Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán huỳnh quang bằng dung dịch Fluoresceine 10% và điểu trị bằng kem Berbrin 0,1% trong bỏng bàn tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.52 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHẠM TRỊNH QUỐC KHANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CHẨN ĐOÁN HUỲNG QUANG BẰNG
DUNG DỊCH FLUORESCEINE 10% VÀ
ĐIỀU TRỊ BẰNG KEM BERBERIN 0,1%
TRONG BỎNG BÀN TAY



Chuyên ngành: Ngoại Bỏng
Mã số: 62.72.07.40
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2009


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUÂN Y


Người hướng dẫn khoa học: PGS. NGUYỄN THẾ HIỆP
TS. ĐỖ QUANG HÙNG


Người phản biện 1: GS.TS. TRỊNH BÌNH

Người phản biện 2: GS.TS. PHẠM THANH KỲ

Người phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN BẮC HÙNG




Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại
Học viện Quân y, vào hồi 14 giờ 00 phút, ngày 03 tháng 4 năm 2009



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Quân y
- Thư viện Viện Bỏng Lê Hữu Trác
- Thư viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Phạm Trịnh Quốc Khanh, Lê Thế Trung, Nguyễn Anh Tuấn
(2006), « Chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng bằng
Fluoresceine »; Tạp chí Y học Thảm họạ và Bỏng; (1); tr. 51-58.
2. Phạm Trịnh Quốc Khanh (2008), « Điều trị tổn thương bỏng
sâu bàn tay bằng dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% » ; Tạp
chí Y học Thực hành, (6), tr. 43-47.
3. Phạm Trịnh Quốc Khanh (2008), « Điều trị tổn thương bỏng
nông bàn tay bằng dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% » ;
Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng; (2), tr. 32-46.






1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay chỉ chiếm 3% diện tích da toàn cơ thể, nhưng khi bị
bỏng nặng sẽ làm cho nạn nhân bị tàn phế, giảm hoặc mất khả năng
lao động, thậm chí không tự chăm sóc nỗi bản thân. Chẩn đoán lâm
sàng chính xác tổn thương bỏng, đặc biệt là bỏng bàn tay, luôn là
một nhu cầu bức thiết để thầy thuốc có thể đề ra quyết định điều trị
thích hợp, giúp bệnh nhân bỏng mau hồi phục và có thể tái hoà nhập
cộng đồng tốt nhất. Việc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng bằng dung
dịch Berberin clorid 0,1% chưa được nghiên cứu một cách hệ thống
tác dụng của Berberin clorid trên tổn thương bỏng nói chung và bỏng
bàn tay nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng bỏng bàn tay.
2. Đánh giá vai trò nghiệm pháp sử dụng dung dịch
Fluoresceine sodium 10% trong chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng
bàn tay.
3. Nghiên cứu hoạt lực kháng khuẩn của dung dịch Berberin
clorid 0,1% và tác dụng điều trị tại chỗ tổn thương bỏng bàn tay của
dung dịch Berberin clorid 0,1% và kem Berberin clorid 0,1%.
Những đóng góp mới của luận án:
- Sử dụng số đo chu vi cổ tay và chu vi gan tay để đánh giá
và theo dõi diễn tiến phù nề bỏng bàn tay.
- Sử dụng dung dịch Fluoresceine sodium 10% tiêm tĩnh
mạch để chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng bàn tay, một nghiệm


2

pháp hiệu quả, dễ thực hiện so với phương pháp chẩn đoán bằng
laser doppler.

- Luận án này đã nghiên cứu tỉ mỉ đầy đủ hơn về dung dịch
Berberin clorid 0,1% và kem Berberin 0,1% để điều trị bỏng bàn tay,
giúp co việc sử dụng Berberin điều trị bỏng có cơ sở khoa học hơn.
Bố cục của luận án:
Luận án gồm 133 trang, chia thành 4 chương
Đặt vấn đề: 3 trang
Chương 1: Tổng quan 35 trang
Chương 2: Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu 19 trang
Chương 3: Kết quả 36 trang
Chương 4: Bàn luận 37 trang
Kết luận: 3 trang
Luận án gồm 33 bảng, 25 biểu đồ, 26 hình ảnh và 111 tài liệu tham
khảo (Tiếng Việt 49 tài liệu, Tiếng Anh 54 tài liệu, Tiếng Pháp 8 tài
liệu)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu học của bàn tay và mô học da
bàn ngón tay liên quan đến bệnh lý bỏng và biện pháp điều trị
Da gan tay dày, gần như dính liền với cân nông ở gan bàn
tay, tương đối không đàn hồi [80], [88]; nên khi bị bỏng sâu mất lớp
da, việc ghép da tự do lên nền ghép thường khó sống.
Da mu tay mỏng, mềm mại, di động dễ hơn gan, tổ chức mỡ
dưới da nghèo nàn [5], [10], [25], [86]; khi bị bỏng sâu mu tay
thường gây lộ gân bao khớp dẫn tới các biến chứng: hoại tử gân,


3

viêm khớp… [83]; và các di chứng: co kéo các dây chằng, bao khớp
xơ hóa hoặc hoại tử, dính khớp, cứng khớp, sai khớp [38].
1.2. Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.2. Phương pháp chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng
1.2.2.2. Lịch sử chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng bằng dung dịch
fluoresceine
Dingwall J. A. (1943) là người đầu tiên dùng dung dịch
Fluoresceine để chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng. Sau đó, Gatti J.
E. (1963) khảo sát phát huỳnh quang của fluoresceine để chẩn đoán
phân biệt giữa bỏng nông và bỏng sâu dưới đèn cực tím [62] (đèn
Wood), bỏng nông sẽ thấy có phát màu huỳnh quang, bỏng sâu
không có phát màu huỳnh quang [38], [61]. Robin William và Gigi
William (2002) đã thống kê các nghiên cứu về việc sử dụng dung
dịch fluoresceine để đánh giá tình trạng tưới máu mô, trong đó có tổn
thương bỏng [89]. Still (1951) [89], Leonard và cộng sự (1980) dung
dịch fluoresceine có thể dùng trong vòng 48-72 giờ sau bỏng để tiên
lượng tổn thương bỏng cần ghép da hay không [89]. Zuckermann
(1983) đã kết luận kỹ thuật trên rất đơn giản và dễ thực hiện trong
lâm sàng [89]. Tại Việt Nam, Lê Thế Trung (2003) đã sử dụng dung
dịch Natri Fluoresceine 17,5% để chẩn đoán bỏng và đã đưa ra một
bảng các mức độ tổn thương bỏng [38].
1.2.4. Thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng


 Nghiên cứu tác dụng sinh học của berberin
Berberin có tác dụng kháng vi khuẩn và có tác dụng kháng
độc tố của một số vi khuẩn. D.V. Lebedev (1969), M. Mekawi


4

(1957), Z. Kowalewski (1972), A.I. Potopalski (1975) đã chứng
minh berberin có tác dụng kháng S. aureus, E. coli, và các trực

khuẩn gram âm, đặc biệt là V. cholerae. Ở Việt Nam, Nguyễn Đình
Bảng (1981), Đặng Hồng Vân và Phan Quốc Kinh (1974) đã chứng
tỏ Berberin có tác dụng với các trực khuẩn gram âm (1988) [2]. Theo
Phùng Kim Bảng (1988), Berberin clorua có hiệu lực ức chế sự phát
triển và diệt các tác nhân gây bệnh tả và lỵ trong thực nghiệm [2].
Berberin cũng đã được chứng minh rất ít độc và không có phản ứng
phụ khi dùng trong điều trị [2].
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vai trò của
berberin đối với các vi khuẩn thường gặp trong bỏng, cũng như đối
với tiến trình lành tổn thương bỏng.
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
- 104 bệnh nhân bị bỏng bàn tay được điều trị tại BVCC Trưng
Vương (41 bệnh nhân) và Viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác (63
bệnh nhân) từ tháng 11/2002 – tháng 9/2007.
2.2. Chất liệu nghiên cứu: dung dịch Fluoresceine sodium 10%, đèn
cực tím Wood, dung dịch và kem Berberin clorid 0,1%, kem Silver
Sulfadiazine 1%.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tiền cứu
mô tả phân tích và thực ngiệm lâm sàng có đối chứng.
2.3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bỏng bàn tay:
- Thống kê các chỉ tiêu: tuổi, giới, hoàn cảnh bị bỏng, tác nhân
gây bỏng, diện tích bỏng, độ sâu bỏng .


5

- Triệu chứng phù nề ở những bàn tay bỏng nông.
- Khám cảm giác đau bàn tay sau bỏng.
2.3.2.2. Nghiên cứu vai trò của nghiệm pháp Fluoresceine (nghiệm

pháp F): 41 bệnh nhân, 58 bàn tay bỏng. So sánh kết quả chẩn đoán
lâm sàng và nghiệm pháp F. Kiểm chứng kết quả chẩn đoán lâm sàng
và nghiệm pháp F với diễn tiến lâm sàng liền tổn thương bỏng.
2.3.2.3. Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ tổn thương bỏng bàn
tay của dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% so sánh với kem
Silver Sulfadiazine 1% : 2 phân nhóm bỏng nông và bỏng sâu được
chia thành 2 vùng tổn thương để thực hiện nghiên cứu:
- Vùng bỏng nghiên cứu A: tổn thương bỏng bàn tay P, được
điều trị bằng dung dịch và kem Berberin clorid 0,1%.
* Phân nhóm bỏng nông: ghi nhận các chỉ tiêu: đau sau
đắp thuốc, phù nề; sự thay đổi các chỉ số về độ pH, bạch cầu đa nhân
trung tính, đại thực bào, chủng loại và số lượng vi khuẩn tại bề mặt
vết thương bỏng; thời gian lành tổn thương bỏng.
* Phân nhóm bỏng sâu: ghi nhận các chỉ tiêu: phương
pháp và số lần cắt bỏ hoại tử bỏng.; triệu chứng đau sau đắp thuốc; sự
thay đổi độ pH, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, chủng loại
và số lượng vi khuẩn tại bề mặt tổn thương bỏng sâu; số lượng
nguyên bào sợi và tân mạch, thời điểm ghép da, đánh giá kết quả mảnh
da ghép cũng như chức năng bàn tay sau 6 tuần và 3 tháng điều trị.
- Vùng bỏng nghiên cứu đối chứng B: tổn thương bỏng bàn
tay T, điều trị bằng kem Sulfadiazin bạc 1% (SSD), ghi nhận các chỉ
tiêu đánh giá giống như nhóm nghiên cứu A.


6

2.4. Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata./SE 10.0. Kiểm định kết quả
nghiên cứu bằng các phép kiểm thống kê.
1 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng bỏng bàn tay:

Tuổi trung bình 31,57 ± 12,06 tuổi; lớn nhất 73 tuổi, nhỏ nhất 13
tuổi. Nhóm bệnh nhân bị tổn thương bỏng chiếm nhiều nhất từ 21-30
tuổi, đa số bệnh nhân bỏng nằm trong lứa tuổi lao động.
Nam giới bị tổn thương bỏng cao gấp gần 3 lần so với nữ giới,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tác nhân nhiệt, bao gồm nhiệt khô và nhiệt ướt, chiếm tỉ lệ cao
nhất trong nhóm các tác nhân. Chủ yéu xảy ra trong sinh hoạt.
Bỏng bàn tay thường tổn thương tại nhiều vị trí. Mu tay là vị trí
bị tổn thương nhiều nhất.
3.1.8. Cảm giác đau bàn tay sau bỏng của bệnh nhân:
Bảng 3.1. Ghi nhận cảm giác đau bàn tay sau bỏng
Cảm giác đau sau bỏng Số bàn tay Tỉ lệ %
Không đau: không kêu đau + nét mặt bình thường. 0 0
Đau nhe: kêu đau ít + nhăn mặt. 2 4,26%
Đau vừa: kêu đau vừa + nhăn mặt + rên khẽ. 42 89,36%
Đau nhiều: kêu đau nhiều + nhăm mặt + khóc. 3 6,38%
Đau rất nhiều: la hét + nhăn mặt + giãy giụa. 0 0
Tổng cộng 47 100%
Bảng 3.1 cho thấy các trường hợp bỏng nông đều gây đau cho
bệnh nhân; tuy nhiên, mức độ đau ở mức độ vừa phải chiếm nhiều
nhất 42/47=89,36%, và bệnh nhân có thể chấp nhận được. Riêng 3
bàn tay đau nhiều đều dược thực hiện phẫu thuật rạch giải áp.


7

3.1.9. Tình trạng phù nề bàn tay:
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa phù nề và ngày điều trị
bỏng bàn tay (n=47).
Vị trí Ngày điều trị Chu vi (cm) Mức độ giảm (cm)

N
0
17,93 ± 0,79
Cổ tay
N
7
15,92 ± 0,35
2,02 ± 0,7
N
0
20,73 ± 0,71
Gan tay
N
7
19,12 ± 0,66
1,6 ± 0,83
P (N
0
/ N
7
) cổ tay < 0,05
P (N
0
/ N
7
) gan tay < 0,05
P>0,05
Tình trạng phù nề ở bàn tay xảy ra sớm sau bỏng và giảm có
ý nghĩa tình trạng phù nề sau 7 ngày điều trị (P<0,05). Mức độ giảm
phù nề ở cổ tay và gan tay tương đương nhau (P>0,05).

3.2. Kết quả nghiên cứu nhóm 1:
3.2.2. Phản ứng cơ thể bệnh nhân với Fluoresceine: 41 bệnh nhân
có kết quả âm tính với dung dịch Fluoresceine sodium 10%. Quầng
đỏ trên da trung bình: 0,68 ± 0,34 cm. 2 bệnh nhân bị chóng mặt,
buồn nôn nhưng hết nhanh và vẫn nghiên cứu được.
3.2.3. Kết quả chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng:
Bảng 3.4. Kết quả chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng
theo các phương pháp khác nhau.
Độ sâu bỏng
Chẩn đoán độ sâu
Bỏng nông Bỏng sâu Tổng cộng
Tần suất 39 19 58
Lâm sàng
Tỉ lệ % 67,2 32,8 100
Tần suất 47 11 58
Nghiệm pháp F
Tỉ lệ % 81 19 100
Tần suất 50 8 58
Diễn tiến liền tổn
thương bỏng
Tỉ lệ % 86,2 13,8 100
P (Lâm sàng/Diễn tiến liền tổn thương bỏng) < 0,05
P (Nghiệm pháp F/Diễn tiến liền tổn thương bỏng) > 0,05


8

Bảng 3.4 cho thấy chẩn đoán lâm sàng độ sâu tổn thương
bỏng khác biệt có ý nghĩa với kết quả chẩn đoán theo diễn tiến liền
tổn thương bỏng, P<0,05. Trong khi đó sự khác biệt giữa chẩn đoán

độ sâu tổn thương bỏng bằng nghiệm pháp F và chẩn đoán theo diễn
tiến liền tổn thương bỏng không có ý nghĩa, P>0,05.
3.2.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp F:
Độ nhạy: 46/48 = 95,8%. Độ đặc hiệu: 8/10 = 80%.
Nghiệm pháp chẩn đoán tổn thương bỏng bằng dung dịch
Fluoresceine sodium 10% có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
3.3. Kết quả nghiên cứu nhóm 2: Điều trị bằng dung dịch và kem
Berberin clorid 0,1% đối chứng với kem SSD 1%.
3.3.1. Tác dụng kháng khuẩn của dung dịch Berberin clorid 0,1%
trên thực nghiệm:
8
4
0 0
8 8
6
4
8
6
4
00
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0 giờ 2 giờ 6 giờ 24 giờ

Số mũ của 10
S. aureus P. aeruginosa E. coli

Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi tổng số vi khuẩn theo thời gian với
Berberin clorid 0,1% pha loãng ½. (Số ở trục tung là số mũ 10)
- Vi khuẩn S. aureus và E. coli khi được tiếp xúc với dung dịch
Berberin clorid 0,1% ở độ pha loãng ½ đều giảm số lượng một cách
có ý nghĩa sau 2 giờ tiếp xúc với thuốc, diệt khuẩn hoàn toàn sau 24


9

giờ tiếp xúc với thuốc. Riêng P. aeruginosa, khi tiếp xúc với dung
dịch Berberin clorid 0,1% ở độ pha loãng ½, số lượng giảm một cách
có ý nghĩa sau 6 giờ, 24 giờ tiếp xúc với thuốc; nhưng số lượng vi
khuẩn vẫn còn cao nhiều so với hai chủng trên.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu phân nhóm bỏng nông ở bàn tay:
3.3.2.4. Biến đổi số lượng tế bào viêm:
Bảng 3.14. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính/vi trường ở hai
vùng bỏng nông A và B tại 3 thời điểm nghiên cứu (n=30).
Thời điểm nghiên cứu Vùng bỏng A (n =30) Vùng bỏng B (n = 30)
N
0
25,3 ± 8,07 28,23 ± 8,97
N
3
14,2 ± 6,21 16,87 ± 7,87
N
7
6,53 ± 4,78 9,56 ± 5,92

N
0
- N
3
< 0,05 < 0,05
P
N
0
- N
7
< 0,05 < 0,05
Bảng 3.16. Số lượng đại thực bào/vi trường ở hai vùng bỏng A và
B tại 3 thời điểm nghiên cứu (n=30).
Thời điểm nghiên cứu Vùng bỏng A (n =30) Vùng bỏng B (n = 30)
N0 2,1 ± 0,92 2 ± 1,05
N3 6,4 ± 1,45 6,17 ± 1,37
N7 3,97 ± 1,38 4,03 ± 1,67
N0 - N3 < 0,05 < 0,05
P
N3 - N7 < 0,05 < 0,05
Bảng 3.14 và 3.16 cho thấy số lượng bạch cầu đa nhân trung tính
và số lượng đại thực bào trên bề mặt hai vùng bỏng A và B đều giảm
có ý nghĩa sau 7 ngày điều trị (P<0,05). Mức độ giảm bạch cầu đa
nhân trung tính và đại thực bào ở bề mặt hai vùng bỏng A và B tại
từng thời điểm nghiên cứu đều tương đương nhau (P>0,05).
3.3.2.5. Tác dụng đối với tình trạng nhiễm khuẩn:
Tần xuất xuất hiện vi khuẩn (biểu đồ 3-17) và số lượng vi
khuẩn (biểu đồ 3-18) tăng nhiều vào ngày thứ 3 sau điều trị trên cả



10

hai vùng bỏng A và vùng bỏng B; tuy nhiên, tần xuất và số lượng vi
khuẩn giảm nhiều sau 7 ngày điều trị trên cả hai vùng bỏng A và B.
16
34
17
10
35
16
0
5
10
15
20
25
30
35
40
N0 N3 N7
Số lần xuất hiện vi khuẩn
Vùng bỏng A Vùng bỏng B

Biểu đồ 3.14. So sánh tần xuất xuất hiện các loại vi khuẩn tại 3
thời điểm nghiên cứu.
Bảng 1.1. Kết quả định lượng các loại vi khuẩn/cm
2
tại 3 thời
điểm ở 2 vùng bỏng A và B: số lượng vi khuẩn trong bảng x 10
5


Vùng bỏng A (n=30) Vùng bỏng B (n=30) Chủng loại
vi khuẩn
N
0
N
3
N
7
N
0
N
3
N
7

P. aeruginosa 3,53±5,62 6,3 ± 7,4 0,92±0,47 5,15±4,12 4,3±2,79 1,43±1,16
S. aureus 5,81±6,62 5,77±7,54 0,8 ± 0,27 4,4 ± 4,36 3,05±2,98 1,95±1,27
E. coli 0 3,25 0 0,5 0 0
P. stuatii 0 21,35 0 0 3 0
S. oralis 0 0 0 0 6,55 1,55
K.pneumoniae 16,60 11,23±6,47 6,4 0 20,5 1,45
A. baum 0 19,1 0,9 0 10,35 1,05
Bacillus 1,35 0 0 1,5 0 0
Enterobacter 5,05 1,15 0 0 0 0
S. epidermidis 0,9 1,63±0,46 0 0 2,03±0,6 0,55±0,07
Số lượng
vi khuẩn
trung bình
5,28±6,21 6,66±7,6 1,19±1,39 3,95±3,85 4,19±4,11 1,53±1,07

3.3.2.6. Thời gian lành tổn thương bỏng:
Thời gian lành tổn thương bỏng ở hai vùng bỏng nông
nghiên cứu (12,54 ± 1,23 ngày) và đối chứng (12,89 ± 1,15) tương
đương nhau (P>0,05). Không có bệnh nhân nào bị chuyển bỏng nông


11

thành bỏng sâu, các bàn tay bỏng nông sau khi khỏi không bị giảm
chức năng. Sẹo bỏng mềm mại, không co kéo.
3.3.3. Kết quả nghiên cứu phân nhóm bỏng sâu:
3.3.3.3. Sự thay đổi tế bào viêm trên tổn thương bỏng sâu:
Bảng 3.24. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính/vi trường ở hai
vùng bỏng A và B tại 3 thời điểm nghiên cứu (n=33).
Thời điểm nghiên cứu Vùng bỏng A Vùng bỏng B P
N
0-1
97,6 ± 20,3 98 ± 20,4 > 0,05
N
4-5
58,7 ± 14,3 59,8 ± 13,8 > 0,05
N
8-10
37 ± 12,2 37,6 ± 11,8 > 0,05
N
0-1
- N
4-5
< 0,05 < 0,05
P

N
0-1
-N
8-10
< 0,05 < 0,05

Bảng 3-24 cho thấy số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ở hai
vùng bỏng A và B đều giảm có ý nghĩa sau N
8-10
ngày đắp thuốc (P <
0,05). Mức độ giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ở hai vùng
bỏng A và B tương đương nhau (P>0,05).
Bảng 3.25. Số lượng đại thực bào/vi trường ở hai vùng bỏng sâu
A và B tại 3 thời điểm nghiên cứu trên tổn thương bỏng sâu.
Thời điểm nghiên cứu
Vùng bỏng A
(n=33)
Vùng bỏng B
(n=33)
P
N
0-1
2,09 ± 1,01 2,12 ± 0,86 > 0,05
N
4-5
7 ± 1,56 7,09 ± 1,68 > 0,05
N
8-10
2,94 ± 0,83 2,88 ± 1,29 > 0,05
N

0-1
-N
4-5
< 0,05 < 0,05
P
N
4-5
-N
8-10
< 0,05 < 0,05

-Bảng 3.25 cho thấy số lượng đại thực bào ở hai vùng bỏng A và
B đều tăng có ý nghĩa sau N
4-5
ngày điều trị (P < 0,05) và giảm nhiều
sau N
8-10
ngày điều trị (P < 0,05). Mức độ tăng và giảm số lượng đại
thực bào/đơn vi diện tích ở hai vùng bỏng A và B là tương đương
nhau (P>0,05).


12

3.3.3.4. Thay đổi các loại vi khuẩn tại tổn thương bỏng sâu:

23
39
15
17

30
8
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
N0-1 N4-5 N8-10
Sồ lần xuất hiện vi khuẩn
Vùng bỏng A Vùng bỏng B

Biểu đổ 3.15. So sánh tần xuất xuất hiện vi khuẩn tại 3 thời điểm
nghiên cứu trên tổn thương bỏng sâu.

Bảng 1.2. Số lượng từng loại vi khuẩn/cm
2
tại 3 thời điểm trên 2
vùng bỏng sâu A và B: số lượng trong bảng kết quả x10
5
Vùng bỏng A (n=33) Vùng bỏng B (n=33)
Loại vi khuẩn
N
0-1
N
8-10

N
0-1
N
8-10

P. aeruginosa 8,3 ± 8,7 4,9 ± 4,8 14 ± 20,4 1,1 ± 0,5
S. aureus 7,9 ± 5,4 3,4 ± 3 9,8 ± 8 1,2 ± 0,4
E. coli 10,9 ± 4,7 0 5,25 0
K .pneumoniae 9,35 0 1,55 0
A. baumanii 0 0 0 0
Bacillus 0 0 0,55 0
Enterobacter 10,15 0 0 0
E. cloaceae 15,35 0 0 0
A. bioffii 0 0 0 0
Số lượng vi khuẩn
trung bình
8,8 ± 6,5 4,3 ± 4,1 9,7 ± 12,3 1,1 ± 0,4

-Tần xuất xuất hiện vi khuẩn và số lượng vi khuẩn trên hai vùng
bỏng đều giảm nhiều sau N
8-10
ngày điều trị (P<0,05).


13

3.3.3.5. Tác dụng của dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% đối với
tiến trình hình thành mô hạt:
Bảng 1.3. So sánh số lượng trung bình/vi trường của nguyên bào
sợi tại 3 thời điểm nghiên cứu trên tổn thương bỏng sâu

Thời điểm ngiên cứu Vùng bỏng A (n=33) Vùng bỏng B (n=33) P
N
0-1
4,2 ± 2,0 4,5 ± 2,0 > 0,05
N
4-5
20,4 ± 6,6 20,2 ± 5,8 > 0,05
N
8-10
24,1 ± 4,9 25,3 ± 5,3 > 0,05
N
0-1
- N
4-5
< 0,05
< 0,05
P
N
0-1
- N
8-10
< 0,05 < 0,05

Bảng 1.4. So sánh số lượng tân mạch trung bình/vi
trường tại 3 thời điểm nghiên cứu trên tổn thương bỏng sâu
Thời điểm ngiên cứu Vùng bỏng A (n=33) Vùng bỏng B (n=33) P
N
0-1
6,30 ± 2,81 6,33 ± 2,43 > 0,05
N

4-5
19,5 ± 4,8 19,4 ± 4,7 > 0,05
N
8-10
37,6 ± 8,3 37,2 ± 9,1 > 0,05
N
0-1-
N
4-5
< 0,05 < 0,05
P
N
0-1
-N
8-10
< 0,05 < 0,05

-Số lượng nguyên bào sợi và tân mạch ở hai vùng bỏng sâu đã
cắt bỏ hoại tử A và B đều tăng có ý nghĩa sau 8-10 ngày điều trị
(P<0,05). Mức độ tăng nguyên bào sợi và tân mạch ở hai vùng bỏng
A và B tương đương nhau (P>0,05).
3.3.3.6. Điều trị phẫu thuật:


 Cắt bỏ hoại tử bỏng:
16/33 bệnh nhân bị bỏng sâu hai bàn tay độ V (lộ gân, cân cơ;
hoại tử một phần gân, cân cơ), mỗi bệnh nhân đều được thực hiện
cùng một phương pháp cắt bỏ hoại tử bỏng hai lần ở cả hai bàn tay.
- Số lần cắt bỏ hoại tử trung bình/1 bàn tay: 1,13 ± 0,34 lần.



14

- 11/16 bệnh nhân được cắt hoại tử bỏng theo phương pháp
tiếp tuyến. Một số ít bệnh nhân được cắt bỏ hoại tử toàn bộ. Trường
hợp cắt bỏ hoại tử tiếp tuyến có thể được thực hiện nhiều lần.



 Phương pháp che phủ tổn thương bỏng
 Thời gian từ khi bi bỏng đến khi được ghép da ghi nhận trên
những bàn tay không cắt bỏ hoại tử: 17 bệnh nhân bị bỏng độ IV ở cả
hai bàn tay : 13,76 ± 5,65 ngày.
 Thời gian từ khi bị bỏng đến khi cắt bỏ hoại tử: 16 bệnh
nhân bị bỏng độ V ở cả hai bàn tay : 8,19 ± 4,93 ngày.
- Thời gian từ khi được cắt bỏ hoại tử đến khi được ghép
da:10 ± 3,97 ngày.
 100% được che phủ bằng ghép da mảnh sau khi mọc mô hạt.
100% các mảnh da ghép có kết quả tốt. Kết quả tương đương giữa
hai nhóm điều trị bằng Berberin clorid 0,1% và bằng Silver
Sulfadiazine 1%.



 Kết quả điều trị các bàn tay bỏng sâu sau 6 tuần:
 17 bệnh nhân bỏng độ IV hai bàn tay:
Bảng 3.31. Kết quả điều trị các bàn tay bỏng độ IV sau 6
tuần điều trị.
Chỉ tiêu đánh giá Vùng bỏng A (n=17) Vùng bỏng B (n=17)
Sẹo bỏng Mềm mại Mềm mại

Biên độ vận động các ngón >80% >80%
Đối chiếu ngón cái >7 điểm >7 điểm
Hẹp kẽ ngón I-II Không Không
Kết quả Tốt Tốt



15

Các trường hợp bỏng bàn tay độ IV được điều trị tại chỗ bằng
ngâm, đắp thuốc (Berberin colrid 0,1%, SSD 1%) và ghép da mảnh
đều lấy lại gần như hoàn toàn chức năng bàn tay sau 6 tuần điều trị.
 16 bệnh nhân bỏng độ V hai bàn tay:
Bảng 3.32. Kết quả điều trị các bàn tay bỏng độ V sau 6
tuần điều trị.
Kết quả Vùng bỏng A (n=16) Vùng bỏng B (n=16) P
Tốt 0 0
Khá 13 13
Trung bình 3 3
Xấu 0 0
>0,05
Nhận xét: đa số các trường hợp bỏng bàn tay độ V (chỉ lộ
gân hoặc hoại tử một phần bề mặt gân) đều lấy lại gần như hoàn toàn
chức năng bàn tay sau 6 tuần điều trị. Các trường hợp chưa lấy lại
hoàn toàn chức năng bàn tay (kết quả đánh giá chức năng: trung
bình) đều có tổn thương bỏng ngón cái làm hạn chế khả năng đối
chiếu của ngón cái và hẹp kẽ ngón I-II sau 6 tuần điều trị.


 Kết quả điều trị các bàn tay bỏng độ V sau 3 tháng điều trị:

100% các bàn tay đều lấy lại gần như hoàn toàn chức năng
sau 3 tháng điều trị; sẹo bỏng không viêm rò, không co kéo.
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của bỏng bàn tay:
4.1.7. Cảm giác đau bàn tay sau bỏng:
34 bệnh nhân với 47 bàn tay bị bỏng nông nhận thấy các tổn
thương bỏng nông bàn tay đều gây đau cho bệnh nhân, tuy nhiên đa
số các trường hợp bỏng nông bàn tay chỉ đau ở mức độ vừa theo
phân loại đau của Frank J.M. và Lê Thế Trung. Kết quả này phù hợp


16

với nhận định của David Heimbach (2002). 3 bàn tay đau ở mức độ
nhiều được rạch giải áp và bệnh nhân cảm thấy mức độ đau giảm
ngay sau khi được phẫu thuật. Như vậy, triệu chứng đau cần được
theo dõi để có thể phát hiện sớm hội chứng chèn ép khoang.
4.1.8. Đánh giá tình trạng phù nề bàn tay:
34 bệnh nhân với 47/47 bàn tay bỏng nông bị phù nề; tình trạng
phù nề giảm nhiều sau 1 tuần biểu hiện bằng sự khác biệt có ý nghĩa
giữa kết quả 2 lần đo vào ngày N
0
và N
7
sau bỏng ở cả hai vị trí chu
vi cổ tay và chu vi gan tay (P < 0,05). Điều này chứng tỏ tình trạng
phù nề bàn tay xuất hiện sớm và đặc biệt giảm nhiều sau 7 ngày.
Khi so sánh mức độ giảm phù nề ở cổ tay và gan tay; chúng
tôi ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05) về mức độ
giảm phù nề giữa cổ tay và gan tay. Do đó, trên lâm sàng có thể đo

chu vi cổ tay hoặc gan tay để theo dõi tình trạng phù nề bàn tay, đây
là phương pháp đơn giản có thể thực hiện ở mọi tuyến y tế cơ sở.
4.2. Chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng bàn tay bằng dung dịch
Fluoresceine sodium 10%:
4.2.1. Độ an toàn của dung dịch Fluoresceine sodium 10%:
Chỉ gặp 02 tác dụng phụ nhẹ là chóng mặt và buồn nôn ở 2
bệnh nhân sau khi thử phản ứng thuốc, các triệu chứng này kéo dài
khoảng 5 phút và giảm nhanh sau đó, không cần dùng thuốc điều trị.
Như vậy, việc dùng dung dịch Fluoresceine sodium 10% để
chẩn đoán tổn thương bỏng có thể thực hiện an toàn.




17

4.2.3. Hiệu quả của nghiệm pháp F:
Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa chẩn đoán
lâm sàng và diễn tiến lành tổn thương bỏng (P < 0,05) và không có
sự khác biệt có ý nghĩa giữa kết quả chẩn đoán bằng nghiệm pháp F
và diễn tiến liền tổn thương bỏng (P>0,05) (bảng 3-4). Nghiệm pháp
F có độ nhạy = 95,8%, và độ đặc hiệu = 80%.
4.2.4. So sánh với nghiệm pháp chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng
bằng Laser Doppler Imaging: Cả hai nghiệm pháp đều cho phép
khảo sát tổn thương bỏng trên diện rộng, và không cần dụng cụ tiếp
xúc trực tiếp với tổn thương bỏng [92]. Tuy nhiên, nghiệm pháp
Fluoresceine có một số ưu diểm sau:
- Trang thiết bị chẩn đoán bằng dung dịch Fluoresceine
sodium 10% đơn giản hơn và thời gian thực hiện nghiệm pháp chẩn
đoán nhanh hơn so với chẩn đoán bằng LDI.

- Theo Harry S. Adair (2005), khi chẩn đoán độ sâu tổn
thương bỏng ở bàn tay thì laser doppler khó thu được kết quả chính
xác. Do nghiệm pháp LDI dựa trên nguyên lý quét chùm tia laser
trên bề mặt tổn thương; nên khi bị bỏng ở các ngón tay, vùng tổn
thương không ở trên một mặt phẳng sẽ làm cho việc quét tia không
đều [69]. Theo Sarah A. Pape (2002), khi đặt bàn tay trên một mặt
phẳng thì có sự chênh lệch về độ dày giữa các phần của bàn tay và có
nhiều mặt bên (ngón tay), cho nên việc quét tia laser để chẩn đoán độ
sâu tổn thương bỏng bàn tay, ngón tay gặp nhiều khó khăn [92].
Trong khi đó, nghiệm pháp chẩn đoán F cho phép quan sát tổn
thương bỏng dễ dàng bằng cách xoay trở bàn tay dưới đèn cực tím.


18

Qua đó, chúng tôi kết luận việc sử dụng dung dịch Fluoresceine
sodium 10% để chẩn đoán sớm độ sâu tổn thương bỏng bàn tay có
giá trị lâm sàng, đặc biệt là trong tình hình nước ta hiện nay.
4.3. Điều trị bỏng bàn tay bằng dung dịch và kem Berberin clorid
0,1% so sánh với kem Silver Sulfadiazine 1%:
4.3.1. Hiệu quả kháng khuẩn của dung dịch Berberin clorid 0,1%
trên thực nghiệm:
Dung dịch Berberin clorid 0,1% có tác dụng diệt khuẩn S.
aureus, E. coli, kìm khuẩn P. aeruginosa trên thực nghiệm.
4.3.2. Điều trị bỏng nông bằng dung dịch và kem Berberin clorid
0,1% so sánh với Silver Sulfadiazine 1%:
4.3.2.4. Tác dụng giảm tế bào viêm:
Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ở hai vùng bỏng nghiên
cứu và đối chứng giảm một cách có ý nghĩa (P<0,05). Các chỉ số
giảm tương đương nhau giữa hai nhóm (P>0,05). Số lượng đại thực

bào tăng cao sau 3 ngày điều trị và giảm sau 7 ngày điều trị bằng
dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% (P<0,05. Mức độ thay đổi số
lượng đại thực bào giữa nghiên cứu và đối chứng tương đương nhau
(P>0,05). Như vậy, Berberin clorid 0,1% có hiệu quả giảm tế bào
viêm, tăng số lượng đại thực bào; qua đó thúc đẩy quá trình liền vết
thương bỏng diễn ra nhanh hơn.
4.3.2.5. Hiệu quả kháng khuẩn:
Tần suất xuất hiện các vi khuẩn giảm rõ rệt từ 34 ở ngày thứ 3
sau điều trị xuống còn 17 ở ngày thứ 7 sau điều trị đối với vùng bỏng


19

A, giảm từ 35 xuống còn 16 ở vùng bỏng B. Như vậy, tần xuất xuất
hiện vi khuẩn ở hai vùng bỏng A và B hoàn toàn không khác nhau.
Số lượng vi khuẩn trung bình ở vùng bỏng A giảm rõ rệt sau 7

ngày điều trị bằng dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% (P<0,05).
Mức độ giảm này cũng tương đương với sự giảm số lượng vi tại
vùng bỏng B điều trị bằng kem SSD 1% (P>0,05). Như vậy, dung
dịch và kem Berberin clorid 0,1% có tác dụng làm giảm tần xuất
cũng như số lượng vi khuẩn trên tổn thương bỏng nông.
4.3.2.6. Thời gian lành tổn thương bỏng nông:
Thời gian lành tổn thương bỏng nông được điều trị bằng dung
dịch và kem Berberin clorid 0,1% là 12,54 ± 1,23 ngày; không khác
biệt so với nhóm được điều trị bằng kem SSD 1% (P>0,05). Và cũng
phù hợp với nghiên cứu của Lê Thế Trung (2003), Lê Đức Mẫn
(1998), của Martin C. Robson (1990), Joseph M. Mlakar (2002) [75].
Như vậy, Berberin clorid 0,1% có hiệu quả giảm phù nề, giảm
viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đối với tổn thương bỏng nông bàn tay;

qua đó, giúp cho tiến trình lành tổn thương bỏng nông thuận lợi.
4.3.3. Điều trị bỏng sâu bàn tay bằng dung dịch và kem Berberin
clorid 0,1%:
4.3.3.2. Tác dụng giảm tế bào viêm:
Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ở mô bỏng sâu giảm có ý
nghĩa sau 8-10 ngày điều trị bằng dung dịch và kem Berberin clorid
0,1% (P<0,05. Mức độ giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ở
hai nhóm nghiên cứu và đối chứng tương đương nhau (P>0,05). Số
lượng đại thực bào trên bề mặt bỏng sâu cũng thay đổi tăng sau 4-5


20

ngày điều trị bằng dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% (P<0,05);
mức độ thay đổi các chỉ số trên tương đương với sự thay đổi số
lượng đại thực bào ở nhóm chứng (P>0,05). Sự thay đổi trên phù hợp
với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Gia Tiến (1998) , Vũ
Trọng Tiến (2003). Như vậy, dung dịch và kem Berberin clorid 0,1%
có hiệu quả giảm tế bào viêm, tăng số lượng đại thực bào trong quá
trình tạo mô hạt; qua đó thúc đẩy quá trình tạo mô hạt diễn ra thuận
lợi hơn.
4.3.3.3. Hiệu quả kháng khuẩn:


 Chủng loại vi khuẩn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giảm số vùng bỏng nhiễm
khuẩn tương đương nhau ở hai nhóm nghiên cứu và đối chứng. Mức
độ giảm số vùng bỏng nhiễm vi khuẩn trong nghiên cứu tương
đương với nghiên cứu của Nguyễn Gia Tiến (1998).



 Thay đổi số lượng vi khuẩn:
Số lượng vi khuẩn giảm có ý nghĩa sau 8-10 ngày điều trị bằng
dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% (P<0,05), kết quả này tương
tự như sự thay đổi số lương vi khuẩn ở nhóm đối chứng; và cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Gia Tiến (1998), Vũ Trọng
Tiến (2003), Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn văn Huệ (2006).
4.3.3.4. Hiệu quả trên tiến trình tạo mô hạt:


 Nguyên bào sợi:
Số lượng nguyên bào sợi đã tăng một cách đáng kể sau 8-10
ngày điều trị (P<0,05), tương đương với nhóm chứng điều trị bằng
kem SSD 1% (P>0,05). Kết quả này cao hơn các nghiên cứu của


21

Nghiêm Đình Phàn (1992), Nguyễn văn Hỷ (1995), Nguyễn Ngọc
Tuấn (1997), Nguyễn Gia Tiến (1998), Vũ Trọng Tiến (2003); điều
này cho thấy Berberin clorid 0,1% có tác dụng tốt kích thích tăng
nguyên bào sợi, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình tạo mô hạt.


 Tân mạch:
Số lượng tân mạch tăng nhiều sau 8-10 ngày điều trị
(P<0,05), tương đương với nhóm chứng điều trị bằng kem SSD 1%
(P>0,05). Kết quả này cũng cao hơn các nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Tuấn (1997), Nguyễn Gia Tiến (1998), Nghiêm Đình Phàn
(2003), Vũ Trọng Tiến (2003) Như vậy, Berberin clorid 0,1% có tác

dụng kích thích quá trình tân tạo mạch trong tiến trình mọc mô hạt.
4.3.3.5. Phẫu thuật điều trị bỏng sâu bàn tay:
11/16 bệnh nhân được cắt bỏ hoại tử kiểu tiếp tuyến
(69,23%). Số lần cắt lọc trung bình là 1,13 ± 0,34. Kết quả này tương
đương ở cả hai nhóm nghiên cứu và đối chứng (P>0,05). Tất cả bàn
tay bỏng sâu được ghép da mảnh rời sau khi lên mô hạt; các mảnh da
ghép đều bám dính và sống tốt. Như vậy, việc sử dụng dung dịch và
kem Berberin clorid 0,1% có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm khuẩn trên
tổn thương bỏng sâu bàn tay, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mô
hạt phát triển, giúp cho việc che phủ tổn thương bỏng sâu gặp nhiều
thuận lợi. Hiệu quả này tương đương với hiệu quả của nhóm sử dụng
thuốc đối chứng kem SSD 1%.
Theo dõi kết quả gần (6 tuần) và kết quả xa (3 tháng): 100%
các bàn tay bỏng sâu độ IV và độ V (chỉ lộ gân hoặc hoại tử gân một
phần) đều đạt kết quả chức năng khá sau 3 tháng điều trị.


22

KẾT LUẬN:
Qua kết quả nghiên cứu 104 bệnh nhân bỏng với 184 bàn tay bị
bỏng chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Về đặc điểm lâm sàng bỏng bàn tay:
- Bỏng bàn tay gặp nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới (P<0,05);
thường xảy ra trong độ tuổi từ 20-40 tuổi (56,34%). Tác nhân gây bỏng
thường gặp là nhiệt (83%), hoàn cảnh bị bỏng thường gặp là các tai nạn
trong sinh hoạt (53%).
- Đa số các trường hợp bỏng bàn tay kết hợp bỏng nhiều nơi trên cơ
thể (97,18%). Bỏng bàn tay thường bị ở nhiều chỗ (24,58%); bỏng ở mu
tay và ngón tay hay gặp nhất (24,58%).

- Chúng tôi nhận thấy các bàn tay bỏng đều gây đau dớn cho bệnh
nhân, nhưng chỉ ở mức độ vừa. Đối với bàn tay bỏng nông , các trường
hợp đau nhiều phải theo dõi sát đề phòng hội chứng chèn ép khoang.
- Phù nề là triệu chứng gặp ở tất cả các bàn tay bị bỏng nông đến
sớm. Để theo dõi diễn tiến tình trạng phù nề bàn tay, biểu hiện bằng sự
thay đổi chu vi gan tay và cổ tay .
2. Phương pháp chẩn đoán độ sâu bỏng bàn tay bằng dung dịch
Fluoresceine sodium 10%: có độ nhạy 95,8% và độ đặc hiệu là 80%.
Thuốc sử dụng an toàn, tác dụng phụ nhe và ít: 4,9%.
3. Tác dụng của dung dịch và kem Berberin clorid 0,1% trong điều
trị tại chỗ tổn thương bỏng bàn tay:
 Trên thực nghiệm, dung dịch Berberin clorid 0,1% có tác dụng
diệt khuẩn S. aureus (từ 10
8
xuống 0 sau 6 giờ tiếp xúc với thuốc) và
E. coli (từ 10
8
xuống 0 sau 24 giờ tiếp xúc với thuốc), có tác dụng

×