Xin ý kiến chuyên gia là cán bộ QL giáo dục, cán bộ QL các DN về các giải pháp
đề xuất.
+ Phỏng vấn sâu cán bộ QL, cán bộ của DN về QLĐT theo đặt hàng.
+ Phương pháp thống kê toán học để tổng hợp số liệu thu thập được và một số
phương pháp bổ trợ khác.
+ Tổng kết kinh nghiệm: Luận án tổng kết kinh nghiệm của một số nước về QLĐT
theo đặt hàng và kinh nghiệm trong giai đoạn triển khai thí điểm ĐT theo đặt hàng.
+ Thử nghiệm 2 giải pháp tại trường ĐHCNDM Hà Nội để đánh giá tính cấp thiết,
tính khả thi của giải pháp và minh chứng cho giả thuyết khoa học đã đề ra.


8

7. Đóng góp mới của luận án

Về lý luận:
- Làm sáng tỏ các khái niệm: Quản lý đào tạo, đặt hàng đào tạo, đào tạo theo đặt
hàng, quản lý đào tạo theo đặt hàng.
- Xây dựng được cơ sở lý luận về ĐT theo đặt hàng trong nền KTTT.
- Vận dụng mơ hình ĐT theo chu trình, luận án xây dựng được khung lý luận về
QLĐT theo đặt hàng bao gồm: Tổ chức xác định NCĐT và ký kết hợp đồng ĐT; Lập
kế hoạch và tổ chức xây dựng CTĐT; Tổ chức triển khai các khóa ĐT theo đặt hàng;
Đánh giá khóa ĐT và chu trình ĐT theo đặt hàng.
- Phân tích, làm rõ được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến QLĐT
theo đặt hàng ở các cơ sở ĐT trong nền KTTT.
Về thực tiễn:
Luận án đã đề xuất được 6 giải pháp có tính cấp thiết và khả thi để QLĐT theo đặt
hàng ở trường ĐHCNDM Hà Nội trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng và đánh giá
thực trạng trong giai đoạn thí điểm.
Khung lý luận về QLĐT theo đặt hàng giúp các trường đại học tham khảo khi
chuyển sang ĐT theo đặt hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu giúp các cấp QL trường
ĐHCNDM Hà Nội nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và các nhiệm vụ cần thực hiện để
QLĐT theo đặt hàng được hiệu quả nhằm phát triển các khóa ĐT theo đặt hàng của DN,
đóng góp vào nguồn thu tự chủ, khẳng định thương hiệu của Trường.
8. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1. Để ĐT theo đặt hàng, việc quan trọng hàng đầu là phải xác định
được NCĐT. Bởi vậy, vận dụng mơ hình “đào tạo theo chu trình” vào QLĐT theo đặt
hàng với chu trình từ: Tổ chức xác định NCĐT; Lập kế hoạch và tổ chức thiết kế CTĐT;
Tổ chức triển khai các khóa ĐT theo đặt hàng; Đánh giá khóa ĐT và tồn bộ chu trình
ĐT là phù hợp với QLĐT theo đặt hàng.
- Luận điểm 2. ĐT theo đặt hàng còn là vấn đề mới mẻ và cần có những điều kiện
nhất định. Bởi vậy để có thể ĐT theo đặt hàng, cơ sở ĐT phải xác định được thực trạng
năng lực của mình, phát hiện những yếu kém để trên cơ sở đó chuẩn bị những những
điều kiện cần thiết cho việc ĐT theo đặt hàng, đảm bảo chất lượng ĐT theo yêu cầu của
khách hàng.



9

- Luận điểm 3. Để QLĐT theo đặt hàng có hiệu quả, cần áp dụng đồng bộ các
giải pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về
đào tạo theo đặt hàng; Quản lý cải tiến phương pháp xác định nhu cầu đào tạo; Quản lý
phát triển mối quan hệ với khách hàng; Chỉ đạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức và các chính
sách nội bộ đáp ứng yêu cầu ĐT theo đặt hàng; Tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý và giảng viên dựa vào năng lực; Chỉ đạo đổi mới quản lý tài chính và các trang thiết bị
dạy học cho các khóa ĐT theo đặt hàng.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại học
Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
Chương 3. Giải pháp quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường Đại học Công nghiệp
Dệt May Hà Nội.
10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và trường ĐHCNDM Hà Nội.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp
Đào tạo đáp ứng NCXH xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát

triển của nền KTTT, các nhà khoa học của nước phát triển trên thế giới và ở Việt Nam
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ĐT đáp ứng NCXH, nhu cầu DN trong nền KTTT.
a. Về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động
Một số nghiên cứu đã đề cập đến những đặc điểm của ĐT đáp ứng NCXH như:
Công trình Continuing Vocational Training Survey [87] của Ireland đã cho thấy GD
thường xuyên được phát triển khá phổ biến trong ĐT nghề tại Ireland để đáp ứng cho
nhu cầu nhân lực của xã hội và nhu cầu học nghề của người học. Tác phẩm Training
Programmes Based on Modules of Employable Skill - MES [91] Elizabeta Strojna,
Modular Design in TAFE courses của Donnel O. [89] và Developing Modules for
Technical and and Vocational Education của tổ chức APEID [82] đều đã đề cập đến ĐT
nghề theo mô đun để đáp ứng nhu cầu nhân lực rất đa dạng của xã hội cũng như để tạo
thuận lợi cho người học có thể cần gì học nấy, học suốt đời. Halhijoki và các cộng sự đã
cơng bố cơng trình Education, training and demand for labour in Finland by 2025 [97]
đề xuất mơ hình Mitenna gồm bảy giai đoạn để dự báo nhu cầu lao động của xã hội
trong tương lai, đồng thời cho thấy các DN sẽ có NCĐT khá lớn vào những giai đoạn
thay đổi cơng nghệ. Cơng trình Training in America: The Organization and Strategy
Role of Training [86], Carnevale A.P., Gainer L.J. và Villet J. đã nêu lên chiến lược phát
triển ĐT nghề ở Hoa Kỳ là phải phát triển cả ĐT dài hạn lẫn ngắn hạn để đáp ứng cho
nhu cầu nhân lực của xã hội. Tổ chức UNESCO and ILO đã xuất bản cuốn Technical
and vocational education and training for the twenty - first century [115], trong đó đã
khuyến cáo phải chú trọng tới việc học suốt đời để đáp ứng cho nhu cầu học tập của
người lao động trước sự phát triển như vũ bão của KHCN. Tác phẩm Developing
Training Material Guide, Mo Hamza [104] quan tâm đến một nhóm đối tượng khác
trong xã hội là người lớn và đã phát hiện ra rằng đối với các khóa ĐT ngắn hạn thường
là người lớn đi học và đưa ra những đặc điểm của người lớn đi học. Garry Bargh [93]


11

trong cuốn Costing and Pricing of VET Products and Services đã đề xuất Chính phủ có

thể hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã hội để họ có việc làm thơng qua trả tiền cho các
khóa ĐT mà họ tham gia. Nói một cách khác, Chính phủ sử dụng ngân sách để chi trả
cho việc ĐT một loại đối tượng cần được xã hội quan tâm là nhóm yếu thế trong xã hội.
Vũ Ngọc Hải trong cơng trình Cung - cầu giáo dục [28] đã coi quy luật cung cầu trong GD tương đồng với quy luật cung - cầu kinh tế. Trong tác phẩm Đào tạo và
sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam [43], Phan Văn Kha đã nêu
lên cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ĐT với sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường.
Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha trong cuốn Đào tạo nhân lực đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế [26] đã nêu lên các phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận về ĐT nhân lực
trong cơ chế thị trường. Những cơng trình nêu trên đã đề cập đến những vấn đề vĩ mô
về ĐT trong nền KTTT như quan điểm, các quy luật của nền KTTT, các phương pháp
tiếp cận về ĐT trong nền KTTT, cơ sở lý luận về ĐT nhân lực trong cơ chế thị trường.
Về ĐT đáp ứng NCXH có các cơng trình như: Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở
Việt Nam, thực trạng và giải pháp của Bành Tiến Long [47], công trình Đào tạo đáp
ứng nhu cầu xã hội - quan niệm và giải pháp thực hiện [25] của Nguyễn Minh Đường
và Nguyễn Thị Hằng, cơng trình Đào tạo theo nhu cầu xã hội của Phan Văn Nhân [52],
cơng trình Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đối với giáo
dục đại học trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Huy Vị [78], cơng trình Phát triển
đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội của Phan Minh Hiền [30]... Những cơng trình này
đã nêu lên quan điểm, cách tiếp cận cũng như cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐT đáp ứng
NCXH trong nền KTTT, đồng thời cũng đã nêu lên thực trạng và một số giải pháp để
phát triển ĐT nhân lực trong nền KTTT.
Cũng đã có một số luận án Tiến sĩ nghiên cứu về ĐT gắn với NCXH như: Luận
án Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa tác giả Phan Chính Thức [61], đã đề xuất một số
giải pháp ĐT nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước. Luận án Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội của Phan Minh Hiền
[30] đã đề xuất một số giải pháp như: Phát triển hệ thống thông tin ĐT nghề đáp ứng
NCXH; Xây dựng cơ chế QL quan hệ hợp tác ĐT và sử dụng nhân lực.
b. Về đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp



12

Một số nghiên cứu đã đề cập đến những đặc điểm của ĐT đáp ứng nhu cầu DN
như: Cơng trình Training in America: The Organization and Strategy Role of Training
[86], Carnevale A.P., Gainer L.J. và Villet J. cho thấy ở Hoa Kỳ đã sớm ĐT công nhân
theo mô đun để đáp ứng cho dây chuyền sản xuất của các hãng General Motor và Ford
vào những năm 20 của thế kỷ trước. Cơng trình Matching demand and supply in
enterprise-based training của Bernd Kapplinger [84] đã cho thấy ĐT tại DN là phương
pháp ĐT tốt nhất để ĐT đáp ứng nhu cầu DN, bởi lẽ với phương thức này người học
được học ngay tại vị trí việc làm của DN và tiếp cận với ngay được với các công nghệ
sản xuất tiên tiến và phương tiện sản xuất hiện đại mà nhà trường thường khơng có được.
Trong cơng trình Matching supply and demand for skills: International Perspectives của
Jack Keating [98], tác giả cho rằng một xu thế trong ĐT nghề trên thế giới là nhà trường
phải trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết mà người sử dụng lao động cần.
Cơng trình From your business to our business: Industry and vocational education in
Australia của Stephen Billett [113] cũng đã nêu lên những kinh nghiệm trong ĐT nghề
ở Úc là dịch vụ ĐT của nhà trường phải hướng tới dịch vụ sản xuất kinh doanh của DN.
Cơng trình Experience of Industrial Needs Orientation in Vocational Technical
Education on Secondary Level in Republic of Korea - Experience and Education của Se
Yung Lim [111] đã đề cập đến những kinh nghiệm về ĐT nghề hướng tới nhu cầu DN.
Các cơng trình The theory & practice of training của Roger Buckley [110] và Enterprise
Based Training (EBT) and Enterprise Growth, Productivity and Innovativeness among
manufacturing firms in Nairobi của George Mbugua [95] đã nêu lên lý luận về ĐT nghề
trong nền KTTT là các cơ sở ĐT phải lấy DN làm cơ sở để triển khai ĐT.
Một số nghiên cứu đã đề cập đến GD thường xuyên và ĐT theo năng lực thực
hiện để phát triển nguồn nhân lực cho các DN như: Tác phẩm Employee Training and
Development của Raymond A. Noe [109] cho rằng, hiện tại các DN thường phối hợp
với các trường đại học để ĐT cho mình. Các cơng trình Learning for Jobs của OECD

[108], cơng trình Employee Training and Development của Raymond A. Noe [109] và
cơng trình From University to Employment của Bartlett [83] đã khẳng định nơi làm việc
là môi trường học tập rất quan trọng và ĐT nhân lực cho các DN là một u cầu bức
thiết, những cơng trình này đã gợi ra ý tưởng ĐT gắn với việc làm tại các DN. Các tác
giả cũng đã nêu lên quy luật cung - cầu trong ĐT và các cơ sở ĐT phải xuất phát từ nhu


13

cầu nhân lực của DN đồng thời cũng đã nêu lên yêu cầu về chuẩn đầu ra, nội dung CTĐT
và nội dung đánh giá trong ĐT đáp ứng nhu cầu DN.
Cơng trình Một số giải pháp về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của
tác giả Mạc Văn Tiến [63], theo tác giả để khắc phục mối gắn kết giữa nhà trường và
DN còn lỏng lẻo, như “con thuyền sử dụng” và “con thuyền đào tạo” còn đi song song,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục. Cơng trình Mơ hình đào tạo gắn với
nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay của Phùng Xuân Nhạ [51 coi dạy nghề
tại DN như là một hình thức ĐT cho người lao động và đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của thiết kế CTĐT phù hợp với từng vị trí cơng việc trong DN, chương trình ĐT phải
mềm dẻo, linh hoạt.
Một số cơng trình trong nước nghiên cứu về ĐT theo năng lực thực hiện và ĐT
theo mơ đun để thích ứng với nhu cầu đa dạng của DN cũng như tạo thuận lợi cho việc
học suốt đời của người học. Cơng trình Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực
hiện và xây dựng tiêu chuẩn nghề của Nguyễn Đức Trí [67], cơng trình Mơ đun kỹ năng
hành nghề - Phương pháp tiếp cận, hướng dẫn biên soạn và áp dụng [23] của Nguyễn
Minh Đường, những cơng trình này đã đề cấp đến quan điểm và cơ sở lý luận cũng như
nội dung và phương pháp ĐT gắn với sử dụng, với NCXH, nhu cầu phát triển nhân lực
trong nền KTTT. Cơng trình Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm
kỹ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện của Vũ Xuân Hùng
[35] đã đề xuất phương thức ĐT theo năng lực thực hiện và theo mô đun kỹ năng hành
nghề đáp ứng NCĐT theo vị trí việc làm của DN cũng như tổ chức thực tập sư phạm

cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật.
Cũng đã có một số luận án Tiến sĩ nghiên cứu về ĐT gắn với NCXH và liên kết
ĐT giữa trường và DN như: Luận án Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh
nghiệp trong khu công nghiệp của Nguyễn Văn Anh [1] đã đưa ra 3 giải pháp: Phát triển
chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu DN; Nâng cao năng lực đội ngũ GV dạy nghề
và tổ chức quá trình dạy học thực hành, thực tập tại DN. Luận án Nâng cao chất lượng
đào tạo trình độ đại học thơng qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và
doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của Phạm Văn Nam [49], tác giả đã đề xuất một số
giải pháp như: Đổi mới CTĐT cho phù hợp với yêu cầu của DN; Đổi mới về QLĐT;
Cải tiến kiểm tra chất lượng ĐT; Hợp tác nhà trường và DN; .v.v..


×