Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát tổn thương chức năng can chủ cân trên bệnh nhân sau đột quỵ đang điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố cần thơ năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.45 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
KHẢO SÁT TỔN THƢƠNG CHỨC NĂNG CAN CHỦ CÂN
TRÊN BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ
TRUYỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017 – 2018
Đặng Quỳnh Nguyệt Quế1*, Tôn Chi Nhân2
1. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*Email:

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Một trong các học thuyết nền tảng cho chẩn đoán là học thuyết Tạng tượng. Bên cạnh đó,
đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát các tiêu chuẩn chẩn
đoán một bệnh cảnh y học cổ truyền trên nhóm bệnh nhân sau đột quỵ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các
triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân trong bệnh cảnh sau đột quỵ trên lâm sàng. Tìm hiểu sự phù hợp
giữa triệu chứng lâm sàng và triệu chứng được nêu trong y văn về rối loạn chức năng can chủ cân trên bệnh
nhân sau đột quỵ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân sau đột
quỵ. Kết quả: Có 11/13 triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân trên bệnh nhân sau đột quỵ xuất hiện trên
lâm sàng. Triệu chứng liệt nửa người chiếm tỷ lệ 100%, móng nhợt chiếm 81%. 100% những triệu chứng rối
loạn chức năng can chủ cân có CMI (Culmulative Mutual Information) thơng tin tương hỗ tích lũy ≥ 95% và
đều thuộc thể can huyết hư. Chứng can huyết hư chiếm 53%. Các triệu chứng tay chân co quắp, tay chân run
trong bệnh cảnh can huyết hư xuất hiện với độ đặc hiệu lần lượt là 100%, 84%. Kết luận: Lâm sàng phù hợp
với y văn về các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân trên bệnh nhân sau đột quỵ.
Từ khóa: Lantern 4.3, can chủ cân, di chứng sau đột quỵ.

ABSTRACT

STUDY ON LIVER GOVERNS TENDON FUNCTIONAL DAMAGE
IN PATIENTS AFTER STROKE AT CAN THO TRADITIONAL MEDICINE
HOSPITAL IN 2017-2018
Dang Quynh Nguyet Que, Ton Chi Nhan


2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy
Background: One of the fundamental theories of diagnostics is Visceral manifestation theory. Beside
that, Stroke is a leading cause of disability. This study was conducted to examine the criteria used to diagnose a
traditional medicine condition in patients after stroke. Objectives: Determine the incidence of symptoms of liver
governs tendon functional damage in patients after stroke appeared clinically. Find out the match between
clinical and the books of traditional medicine on symptoms of liver governs tendon functional damage in
patients after stroke. Materials and method: A cross-sectional study of patients after stroke. Result: There are
11/13 symptoms of liver governs tendon functional damage in patients after stroke appeared clinically.
Hemiplegia accounted for 100%, pale nails accounted for 81%. 100% of symptoms of liver governs tendon
functional damage CMI (Culmulative Mutual Information) ≥ 95% and are related to liver blood deficiency.
Liver blood deficiency accounts for 53%. Symptoms of convulsive limbs, limbs trembling in the liver blood
deficiency appear with specificity in turn of 100%, 84%. Conclusions: Clinically consistent with the books of
traditional medicine on the symptoms of liver governs tendon functional damage in patients after stroke.
Keywords: Lantern 4.3, liver governs tendon, sequelae after stroke

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2004, văn phòng Tổ chức Y tế thế giới phát động dự án sử dụng thích hợp y học cổ truyền
với tiêu đề: “Tiêu chuẩn hóa với cách tiếp cận của y học dựa trên bằng chứng” [3]. Hưởng ứng dự án
này, các tài liệu về y học cổ truyền hiện nay đang hướng về tiêu chuẩn hóa chẩn đốn các thể lâm sàng

1


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
y học cổ truyền trong một bệnh cảnh y học hiện đại [2], [3]. Theo chức năng tạng tượng, tạng can chủ
cân. Do vậy mọi bệnh lý chủ về cân (nhóm bệnh rối loạn chức năng chi phối toàn bộ vận động của cơ
thể) sẽ liên quan đến tạng can [6], [8], [10]. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, điều này để
lại hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội [7], [11], [12]. Vì vậy, vấn đề điều trị
và phục hồi chức năng cho người có di chứng đột quỵ não là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết
của ngành y tế. Muốn có được phương pháp điều trị đúng đắn thì điều kiện cần thiết nhất phải có được

chính là nắm vững cơ chế bệnh, nguyên nhân, quá trình hình thành và cách xác định các chứng hậu.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế, cũng như tính cấp thiết của vấn đề nêu trên chúng tôi đã thực hiện
nghiên cứu với mục tiêu là xác định tỷ lệ các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân trong bệnh
cảnh sau đột quỵ trên lâm sàng và tìm hiểu sự phù hợp giữa triệu chứng lâm sàng về rối loạn chức
năng can chủ cân và triệu chứng được nêu trong y văn trên bệnh nhân sau đột quỵ.

II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Những bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ
của Tổ chức Y tế thế giới, độ tuổi từ 50 đến 70, đồng ý tham gia nghiên cứu, có điểm Glasgow =15.
- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không thể giao tiếp với thầy thuốc hoặc không thực hiện được
y lệnh. Bệnh nhân bị bại liệt, dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh khác ảnh hưởng chức năng vận động trước
đó.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
p × (1 − p)
2
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ: n = Z1−α/2
d2
Thêm 10% hao hụt, n = 91. Trên thực tế thu được 100 mẫu.
Chọn mẫu thuận tiện, bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu chí chọn bệnh
để theo dõi.
- Nội dung nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân trong
bệnh cảnh sau đột quỵ trên lâm sàng. Ứng dụng phần mềm Lantern 4.3 gom các triệu chứng (X1, X2,
X3,...) xuất hiện cùng nhau thành các biến tiềm ẩn (Y0, Y1, Y2,...), có hai dạng biến tiềm ẩn là biến
tiềm ẩn đồng hiện, biến tiềm ẩn loại trừ. Biến tiềm ẩn đồng hiện chứa các triệu chứng bổ sung ý nghĩa
cho nhau (ví dụ: miệng khát, ngũ tâm phiền nhiệt, uống nhiều,...); biến tiềm ẩn loại trừ chứa các triệu
chứng không thể xuất hiện cùng nhau (ví dụ: rêu dày, rêu mỏng, khơng rêu,...). Sau đó xét tương quan
giữa các biến tiềm ẩn Y để gộp thành nhóm (được gọi là biến gộp Z), thơng qua y văn có thể gọi tên

các biến gộp theo tên các thể bệnh. Lựa chọn biến gộp Z (thể bệnh) nào có p cao, nghĩa là xác suất xảy
ra nhiều trong mẫu nghiên cứu để làm đại diện nghiên cứu. Dựa vào độ nhạy và độ đặc hiệu để đánh
giá tính quan trọng của các triệu chứng có trong thể bệnh, sau đó so sánh với y văn tìm mối quan hệ
giữa y văn và nghiên cứu lâm sàng.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Tỷ lệ các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân trong bệnh cảnh sau đột quỵ trên lâm
sàng
Bảng 1. Tỷ lệ các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân
Các nhóm

Triệu chứng

RLCN chi phối vận
động cơ thể

Yếu liệt nửa người
Tay chân tê buốt
Cứng khớp

2

Tần số
(n = 100)
100
67
48

Tỷ lệ (%)
100

67,0
48,0


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Các nhóm

RLCN vinh nhuận
móng tay, móng chân

Triệu chứng
Tay chân co duỗi khó khăn
Cơ nhục mềm nhão
Tay chân run
Teo cơ
Tay chân co quắp
Co giật
Móng nhợt
Móng khơ
Móng dễ gãy
Móng tay đổi hình dạng

Tần số
(n = 100)
35
33
31
16
8
3

81
72
0
0

Tỷ lệ (%)
35,0
33,0
31,0
16,0
8,0
3,0
81,0
72,0
0
0

Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, triệu chứng yếu liệt nửa người chiếm tỷ lệ cao nhất 100%,
các triệu chứng móng dễ gãy, móng thay đổi hình dạng khơng xuất hiện. Trong nhóm rối loạn chức
năng vinh nhuận móng tay, móng chân xuất hiện 2 triệu chứng, triệu chứng móng nhợt chiếm tỷ lệ cao
hơn là 81%, triệu chứng móng khơ chiếm tỷ lệ 72%. Trong nhóm rối loạn chức năng chi phối vận động
cơ thể, triệu chứng yếu liệt nửa người chiếm tỷ lệ cao nhất 100%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là triệu chứng
co giật 3%.
- Kết quả phân tích triệu chứng bằng mơ hình cây tiềm ẩn
Bảng 2. Phân tích thơng tin dạng biến đồng hiện
Biến tiềm ẩn
Y0
Ngủ hay mơ
Móng khơ
Móng nhợt

Tay chân co quắp
Tay chân run
Y4
Miệng khát
Y6
Ngủ khó vào giấc
Ngủ ít
Đau mỏi gối
Giới hạn vận động khớp
Y7
Nhìn kém
Hoa mắt
Ù tai

Trạng thái s0
p = 0,66
0,07
0,63
0,71
0
0,15
p = 0,7
0
p = 0,74
0,15
0,33
0,19
0,39
p = 0.63
0,08

0,06
0,05

Trạng thái s1
p = 0,34
0,33
0,9
1
0,23
0,62
p = 0,3
1
p = 0,26
1
0,87
0,75
0
p = 0.37
0,81
0,67
0,6

Gọi tên
Can huyết hư 1
[3], [13]

Âm hư thiếu tân dịch
[3], [13]
Can huyết hư 2
[3], [13]


Can âm hư [3], [13]

Y: biến tiềm ẩn
s0: trạng thái khơng có biến tiềm ẩn Y
s1: trạng thái có biến tiềm ẩn Y
p: xác suất xảy ra trong nghiên cứu
Nhận xét: Trong thể can huyết hư 1 có 5 triệu chứng trong đó có 4 triệu chứng thuộc rối loạn
chức năng can chủ cân là móng nhợt, móng khơ, tay chân co quắp, tay chân run. Thể can huyết hư 2 có
4 triệu chứng trong đó có 1 triệu chứng thuộc nhóm rối loạn chức năng can chủ cân là giới hạn vận
động khớp. Hai thể lâm sàng là âm hư thiếu tân dịch và can âm hư lần lượt có 1 và 3 triệu chứng
nhưng khơng có triệu chứng thuộc nhóm rối loạn chức năng can chủ cân trong hai thể lâm sàng này.
Bảng 3. Phân tích dạng biến loại trừ

3


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Biến tiềm ẩn

Gọi tên
Rêu lƣỡi [3], [13]
Hàn chứng: rêu trắng
Lý chứng: rêu dày
Biểu chứng: rêu mỏng

Y1
Rêu dày
Rêu mỏng
Rêu trắng

Y2
Mạch huyền
Mạch tế
Mạch trầm
Y3
Sắc lưỡi đỏ
Sắc lưỡi nhợt
Y5
Môi hồng
Môi nhợt
Sắc nhợt
Sắc đỏ
Sắc mặt hồng

Mạch tƣợng [3], [13]
Mạch thực chứng: mạch huyền
Mạch hư chứng: mạch trầm, mạch tế
Sắc lƣỡi [3], [13]
Huyết hư: sắc lưỡi nhợt
Nhiệt chứng: sắc lưỡi đỏ
Sắc diện [3], [13]
Huyết hư: môi nhợt, sắc nhợt
Nhiệt chứng: sắc đỏ

Nhận xét: Qua phân tích dạng biến loại trừ cho ta các nhóm triệu chứng về sắc lưỡi, rêu lưỡi,
sắc diện, mạch tượng. Các nhóm này có các triệu chứng ngược nhau nằm trong nhiều hội chứng khác
nhau.
Sau q trình phân tích riêng hai nhóm gồm biến đồng hiện và biến loại trừ. Chúng tôi tiếp tục
thực hiện phân tích gộp các biến tiềm ẩn có liên quan. Đầu tiên, gộp các biến tiềm ẩn cùng nói lên một
thơng tin (về hội chứng y học cổ truyền) từ dạng biến đồng hiện với dạng biến loại trừ bằng nhiều lần

khác nhau. Sau đó lựa chọn mơ hình nào có p cao hơn, nghĩa là xác suất mơ hình đó xảy ra nhiều trong
mẫu nghiên cứu, được xem là tối ưu.
Bảng 4. Phân tích gộp các nhóm theo mơ hình cây tiềm ẩn
Biến gộp

Trạng thái s0

Trạng thái s1

Z1 (Y0, Y6, Y7)
Nhìn kém
Hoa mắt
Tay chân co quắp
Tay chân run
Ngủ hay mơ
Móng nhợt
Z2 (Y4, Y7, Y2, Y3)
Sắc lưỡi đỏ
Miệng khát

p = 0,47
0,09
0,07
0
0,16
0,07
0,71
p = 0,26
0
0


p = 0,53
0,58
0,47
0,15
0,44
0,24
0,89
p = 0,74
0,45
0,41

Gọi tên

Can huyết hƣ
[3], [13]

Âm hƣ
[3], [13]

Nhận xét: Âm hư xuất hiện trong mẫu với tỷ lệ 74%, can huyết hư xuất hiện trong mẫu với tỷ
lệ 53%. Trong thể âm hư khơng có triệu chứng của rối loạn chức năng can chủ cân. Trong thể can
huyết hư có 3 triệu chứng thuộc nhóm triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân đó là tay chân co
quắp, tay chân run, móng nhợt. Số lượng các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân chiếm 50%
các triệu chứng trong thể can huyết hư trong mẫu nghiên cứu.

IV. BÀN LUẬN
Trên bệnh nhân sau đột quỵ não trong mẫu nghiên cứu, yếu liệt nửa người là triệu chứng chiếm
tỷ lệ cao nhất và cũng là di chứng gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh nhất. Do vậy, việc điều


4


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
trị và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh có rối loạn vận động sau đột quỵ là một nghiệm vụ
quan trọng hàng đầu của ngành y tế nói chung và ngành Y học cổ truyền nói riêng.
Do triệu chứng yếu liệt nửa người xuất hiện 100% trong mẫu nghiên cứu nên khơng thể đưa
vào phân tích trong mơ hình cây tiềm ẩn vì độ đặc hiệu triệu chứng không cao.
Thể âm hư trong mẫu nghiên cứu xuất hiện với 2 triệu chứng sắc lưỡi đỏ, miệng khát. Trong
các triệu chứng kể trên, khơng có triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân, mặc dù khả năng xuất
hiện của thể này trong bệnh cảnh sau đột quỵ trong nghiên cứu này là rất lớn 74%. Có sự khác biệt này
là do những rối loạn chức năng can chủ cân không do nguyên nhân âm hư.
Thể can huyết hư trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ 53%. Qua phân tích độ nhạy và độ đặc hiệu
của các triệu chứng chúng tôi đưa ra kết luận những người bệnh sau đột quỵ nếu không thuộc thể can
huyết hư sẽ chắc chắn khơng có triệu chứng tay chân co quắp. Trong mẫu nghiên cứu, các triệu chứng
tay chân co quắp, tay chân run xuất hiện với độ đặc hiệu cao phù hợp với nội dung các trọng chứng
yếu điểm của can huyết hư, cụ thể trong tác phẩm “Trung y chẩn đoán học” do tác giả Tạ Thanh Tịnh
dịch xác định: “Can huyết hư chứng trọng chứng yếu điểm là cân, mạch,... mất đi sự nhu dưỡng của
huyết, can huyết hư cân thất dưỡng nên co quắp, tay chân run rẩy,...” [13].
Có 100% những triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân có thơng tin tương hỗ tích lũy CMI
≥ 95% đều thuộc thể can huyết hư. Sau khi tra cứu các y văn, chúng tơi tìm hiểu ra được, nguyên nhân
gây rối loạn chức năng can chủ cân chủ yếu do can huyết hư [1], [4], [5], [6], [8], [9], [10]. Nhìn
chung, việc xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức năng can chủ cân với tỷ lệ cao trong can huyết hư
hoàn toàn phù hợp với y văn.

V. KẾT LUẬN
Triệu chứng liệt nửa người chiếm tỷ lệ cao nhất là 100%, đây cũng là di chứng ảnh hưởng đến
cuộc sống người bệnh sau đột quỵ nhất, vì vậy việc điều trị và phục hồi chức năng vận động sau đột
quỵ là một nghiệm vụ quan trọng. Lâm sàng và y văn phù hợp về việc xác định nguyên nhân gây rối
loạn chức năng can chủ cân là do can huyết hư và những trọng chứng yếu điểm của can huyết hư là tay

chân run, tay chân co quắp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Bảo (2010), Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Bay (2007), Bệnh học và điều trị nội khoa kết hợp Đông – Tây y, NXB Y học, Hà Nội
3. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương Tổ chức Y tế thế giới (2009), Thuật ngữ Y học cổ truyền của Tổ
chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, NXB Y học, Hà Nội
4 Bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội (2014), Bài giảng Y học cổ truyền tập 1, NXB Y học, Hà
Nội
5. Hoàng Bảo Châu (1997), Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội, tr.21-41
6. Ngô Anh Dũng (2008), Y lý Y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội
7. Nguyễn Minh Hiện (2013), Đột quỵ não, NXB Y học, Hà Nội
8. Nguyễn Trung Hịa (2012), Đơng Y tồn tập, NXB Thuận Hóa, Huế
9. Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội (2016), Bài giảng Y học cổ truyền (dùng cho học viên chuyên
khoa định hướng Y học cổ truyền), NXB Y học, Hà Nội
10.Nguyễn Nhược Kim (2010), Lý luận y học cổ truyền, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
11. Phan Thái Nguyên, Vũ Anh Nhị (2009), “Biến chứng thường gặp trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột
quỵ não cấp”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(1), tr.387-393
12. Vũ Anh Nhị (2001), Thần kinh học lâm sàng và điều trị, NXB Mũi Cà
13. Tạ Thanh Tịnh dịch (1994), Trung y chẩn đoán học, NXB Khoa học Thượng Hải, Trung Quốc

(Ngày nhận bài: 25/9/2019 - Ngày duyệt đăng: 03/11/2019)

5



×