Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Cho vay khcn tại agribank chi nhánh hoàng mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.89 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------

NGUYỄN VĂN NHÂM

CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HỒNG MAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------

NGUYỄN VĂN NHÂM

CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG MAI

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số


: 8.34.02.01

Luận văn thạc sỹ kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS Cao Tuấn Khanh

Hà Nội: Năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hoàng
Mai” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu,
phân tích và đánh giá các số liệu thu thập được từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai, nơi tôi đang công tác. Các số
liệu là trung thực và có nguồn ngốc rõ ràng.

Hà Nội , Năm 2022

Tác giả: Nguyễn Văn Nhâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc, lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương
Mại, Khoa Sau Đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS,
TS. Cao Tuấn Khanh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hồn thiện đề tài.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Chi nhánh Hồng Mai đã giúp đỡ tơi thu
thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện luận
văn này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Năm 2022

Tác giả: Nguyễn Văn Nhâm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ...........................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tài........................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6
6. Kết cấu của đề tài..................................................................................................8
CHƯƠNG 1...............................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................9
1.1. Cơ sở lý thuyết về cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM...........................9
1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân.........................................................9
1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân..........................................................9
1.1.3. Phân loại hình thức cho vay khách hàng cá nhân......................................11
1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân....................................13
1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM...............................15
1.2.1. Một số quy định về chính sách cho vay khách hàng cá nhân....................15
1.2.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân........................................................16
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN..........................17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM....24
1.3.1. Yếu tố chủ quan.............................................................................................24
1.3.2. Yếu tố khách quan.........................................................................................27
1.4. Kinh nghiệm thực tế về cho vay khách hàng cá nhân tại một số NHTM
trong nước và bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Việt Nam Chi nhánh Hồng Mai...........................................................................28
1.4.1. Kinh nghiệm thực tế về cho vay khách hàng cá nhân tại một số NHTM
trong nước................................................................................................................28
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Hoàng Mai.......................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................31
CHƯƠNG 2.............................................................................................................32



iv

THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH HỒNG MAI..................................................................................32
2.1. Khái qt về Agribank Chi nhánh Hồng Mai.............................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................32
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ......................................................................................33
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua.............................34
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại
Agribank Chi nhánh Hoàng Mai...........................................................................38
2.2.1. Thực trạng các quy định về chính sách cho vay đối với cho vay khách hàng
cá nhân tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai........................................................38
2.2.2. Thực trạng triển khai các hình thức cho vay KHCN...................................40
2.2.3. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Hoàng
Mai............................................................................................................................41
2.2.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN tại Agribank Chi
nhánh Hoàng Mai....................................................................................................44
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai.55
2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................55
2.3.2. Những hạn chế...............................................................................................56
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................61
CHƯƠNG 3.............................................................................................................62
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HOÀNG MAI...................................................62
3.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
Agribank..................................................................................................................62
3.1.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của

Agribank đến năm 2025...........................................................................................62
3.1.2. Định hướng, mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
Agribank Chi nhánh Hoàng Mai đến năm 2025...................................................64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank
Chi nhánh Hoàng Mai............................................................................................66
3.2.1. Gải pháp về tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN...........................................66
3.2.3. Giải pháp về nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho
vay KHCN.................................................................................................................72
3.3. Một số kiến nghị...............................................................................................74
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.........................................................................74
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................................75


v

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank Trụ sở chính.....................................................76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................80
KẾT LUẬN..............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa từ

Agribank(Vietnam Bank for


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Agriculture and rural

Nam

Development)
ACB (Asia Commercia Joint

Ngân hàng TMCP Á Châu

Stock Bank)
BIDV(Bank for Investment and

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Development of Vietnam)

Việt Nam

CIC(Credit information Center)

Trung Tâm thông tin tín dụng Việt Nam

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VAMC(Vietnam Asset

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý

Management Company)

tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank CN Hồng Mai...........................35
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Agribank CN Hoàng Mai....................................35
Bảng 2.3: Thu nhập từ dịch vụ của Agribank CN Hoàng Mai.................................36
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Agribank CN Hồng Mai..................................37
Bảng 2.5: Quy mơ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN..............................46
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân tại Agribank CN Hoàng
Mai giai đoạn 2019-2021..........................................................................................46
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trên 1 KHCN.................................47
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai....................................48
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay KHCN...................................48
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của KHCN theo lĩnh vực cho vay.....................................49
Bảng 2.11: Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank CN
Hoàng Mai giai đoạn 2019-2021..............................................................................52
Bảng 2.12: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay KHCN
tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai..........................................................................53
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai 65


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1:Bộ máy tổ chức của Agribank CN Hồng Mai........................................33
Hình 2.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN................................................................45
Hình 2.2: Cơ cấu nợ xấu KHCN theo lĩnh vực cho vay...........................................50
Hình 2.3: Tình hình thu nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank CN Hoàng

Mai giai đoạn 2019-2021..........................................................................................51


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập Quốc tế, nền kinh tế Việt
Nam đã và đang hòa nhập cùng sự phát triển chúng của thế giới. Hoạt động của các
NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói riêng ngày càng cho thấy vai trị và tầm
quan trọng của mình trong phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đã góp phần nâng
cao mức sống của người dân và tạo ra cơ hội kinh cho nhiều chủ thể trong xã hội.
Nhu cầu về vốn của khách hàng tăng lên dẫn đến việc điều hòa dòng chảy vốn đến
khách hàng tại các NHTM trở lên quan trọng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Các NHTM đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ cho
vay đối với khách hàng nhằm tạo điều kiện để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận
với các nguồn vốn chính thống, hạn chế tín dụng đen.
Hoạt động của các NHTM ngày càng trở nên phong phú và đa dạng trước sự
phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày cao của khách hàng. Các NHTM mở
rộng phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại trên nền tảng công nghệ số phù hợp
với thực tiễn và nhu cầu của khách hàng. Mặc dù mở rộng phát triển các dịch vụ
ngân hàng hiện đại xong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay vẫn được
quan tâm và phát triển.
Hoạt động cho vay luôn được các NHTM chú trọng hàng đầu khơng chỉ vì nó
mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất mà nó cịn tiềm ẩn những rủi ro khó lường đối
với hoạt động kinh doanh của NHTM. Với xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ,
khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mà các NHTM hướng đến để phát
triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM
luôn là một trong những vấn đề quan tâm của nhà quản trị ngân hàng nhằm tạo ra sự

tăng trưởng ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong thời gian tới. Đây cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
mỗi ngân hàng trong xu hướng hội nhập, cạnh tranh như hiện nay.


2

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt
Nam - Chi nhánh Hồng Mai (Agribank CN Hồng Mai) cũng đã khơng ngừng
hồn thiện và nâng cao các sản phẩm cho vay KHCN. Thời gian qua, hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai đã đạt được một số kết
quả nhất định. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng vấp phải một số tồn tại, hạn chế về
mức gia tăng dư nợ cho vay; cơ cấu cho vay; quy mô cho vay chưa tương xứng với
tiềm năng của ngân hàng. Để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp đối với hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Hồng Mai, tơi lựa chọn
đề tài “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tài
Đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM đã có một số
cơng trình nghiên cứu khoa học được thực hiện. Có thể kể ra một số cơng trình gần
đây có liên quan đến đề tài như:
Trần Bảo Thư (2016), với đề tài “Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng NHNN&PTNT Chi nhánh tỉnh Nam Định”, Đại học Kinh tế quốc dân.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cho vay KHCN tại Chi nhánh, tác giả đã gợi ra
những giải pháp theo quan điểm cá nhân để tăng cường cho vay vốn đối với KHCN
và phát triển thị trường tín dụng của Chi nhánh một cách an toàn vừa đem lại hiệu
quả cho hoạt động kinh doanh. Tác giả đã hệ thống hóa và tổng hợp những lý luận
cơ bản về phát triển cho vay KHCN của NHTM, phân tích thực trạng và đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển cho vay KHCN tại Chi nhánh NHNN&PTNN tỉnh Nam
Định.

Đinh Công Thành (2018), với đề tài “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại cổ phẩn (TMCP) Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên”,
Đại học Thương mại. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay
KHCN của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Tập hợp một số bài học kinh
nghiệm của các ngân hàng trong nước thành cơng trong lĩnh vực cho vay KHCN từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho vay KHCN cho các NHTM Việt Nam. Mô tả,


3

phân tích khá đầy đủ và khách quan thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Ngân
hàng thương mại cổ phẩn (TMCP) Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên,
từ đó chỉ ra những điểm tồn tại hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. Cuối
cùng tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn (TMCP) Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Hưng Yên.
Vương Thị Ngọc Trân(2018) nghiên cứu “Mở rộng cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Thành phố Bạc Liêu”.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố
Bạc Liêu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu
trong giai đoạn 2015-2017.
- Mục tiêu nghiên cứu nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về cho vay khách
hàng cá nhân và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của
ngân hàng, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố
Bạc Liêu.
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp định tính, đề cập đến những vấn đề có

tính lý luận, thực tiễn về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố Bạc Liêu. Từ đó,
đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành
phố Bạc Liêu. Tác giả đã làm rõ được nội dung về cơ sở lý luận cho vay khách hàng
cá nhân, thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp mở rộng
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Thành phố Bạc Liêu.


4

Lê Thị Hải Yến(2018) thực hiện nghiên cứu “Hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh
huyện Minh Hóa Bắc Quảng Bình ”
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Minh
Hóa Bắc Quảng Bình
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2015-2017.
- Mục tiêu nghiên cứu nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay của NHMT, đánh giá thực trạng hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh huyện Minh Hóa Bắc Quảng Bình và đưa ra các giải pháp phù
hợp để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam Chi nhánh huyện Minh Hóa Bắc Quảng
Bình.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và so
sánh để đánh giá sự biến động của hoạt động cho vay và làm rõ thực trạng hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn huyện Minh Hóa. Luận văn đã giải

quyết được những vấn đề lý luận cơ bản trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân và phân tích thực trạng, nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Minh Hóa Bắc Quảng Bình.
Các nghiên cứu đã chỉ ra và làm rõ cơ sở lý luận về cơng tác cho vay KHCN
trên góc độ khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò nhưng chưa đánh giá toàn diện
về thực trạng cũng như tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN đối với các
NHTM. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các cơng trình nghiên cứu trước đó, đề tài
tiếp tục nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh
Hoàng Mai nhằm đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động cho vay cá nhân, đưa ra
những đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại


5

Agribank chi nhánh Hồng Mai. Bên cạnh đó, đưa ra những giải pháp cụ thể có liên
hệ chặt chẽ với những hạn chế, tồn tại mà Agribank chi nhánh Hoàng Mai đang gặp
phải nhằm đóng góp thiết thực vào phát triển hoạt động cho vay KHCN tại chi
nhánh trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá
nhân, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
chi nhánh Hoàng Mai trong giai đoạn 2022-2025
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay KHCN
của các NHTM.
Hai là, Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Agribank Chi nhánh Hoàng Mai.

Ba là, Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đối với hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai đến năm 2025.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hồng Mai
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về khơng gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn tại Agribank Chi
nhánh Hoàng Mai, Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Sử dụng các dữ liệu thứ cấp liên quan đến họat động
cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh Hoàng Mai Từ năm 2019 đến năm 2021;
và qua khảo sát điều tra thực tế làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh.
- Về nội dung: Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu về cơ
sở lý thuyết về cho vay KHCN tại các NHTM, thực trạng hoạt động cho vay KHCN


6

tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai và đề xuất gải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Được thu thập từ ngân hàng là các số liệu và tài liệu do ngân hàng cung cấp
như doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm, doanh số thu nợ, dư nợ, cơ cấu tổ
chức, cơ cấu nhân sự của ngân hàng... Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả kinh
doanh; Báo cáo quyết toán và Báo cáo tổng kết của Agribank Chi nhánh Hoàng
Mai.
+ Được thu thập từ bên ngồi ngân hàng thơng qua các trang web của các ngân
hàng, luận văn của những người đi trước cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu

tham khảo quý giá và đã được kế thừa một cách hợp lý trong luận văn.
- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua bảng
hỏi đối với KHCN đã và đang vay vốn tại Agribank CN Hoàng Mai nhằm đánh giá
ý kiến của khách hàng về hoạt động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh.
+ Thu thập ý kiến khách hàng từ phiếu thăm dò
(Phụ lục 1: mẫu phiếu điều tra ý kiến KHCN về hoạt động cho vay tại
Agribank CN Hoàng Mai)
 Đối tượng phát phiếu điều tra: KHCN vay vốn tại Agribank CN Hồng Mai
 Quy mơ mẫu điều tra: Tính đến thời điểm 31/12/2021, khách hàng cá nhân
tại Agribank chi nhánh Hoàng Mai là 602 khách hàng, tác giả tiến hành gửi 200
phiếu điều tra và thu về 188 phiếu hợp lệ.
 Thời gian điều tra:
Thời gian phát phiếu điều tra: từ 04/01/2022 đến 20/01/2022
Thời gian thu phiếu điều tra: từ 10/02/2022 đến 25/02/2022
Thời gian xử lý kết quả điều tra: từ 26/02/2022 đến 10/3/2022
 Nội dung điều tra: Bảng câu hỏi gồm 2 phần: Thông tin của KHCN và ý
kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh.


7

+ Phương pháp phát phiếu điều tra: Ngầu nhiên, qua Email, zalo đối với
KHCN vay vốn tại Agribank Chi nhánh Hồng Mai.
5.2.Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả đã sử dụng phương pháp này để thu
thập, phân tích, trình bày và giải thích về thực trạng cho vay KHCN tại Agribank
chi nhánh Hoàng Mai
+ Phương pháp phân tích: Phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những
tồn tại hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế tồn tại. Từ đó, đưa ra những giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai trong
thời gian tới
+ Phương pháp so sánh: Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so
sánh kết quả thu thập trong đề tài nghiên cứu để làm rõ thực trạng, kết quả đạt được
và chưa đạt được trong hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hoàng
Mai
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các dữ liệu tổng hợp được, vận dụng các
phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia
quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm), phương
pháp dãy số theo thời gian và phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh
cũng như tình hình phát triển dịch vụ của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng
được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. Các phương pháp phân tích, xử lý số
liệu thống kê được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu
được tiến hành trên phần mềm Excel.
+ Phương pháp tổng hợp dữ liệu, số liệu: Việc tổng hợp số liệu được tiến hành
bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả
điều tra phỏng vấn khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả
điều tra phỏng vấn theo các tiêu thức khác nhau thơng qua các tiện ích của phần


8

mềm tin học ứng dụng excel. Trong đó, nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của KHCN
đối với dịch vụ cho vay tại Agribank Chi nhánh Hoàng Mai
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của Luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại

Chương 2. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý thuyết về cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”
[12, tr.4]. Khái niệm trên được NHTM áp dụng làm tiền đề cơ bản cho các hoạt
động cho vay.
Hoạt động cho vay được phân loại theo đối tượng khách hàng thì hoạt động
cho vay bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay tổ chức tài chính và cho vay khách
hàng cá nhân. KHCN được đề cập đến là cá nhân, hộ gia đình có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cá thể, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay
KHCN nên ta xem xét khái niệm về hoạt động cho vay này.
Theo tác giả, cho vay KHCN tại NHTM là hình thức cho vay mà trong đó
NHTM đóng vai trị là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho
KHCN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh cá thể
trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn với
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
1.1.2.1. Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn

Hoạt động cho vay KHCN chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng đời sống và
kinh doanh nhỏ lẻ của cá nhân, hộ gia đình. Do đối tượng của loại hình cho vay này
là mọi cá nhân trong xã hội từ những người có thu nhập trung bình và thấp đến
những người có thu nhập cao nên các khoản vay dù nhỏ nhưng lại có số dư nợ lớn.
1.1.2.2 Cho vay cá nhân thường dẫn đến rủi ro cao hơn


10

Cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn. Xuất phát từ bản thân khách hàng
vay vốn có thể biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay
khi khách hàng cố tình khơng chịu chi trả nợ, hoặc do sự biến động của tình hình
sức khỏe, cơng việc… Ngồi ra, để có được khoản vay nhiều khách hàng dấu các
thơng tin về tình hình sức khỏe và cơng việc trong tương lai của mình nên các Ngân
hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức, rủi ro lãi suất khi cho vay. Do khoản vay KHCN có
tính rủi ro cao nên NHTM thường u cầu khách hàng phải có TSĐB khi vay và
yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho
tài sản, hàng hóa…
1.1.2.3 Lợi nhuận kỳ vọng từ hoạt động cho vay KHCN cao.
Hoạt động cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro tiềm ẩn nên các NHTM áp
dụng lãi suất cao hơn so với cho vay các tổ chức, doanh nghiệp để có thể bù đắp
được những rủi ro có thể gặp phải, do vậy lợi nhuận mang lại thường cao hơn so với
các hoạt động cho vay khác.
1.1.2.4 Mục đích cho vay đối với KHCN thường đa dạng
Mục đích cho vay KHCN rất đa dạng, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn
cho hoạt động SXKD, nhu cầu chi tiêu, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ những hàng
hóa có chất lượng tốt để cải thiện đời sống. Đây là những nhu cầu mang tính tự
nhiên, thiết yếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, như: nhu cầu mua nhà ở,
đất ở, sửa nhà, mua ô tô, ….
1.1.2.5 Cho vay KHCN có thời hạn vay linh hoạt

Hoạt động cho vay đối với KHCN chủ yếu tập trung vào cho vay phục vụ các
nhu cầu đời sống và hoat động SXKD nhỏ lẻ.
- Đối với khoản vay phục vụ SXKD:
Khách hàng thường có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động
cho chu kỳ kinh doanh, thời gian tối đa đối với khoản vay này là 12 tháng. Theo đó,
ngân hàng dựa vào nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng mà đưa ra phương thức
cho vay theo hạn mức hoặc cho vay từng lần để đảm bảo tiến độ sử dụng vốn của
khách hàng.



×