Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đề cương giáo dục học phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.87 KB, 12 trang )

Câu 1: Chứng minh giáo dục là một hiện tượng giáo dục
đặc biệt :
Giáo dục là truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho họ bước
vào cuộc sống xã hội và lao động sản xuất Giáo dục được coi là một hiện tượng giáo dục đặc
biệt là vì:
• Giáo dục phát sinh và phát triển trong quá trình lao động sản xuất và đời sống, giáo dục là
nhu cầu để sinh tồn và phát triển của xa hội loài người:
o Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất thì đồng thời cũng xuất hiện hiện tượng giáo
dục . Hình thức ban đầu truyền thụ rất thô sơ: người già người lớn tuổi trong bộ lạc truyền kinh
nghiệm cho lớp trước, rồi đến thời kỳ trong từng gia đình, cha mẹ truyền cho con cái. Xã hội loài
người phát triển thì sự tích lũy kinh nghiệm càng nhiều: Từ kinh nghiệm sản xuát, chiến đấu, đời
sồng, con người có nhiều hiểu biết cả về tự nhiên, thẩm mỹ, đạo đực, triết học … Từ đó giáo dục
bắt đầu được những người có kinh nghiệm nhất, hiểu biết nhất tiến hành  đội ngũ những nhà tri
thức, rồi nghề dạy học ra đời
• Giáo dục là hiện tượng riêng biệt cũa xã hội loài người
- Giáo dục là một hoạt động có ý thức, có mục đích của con người - Giáo dục là nhu
cầu của con người không thể thiếu vì đảm bảo kế thừa giữa thế hệ sau đối với thế hệ
trước. Nhu cầu của con người càng tăng thì giáo dục ngày càng phát triển.
- Hiện tượng giáo dục chỉ xảy ra trong xã hội loài người chứ không thể có trong giới
tự nhiên .
- Sự khác biệt về chất giữa hiện tượng giáo dục và hành động bản năng là sự phát
triển do giáo dục tạo nên, điều mà hành động bản năng của giới động vật không thể

- Làm phát triển các sức mạnh về thể chất và tinh thần con người, làm tăng cường
quyền lực của con người với tự nhiên, thúc đẩy xã hội ngày càng tiến lên văn minh,
đời sống vật chất tinh thần ngày càng phong phú
• Giáo dục là chức năng không thể thiếu được cũa xã hội loài người
- Giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống bảo đảm mối liên hệ kế tục
giữa các thế hệ
- Nền kinh tế: Tái sản xuất nở rộng sức lao động xã hội
- Nền văn hóa xã hội: Nâng cao trình độ văn hóa cho toàn dân


Xã hội ngày càng phát triển, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật càng lớn, Sự phát triển giáo dục
ngày càng nhiều. Lê-nin khẳng định: “Giáo dục là phạm trù phổ biến và vĩnh hằng”
Câu 2 : Phân tích tính chất cơ bản của giáo dục:
a) Tính lịch sử
• Cùng với xã hội loài người, giáo dục biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát
triển của xã hội lòa người. Giáo dục chịu sự quy định của nhu cầu xã hội và trực tiếp với lao động
 Cộng sản nguyên thủy: Truyền thụ thế hệ sau kinh nghiệm hái lượm, săn bắn, đánh cá
chăn nuôi, trồng trọt … v…v
 Chủ nô nô lệ: Truyền thụ thê hệ sau cách buôn bán nô lệ
 Phong kiến: không coi trọng người phụ nữ, giữ cho người quân tử thông thạo sách thánh
hiền
 Tư bản chủ nghĩa: truyền thụ sản xuất công nghiệp
 Xã hội chủ nghĩa: Giáo dục cho mọi người trên mọi lĩnh vực, mọi mặt ( đạo đức, trí, thể
mỹ, lao động )
b) Tính giai cấp :
• Ở mọi chế độ mọi giai đoạn thì giáo dục phục vụ cho giai cấp trống trị
o Giai cấp thống trị: Dạy cách thống trị, học các môn nghệ thuật xa xỉ
o Giai cấp bị thống trị: Học các kỹ năng trong quá trình lao động, sản xuất
 Phiến diện giáo dục chỉ phục vụ cho một chiều cho giai cấp thống trị
• Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa: vẫn mang tính giai cấp, tính chất của giai cấp công nhân.
Ngay từ ban đầu khi làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương thực hiện nền giáo dục dân chủ,
bình đẳng cho con em mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
 Vì vậy, nền giáo dục của giai cấp công nhân là nền giáo dục mang tính dân chủ rộng rãi, tính
nhân đạo sâu sắc và tiến bộ nhất trong lịch sử loài người.
Câu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển nhân cách
1. Bẩm sinh và di truyền ( tiền đề vật chất )
Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tinh sinh học nhất định, giống với cha mẹ, là sự
truyền lại từ cha mẹ đến con những phẩm chất và những đặc điểm nhất định đã được ghi lại trong
chương trình các gen. Một số thuộc tính sinh học trẻ có ngay từ khi mới sinh ra, được gọi là thuộc

tính bẩm sinh
Bẩm sinh và di truyền được xem là tiền đề vật chất vì:
• Vấn đề di truyền những tư chất và những năng lực thuộc một lĩnh vực hoạt động nhất định
( nghệ thuật, toán học, xây dựng ) ở trẻ là một vấn đề quan trọng trong lý luận giáo dục. Bản
chất tự nhiên đó của con người cần phải lưu ý đúng mức trong thực tiễn giáo dục.
• Nhà trường cần phải khai thác những tư chất và những năng lực vốn có của trẻ, phải xác
định tính chất, đặc điểm của những say mê hứng thú của trẻ
• Không đề cao ảnh hưởng của di truyền trong sự phát triển con người, nhất là trong sự hình
thành nhân cách dễ dẫn đến những chính sách giáo dục phản động
• Không hạ thấp giáo dục vì sự phát triển các quá trình nhận thức và khả năng tiếp thu học
vấn phần lớn là do những điều kiện dạy và học quyết định
Vì vậy bẩm sinh di tryền không quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, Phụ thuộc
vào môi trường, giáo dục và đặc biệt là ý chí của mỗi người
2. Môi trường ( ảnh hưởng trực tiếp )
• Môi trường là hệ thống phức tạp của hoàn cảnh bên ngoài , các điều kiện tự nhiên và xã hội
xung quanh trẻ , cần thiết cho sự sinh hoạt và phát triển của con người.
• Môi trường được xem là ảnh hưởng trực tiếp
• Môi trường góp phần tạo nên động cơ , mục địch , cung cấp phương tiện điều kiện cho hoạt
động giao lưu của các nhân , nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các sức mạnh bản chất của loài người đề
hình thành , phát triển và hoàn thiện nhân cách
Có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
o Môi trường tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi hình thành nhân cách
VD: Miền Nam: môi trường kinh tế phát triển  người miền nam phóng thoáng
Miền Trung: môi trường có nhiều thiên tai bão lũ  người miền Trung tiết kiệm cần cù
Miền Bắc: môi trường học thức cao  người miền bắc lịch sự, nhã nhặn
o Môi trường xã hội: để phát triển các tư chất vốn có chỉ có ở loại người thì cần phải có xã
hội loài người. VD: trẻ sơ sinh bị lạc vào rừng và sinh sống trong các bầy đàn động vật. Tính
người ( ngôn ngữ tư duy, dáng đi thẳng ) không phát triển, năng lực tư duy đó bị kìm hãm. sau
khi đó tre đó về sống lại giữa xã hội loài người, thì chúng giao lưu với người một cách khó khăn
- Môi trường xã hội lớn: Môi trường chính trị, chế độ kinh tế, hệ thống các quan hệ

sản xuất và các quan hệ xã hội
- Môi trường xã hội nhỏ: Là một bộ phận của môi trường lớn, trực tiếp vây quanh trẻ:
gia đình, nhà trường, bạn bè, đoàn đội, người lớn thân thuộc, cơ sở văn hóa địa phương
 Môi trường nhỏ tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến trẻ. Môi trường lớn ảnh hưởng đến trẻ
thông qua môi trường nhỏ. Đồng thời môi trường nhỏ mang tính độc lập tương đối, chịu sự biến
đổi dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Vì vậy môi trường không quyết định sự hình thành nhân cách và sự phát triển nhân cách
mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào thái độ, năng lực, lập trường, quan điểm của mỗi cá nhân nhưng
ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ và thường xuyên.
3. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân ( quyết định )
• Hoạt động là sự tác động qua lại giữa người với thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phần giới
lẫn về phía con người. Cuộc sống con người là cả một chuỗi hoạt động. Con người còn sống là
còn hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người
• Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa người với người trong xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu
về con người .
 Vai trò:
 Hoạt động giúp con người tồn tại và phát triển.
Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình tạo
thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản
phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm.
Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ
năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì mỗi
người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run,
lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình
đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri thức, đúc
rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi là quá trình nhập
tâm.
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho
bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội

được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc,
logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,…
 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
 Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi, là nhu cầu không
thể thiếu đối với sự phát triển nhân cách.
Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội
 Nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
 Quá trình giao lưu giúp cá nhân trao đổi học hỏi , thu nhận những di sản văn hóa , tinh thần
mà loài người đã tích lũy được nhờ vậy nhân cách mới phát triển
 Kết luận: hoạt động và giao lưu là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.
4. Giáo dục ( chủ đạo )
• Giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành những phẩm chất , quan điểm , niềm
tin chp con người về phương diện , đạo đức , thể chất , thẩm mỹ , lao động
• Giáo dục đóng vai trò chủ đạo vì:
o Định hướng chỉ đường nhưng không quyết định bằng cách đặt ra mục tiêu giáo dục,
xác định nội dung, nhiệm vụ, phương pháp phương tiện.
o Can thiệp và điều chỉnh: can thiệp vào các yếu tố như di truyền, môi trường, hoạt
động và giao lưu
 Môi trường : Nếu không có giáo dục của con người mặc dù là con người , thì
người đó không trở thành con người .
 Di truyền : Nếu không có giáo dục quá trình nhận thức và khả năng tiếp thu
học vấn sẽ không có hiệu quả , tạo điều kiện thuận lợi khắc phục những khiếm khuyết cho con
người
 Hoạt động giao lưu : ảnh hưỡng to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân
cách . Tăng cường về nhận thức và có trách nhiệm với người khuyết tật
o Tạo tiền đề cho tự giáo dục: để phát huy được tính tích cực, tính chủ động , tính độc
đáo và tính sáng tạo thì phải tham gia các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội.
Phải tự học đọc sach báo, tài liệu khoa học. Học giữa thầy và trò, giữa tập thể và cá
nhân

o Đi trước đón đầu sự phát triển: xã hội ngày càng đi lên. Khoa học kỹ thuật áp dụng
vào đời sống thì giáo dục phải cập nhật thông tin để chỉ dẫn và dạy cách sử dụng. Vì
vậy giáo dục phải dón đầu sự phát triển để không bị lạc hậu .
Tuy nhiên giáo dục không phải vạn năng nó chỉ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng mà thôi.
Giáo dục không quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách . Giáo dục chỉ đóng vai trò là
chủ đạo.
Câu 4: Phân tích quy luật cơ bản và mâu thuẫn cơ bản
của quá trình dạy học
QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÍNH DẠY HỌC
• Quá trình dạy học một quá trình trong đó dưới tác dụng chủ đạo của thấy. Học sinh tự giác
tích cực tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học .
• Quy luật cơ bản của quá trình dạy học là quy luật thống nhất biến chứng giữa hoạt động
dạy và hoạt động học, giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. Quá trình dạy học không diễn ra
khi thiếu thầy hoặc trò. Hệ thống thầy và trò đáp ứng được những nhu cầu sau:
 Nhận thức rõ mục đích điều khiển
 Tổ chức tốt các mối liên hệ xuôi
 Tổ chức tốt các mối liên hệ ngược
 Lựa chọn những phương pháp dạy học thích ứng trên cơ sở phân tích những thông
tin đã thu được.
 Nên quy luật này được xem là quy luật cơ bản
Thầy đóng vai trò là chủ đạo với tư cách là chủ thể tác đọng đến học sinh và hoạt động nhận thức
của nó . Thì thấy phải biết thiết kế yêu cầu , nhiệm vụ nội dung dạy học và những hoạt động của
bản thân cũng như của học sinh từ đó đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
• Học sinh trong quá trình dạy học với tư cách là đối tượng điều khiển, đối tượng dạy, tiếp
thu động tác của thấy một cách có ý thức hoạt động nhận thức được đúng đắn , đúng quy luật
• Học sinh tồn tại với tư cách vừa là đối tượng dạy, vừa là chủ thể nhận thức, chỉ khi nào là
chủ thể nhận thức thì học sinh mới tiếp thu một cách có ý thức hiệu quả tác động của thấy
 Trong quá trình dạy học thầy với hoạt động dạy đóng vai trò tổ chức, điều khiển chỉ đạo và
học sinh với hoạt động học đóng vai trò tự tổ chức tự điều khiển
MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Trong các mâu thuẫn của quá trình dạy học , mâu thuẫn được xem là cơ bản :
• Mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình
• Việc giải quyết các mâu thuẫn khác , xét cho cùng , đều phục vụ cho việc giải quyết của nó
• Việc giải quyết nó có liên quan trực tiếp và sâu sắc đến sự vận động và phát triển của nhân
tố học sinh và hoạt động học
Vì vậy mâu thuẫn cơ bản ( là mâu thuẫn bên trong ) là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ
học tập của học sinh và một bên là trình độ phát triển trí tuệ của học sinh
Đây là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình dạy học vì khi nó xuất hiện thì dưới
dạng chỉ đạo của thầy, học sinh độc lập giải quyết nó . Học sinh đã nâng cao trình độ để đáp ứng
nhiệm vụ được đặt ra. Quá trính dạy học là quá trình liên tục, nên các nhiệm vụ học tập mới lại
được đề ra ở mức cao hơn trình độ vừa đạt được, mâu thuẫn lại xuất hiện và được giải quyết, thì
trình độ học sinh lại nâng lên .  nhận thức học sinh được phát triển liên tục.
Giải quyết mâu thuẫn cơ bản tạo nên động lực chủ yếu của quá trình dạy học
Câu 5: Phân tích bản chất của quá trình dạy học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trính nhận thức độc đáo của học sinh
Phản ánh  quá trình nhận thức chung  đường thẳng  tái tạo  lứa tuổi 
mang ý nghĩa giáo dục
• Phản ánh: Là thực thể xã hội có ý thức, học sinh có khả năng thu được những
phản ánh thế giới khách quan về nội dung và chủ quan về mặt hình thức. Về nội dung
học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất, những quy luật của thế giới khách
quan, về hình thức học sinh có phản ánh riêng của mình, có cách thức xây dựng nên
những khái niệm những cấu trúc logic riêng của mình
• Quá trình nhận thức chung: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn làm cho vốn hiểu biết của chủ thể được phong phú
thêm, hoàn thiện thêm
• Khác với nhận thức của các nhà khoa học diễn ra theo con đường mò mẫm, thử
và sai thì quá trình nhận thức học sinh lại được diễn ra theo con đương thẳng đã được
khám phá. Quá trình nhận thức của học sinh không phải tìm ra cái mới cho nhận loại.
mà phải tái tạo những tri thức của loài người cho bản thân mình
• Những nhận thúc phải phù hợp với lứa tuổi. Nhận thức từ cái đơn giản cho đến

cái phức tạp. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia tìm hiểu khoa học ở mức độ tối
giải, vừa sức để chuẩn bị cho các em tham gia hoạt động đó trong tương lai.
• Tính độc dáo của quá trình nhận thức của học sinh còn thể hiện ở tính giáo dục
của nó. Trong quá trình nhận thức thông qua việc nắm tri thức, kỹ năng kỹ xảo, phát
triển năng lực. Học sinh bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của con người . Thể
hiện được quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục
Câu 6: cho ví dụ minh họa các khâu của quá trình dạy học
• Các khâu của quá trình dạy học
1 Kích thích thái độ
2 Nắm tri thức mới
3 Củng cố
4 Rèn luyện kỹ năng kỹ xảo
5 Kiểm tra đánh giá
6 Phân tích kết quả
• Ví dụ: trong môn võ thuật
o Kích thích thái độ: tập hợp mọi người lại chơi trò nhảy ngựa để tạo cảm giác thoải
mái. Khởi động chuyên môn một cách tích cực
o Nắm tri thức mới: giới thiệu động tác mới( vd: động tác đá vòng cầu). Nêu rõ tác
dụng và lợi ích kỹ thuật đó để học sinh chăm chú nhìn theo . Sau đó thị phạm động tác. Chỉ ra các
lỗi sai thường gặp
o Củng cố: Cho học sinh tập động tác vừa được nhìn. Và sau đó chỉ ra các lỗi sai của
học sinh để khắc phục.
o Rèn luyện kỹ năng kỹ xảo: Sau đó cho tất cả mọi người tập đá vòng cầu một cách
tích cực, tập các bài bỗ trợ về động tác đó. Cuối cùng cho căng cơ, tập cơ bụng tập cơ chân. Giải
lao
o Kiểm tra đánh giá: Gọi từng bạn thực hiện lại động tác đá vòng cầu. Kiểm tra có
chăm tập luyện hay không
o Phân tích kết quả: Cuối cùng đánh giá lại bài tập hôm nay có đạt tiêu chí đề ra hay
không. Bài tập có phù hợp với học sinh không để sửa đổi nội dung và phương pháp huấn luyện.
Câu 7 : Các nguyên tắc dạy học

a) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo
dục
• Nội dung nguyên tắc
Trang bị cho học sinh hệ thống tri thuwcsphoor thong cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, tư duy. Giúp học sinh tiếp cận những phương pháp hợp lý, nghiên cứu khoa học ở
những mức độ khác nhau thong qua đó hình thành cho học sinh Thế giới quan, nhân sinh quan,
phẩm chất đạo đức, niềm tin, lý tưởng tốt đẹp cho học sinh
• Phương hướng
- Vũ trang cho học sinh những chân lý đã được khẳng định vững chắc. vd :các định lý, định
luật đã được các nhà khoa học chứng minh
- Làm cho học sinh hiễu được thiên nhiên, xã hội con người
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phân tích, phê phán
b) Nguyên tăc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
+ Nội dung
Trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững tri thức, thuộc các lĩnh vực khác
nhau của khoa học và đời sống. Đồng thời phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng lý
thuyết và thực tiễn
+ Phương hướng
- Khi xây dựng chương trình phải lựa chọn môn học phù hợp với điều kiện và hoàng cảnh
thực tiễn
- Về nội dung môn học: Cần phải đảm bảo mối liên hệ giữa tri thức lý thuyết và thực tiễn .
Lựa chọn tri thức lý giải thực tiễn và sát với thực tiễn
- Về phương pháp dạy học: Giảng dạy lý thuyết gắn liền với thực tiễn , vận dụng phối hợp
các phương pháp thực hành
- Về hình thức tổ chức dạy học: phối hợp linh hoạt việc nghe giảng lý thuyết với việc xem
tận mắt tình hình thực tế
c) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
+ Nội dung
Trong dạy học phải cho học sinh tiếp xúc với sự vật hiện tượng của chúng để đi điến khái
niệm, quy luật đồng thời trong dạy học đảm bảo mối lien hệ giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu

tượng. Vd : lòng biết ơn là cái trừu tượng; cụ thể là thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, viếng thăm
mộ liệt sĩ v v.
Việc học phải dựa trên những hình ảnh mà họ tự giác được dưới sự hướng dẫn của giáo
viên
Lưu ý: trong quá trình dạy học cần tận dụng mọi giác quan của học sinh
+ Phương hướng
- Sử dụng phù hợp nhiều phương tiện trực quan VD mô hình, hình ảnh, thi phạm động tác
- Kết hợp việc tình bày trực quan với lời nói
- Rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy rút ra những kết luận có tính khái quát
- Sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp cho học sinh vận dụng những biểu tượng đã có
nhằm hình thành những biểu tượng biểu mẫu
- Tổ chức, điều khiển học sinh trong những trường hợp nhất định, nắm những cái trừu
tượng, khái quát rồi từ đó đi đến những cái cụ thể, riêng biệt
- Cho học sinh làm những bài tập nhận thức đòi hỏi phải biết thiết lập được mối quan hệ
giữa cụ thể hóa và trừu tượng hóa
d) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và
tính mềm dẻo của tư duy
+ Nội dung
Trong quá trình dạy học, phải giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo và khi cần
có thể nhớ lại và vận dụng
+ Phương hướng
- Trong quá trình dạy học phải truyền đạt và khắc sâu những vấn đề cơ bản của từng bài
học, từng chương theo một hệ thống logic
- Giúp học sinh sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ
- Hướng dẫn học sinh tự học tự nghiên cứu
e) Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng
+ Nội dung
Vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học vừa phù hợp với trình độ phát triển
chung của học sinh đồng thời phù hợp với trình độ riêng biệt của từng học sinh để đảm bảo phát
triển tối đa năng lực học sinh

+ Phương hướng
- Nắm vững đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá biệt
- Dạy học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
- Thương xuyên theo dõi tình hình học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá kịp thời uốn nắn
điều chỉnh họat động dạy học
- Cá biệt hóa việc dạy học: Đối với học sinh khá – giỏi: Hướng dẫn chúng làm thêm bài tập
độc lập, tổ chức cho chúng tham gia vào các câu lạc bộ khoa học. Đối với học sinh yếu – kếm,
phải xác định được nguyên nhân chủ yếu
f) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác tích cực của
học sinh với vai trò chủ đạo của giáo viên
+ Nội dung
Trong daỵ học phải phát huy được tính tự giác tích cực, độc lập của học sinh dưới vai trò
chủ đạo của giáo viên và mối liên hệ thống nhất giữa giáo viên và học sinh.
+ Phương pháp
- Cần giáo dục học sinh ý thức về mục đích, nhiệm vụ học tập, từ đó tạo nên động cơ thái
độ học tập đúng đắn
- Dạy học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát huy ở học sinh tính tự giác, tính
tích cực và tính độc lập trong nhận thưc
Câu 8 : Trình bày phương pháp thuyết trình và vấn đáp
* PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
Các phương pháp thuyết trình boa gồm các phương pháp nhu giảng giải, giảng thuật, giảng diễn
là các phương pháp thuyết trình mà phương tiện cơ bản dung để thực hiện chúng là lời nói sinh
động của giáo viên
- Giảng thuật: chứa đựng các yếu tố trần thuật và mô tả. Giảng thuật sử dụng rộng rãi trong
các môn học nhân văn
- Giảng giải: chứa đựng cá yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy trí
thông minh sáng tạo của học sinh. Sử dụng nhiều hơn trong môn xã hội tự nhiên
- Giảng diễn:
+ Trình bày vấn đề hoàn chỉnh, có tính phức tạp, trừu tượng và khái quát hóa trong
một thời gian tương đối dài

+ Tiết kiệm được thời gian hơn
+ Lời nói sinh động của giáo viên phát huy tính tư duy cao ở học sinh
Ưu điểm phương pháp thuyết trình
- Tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh
- Giúp học sinh nắm được tri thức một cách hệ thống, hoàn chỉnh
- Kích thích được tính tích cực tư duy của học sinh
- Phát triển năng lực chủ động của học sinh
Nhược điểm
- Dể làm học sinh thụ động , mệt mỏi
- Phải tập trung chú ý nghe và ghi trong một thời gian tương đối dài và chịu tác động của lời nói
đơn điệu
- Giáo viên kiểm tra được đầy đủ sự lĩnh hội kiến thức của tưng học sinh
Yêu cầu
- Đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục. Tính thực tiễn của nội dung thuyết trình
- Đảm bảo tính tuần tự logic, chặt chẽ có hệ thống
- Đảm bảo sự trong sang, rõ ràng, dễ hiểu và sinh động
- Thu hút sự chú ý tích cực tư duy ở học sinh
- Đảm bảo học sinh ghi chép bài đầy đủ
* PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
* Khái niệm: Giáo viên đặt ra 1 hệ thống câu hỏi học sinh lần lượt trả lời , có thể trao
đổi qua lại nhằm tìm ra tri thức mới , rút ra kết luận và tổng kết ôn tập
Ưu điểm
- Kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói
- Giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh gọn kịp thời điều
chỉnh hoạt động của mình và của các em
- Tạo ra không khí làm việc sôi nổi , sinh động trong giờ học
Nhược điểm
- Dể làm mất thì giờ ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch lên lớp
- Biến vấn đáp thành một cuộc đối thoại giữa giáo viên và các nhân học sinh , không thu hút được

toàn lớp và hoạt động chung
Yêu cầu
- Câu hỏi cần được diễn đạt rõ rang , ngắn gọn , xúc tích , không mơ hồ hoặc quá chung
- Câu hỏi nêu bật vấn đề sát với trình độ học của học sinh
- Đặt cầu hỏi có tác dụng kích thích tính tích cực , độc lập tư duy
Câu 9 : Trình bày hình thức tổ chức lên lớp trong dạy học
a) Đặc điểm: Những đặc điểm cơ bản của hình thức lên lớp có thể được coi là những dấu
hiệu đặc trưng cơ bản của nó. Thiếu một trong ba dấu hiệu đó thì không thể có hình thức lên lớp
• Hoạt động tiến hành chung cho cả lớp phù hợp với khả năng bao quát của giáo viên. Học
sinh cùng lứa tuổi, có trình độ nhận thức gần như nhau. Để đảm bảo hoạt động giảng dạy tiến
hành phù hợp chug với cả lớp
• Hoạt động dạy học được tiến hành theo tiết học, thời gian của mỗi tiết học phải thay đổi từ
lớp dưới đến lớp trên, các tiết học được xếp khoa học vào thời khóa biểu.
• Giáo viên trực tiếp tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh cả lớp, đồng thời
chú ý những đặc điểm riêng của từng học sinh
b) Ưu điểm :
• Tạo điều kiện đào tào hàng loạt học sinh đáp ứng yêu cầu của phổ cập giáo dục cũng như
yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ khoa học kỹ thuật với quy mô lớn.
• Đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được tri thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo ách có kế hoạch,
có hệ thống phù hợp với những yêu cầu tâm lý học, giáo dục học, vệ sinh nhà trường.
• Đảm bảo sự thống nhất trong phạm vi toàn quốc về mặt kế hoạch và nội dung dạy học.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng tinh thần tập thể cũng như các phẩm chất đạo
đức khác cho học sinh.
c) Nhược điểm
• Không đủ thời gian để nắm vững ngay tri thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo
• Không có điều kiện để chú ý đầy đủ đến đặc điểm nhận thức của từng hoạc sinh
• Không có điều kiện để thõa mãn nhu cầu nhận thức rộng rãi và sâu sắc những tri thức vượt
ra ngoài phạm vi quy định của chương trình

CÂU 8: Trnh by phương php thuyt trnh v vn đp

( nhm phương php dng li ), nhm phương php thc ti!n
1. NHM PHƯƠNG PHP DNG LI
a) PP thuyết trình
* Định nghĩa: Là PP GV dùng lời nói để trình bày, giải thích ND bài học một cách có hệ thống,
logic cho học sinh tiếp thu.
Thuyết trình bao gồm các dạng: Kể chuyện, giải thích, diễn giảng.
* Các bước thực hiện PP thuyết trình
- Đặt vấn đề
- Giải quyết vấn đề
- Kết luận.
* Ưu- Nhược điểm của PP thuyết trình
+ Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để GV tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người học
- Giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống, làm cơ sở cho các hoạt động tiếp
theo.
- Có tính kinh tế cao.
+ Nhược điểm:
- HS dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi
- Dễ hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo và ghi nhớ kém bền vững.
* Yêu cầu khi sử dụng PP thuyết trình:
- Ngôn ngữ GV sử dụng phải có tính thuyết phục cao
- Phát âm rõ rang, chính xác, tốc độ và tần số âm thanh vừa phải
- Kết hợp với một số PPDH khác như trực quan, vấn đáp, tình huống…
b) PP vấn đáp
* ĐN: Là PPDH trong đó GV tổ chức, thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa GV và HS nhằm sáng
tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm
trong thực tiễn. Yếu tố quyết định trong sử dụng các PP này là hệ thống các câu hỏi.
* Các loại câu hỏi trong vấn đáp
- Theo nhiệm vụ dạy học, có: Câu hỏi tái hiện, gợi mở, củng cố kiến thức, câu hỏi ôn tập hệ
thống hóa kiến thức.

- Theo mức độ khái quát của vấn đề, có: Câu hỏi khái quát, câu hỏi theo chủ đề bài học, câu
hỏi theo ND bài học.
- Theo mức độ tham gia hoạt động nhận thức của người học, có: Câu hỏi tái tạo, câu hỏi sáng
tạo.
* Ưu – Nhược điểm của PP vấn đáp
+ Ưu điểm:
- Vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng điều khiển hoạt động nhận thức của HS, kích thích HS tích
cực độc lập tư duy.
- Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học
- Giúp GV thu tín hiệu ngược một cách nhanh chóng, tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
+ Nhược điểm: Sử dụng không khéo sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.
* Một số yêu cầu
+ Yêu cầu xây dựng câu hỏi:
- Câu hỏi chính xác thể hiện trong hình thức rõ rang, đơn giản
- Tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, phức tạp
- Xây dựng câu hỏi theo hệ thống logic chặt chẽ
- Thiết kế câu hỏi theo quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của đối tượng cụ thể.
+ Yêu cầu khi đặt câu hỏi:
- Câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng
- Câu hỏi hướng tới cả lớp
- Chỉ định một HS trả lời, cả lớp lứng nghe và phân tích câu trả lời.
- GV cần có kết luận rõ ràng.

×