Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giá trị tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.45 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
A. LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................3
B. NỘI DUNG..................................................................................................4
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA.......................................4
1.1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh.................................4
1.1.1. Định nghĩa về văn hóa.................................................................4
1.1.2. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới............................5
1.2. Các vấn đề chung của văn hóa...........................................................5
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trị của văn hố trong đời sống xã hội. .5
1.2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa.....................................6
1.2.3. Quan điểm về chức năng của văn hóa.........................................7
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC
CHÍNH CỦA VĂN HỐ............................................................................8
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hố giáo dục.............................8
2.1. Văn hóa văn nghệ...............................................................................9
2.3. Về văn hoá đời sống.........................................................................10
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ĐỜI
SỐNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY..............................................12
3.1.1.

Những hạn chế tồn tại............................................................12

3.1.2.

Nguyên nhân..........................................................................13

3.1.3.

Biện pháp khắc phục..............................................................13


3.2.

Xây dựng lối sống mới.................................................................14

3.2.1.

Mặt hạn chế............................................................................14


3.2.2.

Nguyên nhân..........................................................................15

3.2.3. Giải pháp khắc phục..................................................................16
3.3.

Xây dựng nếp sống mới................................................................17

3.3.1.

Hạn chế tồn tại.......................................................................17

3.3.2.

Nguyên nhân..........................................................................17

3.3.3.

Giải pháp khắc phục...............................................................18


C. KẾT LUẬN...............................................................................................19


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa là sự chắt
lọc, tổng hợp và kết tinh những tinh hoa giá trị của Việt Nam, của Phương
Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà
cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân
tộc.Trong q trình CNH, HĐH theo định hướng XHCN đã và đang đặt ra
u cầu nguồn nhân lực khơng chỉ có kiến thức chun mơn cao mà cịn cần
phải có lập trường văn hóa đúng đắn, phù hợp với yêu cầu cầu của xã hội
đông thời lấy giá trị tư tưởng của Bác làm kim chỉ nam.
Tuy nhiên, thực trạng văn hóa đời sống hiện nay đang nổi lên một số vấn đề
đáng lo ngại. Tồn tại những thành sống thiếu niềm tin, phai nhạt lí tưởng,
chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội, tiếp
thu thiếu chọn lọc lọc những lối sống từ bên ngồi. Để phát huy tính tích cực
và điều chỉnh những lệch lạc trong suy nghĩ, trong hành động nhằm giáo dục
đào tạo họ trở thành người lao động có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của
sự nghiệp cách mạng hết sức vẻ vang nhưng cũng đầy khó khăn thử thách của
đất nước, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, tồn hệ thống chính trị, tồn xã hội
ngồi việc chăm lo giáo dục tri thức chuyên môn, cần phải tăng cường quan
tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện, xây dựng văn hóa đời sống, đặc biệt là đạo
đức cách mạng cho HS-SV theo tư tưởng tấm gương đạo đức HCM.
Vì vậy, việc xây dựng con người với đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa
đối là một nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta,
nhất là giai đoạn hiện nay. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu, chúng em đã lựa
chọn chủ đề “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn
hiện nay” để đi sâu tìm hiểu tư tưởng của Người và xây dựng lập trường văn
hóa đúng đắn cho bản thân.



B. NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
1.1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Định nghĩa về văn hóa
- Văn hóa là một khái niệm rộng, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về
văn hóa. Tuy nhiên, vẫn có một điểm chung được mọi người thừa nhận: Văn
hóa là một hệ thống các giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử ( Song Thành: Hồ Chí Minh nhà Tư tưởng lỗi lạc,
HN, 2005)
- Năm 1943, Hồ Chí Minh đã nêu lên định nghĩa về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn
hố, nghệ thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hố. Văn hố là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và địi hỏi của sự sinh tồn.”(tập 3, tr.431)
- Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã khác phục được tính phiến diện trong
quan niệm về văn hóa trong lịch sử và hiện tại:
+ Văn hóa khơng chỉ là một hiện tượng tinh thần tách rời đời sống vật chất
mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong q trình lịch sử
+ Văn hóa cũng không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật mà
văn hóa bao trùm lên tồn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Văn hóa cũng không phải chỉ thu hẹp trong lĩnh vực giáo dục, khơng chỉ
phản ánh trình độ học vấn của một người, mà là thước đo trình độ phát triển


của toàn xã hội: về sản xuất, khoa học - kỹ thuật, chính trị, tơn giáo, văn học –

nghệ thuật, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán,…
1.1.2. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh đã đưa ra 5 điểm lớn
định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:
+ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
+ Xây dựng lý luận: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có lien quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội
+ Xây dựng chính trị: dân quyền
+ Xây dựng kinh tế
Có thể thấy: từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới văn hóa trong đời sống
xã hội. Ta hiểu vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Người đã đưa văn
hóa vào chiến lược phát triển đất nước.
1.2. Các vấn đề chung của văn hóa
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trị của văn hố trong đời sống xã hội
-> Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hố mới được giải phóng.
Chính trị giải phóng mở đường cho văn hố phát triển. Người nói: “Xã hội thế
nào, văn nghệ thế ấy… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị
nơ lệ, thì văn nghệ cũng bị nơ lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”.
-> Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở
Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền,
giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường
cho văn hoá phát triển. (Quan điểm này của Người đã được thực tiễn cách
mạng tháng 8/1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn)


-> Văn hố ở trong chính trị tức văn hố phải tham gia vào nhiệm vụ chính
trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí
Minh nêu rõ: “Văn hố hố kháng chiến, kháng chiến hố văn hố”, hoặc
đường lối “kháng chiến tồn diện”, thi đua trên mọi lĩnh vực… là với ý nghĩa

như vậy.
-> Văn hoá ở trong kinh tế, tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy việc xây
dựng và phát triển kinh tế.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã được thực tế
chứng minh là sáng suốt. Đại hội VIII, Đảng ta cũng khẳng định: “Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, xã hội”
1.2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Phát biểu năm 1943, lần đầu tiên Đảng nêu lên ba tính chất của nền văn
hóa mới do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên đã trở thành tư tưởng chỉ
đạo và định hướng phấn đấu của các nhà văn hóa – nghệ thật cho đến tận
ngày nay
* Tính dân tộc của văn hóa
- Văn hóa dân tộc phải có đặc điểm, bản sắc riêng
Văn hóa là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong đặc trưng của nền văn hố dân tộc.
Nó phân biệt, khơng nhầm lẫn với văn hố của các dân tộc khác. “Cốt cách
dân tộc phải “nhất thành bất biến”. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa
tồn quốc năm 1946, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải “trau dồi cho văn hóa văn
nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột cho hết tinh thần dân tộc”.
“Nếu dân tộc hóa phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì
lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa


của mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới” (Báo cứu
quốc, số ra ngày 9-10-1945)

* Tính khoa học của văn hóa
- Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận
với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hồ bình, độc lập, dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.

- Phải kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại
* Tính đại chúng của văn hóa
- Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải
phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Hồ Chí Minh đặt vấn đề:
Văn hóa phục vụ ai? Và Người khẳng định dứt khốt: văn hóa phải pục vụ đại
đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được tâm tư, nguyện
vọng, ý chí của nhân dân. Người thường xuyên nhắc nhở người cầm bút:
“Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai?
- Văn hóa là trình độ phát triển của con người, do con người làm ra, nó phải
trở về phục vụ con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đấu tranh giải phóng dân
tộc để đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có văn hóa. Đó
là tính nhất qn trong sự nghiệp cách mạng của Người
1.2.3. Quan điểm về chức năng của văn hóa
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người – Đây là
chức năng cao quý nhất của văn hóa thể hiện ở:
- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí


- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh,
luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ, khơng ngừng hồn thiện
bản thân
-> Văn hoá phải tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,
chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn tơới sự tha hoá con
người.
-> Văn hoá giúp cho con người phân biệt được cái tốt với cái xấu, cái lạc hậu
và cái tiến bộ… -> Từ đó hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ.
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC
CHÍNH CỦA VĂN HỐ
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hố giáo dục

Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục mới của Việt
Nam là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài. Nền giáo
dục đó sẽ “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước,
yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục tập trung ở những
điểm sau đây:
+ Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa
bằng giáo dục (bằng dạy và học)
+ Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với
chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với
những bước phát triển của nước ta
+ Học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học,
tự đào tạo và đào tạo lại
+ Phải không ngừng nâng cao Đảng trí


=> Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục là một hệ thống
những quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh. Nếu những quan điểm ấy đã
được thực hiện , từ đó đem lại những thành tựu và niềm tự hào to lớn cho nền
giáo dục Việt Nam trong mấy thập niên của cách mạng kháng chiến, thì sự
suy thối của nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta lại phải nghiên
cứu để quán triệt hơn nữa những quan điểm ấy, nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp
giáo dục tiến lên phía trước.
2.1. Văn hóa văn nghệ
- Thứ nhất, văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sỹ là chiến sỹ, tác phẩm văn
nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới,
con người mới
+ Văn nghệ là mặt trận
-> Văn nghệ một bộ phận của cách mạng. “Mặt trận” là thể hiện tính chất cam
go, quyết liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút của các văn nghệ sỹ

phải là vũ khí sắc bén, là “phị chính trừ tà”, vạch trần, tố cáo tội ác, âm mưu
của lực lượng thù địch đầu độc văn hố…
Đồng thời, văn nghệ có vai trị thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu
tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện
thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước.
-> Khi đã có chính quyền: tính chất mặt trận của văn nghệ vẫn khơng giảm,
mà cịn tăng lên, nặng nề hơn. Bởi lẽ, xây dựng nền văn nghệ cách mạng là
nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài. Văn nghệ góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn,
bóc trần những thói hư tật xấu: tham ơ, lãng phí, quan liêu… là những lực cản
trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Văn nghệ sỹ là chiến sỹ
Để làm tròn vai trò người chiến sỹ, văn nghệ sỹ cần :


-> có lập trường, tư tưởng đúng đắn
-> Đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự tổ quốc và nhân dân lên trên hết.
-> khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hố, nghiệp vụ, đặc biệt, phải
có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục
vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Hai là, văn nghệ phải gắn với đời sống thực tiễn của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, chỉ có nhân dân mới ni dưỡng cho những sáng tác của
nhà văn bằng những nguồn nhựa sống, cịn nếu nhà văn qn điều đó thì nhân
dân cũng sẽ quên anh ta.
+ Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn hoá, văn
nghệ
+ Quần chúng là người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần
+ Ngoài ra, quần chúng nhân dân còn là những người sáng tác ra những tác
phẩm văn nghệ đặc biệt

2.3. Về văn hoá đời sống

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng văn hố đời sống tức là xây dựng đời
sống mới. Đây là điều Hồ Chí Minh quan tâm rất sớm. Ngay từ khi mới giành
được chính quyền, bắt đầu xây dựng đời sống mới, Hồ Chí Minh đã quan tâm
đến xây dựng đời sống mới (tháng 1/1946), đến tháng 4/1946, thành lập Ban
TW vận động đời sống mới, tháng 3/1947 viết tác phẩm “Đời sống mới”
Văn hoá đời sống thực chất là “đời sống mới” với ba nội dung (gồm: đạo đức
mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu
nhất)
+ Đạo đức mới:


-> Đạo đức mới trong đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính.
Người chỉ rõ: nếu khơng giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính dễ trở nên hủ bại,
biến thành sâu mọt của dân. Nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính tức
là nhen lửa cho đời sống mới.
-> Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới chính là đạo đức cách mạng, là “gốc” của
người cách mạng, là “nền tảng của người cách mạng”
Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới -> là cơ sở của lối sống
mới và nếp sống mới.
=> Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.
+ Lối sống mới
-> Là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến.
-> Biểu hiện cụ thể của lối sống mới: thể hiện ở cách ăn, mặc, ở, làm việc của
mỗi người.
+ Nếp sống mới:
Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và
phong tục, tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phụng,
mỹ tục lâu đời của dân tộc.
Trong tác phẩm “Đời sống mới” (1947), Người quan niệm: “Đời sống mới

khơng phải cái gì cũ cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới… Cái gì cũ
mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa
đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới
mà hay, thì ta phải làm” (tập 5, tr.94-95), phải bổ sung, xây dựng thuần phong
mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi… đồng thời, phải
chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách…


-> Hồ Chí Minh chỉ rõ: xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp vì: thói
quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở ta
-> Yêu cầu để xây dựng nếp sống mới:
Quá trình đổi mới nếp sống mới phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không
thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu
Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận,
khơn khéo, mềm mỏng…
Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm
gương… nói đi đơi với làm mới đạt kết quả.
=> Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới nói riêng và văn hố đời sống nói
chung là một hình thức quan điểm, phương pháp thiết thực, rất cần thiết đối
với quá trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hố hiện nay của
chúng ta. Cần xem xét, nghiên cứu và quán triệt tốt hơn nữa vào quá trình đổi
mới của ta trong giai đoạn hiện nay.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI
SỐNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY
Xây dựng đạo đức mới
3.1.1. Những hạn chế tồn tại
Bên cạnh những mặt đạt được thì trong HS-SV hiện nay vẫn cịn tồn tại
những hạn chế cần phải khắc phục.
Thực tế cho thấy, hiện nay có một bộ phận khơng nhỏ HS-SV phai nhạt
lý tưởng sống, khơng có định hướng rõ ràng trong học tập, có tư tưởng rất tiêu

cực về cuộc sống, xã hội, họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh,
sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới
nhảy”.; theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị cám dỗ bởi vật chất, vô kỷ luật, mất trật


tự vệ sinh, đua đòi, chạy theo lối sống tiêu dùng, có những biểu hiện coi nhẹ
những giá trị truyền thống,…
Ta có thể thấy được điều này từ việc hiện nay rất nhiều HS-SV bị sa
vào tệ nạn xã hội (hút xách, nghiện games, trộm cướp), ăn chơi, thích tổ chức
tiệc tùng tốn kém, hay việc thờ ơ khi nhìn thấy người khác bị móc túi trên xe
buýt, gian lận trong thi cử,… Đây chính là điều kiện thuận lợi để các đối
tượng xấu có thể mua chuộc, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của HS-SV mà tuyên
truyền những luận điệu xun tạc, thực hiện diễn biến hịa bình.
3.1.2. Ngun nhân
Giới trẻ thiếu sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, khơng vững vàng tư
tưởng chính trị.
Do thiếu sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhà
trường, nên những hiểu biết của thế hệ trẻ về các giá trị đạo đức, có thể nói,
khơng đầy đủ, thậm chí cịn sai lệch ở một số thanh niên.
Tình trạng giáo dục trong gia đình bị bng lỏng. Hiện nay có một bộ
phận giới trẻ ngay từ khi sinh ra đã được nuông chiều quá mức, nhưng lại
sống trong một mơi trường khơng hồn thiện của gia đình, được giáo dục quá
thờ ơ,…
Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn các giá trị đạo đức, tạo
nên nhiều vấn đề nhức nhối cho xã hội: làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo,
tệ nạn xã hội gia tăng; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, lối
sống,… Tất cả những biểu hiện tiêu cực này với những mức độ khác nhau đã,
đang tác động, ảnh hưởng khơng nhỏ tới tâm tư, tình cảm, niềm tin XHCN
của HS-SV.
Các thế lực thù địch thực hiện diến biến hịa bình, nhất là diễn biến hồ

bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Một bộ phận HS-SV do nhận thức hạn
chế đã chịu sự tác động, ảnh hưởng ở những mức độ nhất định của những


luận điệu chống phá nói trên của kẻ thù, tỏ ra mơ hồ, hoài nghi, chưa thực sự
tin tưởng vào chế độ XHCN, vào sự nghiệp đổi mới của cách mạng nước ta.
3.1.3. Biện pháp khắc phục
Để khắc phục các ngun nhân trên có lẽ khơng phải là việc một sớm
một chiều có thể làm được, mà nó là cả một q trình và phải phát huy trí tuệ
của tồn dân…
Trước hết chúng ta phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo
đức cho thế hệ trẻ cả trong gia đình và nhà trường về tinh thần tự hào, tự tơn
dân tộc, nâng cao tính tự giác, đồn kết, kỉ luật,… bằng cách biểu dương khen
thưởng những tấm gương HS-SV trong học tập, lao động, tạo nhiều sân chơi
bổ ích, nhiều hoạt động thu hút HS-SV để góp phần xây dựng lý tưởng sống
đẹp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, hay thăm hỏi dộng
viên những HS-SV đã từng lầm đường lạc lối để họ tự tin hơn trong cuộc
sống....
Mỗi HS-SV phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng
lực và phẩm chất để khơng chỉ biết tiếp thu mà cịn biết phát huy những giá trị
đạo đức truyền thống trong bối cảnh mới.
Cùng với việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức, chúng ta phải đẩy
mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật cho HS-SV bằng cách tổ chức
thường xuyên các buổi sinh hoạt, học tập ngoại khóa để phổ biến về pháp luật
cho học sinh, sinh viên. Bởi lẽ pháp luật và đạo đức đều là những hình thái ý
thức xã hội, giữa chúng có mối liên hệ với nhau và đều là những phương thức
nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội
3.2.

Xây dựng lối sống mới


3.2.1. Mặt hạn chế
Do tác động mặt trái kinh tế thị trường, trong một bộ phận thanh niên
đã xuất hiện lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, chỉ biết hưởng thụ, đua đòi,
chạy theo những giá trị ảo, sống gấp... Lối sống này dẫn đến thói ích kỷ, tính
tốn cá nhân, sống ỷ lại, dựa dẫm, thụ động trong học tập. Môi trường văn


hóa bị ơ nhiễm có tác động rất xấu tới lối sống của thanh niên, khiến một bộ
phận thanh niên sống buông thả, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. 
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách
mạng, đã hình thành một mơi trường ảo, hình thành một lối sống ảo trong
nhiều HS-SV hiện nay. Chính điều này đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như:
hiện tượng HS-SV chơi games thâu đêm suốt sáng, biến mình thành những
nhân vật khơng có thực trong trị chơi, bỏ bê học hành; thích xem những văn
hóa phẩm đồi trụy; sống bất cần đời, bỏ nhà đi “bụi”,...
Trong xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối khác về HS-SV hiện
nay như vấn đề sống thử, nói tục chửi thề, ăn chơi, đua địi, đặc biệt một vấn
đề đang được xã hội rất quan tâm hiện nay đó là bạo lực học đường ngày càng
gia tăng.
Thực tế tỷ lệ sinh hoạt tình dục trước hôn nhân (sống thử, đưa nhau vào
nhà nghỉ) trong học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng, nạo hút thai trong giới
trẻ ngày càng nhiều, tình trạng sống thử như vợ chồng ở các ĐH đang có
nguy cơ lan rộng. Thực trạng trên khơng chỉ làm xói mịn đạo đức, nếp sống
tốt đẹp trong một bộ phận học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng đến sức
khỏe, học tập, đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước... Việc các vụ
đánh nhau, cởi áo, “xử” như dân giang hồ của các nữ sinh với nhau, cũng
ngày càng nhiều với những hành vi và mức độ bạo lực nguy hiểm hơn trước.
Hình ảnh những nữ sinh ăn mặc hở hang, phản cảm, cũng dễ dàng bắt
gặp được trên đường phố. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một nữ sinh ăn

mặc quá mát mẻ: áo sơ mi sát nách, quần soóc, hay những chiếc áo được
khoét cổ quá sâu, váy ngắn,… trên các giảng đường Đại học.
Sự hy sinh của HS-SV vì quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có
thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất
hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận SV.


3.2.2. Nguyên nhân
Do chưa được nhà trường, gia đình quan tâm, giáo dục, quản lý đứng
mức, mặt khác học sinh ngày nay lại được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin
qua mạng, nhất là những game online mang tính bạo lực, điều này làm ảnh
hưởng khơng ít đến hành vi của HS-SV; do sự “góp sức” bởi rất nhiều dịch vụ
nhạy cảm như game, karaoke, nhà nghỉ, cầm đồ… đang mọc lên nhanh chóng
quanh khu vực cổng trường học; do việc thiếu những tấm gương ngay trong
nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng, không biết phải trở
thành những người như thế nào.
Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà cịn
gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ
ngày nay.
3.2.3. Giải pháp khắc phục
Một nhân tố quan trọng để xây dựng lối sống của thanh niên chính là
phải tạo được mơi trường sống, mơi trường văn hóa lành mạnh, văn minh và
tiến bộ (như cha mẹ phải là tấm gương cho con cái, thầy cô là tấm gương cho
HS-SV, phải có sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với dịch vụ
internet cơng cộng để từ đó kiểm sốt những thơng tin mà HS-SV có thể tiếp
xúc,…).
Đối với mỗi HS-SV cần phải tự xây dựng cho mình một ý thức học tập,
lối sống lành mạnh, tránh xa các tụ điểm phức tạp hay các dịch vụ nhạy cảm
là mầm mống nảy sinh những tội ác; dũng cảm, đoàn kết lẫn nhau để chống
nạn bạo lực học đường.

Tăng cường sự quản lí của gia đình. Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến
đời sống tâm tư tình cảm của con mình để có sự can thiệp đúng lúc, tăng sự
gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, tránh những hậu quả xấu có thể
xảy ra.


Giáo dục giới tính thường xuyên để trang bị kiến thức về giới tính cho
đối tượng HS-SV thơng qua các buổi giao lưu, ngoại khóa hay các mơn học
có liên quan. Giáo dục giới tính phải đi theo một quy trình, trước hết là cung
cấp thơng tin đủ, đúng và hấp dẫn để nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh
viên. Sau đó người tiến hành giáo dục phải phát động, giúp học sinh, sinh
viên thay đổi hành vi và chính các em phải ra quyết định.
3.3.

Xây dựng nếp sống mới

3.3.1. Hạn chế tồn tại
Nếp sống mới trong một số bộ phận HS-SV đang bị biến dạng trong
quá trình hội nhập quốc tế. Nhiều HS-SV chạy theo lối sống tiêu thụ phương
Tây, xuất hiện những biểu hiện lai căng trong hành vi và ngôn ngữ giao tiếp,
chạy theo những kiểu mẫu thời trang và nếp sinh hoạt đang trở thành thời
thượng. Lối sống ngoại lai có chiều hướng lấn át lối sống truyền thống. Quan
hệ người - người, tình làng nghĩa xóm, lịng bao dung độ lượng dường như
mờ nhạt đi rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày, có sự phân biệt giàu nghèo.
Trong gia đình, nhiều HS-SV sống khép mình, ít hoặc khơng có sự chia
sẻ giữa các thành viên, khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình vì thế
mà tăng lên. Đối với nhiều bạn trẻ, dường như gia đình chỉ là nơi trú ngụ đơn
thuần.
Nhiều HS-SV thiếu sự tự giác trong học tập, con không tôn trọng bố
mẹ, ông bà, không tôn trọng thầy cô, bạn bè, “lừa thầy dối bạn”… Thực tế có

nhiều HS-SV do suy thoái đạo đức, văng tục, cãi chửi lại bố mẹ, thương tâm
hơn khi có những vụ con giết cha chỉ vì thiếu tiền ăn chơi…
Các thuần phong mĩ tục đang ngày càng bị xâm phạm. Một trong
những biểu hiện cụ thể là hiện tượng một số nữ sinh thích “khoe hàng”, hay
ngày càng trở nên bạo lực, cục cằn, thô lỗ trong ứng xử.


3.3.2. Nguyên nhân
Nền giáo dục chưa chú trọng trong việc xây dựng nếp sống lành mạnh
cho HS-SV, ngày càng chỉ biết chú trọng đến tin học, ngoại ngữ, mà coi nhẹ
lịch sử, đạo đức, giáo dục công dân... - những môn học hướng con người tới
những giá trị nguồn cội, đạo đức.
Nền kinh tế mở cửa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã
làm cho nhiều luồng văn hóa, thơng tin khác nhau ảnh hưởng tới tư tưởng,
nếp sống HS-SV
3.3.3. Giải pháp khắc phục
Giáo dục cho học sinh nhận biết được những giá trị sống, về cách ứng
xử giữa con người với con người.
Mỗi gia đình cần xây dựng một nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa
truyền thống để xây dựng cho con em mình một nếp sống đẹp, vừa giữ được
thuần phong mĩ tục, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa hiện đại.


C. KẾT LUẬN
Ngày nay, trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực đang tác
động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá của dân tộc, một mặt, chúng ta tiếp thu
có chọn lọc những giá trị văn hoá tiên tiến, khoa học, đại chúng. Mặt khác,
chúng ta cũng kiên quyết xoá bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm văn
hố độc hại từ bên ngồi. Đặc biệt, để văn hố tăng thêm sức mạnh dân tộc,
góp phần bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ thì mỗi người dân chúng ta cần phải giữ

gìn nền văn hố Việt Nam luôn tiên tiến, đậm đà bản sắt dân tộc.
Đặc biệt không được bỏ qua việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống vì đó
là con đường dẫn tới sự thiếu hụt những giá trị nhân văn trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách con người. Đó là nguy cơ làm suy thối, thậm
chí biến dạng q trình phát triển của các nhân, cộng đồng. Trong thời gian
qua, chính vì chưa chú ý đúng mức đến việc giáo dục văn hóa đời sống nên cả
xã hội phải chứng kiến quá nhiều những hành vi vô đạo đức, phản luân lý. Vì
vậy, hơn lúc nào hết, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phải
chú trọng cơng tác giáo dục văn hóa đời sống, đặc biệt là giáo dục đạo đức
cách mạng cho HS-SV, giúp cho họ biết vươn lên làm chủ một cách đúng đắn
tri thức hiện đại, trở thành những con người đủ đức đủ tài, thực sự là những
công dân vừa “hồng”, vừa “chun”, góp sức xây dựng đất nước ta “đàng
hồng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ và cũng chính là mong
ước của tất cả những người dân Việt Nam chúng ta.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình: Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Vietbao.vn
3. Tuoitre.vn
4. Wikipedia.ỏg



×