Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tl tâm lý học tuyên truyền đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức và ý nghĩa của nó đối với hoạt động tuyên truyền ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.07 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, trong nỗ lực đi tới bước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước thì thách thức đối với chúng ta là phải bảo đảm tang trưởng nhanh trong
lĩnh vực kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa – xã hội. Để thức hiện công bằng
xã hội, loại trừ nguy cơ tụt hậu, giữ vững sự phát triển theo hướng chủ nghĩa
xã hội và đấu tranh thắng lợi với âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực
thù địch đối với dân tộc ta.
Về mặt lý luận, trí thức ln là đề tài được nghiên cứu trong cả môn
chủ nghĩa xã hội khoa học và công tác quản lý tư tưởng văn hóa. Nhờ đó,
cũng góp phần phát huy hình thành nhiều quan niệm mới về đội ngũ trí thức,
nhiều phạm trù,nội dung chính trị của khối lien minh cơng nơng trí.
Về mặt thực tiễn, cương lĩnh của Đảng đã chỉ rõ tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng và đào tạo phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức. Đây
chính là nguồn trí tuệ và nhân lực để xây dựng đất nước trong thời chiến cũng
như ở thời bình. Từ đó, nổi lên u cầu đặt ra đối với nhà nước nói chung và
bộ phận quản lý nói riêng, phải quản lý đội ngũ này sao cho chất lượng, phát
triển được năng lực của mình. Để quản lý hiệu quả, cần làm rõ những đặc
điểm của trí thức, đặc biêt là tâm lý của tầng lớp này, điều này cũng có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong cơng tác tuyên giáo. Vì vậy, nhận thức rõ được
những mặt nêu trên, em xin đưa ra đề tài “Đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí
thức và ý nghĩa của nó đối với hoạt động tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài tiểu luận viết với chủ đề “tâm lý của đội ngũ trí thức” trên cơ sở
kiến giải một cách hệ thống các quan niệm của Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về phạm trù đội ngũ trí thức, phân tích về bản chất, đặc điểm tâm lý tình
1


cảm của người trí thức. Bài tiểu luận cũng muốn làm sang tỏ vai trò của đội
ngũ này đối với nhà nước xã hội chủ nhĩa, công cuộc đổi mới cũng như ý


nghĩa trong công tác tuyên giáo ở nước ta hiện nay để đội ngũ tuyên truyền
viên, báo cá viên hiểu đuộc tầm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý các tầng
lớp trong xã hội nói chung và bộ phận các trí thức nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và những đánh giá trên
cơ sở thực tiễn của tâm lý đội ngũ trí thức.
Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, hương pháp
duy vật lịch sử. Phương pháp lịch sử và logic được dùng chủ yếu để phân tích
đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức; tra cứu tài liệu văn bản có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu,... để đặt được mục đích đề ra.
4.

Kết cấu của bài tiểu luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra, tiểu
luận được kết cấu thành 3 chương.

2


NỘI DUNG
Chương I
1. Khái niệm về tri thức.
- Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có nhiều cách tiếp cận, cách
hiểu khác nhau về trí thức (có trên 60 định nghĩa, khái niệm về trí thức). Đề
án đưa ra 3 cách hiểu chung nhất về trí thức với những đặc trưng cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, trí thức là người lao động trí óc, có hiểu biết sâu và rộng,
thơng thường, có trình độ đại học và tương đương trở lên, có năng lực sáng
tạo, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm đến đổi

mới để phát triển.
Thứ hai, trí thức có trình độ chun mơn sâu, rộng trong một lĩnh vực
nhất định, được hình thành qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển không ngừng
bằng con đường tự đào tạo, lao động và hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân.
Thứ ba, trí thức có nhu cầu cao về đời sống tinh thần và hướng tới các
giá trị chân - thiện - mỹ; có lịng tự trọng, khát vọng tự do, dân chủ, công
bằng.
- Tổng hợp các ý kiến, đóng góp trong q trình chuẩn bị Đề án cũng
như tiếp thu ý kiến thảo luận tại Hội nghị Trung ương, chọn lọc những nội
dung cơ bản, phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay và nhằm phục vụ cho
việc xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội
ngũ trí thức trong thời gian tới, trên cơ sở trình bày những đặc trưng cơ bản
của trí thức nói chung; Đề án đề xuất khái niệm trí thức Việt Nam trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và khái niệm này được đưa vào
trong nội dung của Nghị quyết như sau:

3


Trí thức là những người lao động trí óc,có trình độhọc vấn cao về lĩnh
vực chun mơn nhất định, cónăng lực tư duy độc lập, sang tạo,truyền bá và
làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có gía trị đối
với xã hội.
Một trong những cách hiểu khác về trí thức là dựa vào hoạt động chính
đem lại thu nhập cho họ. Theo cách hiểu này, trí thức là những người lấy lao
động trí óc làm một nghề, hay nói cách khác là sống bằng lao động trí óc.
Cách hiểu này khơng sai nhưng cũng khơng bao qt được hết thực tế. Bởi vì
trong lịch sử không hiếm những trường hợp như cụ Tú Xương, tài năng văn
chương nức tiếng, được hậu thế tôn vinh là một trong những thi nhân lỗi lạc
của nước nhà, nhưng sinh thời, cụ chỉ lấy văn chương làm nơi bộc bạch nỗi

niềm.
Khơng phải trí thức bao giờ cũng có thể sống bằng trí tuệ của mình.
Điều quan trọng là họ thường xun lao động trí óc, thường xun sáng tạo
những sản phẩm trí tuệ, như là sứ mạng,là lẽ sống của mình.
Nói tóm lại, trí thức là những người lao động trí óc, có hiểu biết sâu
rộng về một hoặc một số lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa – nghệ
thuật, quản lý kinh tế – xã hội, thường xuyên vận dụng những hiểu biết đó để
phát hiện và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh trong lĩnh
vực hoạt động của mình vì lợi ích chung của cộng đồng và nhu cầu nhận thức
của bản thân
Theo cách hiểu trên thì tầng lớp trí thức là một tập hợp mở và đa dạng,
khơng giống bất kỳ một tập hợp nào khác trong xã hội như nông dân, công
nhân, thợ thủ công, quân nhân, thương nhân hay người bn bán nhỏ. Trí thức
có thể là bất kỳ ai trong các tập hợp trên, miễn là có hiểu biết sâu rộng và
tham gia lao động trí óc. Tuy nhiên, bộ phận hạt nhân của tầng lớp trí thức là
các nhà nghiên cứu; các giảng viên đại học; các bác sĩ, dược sĩ cao cấp; các

4


nhà văn, nhà thơ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo; các nhà quản lý và
công chức, viên chức trong bộ máy tham mưu cho nhà quản lý.
Khi khẳng định: “Trí thức là những người có trình độ học vấn cho về
vấn đề lĩnh vực chuyên môn nhất định...”, mệnh đề đó đã bao gồm những
người được đào tạo có bằng cấp và và những người tự học, tự đào tạo, nên
khơng cần xác định cụ thể trình độ đại học và tương đương.
Tri thức là một tầng lớp xã hội đặc thù và độc lập tương đối chun
làm các nghề lao động trí óc phức tạp và sáng tạo vì :
- Vị trí xã hội : sản xuất truyền bá ứng dụng tri thức khoa học lý luận
- Ngày nay do khoa học trở thành một yếu tố độc lập và thẩm thấu vào

tất cả các yếu tố khác của lực lượng sản xuất xã hội với mức độ ngày càng
lớn, và do hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm hàng hóa, trong cơng tác lãnh đạo
và quản lý rất cao nên tầng lớp trí thức cũng có quan hệ trực tiếp và gián tiếp
với tư liệu sản xuất
Tri thức có 6 chức năng xã hội: nhận thức, dự báo, giáo dục và bồi
dưỡng thể lực, trí lực cho nhân dân, ứng dụng tri thức khoa học, chấn hưng
văn hóa, và tạo lập cơ sở lý luận cho cơng tác lãnh đạo và quản lý.
2.

Vai trị của trí thức trong lịch sử cho đến nay.

- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:
Việt Nam là dân tộc có truyền thống văn hiến, mà yếu tố hết sức quan
trọng làm nên văn hiến là trí tuệ, học thức và vai trị của các bậc trí thức – bậc
hiền tài trong suốt lịch sử nước ta từ thủơ lập quốc đến nay. Bài ký đề danh
tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, 1442 khẳng định: “Hiền tài là ngun khí quốc gia,
ngun khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước
yếu rồi xuống thấp” là sự đúc kết của cha ông ta khi đề cập đến quy luật dựng
nước và giữ nước của dân tộc.

5


Nhận thức rõ người tài có vai trị sống cịn đối với quốc gia, nên ngay
từ năm 1076 thời Lý, Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên đã được mở để
dùng vào việc trọng đại này. Nền văn minh Đại Việt có đóng góp lớn của
khoa cử Lý – Trần. Đến thời Lê sơ, việc thi cử càng được coi trọng với khoa
thi Hội đầu tiên được mở (năm 1442) để chọn Trạng nguyên, Bảng Nhãn,
Thám Hoa. Do hiểu rõ trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, dân tộc,
nên trong lịch sử nước nhà, các bậc hiền tài đã đưa tất cả tài năng và tâm

huyết, đi tiên phong mỗi khi vận nước lâm nguy. Thời trung đại đã có biết bao
bậc trí thức đã làm vẻ vang đất nước, như Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,
Nguyễn Trãi, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê
Quý Đôn, v.v…Ngay sau khi Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Thái Tổ lên
ngôi vua, liền ban Chiếu cầu hiền. Chiếu cầu hiền của Lê Thái tổ được
Nguyễn Trãi thể hiện cho thấy cái tâm của người đứng đầu đất nước có thật
lịng trọng dụng hiền tài, trọng dụng trí thức lúc bấy giờ. Thực tiễn lịch sử của
dân tộc ta đã chứng minh, nếu lãnh đạo nơi nào, thời điểm nào biết quy tụ và
trọng dụng hiền tài, thì nơi ấy, lúc ấy sẽ hưng thịnh. Đó là điều mà ông cha ta
đã đúc kết: “Các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
Hiểu được điều đó, ngay khi chính quyền cách mạng cịn trong trứng
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết tha kêu gọi: “Trong số 20 triệu đồng bào
chắc khơng thiếu người có tài có đức… E vì Chính phủ nghe khơng đến, thấy
khơng khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó
tơi xin thừa nhận”. Trong những năm chống thực dân Pháp xâm lược và đặc
biệt là từ sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Chính phủ đã chân thành kêu gọi và mong muốn những người có tài
năng đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nhờ vậy mà nhiều nhà
trí thức lớn đã từ bỏ cuộc sống giàu sang với triển vọng phát huy tài năng
chuyên môn trong những mơi trường thuận lợi ở nước ngồi để theo Bác Hồ
về nước tham gia kháng chiến kiến quốc, như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức
6


Thảo, Lê Văn Thiêm, Đặng Văn Ngữ…Sau Cách mạng Tháng Tám, trong
lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến và xây dựng chế độ mới, kiến thiết nước nhà,
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sự nghiệp phát triển giáo
dục, đào tạo. Hồ Chí Minh phát động chiến dịch xoá nạn mù chữ, Người cho
rằng, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thư gửi học sinh nhân ngày
khai giảng năm học mới, năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (91945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trị của việc học hành của học

sinh có ý nghĩa quyết định để nước Việt Nam có thể phát triển sánh vai với
các cường quốc năm châu. Với quan điểm và chính sách đúng đắn của Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng vai trị của trí thức, đơng đảo
những trí thức yêu nước tiêu biểu đã cùng đồng bào cả nước chiến đấu, hy
sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Đảng ta cũng đã biết trân trọng đón nhận và tìm mọi cách phát
huy tài năng, tâm huyết của các trí thức nhân sĩ rời bỏ chức vụ cao, cuộc sống
giàu sang để tham gia cách mạng. . Có thể khẳng định rằng, đội ngũ trí thức
Việt Nam đã có những đóng góp to lớn, quan trọng vào thắng lợi trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trong công cuộc đổi mới cho đến nay:
Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, khơng ngừng phát triển chính sách đối
với trí thức, phát huy vai trị, cống hiến của đội ngũ trí thức đối với q trình
đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố để phát triển đất nước. Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X họp từ ngày 9 đến ngày 177-2008 đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về trí thức, do đó đã đề cập một cách
tồn diện từ vai trị, khái niệm về trí thức đến việc đánh giá thực trạng đội ngũ
trí thức và cơng tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước khi đổi

7


mới (1986) đến nay; Nghị quyết xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo,
nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Đội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải

đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới. Trực tiếp đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Sáng tạo những cơng
trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, nhiều sản phẩm chất lượng cao, có
sức cạnh tranh; từng bước nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ của đất
nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới.
Bộ phận trí thức cũng tham gia cơng tác lãnh đạo, quản lý đã phát huy
tốt vai trò và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trình độ quản lý của
Nhà nước. Đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh là lực
lượng nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích
ứng nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đa số trí thức
Việt Nam ở nước ngồi ln hướng về Tổ quốc.
- Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức vẫn cịn một số mặt hạn chế:
Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển
đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ
tuổi, giới tính. Trình độ của trí thức ở nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại
học tụt hậu so với yêu cầu phát triển đất nước và so với một số nước tiên tiến
trong khu vực, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng,
khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng cơng nghệ tin học. Một bộ
phận trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ
bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị.
8


Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lịng tự
trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và tinh thần hợp tác.
Một số trí thức khơng thường xun học hỏi, tìm tịi, trau dồi chun mơn
nghiệp vụ, thiếu chí khí và hồi bão. Nhiều trí thức trẻ có tâm trạng thiếu
phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên về

chuyên môn.
Trong khoa học tự nhiên và cơng nghệ, số cơng trình được cơng bố ở
các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế được đăng ký quốc tế cịn q
ít. Trong khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng
dự báo và định hướng, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tế đổi mới đặt
ra, chưa có những cơng trình sáng tạo lớn, nhiều cơng trình cịn sơ lược, sao
chép. Trong văn hố, văn nghệ cịn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những
thành tựu vẻ vang của đất nước, sự sáng tạo và hy sinh lớn lao của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lý luận, phê bình văn học, nghệ
thuật cịn nhiều hạn chế.
Nhận thức rõ vai trị và những đóng góp của đội ngũ trí thức trong sự
nghiệp cách mạng, nhất là trong cơng cuộc đổi mới, thẳng thắn chỉ ra những
yếu kém của đội ngũ trí thức hiện nay, Đảng và Nhà nước đã và từng bước
hồn chỉnh các chính sách để đội ngũ và mỗi người trí thức ngày càng có
những đóng góp có hiệu quả hơn cho sự phát triển đất nước. Không ngừng
sửa đổi và ban hành nghị quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí
thức, mỗi người trí thức có thể phát triển hết tài năng, sửa chữa, khắc phục
những yếu kém để đóng góp ngày càng tốt hơn cho phát triển đất nước và
hạnh phúc của nhân dân.

9


Chương II
Đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức Việt Nam
Khi bàn về nhận thức của tri thức Việt Nam, có rất nhiều góc độ để
bình xét, đặc điểm tâm lý của người dân Việt Nam đa dạng và tầng lớp sử
dụng trí óc lại trở nên đặc biệt hơn. Trước hết là những tư tưởng của họ, được
ảnh hưởng từ đời xưa cho đến nay:
Thứ nhất, tư tưởng thái bình thiên trị:

+ Trong xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến, đội ngũ trí thức ln thể
hiện tư tưởng thái bình thiên trị với tinh thần trang trọng thiết tha trong mọi
triều đại phong kiến. Tư tưởng ấy được biểu hiện qua thái độ phò vương, yêu
độc lập, một nước chỉ có một vua xưng đế. Từ đời xưa, dân ta đã có tinh thần
yêu nước nồng nàn và lịng tự tơn dân tộc sâu sắc.
+ Trong bộ phận trí thức nay, tư tưởng ấy cũng được thể hiện mạnh mẽ
trong mỗi tâm hồn về giấc mơ đất nước tự do độc lập. Nhận thức ấy được
biểu hiện qua hành động của trí thức, dùng nguồn tư duy sáng tạo của mình
để xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ tuyệt đối. Thực tế, đội ngũ trí thức
đã có rất nhiều đóng góp cho nước nhà các thành tựu trên nhiều lĩnh vực, đưa
Việt Nam trở thành nước phát triển tiềm năng, tuy nhỏ nhưng khẳng định sức
mạnh và vị thế của mình trên đấu trường quốc tế.
Thứ hai, tư tưởng về danh và thực:
+ Người trí thức ln ý thức được trí tuệ của mình phải được khẳng
định và sự cơng nhận từ đơng đảo người ngồi. Để người đời kính phục thì
cần có những việc làm, hành động xứng danh. Từ thời phong kiến, các bậc
10


nhõ sĩ như nổi danh đến thời nay như ông Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên từ
khi rất nhỏ tuổi, hay Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngơ Đại Cáo vang mãi
đến đời sau.Trí thức Việt Nam ý thức được về sự quan trọng về sự song song
của danh và thực. Có danh lẫn thực thì danh sẽ càng rõ ràng và cao sang,
tiếng thơm vang mãi,cịn có danh mà khơng có thực thì sẽ dần bị lãng
qn,khơng được trọng vọng mà còn bị người đời mỉa mai, coi thường.
+ Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, người trí thức
càng phải nêu cao tư tưởng ấy hơn nữa, để xứng danh là tầng lớp cao trong xã
hội. Cần phải biến các tri thức của mình thành những kết quả thực tế, biến
thành những thành tựu khoa học cơng nghệ được vinh danh. Trí thức cần có
những đóng góp thực tiễn để phục vị xã hội và nhân dân, đóng góp đem lại lợi

ích cho cả bản thân và xã hội.
Thứ ba, tư tưởng về hiền tài và chiêu đãi hiền tài
+Tư tưởng trọng hiền tài đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm, trở thành
một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ xưa ông cha ta đã có câu: “Nhân tài
là ngun khí của Quốc gia. Ngun khí mạnh thì trị đạo mới mạnh. Khoa
mục là đường thẳng của quan trường. Ðường thẳng mở thì chân Nho mới có ”.
“Chiêu hiền đãi sĩ” đã trở thành một cuốn sách xuyên suốt qua các giai đoạn
của lịch sử dân tộc. Vua Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đã ban “chiếu cầu hiền”
cho thấy tấm lịng trọng dụng hiền tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ln bày
tỏ tấm lịng mến mộ người tài, ln tạo điều kiện để các bậc trí thức được
phát huy tiềm năng, trí tuệ.
+ Trọng dụng hiền tài khơng chỉ cần cái tâm mến mộ cái tài của họ, mà
phải dụng đúng cách, phải biết đặt đúng nơi, đúng lúc để cái tài ấy được phát
huy tối đa, hiệu quả. Đây được coi là một công việc hệ trọng thiêng liêng, vì
quyền lợi tối cao của đất nước.
Thứ tư, tư tưởng lấy dân làm gốc:

11


+ Đây là tư tưởng quan trọng và hết sức tiến bộ của trí thức Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử, trở thành vấn đề cốt lõi cơ bản trong suy nghĩ, hành
động của người trí thức.
+ Ngày nay, tư tưởng lấy dân làm gốc không chỉ thể hiện trong suy
nghĩ của người trí thức, mà nó đã trở thành một chủ trương quan trọng của
Đảng và nhà nước ta. Trong mỗi kì đại hội, Đảng ln nhấn mạnh vai trị của
trí thức cũng như trách nhiệm trí thức cần hành động trên lợi ích của nhân
dân, đặt lợi ích của dân và của đất nước lên hàng đầu.
- Bên cạnh đó, về mặt tư tưởng, trí thức việt vẫn cịn nhiều mặt hạn
chế:

Bởi như đã nói, trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng xuyên suốt về tư
tưởng từ ngàn đời xưa,từ quá trình xây dựng đất nước, cho nên ít nhiều vẫn bị
ảnh hưởng với tư tưởng tiểu nông manh mún. Việt Nam đi lên từ một dân tộc
lạc hậu, nghèo nàn, nghề nghiệp chính là nghề nơng, vì thế xuất phát điểm
của các trí thức chủ yếu là từ những gia đình nghèo khó. Biểu hiện của tâm lý
tiểu nơng đầu tiên, đó là tính an phận thủ thường, tự tiết chế các nhu cầu của
mình theo kiểu “cầu vừa đủ xài”, bằng lịng với chính mình. Từ đó, họ ít dám
trải nghiệm, dám tham vọng, dám vươn lên. Tâm lý tư lợi,chỉ lo việc của cá
nhân mình theo kiểu “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “việc ai người ấy lo, bè ai
người ấy chống”, lo vun vén cho cá nhân, không quan tâm đến những người
xung quanh.;Tâm lý phụ thuộc cộng đồng, hành động, không dám thể hiện
chính kiến, quan điểm riêng, phụ thuộc vào dư luận. Người mang tâm lý tiểu
nông sợ dư luận, không dám hành động theo ý muốn của chính mình, ln
làm theo đa số, hành động không dựa theo điều kiện thực tế của bản thân.
Một mặt hạn chế không nhỏ của bộ phận trí thức Việt Nam là chạy theo
ma lực của đồng tiền, chạy theo lối sống thực dụng dao động về lý tưởng
sống. Đây là điều khó tránh khỏi bởi khi họ xây dựng danh tiếng, mang lại lợi
ích xã hội thì tâm lý, nhu cầu cuộc sống buộc trí thức phải hành động vì bát
12


gạo của giai đình. Sở dĩ, trí thức cũng là một loại nghề nghiệp, lao động trí óc,
việc dùng chất xám của mình để mưu sinh là điều hết sức bình thường, song
vẫn có một số trí thức lợi dụng để làm ra đồng tiền khơng chính nghĩa, qn
đi lý tưởng sống của chính mình.
- Bên cạnh mặt tư tưởng, hoạt động trí tuệ của trí thức cũng mang một
số đặc điểm sau:
+ Hoạt động của tầng lớp trí thức chủ yếu là hoạt động tinh thần, hoạt
động mang tính sáng tạo trong xã hội của trí thức ln địi hỏi một tư duy lý
luận sâu sắc, tư tưởng logic.

+ Tư duy khoa học đi đôi với tác phong công nghiệp cần từ bỏ lối sống
tùy tiện, thiếu kỹ thuật của nền kinh tế tiểu nông. Nền kinh tế tiểu nông là nền
kinh tế lạc hậu song song với tư tưởng lỗi thời. Tư tưởng tiểu nông không cầu
tiễn, an phận thủ thường kéo theo nền kinh tế trì trệ, khơng phát triển. Người
trí thức cần hoạt động sáng tạo, văn minh, cần hướng đến nền kĩ thuật tiên
tiến hiện đại, phát minh ra những thành tựu khoa học có giá trị co cả hiện tại
và tương lai.
+ Để trí thức Việt Nam được phát triển tồn diện, cơng tác đào tạo cũng
được chú trọng. Đảng và Nhà nước luôn chỉ đạo sát sao công tác lãnh đạo đặc
biệt với đội ngũ trí thức, giao trách nhiệm, vai trị cho họ cũng như tạo mọi
điều kiện, chính sách đối đãi hợp lý, đầy đủcho đội ngũ trí thức. Bên cạnh đó,
cơng tác tự đào tạo cũng được chú trọng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của đất
nước hiện nay.
- Những đặc điểm về tình cảm của trí thức:
+ Trước khi là tầng lớp cao trong xã hội, đội ngũ trí thức là người dân
việt Nam mang tinh thần dân tộc, có một lịng nồng nàn u nước.Chính vì
tấm lịng đó đã hun đúc vào tiềm thức của trí thức giúp họ có thêm động lực
sáng tạo, phát huy thế lực. Lịng u nước đã trau dồi tình cảm cho người trí

13


thức, khiến tâm hồn họ vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, đậm đà bản sắc
người dân Việt.
+ Trí thức Việt Nam là những người tự trọng và đề cao lý tưởng yêu lẽ
phải và công bằng xã hội. Tuy họ là những người thuộc tầng lớp cao trong xã
hội, nhưng chủ yếu xuất thân từ những nhà nông nghèo khó. Chính những bát
cơm do nhân dân làm ra đã ni dưỡng tri thức cho họ.Vì thế, người trí thức
rất căm ghét sự áp bức, sự phân biệt giai cấp xã hội, họ ln đề cao tính cơng
bằng và lên án cho những hành động hạ thấp nhân phẩm con người.

+ Song song với tình yêu dân tộc là tình cảm q hương làng xã ln
hiện diện trong tiềm thức của trí thức Việt. Đó là nguồn cội, là gốc gác của
mỗi người. Tình cảm ấy trở thành thứ tình cảm thiêng liêng, quan trọng nhất
gắn bó và là một nét trong đặc điểm đời sống tình cảm của trí thức Việt Nam.
+ Tình cảm của trí thức Việt Nam ln giàu tính cộng dồng và tính
nhân văn. Điều này được thể hiện trong triết lý đối nhân xử thế đức tính vui
vẻ khoan dung. Đây là một đức tính q báu khơng chỉ tầng lớp trí thức. Bởi
Việt Nam nổi danh với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, lối sống cộng
đồng đã ăn sâu vào tâm hồn của mỗi người dân
+ Thế nhưng, trong tâm hồn họ vẫn còn những mối băn khoăn, trăn
trở. Và đa số, đầu tiên vẫn là mối băn khoăn về mức sống và mức thu nhập,
đặc biệt là tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Lý tưởng sống của trí thức chỉ có thể
tồn tại và phát triển khi có điều kiện, cụ thể là nguồn thu nhập, mức chi trả
phù hợp với chất xám mà họ bỏ ra. Điều đó khơng hồn tồn là do lối sống
thực dụng, mà đó là thực tế hóa cuộc sống ngày nay, mỗi con người đều phải
lao động để chi trả cho nhu cầu của bản thân và gia đình.
+ Khơng những thế, trí thức Việt còn băn khoăn về những tiêu cực của
đời sống xã hội, đó là tình trạng tham nhũng lạm quyền. Chính sự tham nhũng
của lãnh đạo cán bộ cấp trên khiến đội ngũ trí thức nản lịng, mất dần ý chí
cống hiến, họ băn khoăn về những cống hiến của họ liệu có được đặt được
14


đúng chỗ, có được sử dụng một cách hiệu quả và mang lại lợi ích hay khơng.
Bên cạnh đó, một số băn khoăn về tình hình an ninh trật tự.
+ Sự loại bỏ tâm thế nhờ sự hỗ trợ xã hội
Khi ở trạng thái xung đột về quan điểm tư tưởng, đối tượng thường có
xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ từ những cá nhân hoặc các nhóm xã hội có cùng
quan điểm chính trị tư tưởng của trí thức. Thường những người chung quan
điểm hay ủng hộ quan điểm ấy được tìm thấy trong gia đình của người thân

nhõmax hội. Đối tượg có dịp khẳng đinh thêm quan điểm của mình cũng có
tâm thế có sẵn. Mặt khác, họ có những điều kiện để thu nạp thêm những lý lẽ
và lập luận, luận chứng mới để chống lại quan điểm tư tưởng. Việc tìm kiếm
quan điểm chung cũng rất quan trọng, bởi nếu có sự độc lập về quan điểm, hệ
quả tư tưởng sẽ đặc biệt xấu nếu ở đối tượng hình thành khuynh hướng muốn
tranh luận, bảo vệ tư tưởng.
+ Sự loại bỏ tâm thế mang tính chất cá nhân
Sự loại bỏ tâm thế là do tính cách của người tuyên truyền. Đối tượng
không chỉ cảm thấy người tuyên truyền phổ biến những quan điểm khác xa
với tâm thế của họ mà người tuyên truyền còn là một người thiếu gương mẫu,
có khuyết điểm với người khơng có thiện cảm thì quan điểm của họ đưa ra
thường khó chấp nhận. Ở dây có sự tổ chức lại cấu trúc bên trong đối tượng
theo cơ chế tự bảo vệ.
Trí thức là một tập hợp mở và đa dạng nên đặc điểm của tầng lớp này
cũng rất phong phú. Tuy nhiên, giữa các nhà trí thức, nhất là bộ phận hạt nhân
của tầng lớp này, cũng có những đặc điểm phẩm chất chung; phẩm chất nào
cũng có mặt mạnh và mặt yếu của nó.

15


Chương III
Ý nghĩa của nghiên cứu tâm lý đội ngũ trí thức trong cơng tác tun
truyền.
Trong cơng tác tun truyền, đối với đội ngũ tri thức, nắm vững những
đặc điểm tâm lý của họ là điều rất quan trọng và cần thiết. Nó vừa có ý nghĩa
như là điều kiện để nâng cao lập trường tư tưởng cho người làm cơng tác
tun truyền, vừa có ý nghĩa như là một nguyên tắc thuộc về chuyên ngôn
nghiệp vụ tuyên giáo, từ đó nâng cao được hiệu quả của cơng tác này.
- Về tư tưởng

Nắm vững những đặc điểm tâm lý của đội ngũ tri thức sẽ giúp cho
người làm công tác tuyên truyền hiểu hơn, nắm được những đặc điểm tâm lý
tích cực để tạo điều kiện nâng cao những mặt mạnh của trí thức Việt. Có
những hoạt động nhằm hoan nghênh tri thức về những đóng góp, thành tựu,
phù hợp với bước phát triển của xã hội và sự đi lên trong tư tưởng cũng như
nền kinh tế của nước nhà. Bên cạnh đó giúp cho người làm cơng tác tư tưởng
nắm vững được những tâm lý tiêu cực nảy sinh một cách tất yếu trong điều
kiện kinh tế - xã hội hiện nay, giúp họ cảm thơng và có những công tác đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng của đội ngũ tri thức, nâng cao tinh thần lý tưởng
sống cho họ trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Cũng từ những nhận thức về cơ sở hình thành của những đặc điểm tâm
lý của đội ngũ trí thức, các cán bộ làm cơng tác tun truyền càng thêm tin
tưởng vào tính đúng đắn và bức thiết trong những chủ trương nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về nâng cao trí tuệ và vai trị trách nhiệm cho đội ngũ trí
thức. Từ đó giúp phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
16


hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nâng cao ý thức phục vụ đất nước và đời sống
vật chất cho nhân dân.
- Về chuyên môn nghiệp vụ
Nắm vững những đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thứcđề khi tuyên
truyền cho đội ngũ này chính là người làm cơng tác tuyên giáo đang thực hiện
nguyên tắc “ phù hợp với đối tượng”.Đây là một nguyên tắc cơ bản của quá
trình giáo dục cũng như quá trình tuyên truyền, một mặt nó hướng sự lựa
chọn nội dung tuyên truyền vào những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến lợi
ích thiết thực của người trí thức, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết nhất
của họ về thơng tin. Có như vậy mới thu hút được sự quan tâm chú ý của họ
trong quá trình tuyên truyền. Việc tuyên truyền những chủ đề lớn và rộng cần
tiến hành chiến dịch tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng,

tạo thành dư luận xã hội, thành phong trào quần chúng, gây tác động lan
truyền. Việc tuyên truyền bề sâu cần tiến hành với nhóm nhỏ, tập thể cơ sở.
Mặt khác, nội dung tuyên truyền cũng phải được lựa chọn sao cho có tác dụng
cổ vũ, phát huy những đặc điểm tâm lý tích cực phù hợp với sự phát triển của
xã hội; phê phán và hạn chế những đặc điểm tâm lý tiêu cực, lạc hậu vẫn còn
tồn tại.
Việc nắm vững những đặc điểm tâm lý của trí thức cho phép người
làm công tác tuyên truyền lựa chọn được những phương thức trình bày ngơn
ngữ diễn đạt sao cho phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tư duy của họ,
từ đó nâng cao được hiệu quả tun truyền. Ngồi ra giúp cho người làm công
tác tuyên truyền sáng tạo được thêm nhiều hình thức tuyên truyền phong phú,
sinh động chuyển tải được đầy đủ những thông tin cấp thiết một cách đúng
đắn và chắc chắn.

17


18


KẾT LUẬN
Nghiên cứu tâm lý của từng bộ phận trong xã hội luôn là việc làm quan
trọng cấp thiết trong công tác tuyên truyền. Việc tuyên truyền hiệu quả phụ
thuộc vào việc nắm vững tâm lý, tình cảm của đối tượng. Vì thế, đối với bộ
phận trí thức, đây là bộ phận thuộc tầng lớp cao trong xã hội thì tâm lý của họ
lại càng phong phú, phức tạp. Người làm công tác tuyên truyền không chỉ cần
đáp ứng nhu cầu suy nghĩ của bộ phận trí thức, mà cịn phải hướng tư tưởng
của họ theo lối tư tưởng của mình là điều khơng hề đơn giản. Tâm lý của đội
ngũ trí thức mang nhiều mặt tích cực, song vẫn có những mặt tiêu cực cần
được loại bỏ, cần được thông tin cho họ để phát triển, nâng cao suy nghĩ phù

hợp với hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, vươn xa trên đấu
trường quốc tế cả về kinh tế lẫn văn hóa – xã hội. Là một sinh viên đang theo
ngành quản lý văn hóa tư tưởng, nắm vững tâm lý của từng đối tượng là bài
học quan trọng cho tương lai làm công tác tuyên truyền. Nghiên cứu tâm lý
chính là nắm bắt suy nghĩ của đối tượng, cần phải trau dồi, nâng cao hơn nữ
trí tuệ của bản thân để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tâm lý của đội ngũ trí thức và ý nghĩa của
nó đối với hoạt động tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay.” của em vẫn còn
nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý và đánh giá của giáo viên để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn nữa. em xin chân thành cảm ơn!

19



×