Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tiểu Học Một Số Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Giao Tiếp Cho Học Sinh Lớp Hai.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 15 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

2

1. Lí do chọn biện pháp

3

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu

3

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


3

1. Cơ sở lí luận

3

2. Cơ sở thực tiễn

4

3. Các giải pháp

4

3.1. Nắm tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm

4

3.2. Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh

5

3.3. Rèn kỹ năng giao tiếp qua các môn học

6

3.4. Rèn kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động khác

9


3.5. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh

12

III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG

12

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


2

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Trong cuộc sống xã hội, quan hệ giữa người với người, quá trình hoạt
động trong mọi lĩnh vực, giao tiếp đóng vai trị rất quan trọng. Con người có
thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện nhưng phương tiện thông thường
và quan trọng nhất là ngôn ngữ. “Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình
cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, sự cộng tác giữa các thành
viên trong xã hội”.
Trong quá trình dạy và học, giao tiếp càng đóng vai trị quan trọng hơn.
Ở bậc tiểu học, học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Tiểu học là cấp
học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông, bởi vậy việc tổ chức hoạt động

học tập cho học sinh (HS) nhằm giúp các em chiếm lĩnh tri thức, biết cách thể
hiện những tri thức đó vào các hoạt động giao tiếp. Việc nắm vững tri thức và
phát triển năng lực giao tiếp (NLGT) có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Nhờ
có tri thức trong học tập mà HS có được vốn ngơn ngữ, tự tin trong giao tiếp.
Ngược lại, thông qua giao tiếp mà việc lĩnh hội, củng cố tri thức được hình
thành nhanh chóng và có chất lượng cao.
Dạy học ở tiểu học ngồi việc tổ chức cho HS tích cực, tự giác học tập,
cần chú trọng phát triển cho các em NLGT. Nó được thể hiện trong hai phương
diện “Nói-viết”.
Như vậy, “Nói - viết” như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong học tập
cho học sinh, giúp các em giao tiếp tốt hơn là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm.
Chính vì thế, tơi ln có suy nghĩ làm thế nào để trau dồi khả năng giao
tiếp cho các em. Từ đó, tơi chọn “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho
học sinh lớp Hai Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Bắc Giang” để
làm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của mình.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp Hai có kĩ năng giao tiếp tự
tin, chủ động, mạnh dạn trước tập thể, trước mọi người.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn.
- Điều tra thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp Hai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hướng dẫn rèn kĩ năng giao tiếp cho
học sinh lớp Hai.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng áp dụng nghiên cứu trong đề tài là học sinh lớp Hai, phạm vi

trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về năng lực
gia tiếp của học sinh tiểu học.
b. Phương pháp phỏng vấn, điều tra: phỏng vấn và điều tra giáo viên và
học sinh lớp 2.
c. Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, đối chứng.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
`1. Cơ sở lý luận
Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn đề cao việc giáo dục lời nói trong giao
tiếp “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong nhà trường, áp dụng phương
châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong nhà trường không chỉ dạy các em viết,
thực hành trên giấy mà còn dạy các em biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao
tiếp là một việc làm vô cùng quan trọng. Các em học sinh có kỹ năng giao tiếp


4

tốt với thầy cô giáo, bạn bè mới giúp các em hình thành những năng lực và phẩm
chất tốt đồng thời giáo viên cũng có cơ sở để đánh giá các em trong các lĩnh vực
này. Giao tiếp là sự biểu đạt của tư duy vì vậy chính vì thế cho nên giao tiếp là
nội dung hết sức quan trong đối với con người nói chung. Đối với các em học
sinh giao tiếp đóng một vai trị hết sức quan trọng nó giúp cho giáo viên hiểu
được khả năng, nhận thức của học sinh đồng thời giúp cho giáo viên có biện
pháp giáo dục tốt nhất giúp học sinh trở thành con người phát triển toàn diện.
2. Cơ sở thực tiễn
Giao tiếp đóng vai trị quan trọng hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình
học tập. Vì vậy, trong dạy học người giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh để các em có điều kiện và cơ sở học tốt các môn khác, đáp
ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay. Với bản thân tôi năm học 2022 - 2023

được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp Hai, ngay từ buổi đầu nhận
lớp làm quen với học sinh tôi thấy các em học sinh lớp tơi cịn nhút nhát, các
em chưa mạnh dạn tự tin giới thiệu về bản thân và gia đình mình, có nhiều bạn
học sinh trong lớp cịn sợ sệt khi tơi tìm hiểu về bản thân và gia đình các em.
Đây chính là biểu hiện các em thiếu sự tự tin khi giao tiếp với người khác trong
đó có thầy cơ giáo. Vì vậy rèn cho học sinh có kỹ năng giao tiếp là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng đối với bản thân tôi trong công tác giảng dạy. Để các em
mạnh dạn tự tin đứng trước tập thể giao tiếp với mọi người mà không bị gị bó,
ngượng ngùng là nhiệm vụ đối với bản thân tơi trong năm học này.
3. Các giải pháp
3.1. Nắm tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm
Ngay sau khi được nhận lớp chủ nhiệm, cùng với việc nắm bắt về chất
lượng, tơi cịn tìm hiểu các năng lực, phẩm chất của học sinh. Trước khi nhận
lớp tơi có xin thơng tin của giáo viên chủ nhiệm năm học trước là đồng chí
Hồng Hạnh. Theo đó, năm học trước, học sinh lớp nhỏ và kì II lại học trực
tuyến do Covid nên phần nào các năng lực và phẩm chất phần nào còn bị hạn


5

chế. Trong đó, tơi tìm hiểu kĩ về kỹ năng giao tiếp. Bởi vì, từ năm học 20212022, học sinh đã được đánh giá bằng TT số 27/2020/TT-BGDĐT, mà trong
đó có năng lực giao tiếp trở thành năng lực chung, được chú trọng quan tâm.
Từ đó, tơi lập kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức cho học sinh bầu Ban cán sự học
sinh của lớp, biên chế các tổ, hình thành các nhóm học tập, các câu lạc bộ sở
thích, xây dựng các hoạt động sinh hoạt tập thể, tạo điều kiện cho các em có cơ
hội tham gia vào các hoạt động giao tiếp.
3.2. Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
Sau khi theo dõi học sinh khoảng một tháng, tôi đã bắt đầu phân loại học
sinh theo các nhóm các đối tượng có năng lực giao tiếp sau:
- Nhóm học sinh chủ động, mạnh dạn, tự tin, biết thể hiện ngôn ngữ, kĩ

năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng, ứng xử thân thiện với mọi
người trong giao tiếp; biết chia sẻ, biết lắng nghe người khác.
- Nhóm học sinh tương đối chủ động, mạnh dạn, tự tin, biết thể hiện ngôn
ngữ phù hợp với một số hoàn cảnh và đối tượng, ứng xử tương đối thân thiện
với mọi người trong giao tiếp; bước đầu biết chia sẻ, biết lắng nghe người khác.
- Nhóm học sinh chưa tự tin, nhút nhát, rụt rè, nói năng cộc lốc, ngại giao
tiếp; ít chia sẻ với người khác.
Từ đó, tơi tiến hành phân nhóm học sinh, xếp chỗ ngồi phù hợp. Mỗi
nhóm từ 3-4 em, có cả học sinh nữ và học sinh nam, có cả ba đối tượng học
sinh có năng lực giao tiếp nêu trên.
Ưu điểm của giải pháp này:
- Các em có cơ hội được hợp tác, được chia sẻ, được bày tỏ, được giúp
đỡ nhau trong quá trình học tập và giao tiếp. Đây là một việc làm hết sức bổ
ích như câu tục ngữ “Học thầy khơng tày học bạn”.
- Trong q trình học tập đua thầy, đua bạn sẽ giúp các em mạnh dạn,
năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp.


6

- Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong ban sẽ giúp các
em tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
Qua phân tích tổng hợp khả năng giao tiếp của học sinh, tôi thống kê chất
lượng học sinh đầu năm như sau:
Khả năng

Số học

Tỉ lệ (%)


sinh
Giao tiếp tốt

8

24,2

Giao tiếp tạm được

10

30,3

Giao tiếp chưa được

15

45,5

3.3. Rèn kỹ năng giao tiếp qua các môn học
Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa các hình
thức dạy học mới vào trong từng bài học, từng hoạt động học tập. Vì thế, để
rèn kỹ năng giao tiếp cho các em, tùy từng bài học, môn học tôi lựa chọn hình
thức dạy học phù hợp.
Ví dụ:
- Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học rất có ích
trong việc hình thành cho học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và
độc lập suy nghĩ. Vì vậy, đối với các môn học mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp
cho học sinh tơi thường vận dụng hình thức này khi tổ chức các hoạt động dạy
- học các phân mơn. Trong q trình học tập, tơi ln tạo cơ hội để học sinh tự

bày tỏ ý kiến của mình, tự trình bày bài làm, nêu kết quả học tập trước lớp để
các bạn trong lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung nếu cần. Tôi tạo cho học sinh
có thói quen học tập cộng tác, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm khi gặp
những câu hỏi khó hay những vấn đề khó giải quyết.


7

(Thảo luận nhóm 4 – Mơn Tiếng Việt)
- Vấn đáp (gợi mở): Là phương pháp tuy ít được sử dụng nhiều nhưng
lại mang hiệu quả rất cao. Trong lớp tôi sử dụng phương pháp này khi muốn
hỗ trợ cho HS gặp khó khăn hoặc làm HS khá hiểu sâu vấn đề đang được giải
quyết bằng các câu hỏi mở (Vì sao? Tại sao? Như thế nào?). Tôi luôn gần gũi,
động viên các em, quan tâm hơn đến những em ít nói, thụ động, những câu hỏi
dễ thường dành cho những em đó trả lời để các em cùng tham gia nói, tạo sự tự
tin trong các em. Đối với những em khá giỏi, tơi khuyến khích gợi mở bằng
những câu hỏi khó hơn một chút để các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình,
kích thích sự hứng thú ham học giỏi của các em. Ngồi ra chính HS với HS sẽ
tự vấn đáp để làm rõ nội dung bài cần tìm hiểu.


8

(Vấn đáp giữa HS với HS để làm rõ ý nghĩa bài đọc)
- Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối
với học sinh, đặc biệt là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học
tập sẽ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập. Thông qua trò chơi, học sinh
được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo
sự phân cơng và tinh thần hợp tác. Trị chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt
động, tự củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình.

Các trị chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh trong giờ tự học, giờ ra
chơi hoặc giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học. Qua các
trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học,
từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ:
Trị chơi phóng viên (Bài tập 2 trang 10, tiết 1 của phân môn Tự nhiên
và xã hội). Luyện cho học sinh cách tự phỏng vấn lẫn nhau từ đó rèn luyện kĩ


9

năng nói. Cách chơi: Một học sinh làm phóng viên, một học sinh làm người
được phỏng vấn (nội dung: tìm hiểu về công việc và nghề nghiệp của người
thân trong gia đình).

(Trị chơi phóng viên – Mơn Tự nhiên và xã hội)
Trị chơi đóng vai: được thực hiện trong các môn như Tiếng Việt, Tự
nhiên và xã hội, hoạt động trải nghiệm hay đạo đức. (Ví dụ: tiết Nói và nghe:
Kể chuyện: Chú đỗ con).
3.4. Rèn kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động khác
Ngồi các tiết học, mơn học hàng ngày của HS thì những thời gian khác
như: thời gian truy bài, thời gian ra chơi hay hoạt động tập thể, hoạt động ngoại
khóa … tơi đều tập trung giúp các con phát triển kĩ năng giao tiếp.
Ví dụ:


10

- Giờ truy bài: là thời gian 15 phút đầu giờ HS tự chuẩn bị bài. Các nhóm
bàn sẽ tự chia sẻ về việc chuẩn bị mình cho bạn nghe. Sau đó lớp phó học tập cùng

cả lớp sẽ hỗ trợ các bạn gặp khó khăn hoặc khen ngợi các bạn chuẩn bị tốt.

(Lớp phó học tập điều khiển giờ truy bài)
- Giờ ra chơi: Có thể nói đây là thời gian HS được hoạt động mà gần như
khơng có sự quan sát, để ý của GV nhất trong ngày. Vì vậy, các con có thể tự
do, thoải mái hoạt động, giao tiếp với nhau mà không ngại ngần. Tôi để ý thấy
một số HS giao tiếp còn chưa tốt thường xuyên không tham gia hoạt động chung
với các bạn mà ngồi trong lớp đọc truyện một mình. Sau khi tìm hiểu, nếu là
do các con muốn chơi nhưng ngại thì tơi sẽ nhắc các bạn khác rủ bạn đó chơi
cùng. Cịn nếu như là do sở thích đọc truyện thì thi thoảng tơi sẽ trị chuyện với
bạn đó về nội dung của cuốn sách, chứ không đặt quá nhiều câu hỏi làm bạn đó
mất tập trung. Ngồi ra, giờ ra chơi HS có nhiều vấn đề xảy ra (trêu nhau, du
đẩy nhau, bị ngã…) Tôi cũng rèn cho HS khi kể lại phải rõ ràng, rành mạch, có
đủ các sự việc xảy ra kể cả là các HS trong cuộc cũng như các HS chứng kiến.


11

(Giờ ra chơi với trò chơi Cá ngựa)

(Trò chuyện với bạn Hải Phong)


12

- Với các hoạt động tập thể ngoài trời khác: ln là thời gian HS cảm
thấy thích thú hơn cả. Ban cán sự và các tổ trưởng của lớp tự điều hành lớp, các
thành viên của nhóm mình từ đó mà tất cả HS được tham gia các họat động
giao tiếp, dần dần giúp những em học sinh thiếu tự tin mạnh dạn hơn, các em
học sinh khác ngày càng phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.


(Trao đổi về các bức tranh trong hoạt động trải nghiệm)
3.5. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh
Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, tôi luôn đề cao việc học tập và
chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, cùng với phụ huynh thường xuyên kiểm tra
bài làm và cũng như sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Sự chuẩn bị bài của
các em, đã làm cho các em tự tin hơn khi phát biểu bài trước lớp. Hơn nữa phụ
huynh là người tiếp xúc nhiều nhất với các em khi ở nhà, người trực tiếp dạy
dỗ chỉ bảo các em từng lời ăn tiếng nói khi tiếp xúc với mọi người xung quanh,
nhất là với hàng xóm láng giềng phụ huynh cần nhắc nhở các em nói năng lễ
phép và mạnh dạn hơn.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
Qua thời gian rèn luyện cho các em như đã nêu ở trên, lớp tôi đã đạt được
những kết quả đáng kể như sau


13

- Đa số các em có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt,
các em nhận thức được cần lễ phép với mọi người trên, phải xưng hơ đúng cách,
biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, ứng xử phù hợp với các tình huống giao
tiếp thơng thường. Nói chung khả năng giao tiếp của các em đạt yêu cầu.
- Kết quả cụ thể
Khả năng

Số học sinh

Tỉ lệ (%)

Giao tiếp tốt


14

42,4

Giao tiếp tạm

12

36,4

7

21,2

được
Giao tiếp chưa
được

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy kĩ năng giao tiếp nói chung, dạy các mơn học khác nói riêng cho học
sinh trong nhà trường ngồi việc cung cấp kiến thức cịn giúp cho các em hiểu
và sử dụng được Tiếng Việt, một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
chúng ta các hoạt đông giao tiếp hàng ngày.
Hơn nữa, việc dạy kĩ năng giao tiếp không phải chỉ đơn thuần nhằm cung
cấp cho học sinh một số những khái niệm hay quy tắc ngơn ngữ mà mục đích
cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được kỹ năng, kĩ xảo trong
việc sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp. Học sinh không chỉ biết những lý
thuyết về hệ thống ngơn ngữ tiếng Việt, mà khơng có khả năng sử dụng những
hiểu biết ấy vào giao tiếp. Ngoài ra, việc dạy đóng vai các tình huống trong

mơn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm; các hoạt
động học nhóm, học cộng tác, sinh hoạt tập thể sáng tạo cũng có vai trị rất quan
trọng trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.


14

Tóm lại, rèn kỹ năng giao tiếp là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy tôi
nhận thấy những giải pháp mình đã thực hiệu đã đạt hiệu quả. Nếu giáo viên
biết cách khơi gợi, kích thích và tổ chức cho học sinh nói, hứng thú bộc lộ cảm
xúc, ý nghĩ của mình một cách tự nhiên thì học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin trong
giao tiếp.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi trong việc rèn
kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2. Trong q trình nghiên cứu, trình bày
khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghệm này của tơi khả thi hơn và có
thể áp dụng rộng rãi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Bắc Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Ngụy Thanh Huyền


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Văn Huệ (1977), Tâm lý học tiểu học, NXBGD, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BDGĐT,
Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BDGĐT,
Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa môn Tiếng Việt 4,
NXBGD, Hà Nội.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa môn Đạo đức 4,
NXBGD, Hà Nội.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Bài tập thực hành kĩ năng sống 4,
NXBGD, Hà Nội.



×