Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.34 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------

BÀI THẢO LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
Đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Thanh Hải

NHĨM THỰC HIỆN:

Nhóm 2

LỚP HỌC PHẦN:

2QSTD28A1

Hà Nội, 3/2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và tên

Phụ trách
2.3 Cơng tác quản trị sự thay đổi
2.4 Phân tích mơ hình Quản trị sự


thay đổi

9

Nguyễn T Minh Ngọc

Chương III. Đánh giá, phân tích về

(Nhóm trưởng)

thành cơng và những vấn đề cịn tồn
tại trong cơng tác Quản trị sự thay
đổi tại Công ty Cổ phần sữa Việt
Nam

10

Hà Hương Nhung

Tổng hợp slide
1.3 Tình hình kinh doanh

11

Nguyễn Hồng Nhung

1.4 Điểm mạnh, điểm yếu hoạt động
kinh doanh

12


Trần Thị Quý

13

Vũ Tuấn Tài

14

Đinh Thị Diệu Thảo

15

Ngô Thị Thêu

16

Đồn Thị Hồng Thu

2.2 Phân tích các yếu tố thay đổi của
môi trường và rào cản
1.Giới thiệu chung về vinamilk
2.Lịch sử hình thành và phát triển
Chương I: Cơ sở lý luận + thuyết
trình chương 1
Chương IV: Đề xuất giải pháp
2.1 Các yếu tố cơ bản của môi
trường kinh doanh
Tổng hợp word, kiểm tra nội dung,


17

Dương Thị Tuyến

lời mở đầu, kết luận + thuyết trình
chương 2,3,4

MỤC LỤC
2

Đánh giá


LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI...........................7
1.Lý thuyết quản trị......................................................................................................7
2.Lý thuyết sự thay đổi.................................................................................................7
2.1.Định nghĩa...............................................................................................................7
2.2.Bản chất...................................................................................................................8
2.3.Phân loại..................................................................................................................8
2.3.1.Căn cứ phân loại theo nội dung...........................................................................8
2.3.2.Căn cứ phân loại theo tính chủ động hay bị động..............................................8
2.3.3.Căn cứ phân loại theo tính chất tiến bộ..............................................................9
3.Lý thuyết quản trị sự thay đổi..................................................................................9
3.1. Khái niệm quản trị sự thay đổi.............................................................................9
3.2. Các nguyên tắc quản trị sự thay đổi..................................................................10
3.2.1. Thấu hiểu sự thay đổi........................................................................................10
3.2.2. Tính hiệu quả của kế hoạch thay đổi...............................................................10
3.2.3. Đảm bảo sự thay đổi diễn ra đúng kế hoạch....................................................11
3.2.4. Truyền đạt sự thay đổi.......................................................................................12

3.3.Vai trò của quản trị sự thay đổi..........................................................................12
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)...................................................................13
1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)...................................13
1.1.Giới thiệu chung....................................................................................................14
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................15
1.2.1 Thời bao cấp (1976-1986)...................................................................................15
1.2.2 Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003).............................................................................15
1.2.3 Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003 đến nay)...............................................................15
1.2.4. Các danh hiệu đạt được.....................................................................................17
1.3.Tình hình kinh doanh...........................................................................................18
1.4.Điểm mạnh, điểm yếu hoạt động kinh doanh....................................................21
1.4.1. Điểm mạnh.........................................................................................................21
1.4.2. Điểm yếu.............................................................................................................21
3


2.Phân tích hiện trạng cơng tác Quản trị sự thay đổi tại Vinamilk.......................22
2.1.Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh..................................................22
2.1.1.Môi trường vĩ mô của công ty Vinamilk............................................................22
2.1.2.Môi trường vi mơ................................................................................................25
2.2.Phân tích các yếu tố thay đổi của mơi trường và rào cản.................................28
2.3.Công tác quản trị sự thay đổi..............................................................................29
2.3.1. Xác định nhu cầu của sự thay đổi....................................................................29
2.3.2. Lập kế hoạch sự thay đổi...................................................................................29
2.3.3. Thực hiện sự thay đổi........................................................................................29
2.3.4.Quản trị và đối phó “lực cản” khi thực hiện sự thay đổi.................................29
2.4.Phân tích mơ hình Quản trị sự thay đổi.............................................................30
2.4.1. Rã đông (phá vỡ trạng thái hiện tại).................................................................30
2.4.2. Phương án và cách thức vượt rào cản..............................................................30

2.4.3.Thường xuyên đánh giá tiến độ.........................................................................35
2.4.4.Tái đông (Làm ổn định trạng thái mới).............................................................36
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ THÀNH CƠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK).........................................37
1.Điểm đạt được..........................................................................................................37
2. Vấn đề còn tồn tại...................................................................................................38
2.1. Cơ sở vật chất còn phụ thuộc đầu vào...............................................................38
2.2. Chiến lược quản trị chưa hiệu quả....................................................................38
2.3. Tài chính thiếu linh hoạt.....................................................................................39
2.4. Hoạt động Marketing chưa xứng tầm...............................................................39
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP...........................................................39
1.Cơ sở vật chất...........................................................................................................39
2. Nhân sự....................................................................................................................40
3. Tài chính..................................................................................................................40
4. Hoạt động Marketing.............................................................................................41
KẾT LUẬN.................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................43
4


LỜI MỞ ĐẦU
Theo P.Dejager, “Sự thay đổi là sự dịch chuyển từ trạng thái cũ sang trạng thái
5


mới, là sự loại bỏ cái cũ trong quá khứ và nhận lấy cái mới trong tương lai”.
Sự thay đổi ở đây được hiểu là quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục
đích tạo sự cạnh tranh lớn hơn cho Doanh nghiệp. Sự thay đổi có thể từ việc lớn như
tái cơ cấu Doanh nghiệp, tổ chức lại hoạt động các bộ phận, áp dụng qui trình, cơng

nghệ mới…đến việc nhỏ như tổ chức lại phong cách hoạt động, thay đổi chất lượng
sản phẩm…Đối với Doanh nghiệp, thay đổi suy cho cùng là nhằm mục đích nâng cao
chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm để giữ cạnh tranh và phát triển, từ đó làm
gia tăng lợi ích chung của Doanh nghiệp.
Quản trị sự thay đổi giúp gia tăng sự thành công của các dự án và sáng kiến
quan trọng. Hơn thế, Doanh nghiệp sẽ cải thiện được khả năng thích ứng nhanh chóng
của mình trong q trình thực hiện quản lý các thay đổi.
Trong môi trường kinh doanh liên tục biến động, Doanh nghiệp phải có kế
hoạch để quản trị sự thay đổi tốt. Nếu không, Doanh nghiệp sẽ phải chịu những áp
lực, căng thẳng cũng như không đạt được kế hoạch đã đề ra.
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) được biết đến là một trong những
doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Nhờ có
những thay đổi, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kết hợp sử dụng mơ hình sản
xuất cơng nghệ hiện đại và định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, Vinamilk đã
thu tóm phần lớn thị phần của thị trường sữa mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các
thương hiệu nổi tiếng nước ngồi.
Với mục tiêu tìm hiểu kiến thức môn học Quản trị sự thay đổi, nghiên cứu các
tác nhân gây ra sự thay đổi của Vinamilk và đặc biệt là tầm quan trọng của “thay đổi
để tồn tại”, nhóm 2 xin lấy đề tài: “Đánh giá công tác Quản trị sự thay đổi tại Công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)” làm để tài thảo luận môn học.
Chúng em xin cảm ơn!

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
1. Lý thuyết quản trị
Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell: “Quản trị là thiết lập và duy trì một
6


môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu
hiệu và có kết quả.”

Theo Robert Albanese: “Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt
được mục tiêu của tổ chức.”
Theo James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hồn thành
cơng việc qua những nỗ lực của người khác. Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt
động của người cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá trình các nhà
quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Bản chất của quản trị chính là tạo ra giá trị thặng dư. Chức năng chính của
quản trị là việc đưa ra các quyết định. Quản trị giúp tìm ra phương thức phù hợp để
cơng việc hiệu quả cao nhất, chi phí ít nhất. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về
quản trị là gì nhưng bản chất của quản trị chỉ có một. Quản trị cần ba yếu tố điều kiện
cơ bản sau:
- Phải có chủ thể quản trị: Đó là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, đối tượng
quản trị tiếp. Đối tượng bị quản trị phải chịu tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể
diễn ra một hoặc nhiều lần liên tục.
- Phải có mục tiêu đặt ra cho chủ thể quản trị và đối tượng: Đây là căn cứ để chủ thể
tạo ra các nhân tố tác động. Chủ thể quản trị gồm một hoặc nhiều người. Đối tượng là
một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc.
- Phải có một nguồn lực: Nguồn lực giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình
quản trị.
2. Lý thuyết sự thay đổi
2.1. Định nghĩa
Theo P.Dejager “Sự thay đổi là sự dịch chuyển từ trạng thái cũ sang trạng thái
mới, là sự loại bỏ cái cũ trong quá khứ và nhận lấy cái mới cho tương lai”.
Sự thay đổi là phạm trù phản ánh một hiện tượng/quá trình tồn tại không lặp lại
trạng thái cũ.

Sự thay đổi ở đây được hiểu là quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục
7


đích tạo sự cạnh tranh lớn hơn cho tổ chức. Sự thay đổi có thể từ việc lớn như tái cơ
cấu tổ chức, tổ chức lại hoạt động các bộ phận, áp dụng qui trình, cơng nghệ mới,…
đến việc nhỏ như tổ chức lại phong cách hoạt động, thay đổi chất lượng sản phẩm,…
Đối với tổ chức, thay đổi suy cho cùng là nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt
động, chất lượng sản phẩm để giữ thế cạnh tranh và phát triển, từ đó làm gia tăng lợi
ích chung của tổ chức. Đối với cá nhân, thay đổi giúp cho công việc thú vị hơn, cuộc
sống tốt đẹp hơn, và bản thân cảm thấy năng động hơn, tự tin hơn, hiện đại hơn.
2.2. Bản chất
Bản chất của thay đổi là:
- Không giống như trước đó
- Thay đổi sản phẩm cung cấp cho khách hàng
- Thay đổi phương thức kinh doanh
- Đối lập với ổn định
2.3. Phân loại
2.3.1. Căn cứ phân loại theo nội dung
Thay đổi hoạt động kinh doanh
Thay đổi sản phẩm cung cấp cho khách hàng
Thay đổi phương thức tạo ra sản phẩm
Thay đổi khách hàng mục tiêu (đối tượng cung cấp sản phẩm)
Thay đổi hoạt động quản trị kinh doanh
Thay đổi nền tảng, cơ sở quản trị
Thay đổi đối tượng quản trị
Thay đổi nội dung quản trị
Thay đổi phương thức thực hiện các hoạt động quản trị
2.3.2. Căn cứ phân loại theo tính chủ động hay bị động
 Thay đổi chủ động

Là thay đổi do con người nhận thức và chủ động thực hiện sự thay đổi để đảm
bảo doanh nghiệp và các bộ phận của doanh nghiệp luôn phù hợp với môi trường.
Sự thay đổi này đem lại hiệu quả và sự phát triển liên tục cho doanh nghiệp.
 Thay đổi bị động
Là những thay đổi buộc phải thực hiện khi không thể tiếp tục duy trì "cái cũ"
được nữa do những tác động từ môi trường. Hiệu quả của phương pháp thay đổi này
rất kém.
8


2.3.3. Căn cứ phân loại theo tính chất tiến bộ
 Thay đổi làm cho hiện trạng tốt lên
Là thay đổi dẫn đến tình trạng mới tiến bộ hơn tình trạng hiện có.
Ví dụ:
- Tạo ra công nghệ mới ưu việt hơn công nghệ cũ
- Tạo ra sản phẩm mới được khách hàng ưa chuộng hơn
- Tạo ra phương thức quản trị hiệu quả hơn
Sự thay đổi này đem lại hiệu quả to lớn và đem lại sự phát triển liên tục của
doanh nghiệp.
Đây là mục đích thực sự của thay đổi.
 Thay đổi làm cho tình trạng xấu đi
Loại thay đổi này dẫn đến cái mới "xấu hơn" tình trạng hiện có.
Cách thay đổi này dẫn đến tính hiệu quả kém.
3. Lý thuyết quản trị sự thay đổi
3.1. Khái niệm quản trị sự thay đổi
Quản trị sự thay đổi là thuật ngữ được lựa chọn để chỉ tất cả các phương pháp
chuẩn bị và hỗ trợ các cá nhân, nhóm và các tổ chức trong việc tạo ra thay đổi trong tổ
chức.
Quản trị sự thay đổi là một cách tiếp cận để chuyển cá nhân, nhóm và tổ chức
sang trạng thái mong muốn trong tương lai.

Quản trị sự thay đổi là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm chủ động phát
hiện, thúc đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những
biến động của môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp.
Quản trị sự thay đổi được hiểu là tập hợp hệ thống các quy trình và hành động
cho việc ra quyết định, lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra đánh giá quá trình thay đổi
của tổ chức.
Quản trị sự thay đổi là những nỗ lực có kế hoạch hoặc khơng có kế hoạch của
nhà quản trị tổ chức nhằm hoàn thiện, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó
thích nghi được với những thay đổi của mơi trường hoặc đạt được những mục đích
mới.
Quản trị sự thay đổi là quá trình thiết kế và thực hiện có tính tốn sự đổi mới tổ
chức theo hướng thích nghi với những thay đổi của mơi trường hoặc những mục đích
9


mới.
Thực chất của quản trị sự thay đổi là từng bước hiện đại hố quản lý đảm bảo
sự thích ứng của tổ chức với sự biến động của môi trường quản trị.
Mục tiêu của thay đổi là nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động quản trị,
thơng qua đó đảm bảo tính hiệu quả và sức sống cho tổ chức trong mọi bối cảnh hoạt
động.
Tóm lại, quản trị sự thay đổi là các hoạt động quản trị nhằm phát hiện, thúc
đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến động
của môi trường kinh doanh, là một cách tiếp cận có cấu trúc để đảm bảo rằng các
thay đổi được thực hiện triệt để và trơn tru, và quan trọng là những lợi ích lâu dài của
việc thay đổi đã đạt được, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường
kinh doanh.
3.2. Các nguyên tắc quản trị sự thay đổi
3.2.1. Thấu hiểu sự thay đổi

Để quản trị sự thay đổi thành cơng và đạt được những lợi ích từ chúng, điều
đầu tiên là phải hiểu về những sự điều chỉnh đó. Một vài câu hỏi sau có thể giúp
chúng ta nắm được nguyên tắc quan trọng này:


Tại sao cần phải thay đổi? Mục tiêu của những thay đổi này là gì?



Những thay đổi này sẽ mang lại giá trị gì cho Doanh nghiệp?



Các điều chỉnh sẽ tác động tích cực đến các thành viên như thế nào?



Kết quả của sự thay đổi đó ảnh hưởng thế nào đến cách làm việc của mọi
người?



Mọi người sẽ cần làm gì để thực hiện sự thay đổi thành cơng?
Bên cạnh đó, có thể sử dụng phương pháp nghĩ về các trường hợp tiêu cực nếu

khơng thực hiện thay đổi sẽ thế nào.
3.2.2. Tính hiệu quả của kế hoạch thay đổi
Để đảm bảo sự hiệu quả của các thay đổi, bạn cần phải đảm bảo được tính phù
hợp của các điều chỉnh đó với tổ chức của bạn.
Một vài yếu tố bạn cần cân nhắc để đảm bảo tính hiệu quả khi quản trị sự thay

đổi như sau:


Sự hỗ trợ: Bạn có kế hoạch sử dụng các nguồn hỗ trợ và tài trợ như thế nào
đối với những điều chỉnh của mình?
10




Sự tham gia: Ai là người phù hợp nhất để giúp bạn thiết kế và thực hiện những
thay đổi? Bạn sẽ sử dụng những nguồn lực bên trong tổ chức hay thuê các
chuyên gia bên ngoài?



Sự quan tâm: Việc thực hiện quản trị sự thay đổi chỉ thật sự hiệu quả nếu bạn
thu hút được sự ủng hộ của các thành viên trong Doanh nghiệp. Bạn dự định sẽ
giúp mọi người hiểu và ủng hộ bằng cách nào?



Sự tác động: Cuối cùng, hãy hình dung về sự thành công mà bạn mong muốn.
Những tác động nào từ sự thay đổi mà bạn đang trông chờ? Những mục tiêu
mà bạn muốn đạt được là gì?

3.2.3. Đảm bảo sự thay đổi diễn ra đúng kế hoạch
Bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết về việc thực hiện những thay đổi đó. Bạn có
thể tham khảo một vài mơ hình quản trị sự thay đổi cho kế hoạch của mình. Ví dụ:
Quy trình 8 bước thay đổi của Kotter giải thích cách thể hiện tính khẩn cấp vào kế

hoạch của bạn, từ đó bạn có thể truyền động lực và thúc đẩy mọi người ủng hộ và thực
hiện những ý tưởng mà bạn đề xuất.
Dù bạn chọn công cụ nào để hỗ trợ, hãy đảm bảo những yếu tố sau đây. Chúng
sẽ giúp bạn quản trị sự thay đổi của mình một cách tích cực:


Đảm bảo tất cả thành viên đều hiểu về ý nghĩa của các thay đổi và những sự
ảnh hưởng trực tiếp đến chính họ.



Xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường thành cơng cho kế hoạch của bạn, thường
xuyên rà soát và báo cáo kết quả mà bạn đã thực hiện được.



Lập kế hoạch chi tiết, xác định tất cả các bên liên quan chính và mức độ quan
trọng của họ với kế hoạch của bạn.



Chỉ định một “người đại diện” – đây sẽ là người đầu tiên áp dụng những kế
hoạch và hướng tiếp cận mới mà bạn đề ra.



Lên kế hoạch nhằm giúp mọi người có thể thay đổi những thói quen, phương
pháp cũ và áp dụng những điều chỉnh mới.




Đảm bảo rằng mọi người sẽ ln được hỗ trợ trong suốt q trình thực hiện
thay đổi.

3.2.4. Truyền đạt sự thay đổi
Giao tiếp là một công cụ vơ cùng hữu ích trong suốt q trình quản trị sự thay
đổi của bạn. Những điều chỉnh mà bạn thực hiện cần phải rõ ràng và phù hợp để mọi
11


thành viên có thể dễ dàng thấu hiểu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xây dựng một “lộ
trình” rõ ràng, giúp bạn có thể nhận được những phản hồi mà bạn mong đợi.
Để quản trị sự thay đổi hiệu quả, bạn cần gắn liền những điều chỉnh của mình
với tuyên bố về viễn cảnh, sứ mệnh của tổ chức. Điều này sẽ giúp các thành viên dễ
dàng nhận thấy kế hoạch của bạn có thể ảnh hưởng thế nào đến một “tương lai xa
hơn”. Từ đó, mọi người sẽ cảm thấy được truyền lửa hơn và họ sẽ sẵn sàng để trợ giúp
bạn
Bên cạnh đó, bạn cần phải quản lý thật tốt những bên liên quan đến dự án thay
đổi của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cung cấp những thông điệp đến đúng người, vào
đúng thời điểm. Việc này sẽ giúp bạn có thể tối đa hóa sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ
từ mọi người.
3.3. Vai trò của quản trị sự thay đổi
Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp rất quan trọng, nó góp phần ngày càng
phát triển hơn và mở rộng thêm trong thị trường. Những hoạt động cần thiết cho việc
duy trì và phát triển đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.


Các vấn đề trong xã hội đang chuyển biến và sự thay đổi để trở thành một xu
hướng chung. Đồng thời đó sự thay đổi của Doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn
đến các nhu cầu tiêu dùng cũng như là các hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.



Thay đổi các tổ chức xảy ra tại từng cá nhân. Bạn có thể hiểu đơn giản là khi có
sự thay đổi về tổ chức nào đó thì các Doanh nghiệp thường sẽ dễ rơi vào những
cạm bẫy tư duy. Vậy nên, việc thay đổi của từng cá nhân có thể thúc đẩy được
sự thành cơng của Doanh nghiệp.



Với quản trị sự thay đổi, Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra được các
phương pháp để có thể giải quyết được những vấn đề dẫn đến những hậu quả
khơng tốt. Ví dụ như trên một quy mơ lớn nhưng năng suất công việc lại giảm
đi các nhà quản lý không hỗ trợ được nguồn lực và thời gian dẫn đến nội bộ
chia rẽ, gia tăng tình trạng căng thẳng,…



Khả năng thành công của Doanh nghiệp đều phụ thuộc vào việc quản trị sự
thay đổi. Khi các lãnh đạo của Doanh nghiệp quản trị sự thay đổi một cách xuất
sắc và đạt được mục tiêu sẽ mở ra các cơ hội thành cơng vơ cùng lớn cho chính
Doanh nghiệp đó.
12




Hiện nay, thị trường đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến dự cạnh tranh trên phạm
vi toàn cầu tăng cao. Nếu Doanh nghiệp khơng có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng

rất lớn đến với các tổ chức hay Doanh nghiệp. Vậy nên, nếu khơng thay đổi thì
chắc chắn Doanh nghiệp sẽ khó mà theo kịp được với các tốc độ phát triển của
thị trường và khơng thể duy trì lâu dài được.
Quản trị sự thay đổi giúp cho các doanh nghiệp tiến hành sự thay đổi chủ động,

đúng hướng và đúng thời điểm cần thiết. Đây chính là điều kiện để doanh nghiệp tồn
tại và phát triển có hiệu quả trong môi trường thường xuyên biến động. Trong môi
trường kinh doanh ngày nay, hơn bất kỳ một kỷ nguyên nào trước đây hằng số duy
nhất là sự thay đổi. Các tổ chức đạt được thành công đã quản trị sự thay đổi có hiệu
quả, liên tục làm thích nghi với mọi sự thay đổi của môi trường kinh doanh để vượt
qua những biến động và phát triển lên bằng những sức mạnh đè bẹp sự cạnh tranh.
Quản trị sự thay đổi trong tổ chức là một hoạt động cần thiết để kích thích sự
phát triển của doanh nghiệp. Bởi việc thực hiện tốt quá trình thay đổi sẽ mang đến cho
doanh nghiệp những lợi ích cụ thể sau:
-

Tổ chức được thay mới hồn toàn ngay từ các cá nhân: Sự thay đổi toàn diện
của tổ chức thường dẫn đến những sai lầm về tư duy doanh nghiệp. Chính vì
vậy, từng cá nhân thay đổi sẽ tạo nền tảng giúp doanh nghiệp thành công.

-

Thúc đẩy sản xuất, giảm bớt hao phí: Nhờ quản trị thay đổi, doanh nghiệp có
thể nhanh chóng nhận ra các vấn đề còn tồn đọng và đưa ra các giải pháp khắc
phục kịp thời. Từ đó, cơng ty có thể gia tăng năng suất và tối đa hóa lợi nhuận.

-

Tăng cơ hội thành công và khả năng cạnh tranh trên thị trường: Thành bại của
một doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào quản trị sự thay đổi. Nhà lãnh đạo

giỏi sẽ biết nắm bắt cơ hội và đưa doanh nghiệp tiến xa.

CHƯƠNG II: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
1.1. Giới thiệu chung
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn
mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam (số vốn điều lệ hiện tại là
1.590.000.000.000 đồng).
13


Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
Tên đăng ký họp pháp của Công ty bằng tiếng Anh là Vietnam Dairy Products JointStock Company.
Tên viết tắt là Vinamilk.
Trụ sở chính: Cơng ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM
Tel: (08) 54 155 555 - (08) 54 161 226
E-mail:
Website: www.vinamilk.com.vn
Công ty Vinamilk có tên đầy đủ là Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi
khác: Vinamilk. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê
của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam
vào năm 2007.
Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các
sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần
lớn thị phần trên cả nước, cụ thể như sau:



54,5% thị phần sữa trong nước



40,6% thị phần sữa bột



33,9% thị phần sữa chua uống



84,5% thị phần sữa chua ăn



79,7% thị phần sữa đặc

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1 Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là
Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ
quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một
công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ cơng
nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc
này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
-


Nhà máy bánh kẹo Lubico.

-

Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
14


1.2.2 Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức
đổi tên thành Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ,
chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy
sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc
lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và
đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập
Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty
thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà
Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu
dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng
Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.3 Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003 đến nay)
Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã
giao dịch trên sàn giao dịch chứng khốn là VNM.
Năm 2004: Mua thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công
ty lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005:
- Mua số cổ phần cịn lại của đối tác liên doanh trong Cơng ty Liên doanh Sữa

Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa
Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Cơng Nghiệp Cửa
Lị, Tỉnh Nghệ An.
- Liên doanh với SABMiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
Năm 2006:
- Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào
ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn
Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Cơng ty.
- Mở Phịng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
15


2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thơng tin điện
tử. Phịng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn
nhi khoa và khám sức khỏe.
- Khởi động chương trình trang trại bị sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bị sữa Tun Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa
khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua
thâu tóm.
Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu cơng nghiệp Lễ Mơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại
ni bị sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng
vốn đầu tư là 220 triệu USD.
Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngồi, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk

Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2017:
-Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi.
-Đầu tư nắm giữ 65% CTCP Đường Việt Nam.
-Góp vốn đầu tư 25% vốn cổ phần của CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
Năm 2018:
-Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam.
-Đầu tư nắm giữ 51% cổ phần của LaoJargo Development Xiengkhouang Co.,
Ltd.
Năm 2019:
-Khởi cơng giai đoạn 1 trang trại bị sữa tại Lào với quy mơ diện tích 5.000 ha
và quy mơ tổng đàn bị 24.000 con.
-Tăng gấp đơi vốn đầu tư vào Driftwood Dairy Holding Corporation từ 10 triệu
USD lên 20 triệu USD.
-Hoàn tất mua 75% cổ phần của CTCP GTNfoods, qua đó tham gia điều hành
CTCP Sữa Mộc Châu với quy mơ đàn bị 27.500 con.
Năm 2020:
16


-Vững vàng vị trí dẫn đầu Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam năm
2020.
-Là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh là “Tài sản đầu tư
có giá trị của ASEAN”.
-Chính thức niêm yết cổ phiếu Sữa Mộc Châu (mã chứng khoán: MCM) trên
sàn UPCoM vào tháng 12/2020.
-Đưa vào hoạt động Trang trại bò sữa tại Quảng Ngãi với đàn bị 4.000 con.
-Hồn thiện Trung tâm cấy truyền phơi.
-Mở rộng thực hiện Chương trình Sữa học đường tới các tỉnh Trà Vinh, Gia
Lai, Hà Giang, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Năm 2021: Vinamilk hiện thuộc top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu
(theo Plimsoll, Anh) và Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu (theo Brand
Finance).
Năm 2022 - hiện tại: Vinamilk tính đến nay đã xuất khẩu đi 57 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Vinamilk hiện có hơn 45 đơn vị thành viên trong và ngồi nước, trong đó có đến
17 nhà máy, 15 trang trại cùng hơn 20.000 người lao động. Doanh nghiệp này cũng
đang triển khai loạt dự án lớn như Nhà máy sữa Hưng Yên, Thiên đường sữa Mộc
Châu, Liên doanh với Nhật trong mảng bò thịt…
1.2.4. Các danh hiệu đạt được
- Huân chương Lao Động hạng III (1985), hạng II (1991), hạng I (1996)
- Anh hùng Lao Động (2000)
- Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
- Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)
- Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore
2010)
- Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
1.3. Tình hình kinh doanh
Theo báo cáo tài chính q III/2022 Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk) vừa công bố, tổng doanh thu đạt 16.094 tỷ đồng - tương đương với con số
kỷ lục hồi quý ba năm ngối. Sau khi trừ đi các chi phí, lãi 2.363 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, Vinamilk hoàn thành 70% kế hoạch năm với tổng doanh thu
đạt 44.994 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 6.748 tỷ đồng, tương đương
69,1% kế hoạch cả năm.
17


Đại diện Vinamilk cho biết kết quả kinh doanh này được củng cố nhờ mức tiêu
dùng ngành sữa ổn định trở lại. Đồng thời, doanh nghiệp triển khai nhiều dự án tái
định vị, tái cấu trúc nhằm củng cố vị thế trên thị trường không chỉ về thương hiệu, quy
mô cơng ty mà sức mạnh tài chính trong bối cảnh mơi trường cạnh tranh tăng cao.

Ngồi ra, kênh khách hàng đặc biệt và tăng trưởng từ thị trường nước ngoài
cũng đóng góp vào kết quả khả quan này. Cụ thể, doanh thu kênh khách hàng đặc biệt
tăng hơn 10% so với cùng kỳ khi hoạt động của các cơ sở ăn uống, du lịch và trường
học đã hoàn toàn phục hồi trong quý vừa qua. Thị trường nước ngoài ghi nhận doanh
thu thuần 2.304 tỷ đồng. Hai công ty con là Driftwood tăng gần 30% và Angkormilk
tăng trên 20%. Xuất khẩu trực tiếp ghi nhận doanh thu thuần 1.187 tỷ đồng. Công ty
đang thực hiện các kế hoạch phát triển thị trường Đông Nam Á như Philippines thông
qua liên doanh Del Monte - Vinamilk.
Trong khi đó, kênh truyền thống - kênh phân phối chủ lực tăng trưởng nhẹ.
Thời gian qua, công ty mở mới thêm khoảng 600 điểm lẻ - ở kênh hiện đại. Chuỗi cửa
hàng Giấc Mơ Sữa Việt và thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng doanh thu so với
cùng kỳ - giúp công ty thu thập dữ liệu tiêu dùng cũng như thử nghiệm các phát kiến
mới về sản phẩm và dịch vụ, hướng đến nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tính đến
ngày 30/9/2022, Vinamilk vận hành gần 700 cửa hàng trên tồn quốc.
Dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk có sự cải thiện, đạt hơn
4.235 tỷ, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh đạt 7.190 tỷ.
Doanh nghiệp tiếp tục gia tăng số lượng đàn bò khi hồi tháng 7 nhập khẩu
2.500 con bò sữa HF thuần chủng từ Mỹ về để gia tăng sản lượng sữa tươi nguyên liệu
cho trang trại sinh thái Green Farm và tổ hợp trang trại Lao-Jagro. Dự án trang trại tại
Lào (quy mơ 8.000 con bị) dự kiến sẽ cho ra sản phẩm vào năm 2023.
Theo báo cáo của Brand Finance, Vinamilk được định giá 2,814 tỷ USD, tăng
18% so với năm 2021 trở thành "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới", đồng thời là
"Thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu".
Trong tháng 10/2022, thương hiệu này tiếp tục chiếm sóng các bảng xếp hạng.
Vinamilk là thương hiệu tỷ đôla duy nhất dẫn đầu Top 25 ngành hàng F&B của
Forbes Việt Nam công bố. Mộc Châu Milk - cơng ty thành viên của Vinamilk, cũng
góp mặt trong danh sách này với thứ hạng 16.
Năm 2021, kết quả kinh doanh của Vinamilk, doanh thu của công ty đạt 60.919
18



tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch kinh doanh cả năm. Lợi nhuận gộp của VNM đạt 12.727 tỷ
đồng, giảm 6% so với năm 2020. Biên lợi nhuận gộp của VNM năm 2021 đạt 42,5%,
giảm mạnh so với mức 46,4% của năm 2020. Trong khi, giai đoạn 2016-2019, biên lợi
nhuận gộp trung bình của VNM là 47,3%.
Hoạt động kinh doanh của VNM ở nước ngồi có mức tăng trưởng tốt hơn nội
địa, nhưng vẫn giảm tốc so với các năm. Biên lợi nhuận gộp của VNM tại nước ngoài
năm 2021 chỉ 43,5%, trong khi đó năm 2020 và 2019 lần lượt là 47,4% và 47,2%.
Năm 2021, VNM còn chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào tăng
cao. Theo báo cáo của VCBS, “giá sữa bột và giá đường đã tăng ~ 35% so với cùng
kỳ. Trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và
sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng
mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan.”

TỔNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN SAU
THUẾ
Doanh thu
52,629

56,400

Lợi nhuận

59,723

61,012

60,075


10,206

10,554

11,236

10,633

8,578

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Để cải thiện biên lợi nhuận, lần đầu VNM giảm chi phí quảng cáo sau nhiều
năm chi mạnh. Giai đoạn 2016-2019, công ty chi khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm cho
chi phí quảng cáo nhưng khoản chi này đột ngột giảm trong 2 năm covid. Năm 2020,
VNM lần đầu tiên cắt mạnh quảng cáo dù doanh thu tăng trưởng thấp, công ty chi
1.440 tỷ đồng cho quảng cáo, giảm hơn 30% so với giai đoạn 2016-2019. Năm 2021,
công ty tiếp tục giảm chi cho quảng cáo, VNM chỉ chi 1.233 tỷ đồng, mức chi này
giảm gần 50% so với thời điểm trước dịch và giảm 6,67% so với năm 2020.
Tài sản và nguồn vốn tính đến năm 2022
- Tổng tài sản tính đến Q4/2022 đạt 48.482.664 vnđ
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đến Q4/2022 đạt 32.816.518 vnđ

Tài sản và nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận tạo ra từ hoạt động sản xuất
19


kinh doanh.
Các kết quả đạt được năm 2022
- Vinamilk khởi cơng xây dựng Siêu nhà máy sữa có quy mơ 4.600 tỷ đồng tại Hưng
Yên vào tháng 12/2022.
- Hệ thống phân phối nội địa của Vinamilk hiện có chuỗi 430 cửa hàng "Giấc Mơ Sữa
Việt" cho đến gần 251.000 điểm bán lẻ và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên cả nước,
đã giúp đưa các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng một cách tiện lợi và
nhanh chóng.
- Sản phẩm mới: Tại hội chợ quốc tế Gulfood Dubai 2022, VNM mang đến 2 dòng
sản phẩm mới nổi bật là Sữa bột dùng cho trẻ em sinh non, nhẹ cân và thiếu tháng, sữa
dừa đặc phục vụ nhu cầu đang tăng về sữa có nguồn gốc thực vật.
- Đạt giải thưởng Purity Award, sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Vinamilk Green Farm và
Vinamilk 100% Organic cũng là các sản phẩm sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt được
chứng nhận Clean Label Project cho các thương hiệu không chỉ có sự minh bạch về
sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, mà còn trong việc ghi nhãn sản
phẩm.
- Vinamilk lần thứ 7 liên tiếp đã được vinh danh là Thương Hiệu Quốc Gia, đồng
nghĩa sở hữu danh hiệu lớn này trong 14 năm liền từ 2010-2024.
- Vinamilk đã được bình chọn là 1 trong 5 “Doanh nghiệp thực hiện tốt mơ hình kinh
tế tuần hồn, ứng phó với biến đổi khí hậu”
- Vinamilk tiếp tục thực hiện các chuỗi hoạt động vì cộng đồng thuộc các chương
trình: Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam (1,9 triệu ly sữa cho 21.000 trẻ em trong năm
2022); đồng hành cùng CLB Điều dưỡng trưởng Việt Nam; chuỗi hoạt động dành cho
người cao tuổi…
1.4. Điểm mạnh, điểm yếu hoạt động kinh doanh
1.4.1. Điểm mạnh

Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh, mạng lưới phân phối và bán hàng rộng
khắp.
Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong
nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tươi nguyên liệu
trên thị trường.
Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy.
Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền
20



×