BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cao Thỉ
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIÚP LIỀN XƯƠNG
CỦA GHÉP TỦY XƯƠNG VÀO Ổ GÃY HỞ
HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN ĐÃ BẤT ĐỘNG NGOÀI
Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình
Mã số: 62.72.07.25
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
Công trình được hoàn thành tại :
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: GS Nguyễn Quang Long
Phản biện 1: PGS-TS Nguyễn Việt Tiến
Phản biện 2: PGS Võ Thành Phụng
Phản biện 3: TS Phạm Đăng Ninh
Luận án đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại : ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào lúc 08 giờ 00 ngày 19 tháng 6 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1/ Cao Thỉ (2006), “So sánh thời gian liền xương các gãy hở xương chày giữa có và
không có ghép tủy xương vào ổ gãy”, Y học Tp HCM, phụ bản số 2, tập 10, tr.
188.
2/ Cao Thỉ (2007), “Ghép tủy xương tự thân vào ổ gãy xương chày trong điều trò
gãy hở thân hai xương cẳng chân bằng cố đònh ngoài” Y học thực hành, số
9(557+558), tr.12-15
3/ Cao Thỉ (2007), “So sánh thời gian liền xương các gãy hở xương chày giữa có và
không ghép tủy xương tự thân vào ổ gãy”, Y học thực hành, số 9(557+558), tr.41-43.
4/ Trần Công Toại, Cao Thỉ (2009), “Cấy tủy xương để đánh giá số lượng tế bào
gốc trung mô thông qua các đơn vò tạo khúm nguyên bào sợi (CFU-FS)”, Y học Tp
HCM, Tập 13, phụ bản số 1-2009, tr. 488-490.
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ lâu người ta đã biết muốn liền xương thì xương gãy phải
được nắn hết di lệch cho hai mặt gãy càng áp sát nhau càng tốt, bất
động đúng qui cách và tập vận động chủ động để tăng cường lưu
thông máu đến vùng xương gãy. Các yếu tố này đã được nghiên cứu
ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng bằng các phương tiện bất động và
các bài tập vận động khác nhau để giúp liền xương. Tuy vậy, thời
gian liền xương vẫn còn dài, xương gãy ở người lớn vẫn chậm liền
hơn ở trẻ em, gãy hở vẫn chậm liền hơn gãy kín[117], vẫn còn nhiều
trường hợp không liền xương dù đã điều trò đúng qui cách. Do đó, vẫn
còn có nhiều nổ lực nghiên cứu gúp liền xương nhằm rút ngắn hơn
nữa thời gian liền xương và giảm tỉ lệ khớp giả. Cũng theo khuynh
hướng đó, đề tài nghiên cứu này nhắm đến việc tìm ra một phương
pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có khả năng giúp liền xương để
áp dụng trên lâm sàng.
Tủy xương được biết như là một yếu tố có khả năng tái tạo
mô xương. Tủy xương có chứa các tế bào gốc, có tính cảm ứng xương
và đã được ứng dụng để điều trò có hiệu quả các lọai khớp giả, chậm
liền xương hoặc hoại tử chỏm xương đùi. Do đó, khi ghép tủy xương
vào ổ gãy mới, có thể chúng cũng kích thích giúp sự liền xương. Tủy
xương cũng là một vật liệu luôn luôn sẵn có, dễ dàng thu thập từ
xương mào chậu và có thể ghép ngay được vào ổ gãy[78],[81],[92].
Đối với các gãy xương thì gãy thân hai xương cẳng chân là
một vò trí gãy thường gặp. Trong đó mục tiêu điều trò chủ yếu là làm
liền xương chày. Với phương pháp điều trò gãy hai xương cẳng chân
bằng bột dưới gối chức năng, các gãy kín xương chày liền vững trong
11 - 13,1 tuần, còn các các gãy hở có thời gian liền xương dài hơn,
2
trung bình là 16,7 tuần[3],[99]. Với phương pháp bất động bằng đóng
đinh nội tủy có chốt, các gãy kín thân xương chày liền xương trong 14
– 16 tuần[19], còn gãy hở độ 2 thì liền xương trong 23,5 tuần. Điều
này cho thấy gãy thân xương chày là một gãy xương khó liền xương,
đặc biệt là các gãy hở[12],do gãy hở làm mất máu tụ có tác dụng
giúp liền xương[78].
Trên cơ sở tủy xương là một yếu tố có thể giúp liền xương, và gãy hở
thân xương chày là một loại gãy khó liền cần phải hổ trợ liền xương,
đề tài nghiên cứu này hút tủy xương tự thân từ xương mào chậu ghép
vào ổ gãy hở xương chày trên các bệnh nhân gãy hở thân hai xương
cẳng chân để đánh giá khả năng giúp liền xương của tủy. Mục đích
là xác đònh xem liệu ghép tủy xương vào ổ gãy thân xương chày thực
sự có rút ngắn được thời gian liền xương và làm giảm tỉ lệ khớp giả
hay không. Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét phương pháp ghép
tủy như vậy có gây ra các tai biến, biến chứng hay không.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
1/ Đánh giá sự khác nhau về thời gian liền xương của các gãy hở
thân xương chày giữa hai nhóm có và không có ghép tủy xương
vào ổ gãy.
2/ Đánh giá sự khác nhau về tỉ lệ liền xương của các gãy hở thân
xương chày giữa hai nhóm có và không có ghép tủy xương vào ổ
gãy.
3/ Đánh giá tỉ lệ các biến chứng, tai biến do lấy tủy xương từ mào
chậu và ghép tủy xương vào ổ gãy.
3. Những đóng góp mới của luận án:
-Luận án đã góp phần nghiên cứu khả năng giúp liền xương của tủy
xương. Là một trong những ứng dụng tế bào gốc có trong tủy xương
của ngành chấn thương chỉnh hình.
3
- Cho thấy ghép tủy xương tự thân vào ổ gãy là một thủ thuật đơn
giản, an toàn nhưng là một trong các biện pháp hổ trợ giúp liền
xương nhanh hơn.
4. Bố cục luận án. Luận án gồm 129 trang, trong đó có 102 trang
đánh số. Luận án có 28 hình, 13 bảng, 6 sơ đồ và biểu đồ. Ngoài
phần mở đầu 3 trang, kết luận 2 trang và kiến nghò 1 trang, phần nội
dung chính tập trung ở 4 chương: chương 1 Tổng quan tài liệu 33
trang, chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9 trang,
chương 3 Kết quả 32 trang và chương 4 Bàn luận 22 trang.
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều hòa sự liền xương
Sự tái sinh xương do ba yếu tố quyết đònh: tế bào tạo xương,
cảm ứng xương và dẫn nhập xương.
1.2. Diễn tiến liền xương dài
Xương xốp và xương cứng có hai quá trình liền xương khác
nhau. Đối với xương cứng sự phục hồi tiến triển theo 3 giai đoạn: giai
đoạn viêm tấy, giai đoạn liền khỏi và giai đoạn tu chỉnh xương mới.
1.3. Các giải pháp giúp liền xương nhanh.
1.3.1. Ứng dụng sự ảnh hưởng của yếu tố cơ sinh học đối với sự liền
xương. Xương gãy phải được bất động đúng thì mới liền. Cố đònh
cứng nhắc sẽ tạo ra liền xương trực tiếp từ mô xương, không có can
dư thừa. Bất động vững chắc có chút ít di động đàn hồi thì sẽ tạo ra
liền xương thì hai, nhanh hơn liền xương thì đầu .
1.3.2. Các yếu tố vật lý giúp liền xương. Đã có nhiều ứng dụng nén
ép động dọc trục trong việc cho bệnh nhân tập vận động, gồng cơ,
tập đi sớm. Điện từ trường và sóng siêu âm có tác dụng kích thích
liền xương không rõ.
1.3.3. Dùng các yếu tố tạo xương
4
-Ghép xương tự thân có thể giúp liền xương tốt. Nhưng do phải phẫu
thuật phức tạp và có các bất lợi nên ít dùng.
-Ghép tủy xương: Ghép tủy xương và xương đông khô cho thấy có
cảm ứng tạo xương cho cả tế bào tủy xương và tế bào trung mô từ mô
cơ biệt hóa thành tế bào xương. Các nghiên cứu khác của Mizuno
(1990), Diduch (1993), Dennis (1999) cũng cho thấy tủy xương có khả
năng tạo xương. Eipers (2000) thấy tủy xương người kích thích sự
phát triển của tiền tế bào tạo xương. Olmsted-Davis (2003) : tế bào
gốc thuộc dòng tạo máu có thể biệt hóa thành nguyên bào xương.
Nhận xét: tủy xương có tính chất tạo xương nhờ vào các cơ
chế khác nhau như tế bào gốc trung mô và tế bào gốc dòng tạo máu
biệt hóa thành tế bào xương (tính chất tạo xương), và có các tế bào
kích thích các tiền nguyên bào xương thông qua các chất hòa tan (tính
chất cảm ứng xương).
Các nghiên cứu ứng dụng trên động vật thí nghiệm của nhiều
tác giả cũng xác nhận tác dụng của tủy xương giúp liền xương.
1.3.4. Dùng các yếu tố dẫn nhập xương. Xương đồng loại là một
môi trường dẫn nhập tốt. Nhiều lọai gốm calcium-phosphate ghép
trên thực nghiệm và lâm sàng đều cho kết quả tốt, đặc biệt khi phối
hợp với tủy xương. Nhìn chung, các chất dẫn nhập xương chỉ là một
chất nền thay thế vật liệu ghép vào xương, khả năng tạo xương kém.
Vì vậy dù chúng có tác dụng giúp liền xương nhưng không thể dùng
để kích thích liền xương.
1.3.5. Dùng các yếu tố cảm ứng xương. Một số các chất cảm ứng
xương đã được nghiên cứu như yếu tố tăng trưởng chuyển dạng ß
(TGF- ß), protein hình thái xương (BMP), yếu tố tăng trưởng nguyên
bào sợi (FGF), yếu tố tăng trưởng (GF), yếu tố tăng trưởng giống
insulin (IGF) và yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (PDGF). Nhìn chung
5
tác chưa rõ ràng. Hiện chưa thấy áp dụng và chưa có sản phẩm
thương mại bán trên thò trường.
1.4. Thành phần tủy xương. Tủy xương có các tế bào gốc đầu dòng
cho đến các tế bào máu trưởng thành, chia ra các nhóm: tế bào gốc,
tế bào tăng sinh và phát triển, tế bào máu đã trưởng thành, tế bào dự
trữ và các tế bào khác.
Các tế bào gốc được sinh ra và tồn tại một phần ở tủy xương,
bao gồm tế bào gốc vạn năng, tế bào gốc đònh hướng dòng lympho
hay dòng tủy và tế bào gốc đơn dòng. trong tủy, tế bào gốc tạo
xương là các tế bào mô đệm chiếm tỉ lệ 1/50.000 các tế bào có nhân.
1.5. Các ứng dụng của tủy xương trong chấn thương chỉnh hình
1.5.1. Điều trò khớp giả bẩm sinh. Năm 1995, Garg và Gaur bơm tủy
chữa lành một trường hợp khớp giả bẩm sinh.
1.5.2. Điều trò khớp giả. Connolly và Shindell (1986) bơm tủy xương
tự thân vào ổ khớp giả chữa lành một trường hợp khớp giả xương
chày. Garg, Gaur và Sarma (1993) chữa liền 17 trong số 20 trường
hợp không liền xương ở xương dài bằng cách ghép tủy vào ổ gãy.
Niedzwiedzki (1993) dùng tủy xương nguyên dạng trộn với heparin
và tiêm vào ổ gãy qua da cho 96 bệnh nhân, Hernigou (1995,1997),
Pan (1996), Siwach (2001) ghép tủy xương vào ổ chậm liền và khớp
giả. Tất cả đều cho kết quả liền xương khả quan. Như vậy, các
nghiên cứu trên lâm sàng bước đầu cho thấy tủy xương có khả năng
điều trò liền xương đối với các trường hợp khớp giả.
1.5.3. Điều trò khuyết hổng xương, mất đoạn xương. Tiedeman (1995)
theo dõi 39 bệnh nhân được ghép bằng hỗn hợp tủy xương tự thân và
xương đồng loại khử khoáng và kết luận hỗn hợp này cũng tốt như
xương ghép từ mào chậu. Chapman (1997), dùng hai loại mảnh ghép:
xương xốp tự thân lấy từ mào chậu và hỗn hợp gồm tinh chất
6
collagen bò, gốm biphasic calcium-phosphate và tủy xương tự thân
ghép vào 249 ổ gãy và theo dõi 24 tháng. Kết quả không có khác
biệt tỉ lệ liền xương. Tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn ở nhóm ghép xương
xốp tự thân. Cancedda (2000), Marcacci (2007) cũng ứng dụng thành
công tủy xương phối hợp các loại mảnh ghép để điều trò mất đoạn
xương.
Tủy xương phối hợp với các thành phần không có tế bào tạo thành
một hỗn hợp chất ghép có tác dụng tốt , cho thấy tủy xương có vai trò
quan trọng trong quá trình liền xương.
1.5.4. Điều trò hoại tử chỏm xương đùi. Hernigou(2002), Valérie
(2004) báo cáo ghép tủy điều trò hoại tử chỏm xương đùi. Kết quả
diễn tiến bệnh và đau cải thiện hơn nhiều. Điều này cho thấy tủy
xương có vai trò tái tạo xương, chứng tỏ khả năng tạo xương của tủy
xương.
1.5.5. Ghép vào ổ gãy hở xương chày giúp liền xương. Wallon (2007)
báo cáo 21 trường hợp gãy hở xương chày có nguy cơ không liền
hoặc đã không liền được ghép tủy đậm đặc vào ổ gãy. Kết quả liền
xương 15 trường hợp. Có sự liên hệ giữa số lượng tế bào tủy được
ghép và sự liền xương.
1.6. Lấy tủy và biến chứng của ghép tủy xương trong chấn thương
chỉnh hình
1.6.1. Kỹ thuật lấy tủy. Tủy có thể được hút ra từ phía trước hoặc
phía sau của xương mào chậu hoặc ở đốt sống. Đôi khi cũng có thể
lấy từ đầu xương dài. Tuy nhiên, thông thường tủy vẫn được lấy ở
phía trước xương mào chậu. Các phẫu thuật viên chỉnh hình lấy mỗi
nơi 2,5 -3 ml, 5ml hoặc 6-8 ml. Muschler kết luận mỗi nơi đầu kim
hút 1ml tủy sẽ thu được nồng độ tế bào gốc cao nhất.
7
1.6.2. Biến chứng do lấy tủy. Các báo cáo của các thầy thuốc chỉnh
hình chưa ghi nhận thấy một biến chứng nào đáng kể.
1.6.3. Biến chứng do ghép tủy. Biến chứng có thể xảy ra là tắc mạch
máu do mỡ, nhiễm trùng chỗ nhận ghép. Các biến chứng này chưa
thấy báo cáo.
1.7. Điều trò gãy hở thân hai xương cẳng chân bằng cố đònh
ngoài(CĐN). CĐN là một phương tiện bất động tốt, an toàn cho bệnh
nhân gãy hở thân hai xương cẳng chân. CĐN Muller là loại CĐN
thẳng, kéo- nén được, cố đònh một mặt phẳng, một bên hoặc hai bên.
Chương 2: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng chọn ngẫu
nhiên, không mù, so sánh giữa có và không có ghép tủy xương vào ổ
gãy.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Kim chọc tủy: Là kim lớn chuyên dùng để chọc hút tủy, kim có
nòng, thân kim dài 10 cm, đường kính 3mm.
2.3. Đối tượng chọn mẫu nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân vào Bệnh viện Chợ Rẫy và
Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh bò gãy
hở thân hai xương cẳng chân.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
* Để so sánh giá trò trung bình thời gian liền xương của mẫu, áp dụng
công thức tính cỡ mẫu:
2ơ
2
F(α, ß)
n =
(μ
1 -
μ
2
)
2
Với α = 0,05 ; ß = 0,1 ; thì F(α, ß) = 8,56
Thời gian liền xương chày có độ lệch chuẩn là ơ = 3 tuần.
8
Vì không có một nghiên cứu tương tự ghép tủy xương vào ổ gãy mới,
nên nếu giả đònh rằng khi được ghép tủy vào ổ gãy, thời gian liền
xương của xương chày sẽ nhanh hơn so với không ghép tủy là 2,5
tuần thì μ
1 -
μ
2
= 2,5 tuần.
2 x 3
2
x 8,56
n = = 25
2,5
2
* Để so sánh tỉ lệ liền xương, cần một mẫu lớn hơn nhiều. Vì không
đủ điều kiện thu thập mẫu đủ lớn, nên ở đây chỉ phân tích trên số
bệnh nhân ngẫu nhiên thu thập được.
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Các bệnh nhân gãy hở thân hai xương cẳng chân đã được cắt lọc và
cố đònh bằng cố đònh ngoài Muller :
-Bệnh nhân là người lớn, từ 16 tuổi trở lên.
-Gãy hở thân hai xương cẳng chân bao gồm cả ba độ, từ độ 1 đến độ
3B.
-Thời gian từ lúc tai nạn đến khi mổ cắt lọc sớm hơn 24 giờ.
-Ổ gãy không bò khuyết xương, khe gãy nhỏ hơn 1 mm.
-Cố đònh ngoài đúng qui cách, đủ vững chắc:
+ Cố đònh ngoài hai thanh, mỗi đoạn gãy 2 đinh
+ Đinh cố đònh ngoài không vào đường gãy
+ Đinh cố đònh qua cả hai vỏ xương, nếu đinh gắn vào đầu
xương xốp thì đinh phải ngập vào xương ít nhất là 2/3 chiều ngang
của xương tại đó.
+ Hai đinh trên mỗi đoạn gãy xa nhau ít nhất là 5cm
-Một tuần sau khi cắt lọc không có dấu hiệu nhiễm trùng ổ gãy và
nhiễm trùng nông trên da. Nếu có khâu da hoặc ghép da mỏng thì vết
thương phải liền trong vòng 4 tuần đầu. Sau 4 tuần vẫn chưa liền thì
bệnh nhân bò lọai khỏi lô nghiên cứu.
9
-Không bò lỏng đinh CĐN trong vòng 22 tuần đầu. Lỏng đinh sau 22
tuần sẽ cho băng bột dưới gối chức năng, theo dõi tiếp.
2.4. Phương pháp ghép tủy
- Thời điểm ghép tủy: cuối tuần thứ nhất đến hết tuần thứ tư.
- Kỹ thuật ghép tủy: Vô cảm bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê. Lấy
tủy ở mào chậu trước. Dùng kim chọc tủy chọc qua da ở mào chậu
phía trước để hút tủy. Trong quá trình hút tủy, di chuyển đầu kim
theo hình nan hoa đồng thời thay đổi độ sâu làm cho vò trí đầu kim
chọc vào bên trong mào chậu thay đổi liên tục, tại mỗi vò trí đầu kim
chỉ hút ra 1 ml tủy. Hút nhiều lần như vậy để ghép đến khi đầy ổ
gãy. Dùng kim rút thuốc số 18 chọc vào vùng xương gãy, dùng đầu
kim rà dọc theo thân xương để xác đònh ổ gãy.
2.5.Theo dõi. Bệnh nhân được khám mỗi 4 tuần trong 3 lần khám
đầu, sau đó khám mỗi 2 tuần, bao gồm chụp X quang và khám lâm
sàng. Theo dõi đến 8 tuần sau khi liền xương.
2.6. Đánh giá kết quả liền xương
2.6.1.Tiêu chuẩn liền xương: Đánh giá kết quả liền xương căn cứ vào
phối hợp giữa lâm sàng và X-quang theo tiêu chuẩn đánh giá của De
la Caffinìere, bao gồm :
- Liền xương lâm sàng: Đi chống chân và trụ chân chòu trọng lực
không đau. Sau khi tháo bỏ cố đònh ngoài, bệnh nhân vẫn đi lại thoải
mái không đau.
- Liền xương hoàn chỉnh : Gồm liền xương lâm sàng và trên phim X-
quang thường quy thẳng và nghiêng thấy xóa hết khe gãy, hình ảnh
can xương có bờ liên tục và mật độ cốt hóa đồng đều. Sự xóa hết khe
gãy này được thấy rõ ít nhất 3 trong 4 vỏ xương của hai phim chụp
thẳng và nghiêng.
Đánh giá phân loại liền xương như sau:
10
- Liền xương thì đầu: không thấy tạo can xương dư thừa ngoài vỏ
xương và xóa hết khe gãy xương.
- Liền xương thì hai: tạo can xương dư thừa ngoài vỏ xương và xóa
hết khe gãy xương.
2.6.2. Đánh giá kết quả liền xương. Tham khảo ý kiến của một nhóm
cộng tác viên gồm 3 người. Nhóm 3 người này gồm hai tiến só y học
và một người tốt nghiệp chuyên khoa cấp hai. Đây là những người có
nhiều kinh nghiệm trong ngành chấn thương chỉnh hình, có khả năng
đánh giá chính xác sự liền xương.
Nhóm cộng tác viên được tập huấn thống nhất tiêu chuẩn liền xương
và góp ý đánh giá liền xương cho bệnh nhân mà không được biết
bệnh nhân có được ghép tủy xương hay không ghép tủy xương vào ổ
gãy.
2.7. Kiểm tra kỹ thuật lấy tủy. Thực hiện trên một số bệnh nhân tại
Bệnh viện Chợ Rẫy. Lấy mỗi bệnh nhân 2ml tủy. Dòch tủy được nhỏ
2 giọt trên lam kính, kéo lớp mỏng, đưa đến Bệnh Viện Truyền Máu
Huyết Học Thành Phố Hồ Chí Minh để nhuộm và soi tìm mẫu tiểu
cầu, nhằm xác đònh có đúng là tủy xương hay không.
2.8. Xử lý số liệu. Các phép tính thống kê và kiểm đònh giả thiết
thống kê cũng như một số biểu đồ được xử lý và trình bày dựa vào
phần mềm thống kê SPSS phiên bản 13.0.
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Tư liệu lâm sàng
Từ 2002 - 2007 có 59 bệnh nhân được nghiên cứu.
3.1.1. Nhóm bệnh nhân không ghép tủy: 30 bệnh nhân, trong đó có
một bệnh nhân số nhập viện chẳn nhưng không ghép tủy được do gãy
nứt khung chậu được đặt cố đònh ngoài
11
- Tuổi: Từ 18 đến 63. Tuổi trung bình: 31,7 tuổi
- Giới: Nam : 24 bệnh nhân Nữ : 6 bệnh nhân
- Độ gãy hở: Gãy hở độ 1 : 2 trường hợp
Gãy hở độ 2 : 23 trường hợp
Gãy hở độ 3A: 5 trường hợp
- Vò trí gãy: Gãy 1/3 trên : 3 trường hợp
Gãy 1/3 giữa : 17 trường hợp
Gãy 1/3 dưới : 10 trường hợp
- Đường gãy: Gãy ngang : 13 trường hợp
Gãy chéo : 6 trường hợp
Gãy xoắn : 1 trường hợp
Gãy hình cánh bướm : 10 trường hợp
3.1.2. Nhóm bệnh nhân có ghép tủy: 29 bệnh nhân
- Tuổi: Từ 16 đến 63. Tuổi trung bình: 33,8 tuổi
- Giới: Nam : 20 bệnh nhân Nữ : 9 bệnh nhân
- Độ gãy hở: Gãy hở độ 1 : 1 trường hợp
Gãy hở độ 2 : 21 trường hợp
Gãy hở độ 3A: 5 trường hợp
Gãy hở độ 3B: 2 trường hợp
- Vò trí gãy: Gãy 1/3 trên : 2 trường hợp
Gãy 1/3 giữa : 20 trường hợp
Gãy 1/3 dưới : 7 trường hợp
- Đường gãy: Gãy ngang : 12 trường hợp
Gãy chéo : 5 trường hợp
Gãy hình cánh bướm : 12 trường hợp
Chi tiết vò trí và đường gãy được liệt kê trong bảng 3.3
-Số lượng tủy ghép cho 1 bệnh nhân: 12ml- 22ml
Trung bình : 17,1 ml
12
Phần lớn bệnh nhân được ghép từ 15-18ml tủy (21 bệnh nhân, 72,4%).
Bảng 3.5 liệt kê các đặc điểm lâm sàng của hai nhóm. So sánh các
đặc điểm của 2 nhóm có thể thấy chúng khá tương đồng. Sự tương
đồng về đặc điểm của hai mẫu cho phép hạn chế tối đa các yếu tố
gây nhiễu kết quả liền xương và như vậy có thể dùng ngay phép
kiểm t để so sánh thời gian liền xương trung bình và phép kiểm chi
bình phương để so sánh tỉ lệ liền xương.
Bảng 3.5: So sánh đặc điểm của hai nhóm có và không ghép tủy
å
TT Yếu tố đặc điểm Nhóm không ghép tủy Nhóm có ghép tủy
1 Tuổi trung bình 31,7 33,8
2 Giới nam 80 % 69 %
3 Gãy hở độ 1 6,6 % 3,4 %
4 Gãy hở độ 2 76,7 % 72,4 %
5 Gãy hở độ 3A 16,7 % 17,2 %
6 Gãy hở độ 3B 0 % 6,9 %
7 Gãy 1/3 trên 10 % 6,9 %
8 Gãy 1/3 giữa 56,7 % 69 %
9 Gãy 1/3 dưới 33,3 % 24,1 %
10 Gãy ngang 43 % 41,4 %
11 Gãy chéo 20 % 17,2 %
12 Gãy xoắn 3,3 % 0 %
13 Gãy cánh bướm 33,3 % 41,4 %
13
3.2. Kết quả thời gian liền xương
3.2.1.Thời gian liền xương của nhóm không ghép tủy
-Thời gian liền xương : 21 tuần -33 tuần
- Trung bình: 24,5 tuần
-Theo dõi 8 tuần sau khi tháo CĐN không bò gãy lại
3.2.2.Thời gian liền xương của nhóm có ghép tủy
-Thời gian liền xương : 17 tuần- 28 tuần
-Trung bình: 21,2 tuần
-Theo dõi 8 tuần sau khi tháo cố đònh ngoài không bò gãy lại
3.2.3. So sánh thời gian liền xương giữa hai nhóm có và không ghép
tủy. Thời gian liền xương của nhóm có ghép tủy là 21,2 tuần, của
nhóm không ghép là 24,5 tuần. Thời gian liền xương của nhóm có
ghép tủy ngắn hơn của nhóm không ghép 3,3 tuần.
Chọn các nhóm gãy có nhiều bệnh nhân và so sánh giữa hai nhóm
đối với từng loại gãy: gãy hở độ hai, gãy ngang, gãy 1/3 giữa cho
thấy thời gian liền xương của nhóm có ghép tủy đều ngắn hơn nhóm
không ghép.
Dùng phép kiểm Student so sánh thời gian liền xương giữa hai nhóm.
- Kết quả chung của hai nhóm có và không ghép tủy: thời gian liền
xương hai nhóm khác biệt có ý nghóa thống kê với p < 0.001.
- So sánh hai nhóm theo loại đường gãy ngang: thời gian liền xương
hai nhóm khác biệt có ý nghóa thống kê với p < 0.001.
- So sánh hai nhóm theo loại vò trí gãy 1/3 giữa: thời gian liền xương
hai nhóm khác biệt có ý nghóa thống kê với p < 0.001.
- So sánh hai nhóm theo loại gãy hở độ 2: thời gian liền xương hai
nhóm khác biệt có ý nghóa thống kê với p < 0.001.
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian liền xương
14
3.2.4.1. Liên quan giữa số lượng tủy ghép và thời gian liền xương. Số
lượng tủy ghép thay đổi từ 12ml đến 22ml. Thời gian liền xương thay
đổi từ 17 tuần đến 28 tuần. Giữa số lượng tủy ghép và thời gian liền
xương có tương quan (bảng ANOVA phân tích phương sai một yếu
tố) có ý nghóa ở ngưỡng p = 0,05. Tức số lượng tủy ghép càng nhiều
thì thời gian liền xương càng ngắn.
3.2.4.2. Liên quan giữa thời điểm ghép tủy và thời gian liền xương.
Ghép vào cuối tuần đầu: 3 trường hợp
Ghép trong tuần thứ hai: 8 trường hợp
Ghép trong tuần thứ ba: 7 trường hợp
Ghép trong tuần thứ tư: 11 trường hợp
- Xét các trường hợp liền xương thì thời gian liền xương không có
liên quan với thời điểm ghép tủy ( p = 0.08).
3.2.4.3. Các yếu tố đường gãy, vò trí gãy, độ gãy hở:
Dường như không thấy mối liên quan giữa thời gian liền xương và
yếu tố đường gãy ( p = 0,66 ), độ gãy hở (= 0,454 ) và vò trí gãy (p =
0,368).
3.3. Kết quả tỉ lệ liền xương
3.3.1.Tỉ lệ liền xương nhóm không ghép tủy
- Tỉ lệ liền xương: Tổng số bệnh nhân: 30
Không liền: 1 trường hợp, Liền xương: 29 trường hợp
Tỉ lệ liền xương: 29/30 = 96,7 %
- Kiểu liền xương: Thì đầu: 12 ca
Thì hai: 17 ca
3.3.2.Tỉ lệ liền xương nhóm có ghép tủy
- Tỉ lệ liền xương: Tổng số bệnh nhân: 29
Không liền: 1 trường hợp
Liền xương: 28 trường hợp
15
Tỉ lệ liền xương: 28/29 = 96,5 %
- Kiểu liền xương: Thì đầu : 12 ca
Thì hai : 16 ca
3.3.3. Hai bệnh nhân không liền xương
Nhóm không ghép tủy có một bệnh nhân không liền và nhóm có
ghép tủy cũng có một bệnh nhân không liền.
3.4. Tai biến và biến chứng liên quan đến ghép tủy
- Tai biến do lấy tủy: không có nhiễm trùng nơi lấy tủy, có 1
trường hợp đau nơi lấy tủy kéo dài 2 tuần.
- Tai biến do ghép tủy: không có nhiễm trùng ổ gãy, không có
tắc mạch máu do mỡ, không có chèn ép khoang.
- Không ghi nhận các bất thường hoặc các tai biến, biến chứng
khác.
3.5. Một số bệnh án
3.6. Kết quả kỹ thuật lấy tủy. Tám mẫu tủy lấy ra đều có mẫu tiểu
cầu. Mẫu tiểu cầu là loại tế bào đặc hiệu cho tủy xương. Sáu mẫu
tủy tìm được hạt tủy. Hạt tủy là một cấu trúc đặc hiệu của tủy.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1.Thời gian liền xương
4.1.1. Thời gian liền xương của nhóm không ghép tủy
Thời gian liền xương trung bình của nhóm không ghép tủy là
24,5 tuần (21 tuần đến 33 tuần). Đây là nhóm bệnh nhân có chọn lọc
trong các điều kiện dễ liền xương nhất: cố đònh ngoài đúng qui cách,
nắn tốt, hai mặt gãy ốp khít nhau. Một nghiên cứu trước đây thực
hiện cố đònh ngoài Muller cải tiến trên 19 bệnh nhân gãy hở thân hai
xương cẳng chân, thời gian liền xương là 23,5 tuần. So sánh thời gian
liền xương thấy không có sự khác biệt có ý nghóa thống kê giữa
nhóm điều trò bằng CĐN Muller cải tiến trước đây và cố đònh ngoài
16
Muller hiện nay: Z = 1,12 < 1,96, p>0,05. Điều này chứng tỏ hai loại
cố đònh ngoài đã được sử dụng có tính chất cơ học gần tương đương
nhau và ít ảnh hưởng đến thời gian liền xương.
4.1.2. Thời gian liền xương của nhóm có ghép tủy.
Thời gian liền xương trung bình của nhóm có ghép tủy là 21,2
tuần. So với nhóm không ghép tủy rút ngắn hơn được 3,3 tuần. Sự
khác biệt này có ý nghóa thống kê rõ với p < 0,001. Hai nhóm bệnh
nhân được chọn trong những điều kiện giống nhau. Như vậy, sự khác
nhau về thời gian liền xương ở đây là do ảnh hưởng của tủy xương đã
được ghép vào ổ gãy.
Các bệnh nhân trong nghiên cứu này có thời gian liền xương
ngắn hơn ở lô nghiên cứu trên CĐN Muller cải tiến, mặc dù như đã
phân tích, tác dụng của hai loại cố đònh ngoài là gần như nhau. Điều
này cũng có thể một phần nói lên khả năng giúp liền xương của ghép
tủy.
4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian liền xương
4.1.3.1. Số lượng tủy ghép
- Số lượng tủy được ghép vào ổ gãy : Bệnh nhân được ghép nhiều
nhất là 22ml tủy, ít nhất là 12ml, trung bình là 17,1 ml. Số lượng tủy
ghép ở mỗi bệnh nhân khác nhau phụ thuộc vào tính chất của ổ gãy.
Không cố bơm vào ổ gãy quá nhiều tủy vì có thể làm tăng áp lực
trong ổ gãy, có thể gây chèn ép khoang cẳng chân hoặc gây tắc
mạch máu do mỡ. Do đó, số lượng tủy ghép vào ổ gãy của các bệnh
nhân sẽ khác nhau, và nhờ đó sẽ đánh giá được kết quả liền xương
phụ thuộc vào số lượng tủy ghép như thế nào. Một số tác giả khác
ghép vào ổ khớp giả đến 60ml tủy hoặc đến 150ml. Có thể họ chích
tủy vào nhiều nơi chung quanh ổ khớp giả chứ không phải chỉ chích
vào ổ khớp giả.
17
Trung bình mỗi ml tủy có chứa khoảng 600 tế bào gốc có thể biệt
hóa thành tế bào xương. Mỗi ổ gãy trong nghiên cứu này được ghép
ít nhất 12 ml tủy, tức ít nhất 12 X 600 = 7.200 tiền tế bào. Trung bình
mỗi ổ gãy được ghép 17,1 m tủy thì có 17,1 X (2.000+/-1.400) =
34.200+/-23.940 tiền tế bào được ghép. Với số lượng tế bào gốc như
thế, không biết xương có thể liền nhanh hơn hay không. Chỉ gần đây,
trên lâm sàng, báo cáo ghép tủy vào ổ gãy hở xương chày của
Wallon mới cho thấy số lượng tế bào tủy (thông qua số lượng CFU-F)
ghép có liên quan đến sự liền xương.
Số lượng tủy ghép vào ổ gãy có ảnh hưởng đến thời gian
liền xương. Số lượng tủy ghép càng nhiều thì thời gian liền xương
càng ngắn. Mối tương quan này có ý nghóa thống kê với p = 0,05. Số
lượng tủy ghép càng nhiều thì số lượng tế bào gốc càng tăng, có thể
chính nhờ vào yếu tố này mà làm cho xương liền nhanh hơn. Nếu
ghép từ 15 ml tủy trở lên thì thời gian liền xương sẽ ngắn hơn 21,4
tuần, nhanh hơn nhóm không ghép tủy. Điều này cho phép phỏng
đoán số lượng tủy ghép 15ml có thể đủ để có tác dụng giúp liền
xương.
4.1.3.2. Thời điểm ghép tủy. Số ca được ghép tủy nhiều nhất là trong
tuần thứ tư, gồm có 11 trường hợp. Sau 4 tuần mà các vết thương
chưa liền thì không thể ghép tủy được nữa. Không ghép tủy trong
tuần đầu vì còn theo dõi nhiễm trùng ổ gãy. Từ cuối tuần thứ nhất
đến tuần thứ tư, các đầu mạch máu đã bò bít tắc, không sợ tủy tràn
vào hệ thống tuần hoàn gây nguy cơ tắc mạch máu do mỡ nữa.
Nghiên cứu trên động vật thấy thời điểm ghép tủy không ảnh hưởng
đến kết quả. Wallon ghép tủy vào ổ gãy hở xương chày trên người
ngày thứ 31 đến 196 sau chấn thương cũng cho thấy thời điểm ghép
tủy không ảnh hưởng đến sự liền xương. Trong nghiên cứu của này,
18
thời điểm ghép tủy cũng không ảnh hưởng đến thời gian liền xương.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đã báo cáo.
4.1.3.3.Các yếu tố tuổi, giới, đường gãy, vò trí gãy, độ gãy hở:
+So sánh hai lứa tuổi, nhóm không ghép tủy tuổi trung bình là 30
tuổi, nhóm có ghép tủy tuổi trung bình là 33,5 tuổi.
Hai nhóm có tuổi khác nhau không có ý nghóa thống kê (p=0,485).
Độ tuổi và thời gian liền xương cũng không có mối liên quan với
nhau (p = 0,17). Trong nghiên cứu này, nhóm ghép tủy có tuổi trung
bình lớn hơn nhóm không ghép nên có thể nói rằng độ tuổi đã không
ảnh hưởng đến kết quả thời gian liền xương khác nhau của hai nhóm.
+Khảo sát giới tính qua tỉ lệ nam/nữ thời gian liền xương giữa hai
giới khác nhau không có ý nghóa thống kê (p=0,24).
+Theo độ hở, thì độ gãy hở và thời gian liền xương không có mối
liên hệ với nhau (p = 0,45). Vì vậy thời gian liền xương của hai nhóm
nghiên cứu không phải khác nhau do mức độ gãy hở. So sánh riêng
loại gãy hở độ 2 là loại chiếm đa số cũng thấy kết quả khác biệt về
thời gian liền xương giữa hai nhóm có và không ghép tủy.
+ Tương tự, trong lô nghiên cứu này ta thấy không có sự liên quan
giữa thời gian liền xương với đường gãy (p = 0,31) , vò trí gãy (p =
0,62).
+Mặc dù thông thường gãy 1/3 dưới hai xương cẳng chân là một vò trí
gãy khó liền. Nhưng theo nghiên cứu này thì vò trí gãy cũng không
liên quan đến thời gian liền xương.
Như vậy, các yếu tố lứa tuổi, giới tính, đường gãy, độ gãy hở
và vò trí gãy trong nghiên cứu này hầu như không ảnh hưởng đến thời
gian liền xương. Có thể là do khi phân chia theo các nhóm nhỏ thì số
lượng bệnh nhân trở nên quá ít. Vì thế kết luận chỉ có giá trò tương
đối.
19
4.1.3.4. Kiểu liền xương. Ở hai nhóm có ghép tủy và nhóm đối chứng
đều có cả liền xương thì đầu và liền xương thì hai. Có thể là do một
số các trường hợp xương gãy được nắn tốt, hai mặt gãy ốp khít nhờ
tính chất nén ép của cố đònh ngoài Muller, làm cho xương được cố
đònh cứng nhắc, tạo ra liền xương thì đầu.
So sánh riêng hai nhóm liền xương thì hai và liền xương thì
đầu đều thấy lô có ghép tủy có thời gian liền xương ngắn hơn. Các
kết quả này cho thấy bất kể liền xương theo kiểu nào thì tủy xương
cũng giúp cho xương liền nhanh hơn.
4.2. Tỉ lệ liền xương. Tỉ lệ liền xương giữa hai nhóm có và không
ghép tủy không khác nhau nhiều. Các báo cáo cho thấy kết quả
không liền đối với gãy hở là khá cao từ 10-30%. Trong nghiên cứu
này, toàn bộ bệnh nhân có tỉ lệ không liền là 2/59, gần bằng 3,4%. Vì
bệnh nhân chọn vào mẫu được nắn xương và cố đònh tốt nên tỉ lệ
không liền xương khá thấp. Cũng có thể vì vậy nên với số lượng 59
bệnh nhân tổng cộng cho hai nhóm, không thể thấy sự khác biệt tỉ lệ
liền xương giữa hai nhóm. Chưa thấy các nghiên cứu ghép tủy vào ổ
gãy hở mới tương tự nên không thể so sánh được.
Kết quả nghiên cứu này có hai trường hợp không liền xương,
mỗi nhóm có một bệnh nhân. Thông thường 8 tháng sau khi gãy
xương mà vẫn chưa liền xương thì xác đònh là xương không liền. Cả
hai bệnh nhân này sau 7-8 tháng vẫn không thấy liền xương. Về
phương diện cơ học, bệnh nhân Lê Văn H. được bất động tương đối
chắc chắn, trong quá trình theo dõi bệnh nhân đã được kiểm tra và
nén ép ổ gãy khi có dấu hiêu tiêu xương làm rộng khe gãy. Và dù
không được bất động gì thêm xương gãy vẫn liền xương sau khi ghép
xương xốp tự thân (hình 3.9). Điều này cho thấy có thể khả năng liền
xương đã bò ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại ở ổ gãy (do thiếu các
20
yếu tố tạo xương tại ổ gãy) chứ không phải do yếu tố bất động. Trong
khi đó bệnh nhân Đỗ Ngọc H. có khuynh hướng can xù nhưng không
liền. Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân H. cũng được chỉnh khung
cố đònh ngoài nén ép ổ gãy nhưng vẫn không đạt được liền xương.
Sau khi được đóng đinh Kuntscher kín không mở ổ gãy, dù bất động
chưa thật tốt lắm (đinh Kuntscher ngắn), xương vẫn liền sau 5 tháng.
Như vậy, trường hợp này không liền xương có thể là do khung cố
đònh ngoài cố đònh không đủ vững chắc chứ không phải do yếu tố tại
ổ gãy. Và do đó cũng chưa thể khẳng đònh việc ghép tủy vào ổ gãy
bệnh nhân này là không có tác dụng. Căn cứ trên phép kiểm Fisher's
Exact dùng cho bảng 2X2 thì có thể kết luận tỉ lệ không liền của hai
nhóm có và không ghép tủy là như nhau (p=1).
Kết quả của nghiên cứu này không phát hiện được sự khác nhau về tỉ
lệ liền xương.
4.3. Lấy tủy và bơm tủy vào ổ gãy. Với mỗi vò trí đầu kim chọc tủy
ở trong cánh chậu, tủy chỉ được hút 1ml. Để kiểm tra kỹ thuật lấy
tủy, một khảo sát thăm dò được thực hiện trên 8 trường hợp bệnh
nhân. Hút tủy theo cùng một cách với 29 bệnh nhân trong nhóm gãy
hở xương chày được ghép tủy. Kết quả trên 8 mẫu tủy hút ra đều có
sự hiện diện mẫu tiểu cầu và 6 mẫu có các hạt tủy. Với cách lấy tủy
như vậy, kỹ thuật đã hút đúng được tủy xương dùng làm mô ghép.
Nhiều tác giả ly tâm tủy để làm tăng số lượng tế bào gốc
trong một thể tích mô ghép. Các tác giả khác thì dùng tủy tươi toàn
phần. Với những điều kiện hiện tại, không thể thực hiện ly tâm trong
điều kiện vô trùng. Hơn nữa nghiên cứu này mong muốn thử nghiệm
một phương pháp đơn giản để nhiều người và nhiều nơi có thể thực
hiện được. Vì vậy, tủy cũng không được ly tâm trước khi ghép.
4.4. Biến chứng
21
4.4.1. Biến chứng do lấy tủy:
4.4.1.1. Nhiễm trùng nơi lấy tủy. Trong 29 bệnh nhân được ghép tủy,
tủy chỉ được ghép từ 12ml đến 22ml vào ổ gãy, và chỉ cần dùng kim
chọc tủy chọc vào một hoặc hai vò trí qua da. Do cách lấy tủy như
vậy nên trên da chỉ có một lỗ chọc kim, nguy cơ nhiễm trùng rất thấp.
Kết quả 29 bệnh nhân được lấy tủy không có trường hợp nào nhiễm
trùng ở nơi lấy tủy là điều dễ hiểu. Trên y văn cũng không thấy
trường hợp nào nhiễm trùng tại chỗ lấy tủy. Việc lấy xương ghép xốp
từ mào chậu cho một kết quả nhiễm trùng đáng kể. So với lấy xương
ghép xốp từ mào chậu, thì số lượng bệnh nhân lấy tủy ít hơn và tỉ lệ
nhiễm trùng do lấy xương ghép cũng tương đối thấp nên khó có thể
so sánh được.
4.4.1.2. Đau tại chỗ lấy tủy. Có một trường hợp đau kéo dài và giảm
dần, sau hai tuần thì khỏi. Một số trường hợp khác đau nhẹ không
đáng kể kéo dài 1-3 ngày sau khi lấy tủy. Đối với bệnh nhân đau kéo
dài hai tuần nói trên thì không hiểu lý do của sự đau này. Nếu bò lấy
xương ghép xốp, đau ở nơi bò lấy xương xảy ra nhiều hơn. Một số báo
cáo cho thấy tỉ lệ đau cao từ 25-61%.
4.4.1.3.Tổn thương thần kinh đùi bì ngoài. Theo Murata thì thần kinh
đùi bì ngoài đi xuyên qua xương chậu trong 12,8% các trường hợp và
vì thế hoàn toàn có thể bò tổn thương trong khi chọc kim vào mào
chậu. Tuy nhiên nghiên cứu này không bò biến chứng này. Trong khi
đó các thủ thuật lấy xương ghép thì rất thường gặp biến chứng này,
có thể lên đến 10% các trường hợp và nếu lấy mảnh ghép càng lớn, tỉ
lệ tai biến này càng cao.
4.4.1.4.Tổn thương mạch máu nông. Kết quả không gặp trường hợp
nào tổn thương mạch máu gây ra máu tụ. Theo nghiên cứu của Allen
22
thì các động mạch này đều nằm phía trong mào chậu nên việc chọc
hút tủy khó có thể chạm vào được.
4.4.1.5. Các biến chứng khác do lấy tủy. Không thấy bệnh nhân than
phiền gì khác về nơi lấy tủy. Hầu như tất cả bệnh nhân đã quên là
mình từng được lấy tủy từ mào chậu để ghép vào ổ gãy. Các số liệu
của nghiên cứu này phù hợp với các số liệu trên y văn, đều cho thấy
việc rút tủy tại mào chậu là một thủ thuật tương đối an toàn.
4.4.2. Biến chứng do ghép tủy
4.4.2.1.Nhiễm trùng nơi nhận ghép. Không có trường hợp nào nhiễm
trùng ổ gãy sau khi ghép tủy. Trong lúc ghép tủy, tủy được hút ra từ
xương chậu mỗi lần 1ml và tiêm ngay vào ổ gãy. Tại chỗ nhận tủy
ghép, chỉ có một hoặc hai lỗ chọc kim, rõ ràng nguy cơ nhiễm trùng
thấp. Trong y văn, không thấy báo cáo nào có nhiễm trùng nơi nhận
ghép đối với ghép tủy đơn độc.
4.4.2.2.Tắc mạch máu do mỡ. Là biến chứng đáng ngại, nhưng trên y
văn chưa thấy báo cáo nào ghi nhận biến chứng này do ghép tủy. Kết
quả nghiên cứu cũng không bò biến chứng này. Thời điểm ghép tủy ít
nhất là gần một tuần sau khi cắt lọc, lúc này các đầu mạch máu đã
tắc do tổ chức hóa, có thể nhờ đó mà hạn chế biến chứng này xảy ra.
4.4.2.3.Chèn ép khoang. Trong 29 trường hợp bơm tủy vào ổ gãy,
không có trường hợp nào bò biến chứng này. Để phòng ngừa biến
chứng này, chỉ được bơm tủy vào ổ gãy với một áp lực vừa phải.
Theo Hernigou, nếu bơm vào cẳng chân 20ml dòch sẽ không gây
chèn ép khoang. Trong lô nghiên cứu này, tủy cũng chỉ được bơm 12-
22ml.
Các báo cáo ghép tủy xương trong chấn thương chỉnh hình
cũng như số liệu của nghiên cứu này trong ghép tủy vào ổ gãy mới
cho thấy ghép tủy là một thủ thuật ít xâm lấn và an toàn.