ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC THPT
Câu 1: Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
a, GD là một hiện tượng của đời sống XH, nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng
với sự hình thành, phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội loài người
-
Để tồn tại và phát triển, loài ng ko ngừng tác động vào thế giới khách quan,
nhận thức thế giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm.
- Bất cứ XH nào muốn duy trì và phát triển được đều phải duy trì thực hiện
việc GD liên tục đối với các thế hệ, tức là sự tiếp nhận được những kinh
nghiệm mà lồi ng đã tích lũy được trong quá trình phát triển của lịch sử
được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối qua các thế hệ.
- Đặc trưng cơ bản của GD là việc thế hệ trước truyền đạt kinh nghiệm cho
thế hệ sau; thế hệ sau tiếp thu lĩnh hội kinh nghiệm đó và phát triển nó cho
phù hợp với u hồn cảnh mới, tham gia vào cuộc sống lao động và hoạt
động XH nhằm duy trì và phát triển XH lồi ng.
→ Như vậy, GD là 1 hiện tượng của XH thể hiện ở việc truyền đạt những kinh
nghiệm mà loài ng đã tích lũy được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b, GD là một hiện tượng XH đặc biệt
-
GD được 1 nhu cầu tất yếu của XH, là 1 hiện tg XH đặc biệt
+ GD là phạm trù XH chỉ có ở con ng.
GD đóng vai trị như 1 mặt ko thể tách rời cuộc sống con ng, XH. GD là 1
hiện tượng XH nảy sinh trong cuộc sống và do nhu cầu cuộc sống. Để tồn tại và
phát triển, con ng phải lao động tạo sản phẩm. Muốn vậy phải có kinh nghiệm. Do
đó GD là điều kiện ko thể thiếu để duy trì và phát triển đời sống con ng, là phương
thức tái sản xuất lao động và nhân cách cho XH.
+ GD là 1 hình thái ý thức xã hội, hoạt động GD là hoạt động có mục đích, lựa
chọn, kế thừa,sáng tạo.
Về bản chất, GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm, về mục đích đó là
sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau, về phương thức nó đảm bảo tính kế
thừa và phát triển
+ GD là 1 hiện tượng mang tính lịch sử và tính vĩnh hằng; là hiện tượng mang tính
giai cấp và dân tộc GD tạo ra sự phát triển cá nhân và XH, là quá trình truyền thụ,
chiếm lĩnh và làm phong phú những kinh nghiệm đã được tích lũy trong q trình
phát triển lịch sử XH. Do đó, GD là q trình XH hóa liên tục trog cuộc đời mỗi
con ng, là điều kiện quyết định sự tồn tại phát triển loài ng.
- Sản phẩm của GD là nhân cách của con ng do XH sử dụng.
→ Như vậy, việc truyền thụ, lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm chủ động, sáng tạo là
nét đặc trưng của GD với tư cách là 1 hiện tượng XH đặc biệt, 1 nhu cầu đặc biệt
của XH lồi ng.
Tóm lại, GD là 1 hiện tượng đặc biệt, có vai trị quan trọng trong XH.
Thiếu vai trị của GD, XH khơng thể tồn tại và phát triển được vì nó
khơng thể tái sản xuất sức lao động, không thể tạo ra nguồn lực cơ bản
để đáp ứng mục tiêu phát triển.
Câu 2: Mục đích giáo dục là gì? Phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo
dục, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa chúng.
- Mục đích giáo dục: là phạm trù cơ bản của giáo dục học, là mơ hình nhân
cách của con người mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã
hội trong một giai đoạn lịch sử.
- Phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục
T
T
1
2
3
4
5
Mục đích giáo dục
Có tính định hướng, lý tưởng
Mục tiêu giáo dục
Có tính cục thể với hoạt động và
phương tiện xác định
Thời gian thực hiện dài
Thời gian thực hiện ngắn, xác định
Tính rộng lớn, khái quát của vấn đề Có tính xác định của vấn đề
Khó đo được kết quả tại một thời
Có thể đo được kết quả ở một thời
điểm xác định
điểm cụ thể
Cấu trúc phức tạp, được tạo thành
Cấu trúc đơn giản, là một bộ phận
do nhiều mục tiêu kết hợp lại
hợp thành của mục đích giáo dục
- Hai khái niệm này có nội hàm tương tự nhưng khác ở mức độ rộng hẹp và
phạm vi cấp độ vận động, cụ thể là: 2 khái niệm này có mối quan hệ rất mật
thiết
- Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt mục đích và mục tiêu là tính xác định
và tính cụ thể của kết quả dự kiến.
- Mối quan hệ: mối quan hệ những mong đợi lý tưởng và khả năng thực hiện,
giữa các yêu cầu tổng thể và yêu cầu bộ phận của quá trình giáo dục. Tuy
nhiên trong một số trường hợp hai khái niệm này có thể chuyển hố lẫn
nhau.
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của QTGD THPT. Cho ví dụ minh hoạ.
*Khái niệm: Qúa trình giáo dục là quá trình trong đó dưới sự tác động chủ đạo của
nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác tích cực tự giáo dục nhằm hình thành
thế giới khách quan và phẩm chất nhân cách khác của người công dân, người lao
động. Là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể.
*Đặc điểm của quá trình giáo dục:
- Giáo dục là một q trình có tính lâu dài
Qúa trình giáo dục nhằm hình thành, phát triển những phẩm chất cá nhân nên nó
địi hỏi một thời gian lâu dài mới đạt kết quả. Tính chất lâu dài của q trình giáo
dục thể hiện:
+ Qúa trình giáo dục được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cuộc sống con
người, từ lúc sinh ra đến khi khơng cịn sống nữa.
+ Kết quả của tác động giáo dục ( nhận thức, niềm tin, phẩm chất mới,…) khó có
ngay được, và có khi kết quả đó lại bị biến đổi hoặc mất đi. Do đó cơng tác giáo
dục phải được tiến hành bền bỉ, liên tục theo kế hoạch ổn định, lâu dài.
Như vậy, trong q trình giáo dục nhà giáo dục khơng được nơn nóng, vội vàng,
đốt cháy giai đoạn, phải có tính kiên trì, bền bỉ, có tính kiềm chế cao. Cần phải có
q trình lâu dài mới đánh giá được kết quả giáo dục. Đặc biệt thận trọng khi đánh
giá con người ( một người đang tốt thì khơng thể xấu ngay được; ngược lại, một
người đang xấu thì khơng thể tốt ngay được ). Giáo dục phải có thời gian hợp lý thì
mới có sự thay đổi nhất định. Sự lâu dài của giáo dục là do quán tính của nó và tính
phức tạp của các điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau tác động đến đối
tượng giáo dục.
VD: Trong tình hình hiện nay, mỗi cá nhân đều phải có lịng u nước, đặc biệt là
thế hệ trẻ. Trong quá trình giáo dục cần hình thành cho HS lịng u nước từ sớm
để rèn luyện thành thói quen.
- Giáo dục là một q trình có tính phức tạp
+ Tính phức tạp của q trình giáo dục trước hết nằm ở đối tượng giáo dục:
Đối tượng của quá trình giáo dục là tâm hồn con người, cái mà người khác khơng
trực tiếp nhìn thấy được. Qúa trình giáo dục phải tạo ra sự chuyển biến trong tâm
hồn mỗi con người cũng không thể đánh giá ngay được, khó định tính và định
lượng một cách rõ ràng. Mỗi cá nhân con người là một thế giới đầy bí hiểm và hết
sức phức tạp, địi hỏi phải có thời gian và điều kiện thì mới có thể nhận thức được.
+ Kết quả của quá trình giáo dục chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khách
quan, chủ quan khác nhau.
Các yếu tố tác động từ nhiều phía đan kết, xen kẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một
thể thống nhất hướng tới việc hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, các yếu tố tác động
đến quá trình giáo dục với nhiều mức độ khác nhau, chúng có thể thống nhất hỗ trợ
cho nhau trong q trình giáo dục, cũng có thể mâu thuẫn làm hạn chế, suy giảm,
thậm chí làm vơ hiệu hóa kết quả của q trình giáo dục. Điều này địi hỏi nhà giáo
dục cần chủ động phối hợp thống nhất các tác động giáo dục, đồng thời phải linh
hoạt vận dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục để hạn chế tới mức tối đa
những tác động tiêu cực, tự phát và phát huy những tác động tích cực đối với q
trình giáo dục.
+ Kết quả của q trình giáo dục khơng nhìn thấy, khơng đánh giá ngay được.
VD: Trong q trình giáo dục, HS phải chịu tác động từ nhiều yếu tố, gia đình giáo
dục một kiểu, nhà trường giáo dục một kiểu thì học sinh rất khó học tập và hồn
thiện nhân cách.
- Qúa trình giáo dục bao giờ cũng mang tính cụ thể
Qúa trình giáo dục được thực hiện trong cuộc sống, hoạt động và giáo lưu của mỗi
cá nhân. Với tư cách là người được giáo dục, cá nhân tiếp nhận các tác động giáo
dục một cách cụ thể thì mới có hiệu quả.
+ Tác động giáo dục theo từng cá nhân người được giáo dục với những tình huống
giáo dục cụ thể, riêng biệt, Qúa trình giáo dục được diễn ra theo thời gian, địa
điểm, không gian với những điều kiện hồn cảnh cụ thể.
+ Qúa trình giáo dục phải tính đến những đặc điểm riêng của trẻ ( lứa tuổi, tình
cảm, thói quen )
+ Nhà giáo dục cần nhìn thấy và dự đốn được ngun nhân của các biểu hiện về
hành vi, thái độ,…của trẻ để có biện pháp giáo dục kịp thời.
VD: Trong q trình giáo dục, mỗi em có một tính cách riêng, đặc điểm tâm sinh
lý riêng, hồn cảnh riêng,.. vì vậy trong giáo dục cần có những biện pháp phù hợp
với từng HS.
- Qúa trình giáo dục ln phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn
Giáo dục là một q trình rất phức tạp và khó khăn vì nó diễn ra với nhiều mâu
thuẫn.
VD: Trong quá trình giáo dục, nhiều khi sẽ xảy ra những lần cãi vã giữa các học
sinh và nghiêm trọng hơn là học sinh sử dụng vũ lực với nhau,… Điều này đòi hỏi
giáo viên cần có các kĩ năng giải quyết vấn đề xảy ra một cách hợp lí, cơng bằng
cho từng bên để tránh gây mất đoàn kết và tránh ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe
của học sinh.
Câu 4: Phân tích các khâu của quá trình dạy học giáo dục THPT và rút ra kết
luận cần thiết?
Quá trình giáo dục được thực hiện ở các khâu:
1, Tổ chức, điều khiển người được giáo dục nắm vững những tri thức về các chuẩn
mực xã hội đã được quy định.
- Chuẩn mực xã hội được biểu hiện là những nội quy, quy định, yêu cầu mà cá
nhân hoặc tập thể phải tuân theo đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Chuẩn mực xã hội có tác dụng định hướng, điều tiết hành vi của cá nhân
( nhóm ) trong những điều kiện nhất định. Là điều kiện mà xã hội sử dụng
để kiểm tra hành vi của họ và giúp cá nhân tự kiểm tra hành vi của mình.
- Chuẩn mực xã hội mang các yếu tố cho phép, bắt buộc, và cấm đoán.
- Muốn học sinh tự giác thực hiện được các chuẩn mực đã được quy định,
trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần:
+ Giúp HS hiểu ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân chuẩn mực.
+ Giúp HS hiểu được nội dung của chuẩn mực.
+ Biết cách thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đó.
2, Tổ chức điều khiển học sinh hình thành niềm tin, tình cảm tích cực đối với
những chuẩn mực đã được quy định.
- Nhận thức được thể hiện ra hành động khi nhận thức được hình thành trên
cơ sở tình cảm tích cực và trở thành niềm tin. Những tình cảm, xúc cảm
đúng đắn của học sinh sẽ giúp các em hình thành thái độ tích cực đối với các
quy định, chuẩn mực của xã hội. Thái độ đó trở thành sức mạnh thúc đẩy
thực hiện hành vi đúng đắn.
- Trong quá trình giáo dục, niềm tin với các chuẩn mực được thể hiện ở người
được giáo dục theo các mức độ tăng dần như sau:
+ Người được giáo dục nắm được tri thức về chuẩn mực.
+ Có niềm tin về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với tính chân lý và tính đúng
đắn của các chuẩn mực.
+ Mong muốn tuân theo những yêu cầu được phản ánh trong các chuẩn mực.
+ Có hành vi thể hiện phù hợp với chuẩn mực.
+ Hài lịng về hành vi của mình đã phù hợp với các chuẩn mực.
+ Tỏ thái độ không đồng tình đối với những hành vi ngược với những chuẩn mực.
3, Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện hành vi và thói quen hành vi phù hợp với
các chuẩn mực xã hội đã được quy định.
- Nhân cách của mỗi người được thể hiện bằng hành vi và thói quen hành vi
của họ chứ khơng chỉ dừng ở sự hiểu biết của họ. Hành vi là biểu hiện cụ thể
nhất của bộ mặt tâm lý, đạo đức của con người.
- Những hành vi mà HS rèn luyện cần thỏa mãn những chỉ tiêu sau:
+ Nội dung các chuẩn mực có được thể hiện trong hành vi hay khơng?
+ Hành vi đó có được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc hay khơng?
+ Hành vi đó có được duy trì bền vững theo thời gian hay khơng?
+ Hành vi có động cơ đúng đắn hay khơng? Có ý nghĩa xã hội và cá nhân như thế
nào?
⇨ Kết luận:
- Tóm lại, các khâu của quá trình giáo dục tác động đồng bộ tới nhận thức,
tình cảm, hành vi thói quen của người được giáo dục, có quan hệ mật thiết
với nhau, hộ trợ nhau, thậm chí là thâm nhập vào nhau.
- Trong thực tiện giáo dục, khi vận dụng các khâu của q trình giáo dục
khơng nhất thiết phải tn theo trình tự các khâu. Việc vận dụng các khâu
cần phù hợp với từng đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và hoàn cảnh
cụ thể nhằm phát huy hiệu quả của q trình giáo dục.
Câu 5 : Phân tích nguyên tắc đảm bảo tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp
đòi hỏi hợp lý đối với học sinh. Liên hệ việc quán triệt nguyên tắc này trong
thực tế giáo dục?
Tôn trọng nhân cách học sinh là tôn trọng nhân phẩm, tài năng, trí tuệ, nhu
cầu, nguyện vọng, thói quen sống của mỗi HS, bao gồm cả tôn trọng thân thể các
em. Tôn trọng nhân cách con người đồng nghĩa với tin tưởng con người, tin vào ý
muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực và khả năng tiềm tàng ở mỗi em.
Yêu cầu hợp lý là những yêu cầu đáp ứng địi hỏi của mục đích mực tiêu
giáo dục, vừa sức với học sinh, kích thích học sinh tự giác, tích cực thực hiện với
sự cố gắng, nỗ lực cao nhất.
Tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp với yêu cầu hợp lý cần gắn liền với
nhau, mật thiết không thể tách rời
-
Để thực hiện nguyên tắc này, nhà giáo dục cần:
+ Tôn trọng phẩm giá, danh dự, thân thể của học sinh, gia đình học sinh, đồng
thời kích thích lịng tự trọng của các em.
+ Giáo viên phải biết tự kiềm chế.
+ Nghiêm khắc nhưng chân tình giúp các em thấy rõ thiếu sót và quyết tâm sửa
chữa.
+ Khơng có lời nói, hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể, danh dự của
các em.
+ Đề xuất những yêu cầu hợp lý, yêu cầu ngày càng cao cho học sinh để các em
phấn đấu rèn luyện.
+ Luôn có thái độ lạc quan tin tưởng vào sự tiến bộ, về kết quả phấn đấu rèn
luyện của HS, nhờ đó các em sẽ tự tin, nỗ lực đáp ứng yêu cầu của GV đề ra.
+ Phát huy ưu điểm ở các em dù ưu điểm đó chỉ là bước đầu nhỏ bé, trên cơ sở
đó kích thích các em khắc phục nhược điểm.
+ Tuyệt đối không thành kiến với các em, ngay cả HS có khuyết điểm nặng.
+ Đánh giá khách quan công bằng trên những chuẩn mực hành vi đã được quy
định.
+ Giúp các em tự đánh giá lẫn nhau và đánh giá mình một cách vơ tư.
*Liên hệ:
- Hiện nay, vẫn có một số ít thầy cơ vi phạm ngun tắc này, có biểu hiện xúc
phạm học sinh, khơng tơn trọng học sinh,cịn có một số trường hợp áp dụng những
biện pháp trách phạt quá mức, hồn tồn khơng tơn trọng học sinh: đánh, chửi
mắng
- Bên cạnh đó, vận dụng nguyên tắc này trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
giáo viên đã thể hiện tốt các cách giải quyết các vấn đề xảy ra trong giáo dục, ln
có thái độ lắng nghe học sinh, thấu hiểu học sinh, giúp cơ trị có thể làm việc với
nhau tốt hơn.
Câu 7: Phân tích nguyên tắc đảm bảo tình huống thống nhất giữa nhà trường,
gia đình và xã hội. Liên hệ việc quán triệt nguyên tắc này trong thực tiễn giáo
dục hiện nay?
- Nhà trường, gia đình và xã hội là môi trường giáo dục không thể thiếu trong
sự phát triển nhân cách. Sự thống nhất ba mơi trường giáo dục tạo nên một
mơi trường hồn chỉnh với những tác động đồng bộ tới sự hình thành, phát
triển nhân cách. Trong đó nhấn mạnh vai trị giáo dục nhà trường là môi
trường giáo dục rất quan trọng, giữ vai trị chủ đạo.
- Mỗi một mơi trường đều có vai trị nhất định trong việc giáo dục HS:
+ Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng, dẫn dắt, điều
chỉnh quá trình phát triển nhân cách.
+ Giáo dục gia đình có vai trị đặc biệt quan trọng, tất cả các hoạt động của gia
đình đều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người được giáo dục.
+ Giáo dục xã hội có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ gia đình và nhà trường
trong việc giáo dục học sinh.
- Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình giáo dục:
+ Nhà giáo dục cần hiểu rõ đặc điểm giáo dục từng lực lượng giáo dục ảnh hưởng
tới sự phát triển nhân cách người được giáo dục.
+ Gia đình, nhà trường và xã hội cùng phối hợp để giáo dục trẻ em mọi nơi, mọi
lúc, để cùng thống nhất các ảnh hưởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong q
trình giáo dục.
+ Nhà trường ln ln thấy được và thực hiện vai trị chủ đạo của mình trong việc
phối hợp các lực lượng giáo dục.
+ Gia đình, xã hội cũng cần chủ động phối hợp với nhà trường trong giáo dục HS,
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục nhà trường và hạn chế tối đa những ảnh hưởng
tiêu cực tới học sinh.
*Liên hệ:
- Hiện nay giữa nhà trường và gia đình ln có sự phối hợp chặt chẽ với nhau:
+ Nhà trường thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học
tập của con mình
+ Phụ huynh cũng thường xuyên trao đổi với giáo viên về con mình để giáo
viên tìm ra cách giáo dục học sinh có hiệu quả nhất.
+ Ở mỗi kì học, nhà trường đều tiến hành các buổi họp phụ huynh để có thể
trao đổi với phụ huynh về tình hình của con em mình, nâng cao trách nhiệm
của việc dạy học và chất lượng học sinh của nhà trường.
Câu 10: Phân tích nhóm phương pháp khen thưởng trong giáo dục học
THPT. Lấy ví dụ?
*Phương pháp khen thưởng
- Khái niệm: Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hoạt động và
hành vi của cá nhân, nhóm trong những tình huống nhất định.
- Tác dụng:
+ Làm cho người được khen có sự hài lịng, phấn khởi, có thêm nghị lực, tự tin tiếp
tục thực hiện và hồn thiện cơng việc đó.
+ Khẳng định hành vi của người đó là đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực đã được
quy định.
+ Làm gương cho người khác noi theo.
- Các hình thức khen thưởng: Biểu thị thái độ đồng tình bằng ánh mắt, nụ
cười, bằng lời nói, lời khen, biểu dương,tặng giấy khen, bằng khen tùy theo
mức độ hành vi HS đạt đc.
- Yêu cầu khen thưởng:
+ Dựa trên hành vi thực tế của người được khen.
+ Khen thưởng phải khách quan, công bằng, đúng lúc đúng chỗ.
+ Tạo dư luận tập thể đồng tình với lời khen.
+ Cần chú đến đặc điểm tâm sinh lý học sinh, đặc biệt phải chú ý đến những em
HS nhút nhát, lần đầu có sự tiến bộ.
+ Tạo cho HS tâm lý đúng đắn khi được khen, tránh tâm lý chủ quan, thảo mãn,
kiêu ngạo khi được khen.
+ Tránh lạm dụng việc khen thưởng
*Ví dụ:
- Khi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm:
● Có những bạn học sinh tích cực với các hoạt động của lớp. Cho nên, sau khi
tiến hành hoạt động đó, giáo viên cần có sự đánh giá và khen thưởng các bạn
đó và tạo động lực để học sinh tích cực phấn đấu ở các hoạt động sau
Câu 12: Phân tích các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh. Từ đó rút ra
kết luận cần thiết? ( Tại sao nói tập thể HS là q trình ln vận động và phát
triển?)
- Sự hình thành và phát triển của tập thể HS là một quá trình hết sức phức tạp
và diễn biến theo từng giai đoạn với nhiều đặc điểm khác nhau nhưng nổi
bật lên 2 dấu hiệu cơ bản:
+ Ai đề ra yêu cầu với tập thể?
+ Tập thể là mỗi thành viên tiếp nhận những yêu cầu đó như thế nào và thực hiện
với những động cơ đạo đức, thái độ như thế nào?
Giai đoạn 1: Tập thể HS mới thành lập
- Đặc điểm:
+ HS chưa quen biết nhau, các mối quan hệ chưa có sự thân thiết, rời rạc, chưa có
sự gắn bó với nhau.
+ Chưa có đội ngũ cán bộ tự quản chính thức, chỉ có ban cán sự lớp lâm thời
thường do GV chỉ định.
+ Tính tổ chức kỷ luật cịn yếu, tập thể chưa có truyền thống tốt.
+ Các thành viên chưa có sự tự động, tự giác, chủ động tham gia cơng việc chung.
- Vai trị của GV:
+ GVCN trực tiếp giải quyết mọi công việc của lớp
+ GVCN lớp vừa là người đưa ra yêu cầu vừa là người giám sát việc thực hiện các
yêu cầu đó.
- Cuối giai đoạn 1, công việc của tập thể dần đi vào ổn định , các thành viên
hiểu nhau hơn, trong tập thể xuất hiện các phần tử tích cực, chủ động xung
phong thực hiện những công việc chung.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tập thể HS đang hoàn thiện
- Đặc điểm:
+ Trong tập thể xuất hiện nhiều thành viên tích cực, gương mẫu trong tập thể
chung.
+ Ban cán sự lớp chính thức được bầu ra, họ chủ động đề xuất công việc.
+ Các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể đã được thiết lập, các thành viên bắt đầu
cùng nhau thực hiện những công việc chung, trong tập thể xuất hiện những sáng
kiến mới.
+ Dư luận tập thể lành mạnh đã bắt đầu phát huy tác dụng, sinh hoạt tập thể dần đi
vào nề nếp.
+ Trong tập thể đã có sự phân hóa thành các nhóm nhỏ:
● Nhóm tích cực
● Nhóm thụ động
● Nhóm dửng dưng
● Nhóm cá biệt
- Vai trò của GV:
+ GVCN lớp chuyển dần từ chỗ trực tiếp giải quyết mọi công việc của tập thể sang
vai trò làm tham mưu, cố vấn cho đội ngũ cán bộ lớp.
+ Xây dựng uy tín, tạo những ảnh hưởng tích cực cho các phần tử.
+ Hồn thiện hệ thống các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tập thể ổn định và phát triển
- Đặc điểm:
+ Tập thể đã có phong trào thi đua, hình thành những nét truyền thống tốt đẹp.
+ Kỷ luật của tập thể được giữ vững.
+ Mỗi thành viên đều có ý thức phấn đấu vươn lên vì lợi ích chung.
+ Tập thể ngày càng tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và địi hỏi các cá nhân
phát triển năng lực vốn có ở mình.
+ Quan hệ giữa GV với HS đã trở nên thân tình.
+ Tập thể trở thành nhân tố giáo dục và tự giác giáo dục quan trọng.
- Vai trị của GV: Vị trí của người GV hầu như ở “ hậu trường” để điều khiển
xa với tư cách là người cố vấn, người bạn lớn tuổi giàu kinh nghiệm.
⇨ Kết luận: Tập thể HS diễn ra các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có
một đặc điểm riêng, muốn giáo dục tập thể có hiệu quả GV cần nắm chắc
các giai đoạn và có biện pháp hiệu quả.
Câu 13: Nêu tình huống, cách giải quyết và việc quán triệt các nguyên tắc
Tình huống: “Trong phịng học có nhiều mẩu giấy vụn rải rác, gọi một bạn
học sinh ở bàn đầu tiên lên xóa bảng, nhặt rác nhưng vừa dứt lời bạn học sinh
B đứng lên nói: “ Thưa cơ, em khơng vứt giấy ra lớp và hôm nay không phải
đến phiên em trực nhật ạ.”, học sinh đó ngồi xuống.”
Cách xử lí:
● Giáo viên hỏi cả lớp: “ Hôm nay bạn nào trực nhật?”.
● Bạn A đứng lên nói: “Hơm nay em trực nhật.”
● Giáo viên hỏi bạn A: Hôm nay tổ em, lớp em đã trực nhật chưa?”
● Bạn A: “Thưa cô, hôm nay em đến trễ nên chưa kịp trực nhật ạ.”
- Giao vien noi trước lớp: “Hôm nay cô biết hôm nay không phải là ngày bạn
B trực nhật mà là bạn A trực nhật. Tuy nhiên các em phải chú ý khi các em
vào lớp mà thấy lớp cịn bẩn thì các em phải nhắc nhau, bàn khơng trực nhật
các em có thể nhắc bàn trực nhật và các em phải tự giác.Vì lớp là phòng học
chung của tất cả mọi người cho nên nếu chúng ta để rác bẩn sẽ ảnh hưởng
đến môi trường, ảnh hưởng đến chính sức khỏe của chúng ta. Cô nghĩ sang
đến tuần sau mỗi bạn trong lớp đều ý thức và tự giác được việc trực nhật.
Các em có nhất trí với cơ khơng?
- Cả lớp đồng thanh: “Có ạ”
*Vận dụng các nguyên tắc:
● Nguyên tắc bảo đảm tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp yêu cầu hợp
lý đối với họ
● Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
● Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của các tác động giáo dục
● Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức sư phạm của
nhà giáo và vai trò tự giác tích cực độc lập sáng tạo tự giáo dục của
người được giáo dục
● Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói
quen hành vi của người được giáo dục