Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY

QUẢNG BÌNH – NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH SP MẦM NON
KHÓA HỌC: 2014 – 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS. DƯƠNG THỊ MAI THƯƠNG

QUẢNG BÌNH – NĂM 2018




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo, ThS. Dương Thị
Mai Thương người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để
em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học xã hội, các thầy
cô giáo trong trường Đại học Quảng Bình, đã tận tình giảng dạy chúng em trong suốt
bốn năm học tại trường và động viên giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm Học liệu trường Đại học Quảng Bình, đã giúp
đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu để hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Mầm non Bảo
Ninh, cùng các giáo viên trong trường và các cháu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong q trình nghiên cứu và thử nghiệm thành cơng khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã ln ủng hộ và động viên em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Bản thân em mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên
khóa luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong
muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và bạn bè để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Trà Giang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................. 2
2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................................................. 2
3.1. Về khách thể nghiên cứu. ....................................................................................................... 2
3.2. Về nội dung nghiên cứu. ........................................................................................................ 2
3.3. Về thời gian nghiên cứu. ........................................................................................................ 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................................................... 3
4.1. Trên thế giới. ........................................................................................................................... 3
4.2. Ở Việt Nam.............................................................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................................... 8
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. .............................................................................. 8
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. .......................................................................... 8
6. Những đóng góp của đề tài. ...................................................................................................... 9
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM
NON. ........................................................................................................................................10
1.1. Những vấn đề chung về giáo dục bảo vệ môi trường........................................................ 10
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................................10
1.1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non .....................................12
1.2. Nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường theo hướng tích hợp ............................................. 14
1.2.1. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mơi trường cho trẻ mầm non. ...........................14
1.2.2. Tích hợp GDBVMT cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. ...............................15
1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi............................................................ 22
1.3.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi. ...........................................................22
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi ...............................................................23
Tiểu kết chương 1....................................................................................................................26
Chương 2. THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ......27
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn khảo sát ............................................................................ 27
2.2. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................... 28
2.2.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................................28
2.2.2. Khách thể khảo sát ........................................................................................................28


2.2.3. Đánh giá kết quả GDBVMT cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục ..................28
2.3. Phương pháp khảo sát........................................................................................................... 31
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng tích hợp GDBVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non... 31
2.4.1. Đối với giáo viên...........................................................................................................31
2.4.2. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi......................................................................................................38
2.5. Ngun nhân dân đến tình trạng tích hợp GDBVMT thơng qua các hoạt đông giáo dục
chưa hiệu quả ................................................................................................................................ 40
2.5.1. Đối với giáo viên...........................................................................................................40
2.5.2. Đối với trẻ......................................................................................................................41
2.5.3. Đối với nhà trường........................................................................................................41
Tiểu kết chương 2....................................................................................................................43
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON..........................................................................44
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp tích hợp GDBVMT trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non ................................................................................................................ 44
3.1.1. Dựa vào mục tiêu GDBVMT cho trẻ lứa tuổi mầm non............................................44
3.1.2. Dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ trong tiếp cận môi trường và BVMT....................44
3.1.3. Dựa vào tình hình thực tiễn trường mầm non Bảo Ninh ............................................45
3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp tích hợp GDBVMT trong các hoạt động giáo dục
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ........................................................................................... 45
3.3. Các biện pháp tích hợp GDBVMT trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non ........................................................................................................................... 45

3.3.1. Xây dựng nội dung GDBVMT thành các chủ đề .......................................................45
3.3.2. Sử dụng trị chơi ĐVTCĐ trong q trình GDBVMT cho trẻ...................................47
3.3.3. Chú trọng rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ phù hợp với lứa tuổi.........48
3.3.4. Xây dựng các tình huống tích hợp trong q trình GDBVMT cho trẻ .....................49
3.3.5. Hình thành ở trẻ ý thức, thái độ, tình cảm tích cực đối với mơi trường. ...................49
3.4. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................................ 50
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................................50
3.4.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm..............................................................50
3.4.3. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................................51
3.4.4. Quy trình thực nghiệm..................................................................................................51
Tiểu kết chương 3....................................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................................59
1. Kết luận ..................................................................................................................................... 59
2. Kiến nghị ................................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................61


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trị của tích hợp GDBVMT trong các hoạt động
giáo dục cho trẻ. ......................................................................................................................32
Bảng 2.2. Mức độ thực hiện tích hợp GDBVMT cho trẻ thơng qua các hoạt động
giáo dục. ............................................................................................................................. 32
Bảng 2.3. Nhận thức về việc lựa chọn hoạt động để GDBVMT cho trẻ. ........................ 33
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về thời điểm tích hợp GDBVMT cho trẻ ................ 33
Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên về việc lựa chọn các nội dung chủ đề GDBVMT cho
trẻ. ....................................................................................................................................... 34
Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các biện pháp để tích hợp GDBVMT cho trẻ....................... 35
Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về biểu hiện BVMT của trẻ...................................... 36
Bảng 2.8. Hiệu quả tích hợp GDBVMT cho trẻ ............................................................... 36

Bảng 2.9. Yếu tố ảnh hưởng đến GDBVMT cho trẻ ........................................................ 37
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức BVMT của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non ...................................................................................................................................... 39
Bảng 3.1. Mức độ có nhu cầu và hứng thú với việc GDBVMT của trẻ .......................... 52
Bảng 3.2. Mức độ hiểu biết về môi trường và BVMT ..................................................... 53
Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện kỹ năng BVMT của trẻ........................................................ 54
Bảng 3.4. Mức độ thể hiện ý thức và thái độ giữ gìn, BVMT của trẻ.............................. 54
Bảng 3.5. Mức độ nhận thức của trẻ ở 2 lớp ĐC và TN ................................................... 55
Bảng 3.6. Mức độ nhận thức của trẻ lớp mẫu giáo lớn D trước và sau TN ..................... 56
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Mức độ có nhu cầu và hứng thú với việc GDBVMT của trẻ..........................52
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu hiện sự hiểu biết của trẻ về môi trường. ................................. 53
Biểu đồ 3.3. Mức độ biểu hiện kỹ năng BVMT của trẻ ................................................... 54
Biểu đồ 3.4. Ý thức, thái độ giữ gìn và BVMT của trẻ .................................................... 55
Biểu đồ 3.5. Mức độ biểu hiện BVMT của trẻ sau thực nghiệm ..................................... 56
Biểu đồ 3.6. Mức độ nhận thức của trẻ lớp mẫu giáo lớn D trước và sau TN ................. 57


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

GDMT

Giáo dục môi trường

BVMT
GDBVMT
GDMN

MTXQ


Bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục mầm non
Môi trường xung quanh
Mức độ

ĐC
TN

Đối chứng
Thực nghiệm


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường đang bị hủy hoại do con người vẫn đang diễn ra từng giờ, từng ngày
ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng
trên tồn cầu. Tất cả các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực vào cuộc để tìm ra
những giải pháp nhằm cứu lấy trái đất - ngơi nhà chung của tồn nhân loại. Trong đó,
giáo dục bảo vệ môi trường cho từng cá nhân ở mọi lứa tuổi, ở các quốc gia trên toàn
thế giới là một giải pháp, một nhiệm vụ mang tính lâu dài và bền vững.
Khơng nằm ngồi khung cảnh chung của thế giới, môi trường Việt Nam cũng
đang bị hủy hoại trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và phát
triển bền vững của đất nước. Việt Nam cũng rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi
trường. Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa vào giảng dạy tại
một số trường ở tất cả các bậc học từ bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong đó giáo dục bảo vệ môi

trường cho trẻ ở bậc học mầm non là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi
việc hình thành văn hóa về mơi trường được bắt đầu hình thành ở giai đoạn 7 - 8 năm
đầu tiên của cuộc đời con người. Việc giáo dục môi trường sẽ giúp trẻ mầm non tạo ra
những phản xạ thói quen đầu tiên về bảo vệ mơi trường sống của mình để từ đó xây
dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức, và hình thành kỹ năng cho các bậc học sau này.
Trong chương trình Giáo dục Mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối
với lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi được đưa vào theo hướng tích hợp, lồng
ghép các chủ đề, tổ chức thông qua các hoạt động giáo dục (học tập, vui chơi, tham
quan, sinh hoạt hằng ngày, ngoài trời) nhằm hướng đến hình thành ở trẻ một số biểu
tượng về giá trị của môi trường, sự tác động qua lại giữa con người và mơi trường giúp
trẻ có được thái độ và hành vi bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
lứa tuổi mầm non nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ
thể trẻ, cung cấp và hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về mơi
trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe bản
thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường
nhằm đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa về thể chất và trí tuệ.
Do đó việc giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ em từ khi cịn nhỏ có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Thơng qua q trình này, trẻ được trải nghiệm, khám phá, tiếp cận với
môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng theo phương châm "học bằng
chơi, chơi mà học" là phương pháp giáo dục bảo vệ mơi trường có hiệu quả phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi này.
Trên thực tế, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở các trường mầm non hiện
nay vẫn chưa thực sự được chú trọng. Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho
1


trẻ chưa được áp dụng thích hợp. Cơ sở vật chất để dành cho việc giáo dục bảo vệ môi
trường cịn thiếu thốn. Nội dung giáo dục mơi trường cịn chưa đầy đủ, chưa chú trọng
đến hành vi giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ, lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường vào các hoạt động giáo dục cịn hạn chế. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn

nghiên cứu đề tài "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động giáo dục
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non" để được góp phần vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ ở trường mầm non.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của việc GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non, khảo sát, phân tích thực trạng tích hợp GDBVMT cho trẻ ở trường mầm
non, tìm ra ngun nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, xây dựng các biện pháp tích
hợp GDBVMT cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc - giáo dục trẻ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về GDBVMT thông qua các hoạt động giáo
dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
- Khảo sát, phân tích thực trạng tích hợp GDBVMT cho trẻ ở trường mầm non,
tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Xây dựng một số biện pháp tích hợp GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các
hoạt động giáo dục và bước đầu thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của các
biện pháp và khẳng định tính khả thi của đề tài.
3. Phạm vi nghiên cứu.
3.1. Về khách thể nghiên cứu.
- Thực hiện nghiên cứu trên 60 trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Bảo Ninh,
Đồng Hới, Quảng Bình.
- Khách thể điều tra: 15 giáo viên ở trường Mầm non Bảo Ninh, Đồng Hới,
Quảng Bình.
3.2. Về nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu việc tích hợp GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động
giáo dục ở trường mầm non Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình.
3.3. Về thời gian nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 2/2018 - 5/2018


2


4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1. Trên thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948, tại cuộc họp Liên hợp Quốc về bảo vệ
môi trường và tài nguyên ở Paris, thuật ngữ “Giáo dục môi trường” được sử dụng. Tuy
nhiên, ngành khoa học môi trường chỉ được thực sự phát triển khi mà hiểm họa về sự
tồn vong của loài người đã quá “nhãn tiền”, Trái Đất - ngơi nhà chung của tồn nhân
loại bị suy thối nghiêm trọng với những hậu quả vô cùng nặng nề mà con người phải
gánh chịu bởi chính mình gây ra.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc GDMT được thực hiện bằng sự kết hợp giữa
giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội. Trong nhà trường, GDMT được coi là
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược BVMT của đất nước. Nhiều quốc gia GDMT
được đưa vào giảng dạy như một mơn học chính khóa. Cũng có nhiều nước lại đưa vào
giảng dạy như một môn học tự chọn. Tuy nhiên nếu chỉ học trên lớp vẫn chưa đủ mà
cần phải có kinh nghiệm của cuộc sống và thực tế, vì “nhận thức” và “hành động” có
sự khác biệt. Đối với học sinh còn cần phải tham gia trồng cây, bảo vệ thiên nhiên, bảo
vệ động vật hoang dã và cần phải tham gia vào các hoạt động khác ngoài xã hội.
- Ở các nước Châu Âu:
Tiêu biểu là chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của nước Nga:
Nga là một nước rất quan tâm đến giáo dục sinh thái cho trẻ. Mục đích của nó là:
Hình thành tiền đề của văn hóa sinh thái - hình thành mối quan hệ nhận thức đúng đắn
với thiên nhiên trong sự đa dạng của nó với con người, với bản thân. Nội dung giáo
dục bao gồm:
- Mối quan hệ của động vật và thực vật với môi trường sống của chúng.
- Sự đa dạng sinh học. Mối quan hệ tương hỗ giữa các cơ thể sống trong môi
trường sinh thái của chúng.
- Con người là sinh vật sống. Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường

sống của con người.
- Con người đã sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong các hoạt động sản xuất
kinh tế. Vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học.
Với quan điểm trẻ học thông qua các hoạt động trải nghiệm và tìm tịi khám phá,
chương trình đã đưa ra các hoạt động của trẻ sau đây trong giáo dục sinh thái: Trị chơi
đóng vai, hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo, tiếp xúc với môi trường, tiếp xúc
vối các đối tượng của thế giới động, thực vật, thí nghiệm, hoạt động, lời nói, quan sát,
xem sách, tranh và chương trình truyền hình.
Vấn đề giáo GDBVMT là vấn đề mới trong đào tạo giáo viên mầm non ở Nga.
Từ những năm 90 trong các trường sư phạm Mầm non và Tiểu học ở Nga đã đưa ra
các nội dung như: “Sinh thái học, môi trường con người”, “Cơ sở sinh thái học” để
3


cung cấp các kiến thức đại cương cho sinh viên. Vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi
trường được đề cập tương đối đầy đủ trong các môn học trên. Trong các mơn học trên
trình bày rất rõ nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục bảo vệ mơi
trường thiên nhiên, xã hội cho trẻ ở các độ tuổi. Mục tiêu của các môn học trên là giáo
dục văn hóa sinh thái cho trẻ, đồng thời giáo dục mối quan hệ tốt của trẻ với các sinh
vật trên trái đất, với bạn bè, người lớn, thế giới đồ vật và chính bản thân mình. Như
vậy, các chương trình chun ngành ở Nga tuy đã rất chú trọng vấn đề giáo dục bảo vệ
môi trường thiên nhiên và xã hội nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn là giáo dục thái độ và
mối quan hệ tốt đối với thiên nhiên, môi trường. Phần giáo dục trẻ các hành động và
biện pháp bảo vệ môi trường cũng chưa được làm rõ.
- Ở châu Úc: Tiêu biểu có chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Úc:
Ở lĩnh vực hiểu biết về môi trường, chương trình đã đưa ra kết quả trẻ cần phải
đạt đó là:
- Phát triển hiểu biết về các mơi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
- Phát triển tinh thần trách nhiệm đối với môi trường.
- Phát triển chăm sóc và tơn trọng các cây trồng, động vật, địa danh.

- Chương trình này quan tâm đến việc xây dựng các mơi trường cho trẻ được
hoạt động. Trong đó có mơi trường sinh thái và mơi trường các ngun vật liệu để trẻ
hoạt động sáng tạo.
Môi trường sinh thái:
Yêu cầu của môi trường sinh thái là cung cấp một mơi trường có hệ thực vật và
động vật khác nhau, một môi trường cân bằng về thẩm mỹ và cung cấp những hiểu
biết về cảm giác của trẻ và đánh giá vật liệu thiên nhiên.
Một số nội dung của môi trường sinh thái là:
- Có nhiều loại cây khác nhau: như thảm cỏ, cây ăn quả, cây đặc sản của địa
phương, cây có vỏ cứng, cây có hoa...
- Có khu đất để trẻ gieo hạt, trồng củ, cắt cây, tưới nước, nhổ cỏ, làm đất màu mỡ...
- Có các khu ni con vật để trẻ chăm sóc và cho ăn.
- Có khu đất để trẻ quan sát các loại cơn trùng.
- Có các dụng cụ từ nguyên liệu thiên nhiên (các khúc gỗ, tảng đá...) và các vật
liệu đã qua sử dụng (lốp xe, ống tròn, chai nhựa,...) để trẻ hoạt động.
- Ở các nước Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil:
Tiêu biểu ở Hoa Kỳ, Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF) đã
giảng dạy ở các trường 33 bài học về mơi trường có thể áp dụng vào thực tế. Ngoài ra,
vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường rất được chú trọng trong các chương trình đào tạo
giáo viên mầm non. Tuy nhiên, nội dung bảo vệ môi trường đại cương và phương pháp
GDBVMT cho trẻ 0 - 6 tuổi không được xây dựng thành chương trình và mơn học riêng
4


mà được tích hợp một cách tự nhiên vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ; sự phát
triển của trẻ em và mơi trường gia đình.
- Ở các nước Châu Á:
Vấn đề GDBVMT ở các nước Châu Á và Đơng Nam Á đang đứng trước những
khó khăn, thử thách: Giáo dục kiến thức môi trường cho các cấp học, trường học và
nâng cao dân trí về mơi trường. Đây là một nhu cầu cấp bách, nhất là ở cấp “hậu trung

học”. Đông Nam Á đang thiếu hụt chuyên gia có đủ trình độ để giảng dạy về cơ bản
mơi trường học, tiếp cận nguồn thơng tin, tài liệu thích hợp giảng dạy có định hướng
chiến lược. Tuy vậy, mỗi nước vẫn có những thành tựu đáng kể và một số trở ngại
riêng như ở Singapore, Hàn Quốc...
Singapore: Singapore được xem là một đất nước bảo vệ môi trường tốt nhất
Đơng Nam Á, hàng loạt chương trình giảng dạy đã được các trường đại học tổng hợp,
đại học bách khoa, học viện giáo dục công nghệ của nước này đã tiến hành mạnh mẽ.
Có được vị trí hàng đầu ấy là nhờ họ đã biết đưa GDMT đi song song với xử phạt. Tuy
nhiên, đối với bậc học mầm non, họ vẫn chưa tìm ra những phương pháp hữu hiệu
nhất giúp trẻ tiếp thu những tri thức về môi trường và GDBVMT. Ngồi ra, họ vẫn cịn
đang lúng túng có nên đưa GDMT là một môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học,
ngành học không? Vấn đề này vẫn đang bàn cãi.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Hàn Quốc:
Nội dung GDBVMT được trải đều trong các lĩnh vực khác nhau của chương trình.
Chương trình có các nội dung sau đây:
+ Hiểu được giá trị của môi trường trong lành.
+ Quan tâm đến MTXQ, quan tâm bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường.
+ Sống tiết kiệm: Chi tiêu hợp lý, dùng điện nước một cách tiết kiệm, bảo vệ các
thiết bị.
+ Phân loại rác, làm thế nào để giảm rác thải.
+ Quan tâm và tái tạo lại những thứ có thể sử dụng.
+ Chuẩn bị đối phó với sự ơ nhiễm mơi trường và thảm họa thiên nhiên: Có sự
hiểu biết để sống trong mơi trường ô nhiễm. Dự đoán thảm họa thiên nhiên và sẵn
sàng đối phó.
Nhìn chung, các nước trên thế giới đã đưa ra rất nhiều những giải pháp khác nhau
nhằm GDBVMT cho con người. Qua rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, cuối cùng
họ đã đưa ra kết luận chung là: Gia đình, cộng đồng và nhà trường là 3 phạm vi cơ bản
của GDMT. Họ cũng nhận ra vai trò của thầy cô giáo là hết sức quan trọng trong việc
GDBVMT ở tất cả các bậc học đặc biệt là bậc học Mầm non - bậc học đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về GDMT cho giáo viên ở

các cấp học nhất là mầm non đang được các quốc gia quan tâm.
5


Qua nghiên cứu chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non ở một số nước (New
Zealand, Hàn Quốc, Philippines, Israel, Nga...) cho thấy các nước này đã quan tâm
đến giáo dục môi trường cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhỏ. Với mục đích hình thành ở trẻ
những giá trị và phẩm chất môi trường (như: hiểu về môi trường, u q mơi trường,
tơn trọng và chăm sóc mơi trường, có thái độ hài hịa đối với thế giới tự nhiên),
chương trình của các nước đều có nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường.
4.2. Ở Việt Nam.
Trong chỉ thị 36 của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 25 tháng 6 năm
1998 về "Tăng cường công tác bảo vệ mơi trường trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước" đã coi vấn đề GDBVMT là giải pháp đầu tiên. Chỉ thị này đã định
hướng cho toàn dân trong việc nâng cao quyết tâm bảo vệ mơi trường trong thời kì
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị cũng nhấn mạnh các giải pháp
GDMT: "Các nội dung bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình học của tất cả
các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non, tiểu học, THCS,
THPT, THCN đến bậc Đại học" [3]. Chỉ thị đã ra các giải pháp lớn về BVMT, phát
triển bền vững trong thời gian tới ở nước ta. Giải pháp thứ nhất là: "Thường xuyên
giáo dục bảo vệ tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần
chúng BVMT". Giải pháp thứ 7 là "Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào
tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực môi trường". Giải pháp thứ 8 là "Mở rộng hợp tác
quốc tế về BVMT".
- Tình hình GDBVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Năm 1991, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà Nhà nước về BVMT đã
triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng về GDMT với các nội dung:
- Nâng cao nhận thức về môi trường cho đông đảo nhân dân.
- GDMT trong hệ thống các trường phổ thông.
- GDMT trong các trường đại học và chuyên nghiệp.

- GDMT trong các trường thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và các đoàn thể
nhân dân.
Các nhà giáo dục học từ trước đến nay đã khẳng định: Tư cách của một con người,
cách ứng xử đối với xã hội và môi trường đều được hình thành một cách cơ bản trong
thời kì ở nhà trường, và trong việc BVMT thì yếu tố quyết định nhất là yếu tố con
người. Nếu con người có ý thức đầy đủ về hành động của mình đối với mơi trường, có
những hiểu biết cần thiết về tác động qua lại giữa con người với môi trường, có mối
quan hệ phát triển kinh tế và BVMT thì có thể gắn kết được những vấn đề kinh tế với
BVMT. Do đó cần thiết phải GDBVMT cho học sinh.
Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số
3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính
6


sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một
số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và
trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành các quyết định như: Quyết định số 1363/QĐTTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 256/QĐTT ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược bảo vệ mơi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã
ban hành Luật bảo vệ mơi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006
- Tình hình nghiên cứu khoa học về GDBVMT cho trẻ lứa tuổi mầm non ở trong nước.
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong chương trình
chăm sóc trẻ hiện nay, nội dung cho trẻ làm quen với MTXQ là một trong những nội
dung cơ bản nhất. Song song với nó, nội dung GDBVMT được thực hiện thông qua các
hoạt động đặc thù của trẻ như: vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
Tình hình nghiên cứu khoa học trong những năm qua về việc đưa GDMT vào các
trường được thực hiện như sau: Trước khi phối hợp để thực hiện dự án tổng thể đưa

GDMT vào các trường mầm non các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục bảo vệ môi
trường đã tiến hành một số các cơng trình nhỏ chuẩn bị phần cơ sở như:
- Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học (Viện
khoa học giáo dục - 1996).
- Dự án thử nghiệm đưa GDMT vào trường mầm non - Nội dung: Thời tiết và
cuộc sống của chúng ta (Trường CĐSP NT- MG TW1)
- Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường
mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD, 1998 - 2000).
- Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán
bộgiáo viên ngành học mầm non về MT (Trường CĐSP NT - MGTW1, 1998 - 1999).
- Nâng cao nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng (Trung tâm nghiên
cứu GDMN - Viện KHGD, 1999 - 2001).
- Biên soạn một số tài liệu nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về bảo vệ
MT (Trường CĐSP NT - MGTW1, 2001 - 2002).
- Xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ “Phương pháp cho trẻ làm quen với MT
xung quanh trong các trường sư phạm mầm non” (Trường CĐSP NT- MG TW3, 2001
- 2002).

7


- Giáo dục bảo vệ MT cho trẻ từ 3 - 6 tuổi trong trường mầm non theo quan điểm
tích hợp (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - TS. Lê Thanh Vân - Khoa GDMN - Trường
ĐHSP Hà Nội, 2003 -2004).
Ngồi ra cũng có rất nhiều tài liệu viết về các trị chơi giúp trẻ tìm hiểu mơi
trường, BVMT.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống
hóa những vấn đề lý luận, những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong các hoạt động giáo dục.
Quan sát kết quả tích hợp GDBVMT cho trẻ thơng qua hoạt động của trẻ.
5.2.2. Phương pháp trị chuyện.
Bằng hệ thống câu hỏi trao đổi, trò chuyện với giáo viên và với trẻ nhằm tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong q trình GDBVMT trong các hoạt
động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi.
5.2.3. Phương pháp điều tra.
Bằng phiếu điều tra (anket), nhằm tìm hiểu thực trạng việc GDBVMT cho trẻ 5 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình. Từ đó đánh giá thực
trạng và làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp tích hợp GDBVMT cho trẻ trong
các hoạt động giáo dục.
5.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Hiện thực hóa các biện pháp đã xây dựng được vào các giáo án theo chủ đề, chủ
điểm khác nhau trong các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó, thu thập xử lí các số liệu
để xác định giá trị của các biện pháp.
5.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Nghiên cứu, phân tích, các giáo án, kế hoạch hoạt động của giáo viên và các sản
phẩm của trẻ có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như việc giữ gìn đồ
dùng, đồ chơi sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc, bảo vệ cây xanh và nguồn
nước, biết làm cho môi trường phòng học, trường học xanh - sạch - đẹp...
5.2.6. Phương pháp thống kê tốn học.
Sử dụng cơng thức tốn học trong phần mềm Excel để phân tích, xử lí các số liệu
thu thập được về mặt định lượng, nhằm khẳng định độ tin cậy của đề tài.

8


6. Những đóng góp của đề tài.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã chỉ ra được thực trạng tích hợp
GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non thông qua các hoạt động giáo dục. Từ đó,
xây dựng một số biện pháp tích hợp GDBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non và
hiện thực hóa thành cơng các biện pháp đó trong các giáo án theo các chủ điểm, góp phần
nâng cao chất lượng hiệu quả của việc đưa GDBVMT vào các cơ sở GDMN trong giai
đoạn mới.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc GDBVMT trong các hoạt động giáo dục cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Chương 2. Thực trạng tích hợp GDBVMT trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non.
Chương 3. Đề xuất các biện pháp và tổ chức thực nghiệm tích hợp GDBVMT
trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.
1.1. Những vấn đề chung về giáo dục bảo vệ môi trường
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo UNEP(1980): “Môi trường là một tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh
học, kinh tế xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể
hoặc một cộng đồng người” [15].
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất

tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật” [11].
Môi trường là một tập hợp các điều kiện trong một không gian nhất định mà ở
đó sinh vật có thể tồn tại. Môi trường bao gồm tất cả yếu tố bao quanh sinh vật, có tác
động trực tiếp, gián tiếp và tác động qua lại với sinh vật thông qua các hoạt động trao
đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản, thông tin.
1.1.1.2. Khái niệm về giáo dục môi trường
GDMT là một công cụ nhằm thúc đẩy những thái độ tích cực đối với mơi trường,
đồng thời cung cấp các kỹ năng giúp con người có thể phân tích và đưa ra những quyết
định sáng suốt về cách ứng xử của mình đối với mơi trường.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về GDMT, tuy nhiên các khái niệm về GDMT
đều có điểm chung là coi đó là q trình thường xun làm cho người học có hiểu biết,
có thái độ quan tâm, có trách nhiệm và hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề về
mơi trường. Có thể sử dụng khái niệm giáo dục môi trường sau đây:
“Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết
và quan tâm đến những vấn đề về môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi,
trách nhiệm để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn
đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài (Bộ GD & ĐT/ Chương trình phát triển
Liên hợp quốc, 1998) [10].
GDMT là một quá trình cần tiến hành từ khi con người biết cảm nhận về mơi
trường. Q trình này được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và được tiếp tục trong những
năm học phổ thông cũng như sau này trong suốt cuộc đời. GDMT là sự nghiệp của
toàn nhân loại, gắn với trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi con người cụ thể, đòi hỏi họ
phải tích cực đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường sống.
10


1.1.1.3. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường
Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa: “GDBVMT là một quá trình
thường xun qua đó con người nhận thức được mơi trường của họ và thu được

kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết
các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện
nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của TS Lê Xuân Hồng định nghĩa:
“GDBVMT là một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục chính quy và khơng
chính quy nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều
kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái”.
Tại Hội nghị quốc tế về GDBVMT của Liên hiệp quốc tổ chức tại Tbilisi năm
1997 xác định GDBVMT có mục đích: “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu
được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả
tương tác của nhiều nhân tố sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội, …; đem lại cho
họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ, kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách
có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường
và quản lý chất lượng môi trường”.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ mơi trường là
hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự
cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [11].
1.1.1.4. Khái niệm "Tích hợp", "Tích hợp trong chương trình giáo dục mầm
non", "Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ trong các hoạt động giáo dục".
- Tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó tồn thể các q trình
học tập góp phần hình thành ở người học những năng lực rõ ràng, có dự tính trước
những điều cần thiết cho người học nhằm phục vụ cho quá trình họp tập tương lai,
hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, giáo dục tích hợp làm
cho học tập có ý nghĩa.
Ngồi những q trình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó, giáo dục tích
hợp dự định những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp
những kiến thức, những kĩ năng và những động tác để lĩnh hội một cách tồn vẹn nhất.
Giáo dục tích hợp sàng lọc những thơng tin có ích để hình thành năng lực và mục tiêu
tích hợp.

- Tích hợp trong chương trình GDMN là thiết kế các nội dung và tổ chức hoạt
động thành một thể thống nhất, có ý nghĩa để trẻ phối hợp áp dụng và phát triển các
kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác nhau, thơng qua việc trẻ tham gia tích cực và trực
tiếp một cách tự nhiên.
11


Từ hai khái niệm trên chúng tơi cho rằng: Tích hợp GDBVMT cho trẻ thông qua
các hoạt động giáo dục là tổ hợp những cách thức để tiến hành tổ chức các hoạt động
học tập, vui chơi, lao động, nghỉ ngơi... nhằm giúp trẻ có nhu cầu, hứng thú với vấn đề
GDBVMT, nâng cao hiểu biết, hình thành kỹ năng, ý thức, thái độ của trẻ về vấn đề
GDBVMT.
Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên là lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp,
biện pháp, phương tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách khoa học để giúp
trẻ có cơ hội, thời gian suy nghĩ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để tìm hiểu và
khám phá cuộc sống xung quanh. Việc xây dựng các biện pháp tích hợp GDBVMT
cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua các hoạt động giáo dục có ảnh hưởng to lớn đến việc nâng
cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và bước đầu hình thành nhân cách
của trẻ nói riêng.
1.1.2. Giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ trong trường mầm non
GDBVMT cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi
trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của
trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục
đích bảo vệ mơi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Mơi trường sống bao gồm
các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có
tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá
của đất nước và của cá nhân.
1.1.2.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non
Trẻ từ 0 - 6 tuổi là lứa tuổi đang hình thành và phát triển: cơ thể non nớt của trẻ
chịu sự tác động mạnh mẽ và sự ảnh hưởng có tính quyết định của mơi trường xung

quanh cho sự tăng trưởng và phát triển.
Để đứa trẻ có một cơ thể phát triển khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn...làm
nền tảng cho giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách lành mạnh, chúng ta cần
phải bảo vệ môi trường sống của đứa trẻ.
Trong lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm của trẻ phát triển rất mãnh liệt đặc
biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh.
Do đó, việc hình thành những tình cảm, những kỹ năng sống tích cực của trẻ với
con người và cảnh vật ở gia đình là rất thuận lợi. Có thể nói việc tạo ra môi trường
giáo dục và giáo dục trẻ yêu quý môi trường sống xung quanh, biết bảo vệ chăm sóc
mơi trường ở lứa tuổi này là hết sức dễ dàng, nếu bỏ qua khơng quan tâm giáo dục là
một sai lầm.
Chính vì vậy, GDBVMT cho trẻ trong trường mầm non cần đạt được những mục
đích sau:

12


* Đối với trẻ
+ Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng, vai trị của mơi trường đối với đời sống của
con người.
+ Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa con người
và môi trường sống, các biện pháp để bảo vệ môi trường xung quanh nhằm bảo vệ sức
khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể trẻ.
+ Trẻ bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường phù hợp
với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh sạch đẹp).
+ Trẻ sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ, chăm sóc mơi trường sống ở gia
đình, trường lớp và cộng đồng.
+ Hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ, hành vi tích cực đối với mơi trường: u
q, bảo vệ, chăm sóc giữ gìn mơi trường.

* Đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên
+ Cung cấp những hiểu biết về môi trường, những vấn đề ô nhiễm mơi trường.
+ Xây dựng thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường.
+ Thái độ tích cực với mơi trường và đấu tranh với những biểu hiện suy thối
mơi trường.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của việc GDBVMT trong trường mầm non.
Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định GDBVMT là rất cần thiết và cấp bách,
phải bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, nó có ý nghĩa to lớn góp phần đặt nền móng
ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên GDBVMT trong trường
mầm non không phải là một môn học riêng biệt mà chỉ có thể lồng ghép, tích hợp vào
các mơn học trong chương trình GDMN và trong các hoạt động hằng ngày của trẻ.
Việc GDBVMT trong trường mầm non được xác định là một trong các nhiệm vụ
quan trọng, được tiến hành thường xuyên, liên tục một cách có hệ thống, linh hoạt
thơng qua hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm mà trẻ
đã tích lũy được trong q trình trẻ quan sát, học tập, vui chơi, lao động, chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe.
- GDBVMT nhằm làm cho các em bước đầu hiểu và hình thành, phát triển ở trẻ
thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự thân thiện với mơi trường. Bồi dưỡng
tình u thiên nhiên, những xúc cảm, hình thành ở trẻ thói quen, kỹ năng sống
BVMT cho trẻ.
- Giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan
sát, tìm hiểu, khám phá mơi trường phải ln đáp ứng nhu cầu ham thích, tị mị, tìm
tịi, khám phá của trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu biết về mơi trường và mong muốn được tham
gia BVMT.
13


1.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo hướng tích hợp
Nội dung GDBVMT trong trường mầm non được tích hợp trong chương trình
giáo dục ở tất cả các chủ đề, tổ chức thông qua các hoạt động giáo dục (hoạt động học

tập, hoạt động vui chơi, chế độ sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tham quan, hoạt động
ngoài trời), qua chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ và luôn gắn liền với đời sống thực
tiễn của trẻ trong trường mầm non, gia đình và xã hội.
Chủ đề trong GDBVMT được hiểu là một phần nội dung kiến thức, kỹ năng cùng
phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác
nhau dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong một thời gian nhất định.
Chủ đề có thể rộng (lớn) hoặc hẹp (nhỏ). Một chủ đề lớn bao gồm nhiều chủ đề
nhỏ. Từ chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên có thể phát triển thành các chủ đề
nhánh như: Nước, các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, mặt trời, mặt trăng và các vì
sao, các mùa trong năm...).
Chủ đề có thể cụ thể nhưng cũng có thể trừu tượng, có thể mang tính địa phương
nhưng cũng có thể mang tính chung. Trẻ càng nhỏ, chủ đề càng phải cụ thể, gần gũi và
mang tính địa phương có quy mơ nhỏ để trẻ có thể liên hệ với những hiểu biết và kinh
nghiệm đã có của mình.
1.2.1. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mơi trường cho trẻ mầm non.
Trong xu hướng phát triển và yêu cầu đổi mới của ngành học GDMN có nhiều
cách tiếp cận mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ. Một
trong những cách tiếp cận được đề cập và ứng dụng phổ biến trong thực tiễn GDMN
đó là giáo dục tích hợp. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, giáo dục theo hướng
tích hợp là phù hợp và có hiệu quả với bậc học mầm non.
GDMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành. Cho nên, GDMT cho trẻ ở trường
mầm non được thực hiện theo quan điểm lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào các
mơn học và hoạt động thơng qua chương trình giáo dục trẻ mầm non. Việc tích hợp
nội dung GDBVMT được thực hiện ở các mức độ lồng ghép sau:
- Mức độ lồng ghép hoàn toàn: Mục tiêu và nội dung GDMT phù hợp với nội
dung và mục tiêu của môn học hay hoạt động cụ thể.
- Mức độ lồng ghép từng phần: Một số phần của bài học hay hoạt động cụ thể có
nội dung và mục tiêu phù hợp với mục tiêu và nội dung GDMT.
- Mức độ liên hệ: Một số bài học hay hoạt động cụ thể có nội dung có thể liên hệ
với nội dung GDMT và gắn với thực tế ở địa phương [10].

Việc tích hợp GDMT trong các mơn học và hoạt động cơ bản của trẻ ở trường
mầm non không chỉ giúp cho trẻ có hiểu biết, kỹ năng, thái độ với các vấn đề môi
trường, mà cần phải làm cho hứng thú của trẻ với môn học và hoạt động tăng lên,

14


làm phong phú và mở rộng kiến thức, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập củng cố kiến
thức và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống xung quanh [10].
1.2.2. Tích hợp GDBVMT cho trẻ thơng qua các hoạt động giáo dục.
Hiện nay các trường mầm non đã thực hiện đổi mới chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ. Có rất nhiều nội dung đang được giáo viên mầm non lồng ghép, tích hợp để
dạy trẻ như: Giáo dục luật lệ an tồn giao thơng, giáo dục lễ giáo, giáo dục dân số…
Thống nhất quan điểm tránh không làm nặng thêm chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
đang thực hiện, việc GDBVMT chủ yếu thông qua khai thác triệt để những nội dung
đã có trong chương trình và tiến hành tổ chức thông qua các hoạt động học tập, hoạt
động vui chơi, chế độ sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tham quan, hoạt động ngồi trời.
1.2.2.1. Ngun tắc tích hợp GDBVMT cho trẻ thơng qua các hoạt động giáo dục.
- Tích hợp GDBVMT không làm thay đổi nội dung của các hoạt động giáo dục,
không làm cho nội dung GDBVMT thành một nội dung độc lập mà cần linh hoạt lồng
ghép nội dung của hai hoạt động này với nhau một cách hợp lý.
- Nội dung GDBVMT phải có sự chọn lọc, mang tính khoa học, hệ thống phù
hợp với trình độ nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi.
- Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ và những kinh nghiệm thực tế của trẻ
đã có, tạo mọi cơ hội, điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp với mơi trường.
- Tận dụng các tình huống cụ thể hằng ngày để GDBVMT.
1.2.2.2. Nội dung tích hợp GDBVMT cho trẻ trong các hoạt động giáo dục.
a. GDBVMT thông qua hoạt động học tập: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt
động khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm
văn học, tạo hình... Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế

khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trị
chơi... với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động
đúng, hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù
hợp với mơi trường trong và ngồi lớp học.Ví dụ:
+ Chủ đề “Trường mầm non thân yêu của bé”:
Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, cơ giáo dục trẻ có ý thức giữ
gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp…Tổ
chức cho trẻ chơi trò chơi “chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ về việc
giữ gìn bảo vệ mơi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi,
bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau
đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và
yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai.
Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng.

15


+ Chủ đề “Bản thân bé”:
Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh mơi trường đối
với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cơ, mời
bạn, khơng ăn q vặt ngồi đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh
nam, nữ, thùng đựng rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản
thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ...
Giờ khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành trải
nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đơi mắt (khơng dụi tay
bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những
bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, khơng dùng que ngốy tai của mình
và của bạn, khi tắm gội chú ý khơng để nước chui vào tai... biết đội mũ, ô khi ra nắng và
đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và khơng ăn những thức ăn q nóng, q lạnh,
phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng...

Hay giờ hoạt động âm nhạc bài hát “Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời
nước ngồi: (Jang Young Song) cơ GDBVMT cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài
hát: Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì? (Phải phân loại
rác). Bài hát khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn
ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được.
+ Chủ đề “Gia đình thân yêu của bé”
Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết
được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết giữ gìn đồ dùng trong gia
đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, khơng khạc nhổ bừa
bãi... có ý thức về những điều nên làm như: khố vịi nước khi khơng sử dụng, tắt
điện khi ra khỏi phịng....
Tiết KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”: Trẻ biết một số
đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, tủ
lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách
vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay
nguy hiểm khác. Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt
tivi, quạt...).
+ Chủ đề “Thế giới thực vật”:
Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của cây xanh với môi trường
sống và các hành vi chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xảy
ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Đề tài: Cây xanh quanh bé: cô giáo dùng biện pháp sau: Cho trẻ chuẩn bị đồ
dùng bằng vỏ hộp sữa chua hay vỏ mì tơm cho trẻ làm thí nghiệm “Trồng cây’’. Trẻ
16


được tự tay gieo trồng và mục đích là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hằng ngày quan
sát chăm sóc để trẻ biết thứ tự phát triển của cây.
Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các lồi cây để trẻ biết được ích lợi

của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ u q biết chăm sóc bảo vệ cây xanh
(khơng hái lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó cơ mở rộng tìm
những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại dương, biển, đảo cho trẻ tìm
hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt
phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức.
+ Chủ đề “Thế giới động vật”:
Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một
số con vật với đời sống con người, cơ cịn giáo dục trẻ u qúy các con vật nuôi, mong
muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi.
VD: Trong chủ đề nhánh: “Bé biết gì về một số động vật sống dưới nước” cô cho
trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau (bình nước sạch và
bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Cơ cịn mở rộng về một
số động vật đang sống trong lòng Đại dương như cá thu, tôm, cua... để trẻ biết thêm về
thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người. Cơ
nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình
dáng và mơi trường sống khác nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ.
+ Chủ đề “giao thông”:
Cô giúp trẻ hiểu được
- Một số đồ dùng nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an tồn khi
tham gia giao thơng.
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Trẻ phải nắm được phương tiện
giao thơng thải ra khói bụi: ơ tơ, xe máy, tàu hỏa… thải khói vào khơng khí.
- Biện pháp: Cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông
gây ô nhiễm môi trường
Người đi xe máy khơng đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thị đầu qua cửa sổ,
người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe khơng đeo kính khẩu trang, người đi
bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lịng đường hình ảnh
người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm... Sau đó cho trẻ gạch nối
những hành động đúng - sai khi tham gia giao thông, tô tranh những phương tiện
giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọn những lôtô phương tiện giao thông không

gây ô nhiễm môi trường...
Giáo dục trẻ đi đường biết đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ
đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi

17


làm ô nhiễm môi trường. Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng,
phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn lắp.
+ Một số hiện tượng tự nhiên:
Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên: gió, mây, mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt…
Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của
nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm bệnh
tật cho con người...tác hại do một số hiện tượng tự nhiên mang lại.
Trong đề tài “Sự kỳ diệu của khơng khí”: Cơ cung cấp cho trẻ biết được đặc điểm
khơng khí như khơng màu, khơng mùi, khơng vị, biết được khơng khí có ở đâu, một số
tác dụng đơn giản của khơng khí cũng như một số yếu tố gây ơ nhiễm khơng khí và
giáo dục cho trẻ có ý thức trong bảo vệ mơi trường khơng khí.
Như vậy việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề khác rất phong
phú, đa dạng. Chúng ta cần lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết
về chăm sóc cho bản thân, về MTXQ gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ
dùng ln sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp... biết sống vì mơi trường, bảo vệ và giữ gìn mơi
trường, có thái độ đúng với mơi trường một cách tích cực và hiệu quả.
b. GDBVMT thơng qua hoạt động vui chơi
GDBVMT ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen
đầu tiên trong việc bảo vệ mơi trường; giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với
môi trường, tôn trọng và giữ gìn mơi trường, biết cách sống tích cực và thân thiện với
môi trường.
GDBVMT được triển khai trong các cơ sở GDMN theo hướng tích hợp từ nhiều
năm nay, các nội dung được lồng ghép ở nhiều hoạt động như: hoạt động chơi, hoạt

động học, ăn, ngủ và hoạt động lao động…
Vui chơi giúp trẻ hiểu về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với xã
hội. Chính sự mô phỏng, tượng trưng này đã đem lại cho trẻ niềm say mê, hứng thú
khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.
Vui chơi là hoạt động mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ, là điều kiện
để hình thành ở trẻ thái độ đối với môi trường. Trẻ yêu quý, gần gũi, thân thiện với
thiên nhiên; tự hào và có ý thức giữ gìn trường/lớp, gia đình phong cảnh, địa danh của
quê hương và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vui chơi là cơ hội thuận lợi để để trẻ trải nghiệm cuộc sống thực, thơng qua trị
chơi trẻ được chơi theo nhu cầu, sở thích và hứng thú với nhiều tình huống khác nhau.
Từ đó trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh môi trường sạch sẽ; chia sẻ,
hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, có cách ứng xử có văn hóa; trẻ phân
biệt được những hành vi văn hóa và hành vi phá hoại mơi trường, từ đó tích cực tham
gia vào các hoạt động giữ gìn, bảo vệ mơi trường.
18


×