Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tổng quan về cây thuốc phiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.66 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU
Chủ đề: Tổng quan về cây Thuốc phiện (Papaver somni
ferum L.)
Sinh viên thực hiện :
Mã SV :
Lớp :
HÀ NỘI, 02-2011
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A- Đặt vấn đề 3
B- Tổng quan tài liệu 3
I. Đặc điểm thực vật
1. Phân loài và phân bố 3
2. Mô tả cây 4
3. Trồng trọt và thu hái 7
4. Thành phần hóa học 8
5. Kiểm nghiệm 9
II. Hoạt chất quan trọng trong cây thuốc phiện
1. Lịch sử sử dụng và sản xuất 11
2. Tác dụng dược lý 12
3. Các dạng dùng 13
4. Công dụng và liều dùng 13
C- Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 15
2
A– ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cây thuốc phiện hay còn gọi là cây anh túc, a phiến,… đã được biết đến từ rất
lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước, người Somai ở Tây Á đã sử dụng và biết


được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng.
Thế kỉ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách “Dược
điển luận” của mình, tuy nhiên trong thời kì này người ta mới chỉ chú trọng đến
những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ
chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai.
Được xem là cây dược liệu quý, dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược
liệu cả Đông lẫn Tây y nhưng hậu quả mà nó đem lại do lạm dụng quá mức là
thảm họa cho xã hội và đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đạo
đức của con người. Hiện nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã cấm trồng
cây này.
Qua bài tiểu luận này tôi mong đem đến cho bạn đọc những kiến thức cơ bản
nhưng cũng rất thiết thực để có một cái nhìn chính xác hơn về cây thuốc phiện.
B – TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
I. Đặc điểm thực vật:
1. Phân loài và phân bố:
Cây Thuốc phiện thuộc Bộ Mao lương (Ranunculales), Họ Thuốc phiện
(Papaveraceae). Chia làm 2 phân họ(Papaveroideae và Fumarioideae) với 44 chi
và 760 loài.
3
Thuốc phiện được trồng ở nhiều nước khí hậu ôn đới và nhiệt đới như Ấn Độ,
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì, Nam Tư, Nga, Myanma, Lào,…
Ở nước ta trước đây thuốc phiện được trồng ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Nghệ An,…với các thứ Papaver
somniferum var. album và Papaver somniferum var. nigrum. Hiện nay Chính Phủ
đã cấm trồng thuốc phiện. Các nơi đã vận động đồng bào dân tộc trồng các cây
công nghiệp hoặc cây thuốc khác thay thế.
2. Mô tả cây:
Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,7- 1,5 m, ít phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá
mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào
thân, mép có răng cưa. Lá hình trứng dài 6-50 cm, rộng 3,5- 30 cm, đầu trên

nhọn, ở phía dưới cuống tròn hoặc hơi hình tim. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới.

Lá cây thuốc phiện.
4
Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hoặc đầu cành. Có cuống dài 12- 14cm, đài
hoa gồm 2 lá đài màu xanh sớm rụng khi hoa nở, lá đài dài 1,5 - 2 cm. Tràng
4cánh, dài 5-7 cm màu trắng hay tím hoặc hồng. Nhị nhiều, bao quanh một bầu có
một ngăn gồm15- 20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.
Hoa thuốc phiện
5
Hoa cây thuốc phiện.
Quả là một nang hình cầu hoặc hình trứng dài 4-7 cm, đường kính 3-6 cm, ở
đỉnh có núm, quả có cuống phình ra ở chỗ nối,. Quả chín có màu vàng xám. Hạt
nhỏ và nhiều (25000-30000hạt/quả), hơi giống hình thận, dài 0,5 – 1 mm, trên
mặt có vân hình mạng, màu xám hay vàng nhạt hoặc xám đen.

Quả thuốc phiện.
6
Toàn thân cây chỗ nào bấm cũng có nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển thành
nâu đen.

3. Trồng trọt và thu hái:
Thuốc phiện mọc tốt tại các vùng khí hậu mát. Cây chịu được khí hậu lạnh (từ
5-10 độ C) và nóng bức. Nhưng những tuần đầu tiên của sự sinh trưởng thời tiết
phải mát và ẩm, sau đó khí hậu nóng và khô thì cây mới phát triển tốt, ở nước ta
cây phù hợp với khí hậu vùng núi có độ cao 800 – 2000 m.Sau khi phơi khô, lá
Coca được bó thành từng bó, để trong vòng 3 ngày trước khi đưa ra thị trường
hoặc làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất cocain.
Ở các nước có mùa đông giá lạnh người ta thường gieo hạt vào mùa xuân, có
nơi gieo hạt vào cuối mùa thu cho tuyết rơi xuống bảo vệ hạtqua mùa đông và thu

hoạch vào cuối tháng 7 đầu tháng 8. Ở nước ta thường gieo vào cuối tháng 10 đầu
tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.
7
4. Thành phần hóa học:
- Lá: Chỉ có vết alcaloid (0,02 – 0,04%).
- Quả: Tỷ lệ alcaloid thay đổi tùy theo nòi.
- Trong quả khô thường có 0,02 – 0,03% alcaloid toàn phần, bằng con đường
chọn giống người ta có thể nâng hàm lượng morphin lên ới 0,8%.
- Ở những quả khô đã lấy nhựa thì hàm lượng alcaloid nhất là morphin chỉ còn
lại rất ít.
- Hạt: Không có alcaloid, chứa 15% glucid, 20% protein, 40 – 45% dầu. Dầu
béo gồm các glycerid của các acid béo không no.
- Nhựa thuốc phiện: Hoạt chất trong nhựa thuốc phiện là cấclcaloid (20 – 30%)
ở dạng muối (meconat, lactat,…). Tới nay đã phân lập được khoảng40 alcaloid.
Căn cứ vào cấu tạo hóa học người ta xếp vào nhiều nhóm.
8
5. Kiểm nghiệm:
5.1. Chiết xuất:
I, Chiết xuất morphin từ nhựa thuốc phiện
Theo pp của Thiboumery: Chiết nhựa thuốc phiện bằng nước nóng, rót
dịch chiết vào sữa vôi nóng, calci morphinat tan trong nước vôi thừa, còn tạp chất
thì tủa xuống. Rửa tủa bằng nước.rồi hòa tan trong acid HCl sẽ có morphin
hydroclorid, sau cho kết tinh lại nhiều lần sẽ thu được morphin hydroclorid tinh
khiết.
II, Chiết từ quả khô chưa chích nhựa
Theo pp Kabay: Lấy quả thuốc phiện khô có đoạn cuống 10 – 12 cm
xay nhỏ. Chiết bột dược liệu bằng nước nóng, cô dịch chiết thành cao đặc, chiết lạ
bằng cồn, cất thu hồi dung môi và tủa morphin bằng amoni sulfat ở MT kiềm có
benzen. Lấy riêng tủa morphin. Có 1 số alcaloid khác như codein, narcotin và
thebain hòa tan trong benzen. Tách lớp benzen rồi lần lượt làm kết tủa đẻ lấy

riêng codein, narcotin và thebain bằng cách tạo muối thích hợp.
5.2. Định tính:
• Xác định alcaloid:
Lắc 0,2 g thuốc phiện với 5ml cloroform và vài giọt dd amoniac trong 10 phút.
Để bốc hơi tự nhiên cloroform trên mặt kính đồng hồ, ở xung quanh sẽ có một
vòng tủa tinh thể màu trắng xám nhạt. Thêm 2 giọt thuốc thử sulfoformol sẽ xuất
hiện màu đỏ sẫm (pư do morphin).
• Phản ứng Huseman:
Chiết bột thuốc phiện bằng cloroform có amoniac, bốc hơi dịch chiết, cho vào
cắn 0,5 – 1 ml acid H
2
SO

, đun 30p trong nồi cách thủy sôi; nếu có morphin
thì dd xuất hiện màu đỏ vang. Sau khi nguội cho thêm một giọt acid HNO
3
đặc
9
sẽ xuất hiện ngay màu xanh đến tím đỏ va màu này sẽ mất dần (do morphin
chuyển thành apomorphin).
• Xác định alcaloid bằng sắc ký giấy:
• Xác định alcaloid bằng sắc ký lớp mỏng:
Pha tĩnh: Sillicagel 60 F
254
(5X10)
Pha động: Có nhiều hệ dung môi thích hợp như
CHCl
3
: MeOH : NH
4

OH (50:9:1)
Phát hiện ở UV 254 nm hoặc 360 nm, hiện màu bằng thuốc thử Dragendroff
5.3. Định lượng:
• Định lượng morphin trong nhựa thuốc phiện bằng phương pháp đo thể tích:
- Chiết morphin bằng nước vôi.
- Thêm amoni clorid vào dịch lọc làm giải phóng tủa morphin. Lọc
tủa, rửa bằng ether rồi bằng nước bão hòa morphin và ether cho đến
khi loại hết clorid. Sấy khô.
- Hòa tan morphin trong metanol nóng. Đem chuẩn độ bằng HCl
0,1N, dùng chỉ thị màu methyl đỏ.
• Định lượng morphin trong quả thuốc phiện khô:
- Nguyên tắc: Chiết bột quả thuốc phiện khô bằng n- propanol trong
môi trường HCl 0,1N ở bình Soxhlet trong 3-4 h cho đến kiệt
alcaloid. Bốc hơi dung môi n – propanol, cắn khô chứa morphin và
các alcaloid phụ ở dạnh muối hydroclorid hòa tan nóng trong HCl
1N, để nguội, lọc, lắc với cloroforrm nhiều lần để loại tạp chất. Bay
hơi hết cloroform. Lấy một thể tích thích hợp dịch chiết cô cách thủy
đến khô. Hòa tan cắn bằng NaOH. Lắc nhiều lần với cloroform để
loại alcaloid phụ. Trung tính dịch chiết morphin bằng HCl tới pH = 7
10
rồi lắc với hh dung môi cloroform : isopropanol (3:1), sau kiềm hóa
bằng NaHCO
3
4% tới pH 9 và lắc tiếp với hh dmôi trên. Gộp dịch
chiết cloroform : isopropanol lại và lọc qua Na
2
SO
4
khan. Cất thu hồi
dung môi. Cắn morphin base hòa tan trong HCl 0,1N dư, chuẩn độ

acid thưa bằng NaOH 0,1N, chỉ thị màu là đỏ metyl.
- 1 ml HCl tương ứng 28,53 mg morphin base khan.
• Ngoài ra có thể dùng các pp khác như:
- PP cân ( theo Pfeifer)
- PP so màu ( theo Kleischmidt và Mothes)
- PP đo phổ tử ngoại
II. Hoạt chất quan trọng trong cây thuốc phiện:
1. Lịch sử sử dụng và sản xuất:
Trước khi khám phá ra cách đốt và hút người Âu Á thường nhai hoặc
uống thuốc phiện. Trong TK 17-18 thuốc phiện xuất hiện với tên gọi madak, một
loại thuốc pha trộn á phiện và thuốc lá. Đến TK19 madak bị cấm ở Trung Quốc,
thuốc phiện nguyên chất được người chơi hút nhiều hơn và bắt đầu lan tràn rên
thế giới.
Trong Tk 19, hoạt động buôn lậu thuốc phiện tới TQ xuất phát từ Ấn
Độ, đặc biệt là hoạt động của ngời Anh, là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến
mang tên Chiến tranh thuốc phiện. Hậu quả của cuộc chiến này là Vương quốc
Anh đã chiếm giữ Hồng Kông và thảo ra một thỏa ước mà người TQ gọi là “ sự
xỉ nhục thế kỉ”. Buôn bán thuốc phiện đã trở thanh một trong những nghề thu lời
lớn nhất và được nhà nghiên cứu lịch sử thuộc ĐH Hảvard, ông John K. Fairbank
đánh giá là “ tội ác kéo dài nhất và mang tính hệ thống trong thời hiện đại”.
Không có hạn chế hợp pháp nào về việc nhập hay sử dụng ma túy ở
Mỹ cho đến khi sắc lệnh San Francisco, Califonia ra đời cấm hút thuốc phiện
11
trong những lều thuốc phiện vào năm 1875. Luật ngăn chặn ma túy năm 1909
cấm nhập cảng thuốc phiện. Pháp chế quan trọng khác bao gồm Luật thế thuốc
gây mê năm 1914. Trước thời gian này, các loại thuốc thường chứa thuốc phiện
mà không có nhãn cảnh báo. Tổng thống Mỹ William Henry Harrison được chữa
trị bằng thuốc phiện vào năm 1841. Ngày nay có rất nhiều luật quốc gia và quốc
tế quản lý việc sản xuất và phân phối chất gây mê. Việc sử dụng của thuốc phiện
được kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới và việc sử dụng không vì mục đích

chữa bệnh nói chung là bị cấm.
2. Tác dụng dược lý:
Thuốc phiện có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng dùng lâu gây nghiện nên
đã xếp thuốc vàothuoocs độc bảng A nghiện.
Đối với hệ thần kinh trung ương, thuốc phiện có tác dụng lên vỏ não và
trung tâm gây đau. Dùng liều nhỏ, lúc đầu gây cảm giác kích thích dễ chịu, thoải
mái, sau làm mất cảm giác đau. Với liều cao gây ngủ. Có tác dụng lên trungtaam
hô hấp và hành tủy làm cho nhịp thở thoạt đầu nhanh, nông, sau chậm lại. Khi bị
ngộ độc có thể ngừng thở. Có tác dụng làm giảm kích thích ho.
Đối với bộ máy tiêu hóa: Liều nhỏ kích thích co bóp dạ dày, có thể gây
nôn, liều cao có tác dụng chông nôn, khi uống làm giảm nhu động ruột nên dùng
chữa ỉa chảy.
Morphin có tác dụng lên thần kinh trung ương nhất là vỏ não, ức chế
trung tâm đau gây ngủ. Liều thấp kích thích hô hấp, liều cao hơn thì ức chế trung
tâm này, liều cao có thể làm liệt hô hấp. Morphin cũng ức chế trung tâm ho
nhưng kém hơn codein.
Codein ít độc hơn morphin, tác dụng giảm đau kém nhưng tác dung ức
chế trung tâm ho mạnh nên được dùng làm thuốc chữa ho tốt. Lạm dụng thuốc sẽ
bị nghiện.
12
Papaverin kích thích thần kinh ngoại biên, làm giảm co thắt cơ trơn, đặc
biệt đối với dạ dày và ruột.
Noscapin không gây ngủ, co giật ở liều cao nên trong các thuốc phiện
người ta thường loại bỏ nó đi; tuy vậy, đôi khi người ta cũng kết hợp với morphin
để làm tăng tác dụng giảm đau đồng thời ngăn cản hiện tượnglamf liệt trung tâm
hô hấp do morphin.
3. Các dạng dùng:
- Thuốc phiện cổ truyền
- Morphin
- Heroin

4. Công dụng và liều dùng:
4.1- Quả
a, Đối với quả chưa chích nhựa
- Dùng để chiết xuất morphin, đa phần morphin được chuyển thành
codein.
- Chế cao toàn phần để làm thuốc thay thế cho nhựa thuốc phiện.
- Dùng làm thuốc giảm đau
b, Quả đã chích nhựa (anh túc xác)
- Làm thuốc chữa ho, tả, lỵ, đau bụng, giảm đau. Dùng 4-6g/ngày dưới
dạng thuốc sắc hay hãm.
4.2- Hạt
Một phần được dùng làm thực phẩm cho gười hoặc chim. Đa phần dùng để
ép dầu. Dầu dùng để ăn, dung trong CN sơn và dùng trong ngành Dược. Dầu
dùng để chế dầu iod (lipiodol hoặc iodolipol) dùng làm thuốc cản quang khi chiếu
các xoang trong cơ thể, chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ… Bã dầu dung làm thức ăn
gia súc.

13
4.3- Nhựa thuốc phiện
- Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc ho, chữa ỉa chảy. Nhựa
thường dùng phối hợp với các vị thuốc dưới dạng cao đơn hoàn tán hoặc ở các
dạng:
+ Bột thuốc phiện (10% morphin), uống liều 0,05g/lần và 0,2g/24h
+ Cao thuốc phiện (20% morphin) dùng liều 0,05-0,1g/24h
+ Cồn thuốc phiện (1% morphin), 56 giọt = 1g dùng 1-3g/24h
Nhựa thuốc phiện xếp loại độc A gây nghiện, không được dùng liên tục quá 7
ngày và phải rất thận trọng khi dùng cho trẻ em và người già.
- Dùng để chiết xuất alcaloid. Phần lớn việc sản xuất nhựa thuốc phiện hợp
pháp dùng để chiết xuất morphin. Trên thế giới hàng năm cần hàng trăm tấn.
Morphin dùng làm thuốc giảm đau, chữa co giật mê sảng, động kinh. Thường

dùng dưới dạng morphin hydroclorid để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Liều tối đa
0,02g/1 lần và 0,05g/24h.
Việc tiêu thụ morphin không nhiều còn phần lớn dùng để điều chế các dẫn
chất như codein, codetylin…
Codein dùng để chữa ho, dùng dưới dạng bột, viên, siro… codetylin cũng có
tác dụng tương tự codein.
Papaverin dùng làm thuốc giảm đau dùng trong bệnh co thắt dạ dày, ruột,
mật, co thắt tử cung trong khi đẻ, đe dọa xẩy thai, co thắt mạch máu… Papaverin
dùng trên thị trường phần lớn được điều chế bàng PP tổng hợp.
Narcein và thebain ít được sử dụng.
4.4- Lá
Đôi khi được dùng làm thuốc giảm đau.
14
C – KẾT LUẬN :
Cây thuốc phiện là loài thực vật đã được biết đến từ lâu và được coi là một
cây dược liệu quý bởi những hoạt chất có tác dụng đặc biệt, tiêu biểu là morphin,
cdein, papaverin. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức đã khiến cho việc trồng và sử
dụng thuốc phiện trở thành một vấn nạn lớn của nhiều quốc gia. Trong thời gian
tới cần có những nghiên cứu khoa học tiến bộ hơn để có thể quản lý được một vị
thuốc quý nhưng cũng rất nguy hiểm này.
Tài liệu tham khảo :
1, Dược liệu học tập II, trường ĐH Dược Hà nội.
2, Wikipedia
3, Duoclieu.vn
15

×