Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Giá trị tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.03 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...............................................................1
3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................2
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................2
6. Kết cấu của đê tài................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................4
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA...................4
1.1. Văn hoá vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách
mạng.........................................................................................................4
1.2. Giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại...................................................................................................5
1.3. Về mặt trận văn hoá và chiến sĩ văn hoá........................................7
1.4. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân.........................................9
1.5. Xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam...........................................11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HĨA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..........................................................12
2.1. Tình hình phát triển văn hóa những năm qua............................12
2.1.1. Điểm tích cực............................................................................12
2.1.2. Một số hạn chế..........................................................................15
2.2. Cơ hội và thách thức đặt ra với sự phát triển văn hóa Việt Nam
những năm sắp tới.................................................................................19
2.2.1. Cơ hội........................................................................................19


2.2.2. Thách thức.................................................................................20
2.3. Một số gợi ý giải pháp phát triển văn hóa Việt Nam trong những
năm tới....................................................................................................23
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................25


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................26


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại tồn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ thơng tin và giao lưu
văn hóa một cách mạnh mẽ các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam
đang phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng của sự hội nhập. Cơ hội nhiều song
thách thức cũng khơng ít. Bên cạnh những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển
kinh tế, giao lưu chọn lọc tiếp thi những tinh hoa văn hóa thế giới thì Việt
nam cũng đang phải đối mặt với khơng ít những nguy cơ thách thức trong
việc hội nhập văn hóa. Nhiều vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách: làm thế
nào để vừa hội nhập vừa khơng làm đấnh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm
thế nào để có thể ngăn chặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản
giá trị, có nội dung khơng lành mạnh vào đời sống nhân dân....Tất cả đang đặt
ra cho Đảng, Nhà nước cũng như tồn bộ nhân đân trước sự tìm kiếm những
biện pháp giải pháp có thể hạn chế được sự du nhập của văn hóa phản giá trị.
Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả
nhất là chúng ta tìm về với những giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa. Đây được xem là giải pháp tối ưu có hiệu quả và tác động lớn đến hầu
khắp quần chúng nhân dân cả nước. Và để làm rõ hơn về việc vận dụng Tư
tưởng Hồ Chí minh trên lĩnh vực văn hóa tác giả đã chọn đề tài: “ Giá trị tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu và nhận thấy một số tác phẩm
nghiên cứu về Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa như sau:
Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống tới hiện
tại và con đường đi tới tương lai, Nxb Văn hóa -Văn nghệ, Hà Nội.

1



Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII, />Hồ Hạ (2018), Ước kinh tế phát triển như ngày nay, đạo đức xã hội như
ngày xưa, />Xuân Hoa (2016), Tổng bí thư: “Dân giảm lịng tin với Đảng vì nhiều
cán bộ thối hóa”, />Nguyễn Hưng (2018), Thủ tướng: Niềm tin của dân là nguồn lực xây
dựng đất nước, />3. Mục đích nghiên cứu.
Bài luận tập chung nghiên cứu để thể hiện được rõ về mặt lý luận và
tình hình văn hóa Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số gợi ý giải pháp
phù hợp để phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập văn hóa thế
giới.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa, thực trạng văn hóa Việt Nam giai đoạn Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, tiểu luận sử dụng những phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài này bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp và đối chiếu.

2


6. Kết cấu của đê tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phần phụ lục khác,
kết cấu đề tài gồm 2 chương như sau:
Chương I: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa
Chương II: Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Trong
Giai Đoạn Hiện Nay

3



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
1.1. Văn hố vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hố nói chung, chủ nghĩa Mác-Lênin nói
riêng đóng vai trị quan trọng tạo bước nhảy vọt triệt để trong tư duy, hành
động của con người và của các dân tộc bị áp bức, bị tha hoá đến vương quốc
của con người phát triển tự do và toàn diện. Ngay từ năm 1921, Người đã nói
đến “luồng gió từ nước Nga thợ thuyền... đang thổi đến giải độc cho người
Đông Dương”; rằng, “những người xã hội chủ nghĩa nếu lơ là việc giáo dục,
thì giai cấp tư sản thực dân và bản xứ... cứ phụ trách giáo dục bằng phương
pháp của chúng… Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ
nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của cơng cuộc giải
phóng nữa thơi”.
Hồ Chí Minh từng nói đến “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, “phải
đem văn hoá lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”, phải
“xúc tiến cơng tácvăn hốđể đào tạo con người mới và cán bộ mới cho cơng
cuộc kháng chiến kiến quốc”.
Văn hố như một động lực thúc đẩy các dân tộc đoàn kết và hiểu biết
lẫn nhau. Với nhận thức như vậy, bằng sự nỗ lực hoạt động khơng mệt mỏi
trên mặt trận văn hố thơng qua sách, báo, văn thơ... Hồ Chí Minh làm cho
các dân tộc hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa và
con đường cách mạng chân chính cần phải thực hiện. Trong Hội thảo quốc tế
về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Chí Cơng nói: “Văn hố là sợi dây có
khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc… Sự hiểu biết lẫn nhau,
sự học tập và tôn trọng nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc qua văn hoá, nơi
tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con
người”.
4



Hồ Chí Minh cho rằng, văn hố có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười
biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới”. Văn hoá tạo sức mạnh
để chiến thắng ngoại xâm theo tinh thần “văn minh thắng bạo tàn”.Kinh tế
nâng cao đời sống vật chất, cịn văn hố có tác dụng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân.
Nếu hiểu “văn hoá là tất cả những gì khơng phải thiên nhiên, nghĩa là
tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất
đến con người” thì khi chúng ta bàn tới con người trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là thể hiện rõ rệt nhất cả khái niệm văn hoá, cả bản chất của văn hoá
theo ý nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Hồ
Chí Minh dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người”. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết”… Con người có đạo đức, trí tuệ, văn hố, sức
khoẻ vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng.
1.2. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hố nhân
loại
Hồ Chí Minh có ý thức rõ ràng về giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá tinh
thần và văn hoá vật chất. Người cho rằng, “càng thấm nhuần chủ nghĩa MácLênin càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”. Người ca
ngợi truyền thống yêu nước, thương người, tinh thần dân chủ, tinh thần quốc
tế, đoàn kết, yêu đời, lạc quan, ngợi ca các anh hùng và danh nhân Việt Nam.
Người giáo dục: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam”. Hồ Chí Minh địi hỏi phải “phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc”, tức
là khôi phục cái gì tốt, cái gì khơng tốt thì phải loại dần ra, tránh tình trạng
khơi phục cả đồng bóng, rước xách thần thánh. Người khẳng định truyền
thống “nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa”.

5



Hồ Chí Minh sớm có sắc lệnh về bảo tồn tất cả cổ tích trong tồn cõi
Việt Nam (Sắc lệnh 65, ký ngày 23-11-1945 quy định nhiệm vụ và quyền lợi
của Đơng Phương Bác Cổ học viện).
Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến di sản văn hoá của dân tộc. Nói
chuyện với nghệ sĩ sáo Đình Thìn, Người tâm sự: “Âm nhạc dân tộc của ta rất
độc đáo. Bác đã đi nhiều nước trên thế giới, nhưng Bác vẫn nhớ những câu
hát của dân ta. Ta có nhiều câu hát dân ca hay lắm. Bây giờ phải khai thác và
phát triển nó lên. Cháu là thanh niên, cháu phải làm nòng cốt tiếp thu và phát
triển âm nhạc dân tộc”. Tiếp chuyện nhà văn Đức Irênê Phabe, người đã dịch
truyện Kiều trong bảy năm, Hồ Chí Minh nói: “Nguyễn Du là một nhà thơ cổ
điển vĩ đại của chúng tôi... những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ
điển. Có nhiều dịng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó”. Người nhấn
mạnh với Erích Giơhanxơn: “Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc
mình trong nghệ thuật”. Người trân trọng, yêu thích những câu hò xứ Nghệ,
xứ Huế và các làn điệu dân ca Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi
di hại thuộc địa và ảnh hưởng nơ dịch của văn hố đế quốc, tơn trọng phong
tục tập qn, văn hố các dân tộc ít người.
Nói đến văn hố dân tộc và để văn hố dân tộc có điều kiện phát triển,
Hồ Chí Minh cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hố
Đơng phương và Tây phương chung đúc lại (...). Tây phương hay Đơng
phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam.
Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho
văn hố Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần
dân chủ”.
Hồ Chí Minh là người am hiểu các trào lưu nghệ thuật Âu, Á. Người có
thể thảo luận một cách tinh tế về các tác phẩm, những nghệ sĩ đã mạnh dạn
6



phơi trần sự thật xã hội thực dân phong kiến, kêu gọi đấu tranh. Chính vì vậy
mà Người từng phát biểu cần phải học hỏi những cái hay của bất kỳ nước nào
ở Âu, Mỹ. Người nói với một nhà văn Liên Xơ: “Có điều các bạn chớ hiểu là
tơi cho rằng, chúng tơi cần phải dứt bỏ văn hố nào đó, dù là văn hố Pháp đi
nữa. Ngược lại, tơi muốn nói điều khác. Nói đến việc mởrộng kiến thức của
mình về văn hố thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hố Xơviết - chúng tơi
thiếu - nhưng đồng thời phải tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt chước... Văn hoá
của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu tồn diện, chỉ có trong trường
hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hố của chính mình”.
Hồ Chí Minh thường nhắc đến tấm gương các danh nhân thế giới và
Người khâm phục nền văn hoá nghệ thuật tốt đẹp cổ truyền của các nước, các
dân tộc như Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ,...
Một nhà báo Mỹ đã viết: “Cụ Hồ không phải là người dân tộc chủ
nghĩa hẹp hòi, mà Cụ là một người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống
thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng
Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước Cụ”.
Theo quy luật hình thành, phát triển của các nền văn hố, chủ nghĩa
Mác-Lênin không chỉ là sản phẩm riêng của phương Tây, mà có nguồn gốc
trong tồn bộ lịch sử văn hoá nhân loại. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một luận
chứng khoa học, một đỉnh cao của văn hố lồi người về sự giải phóng nhân
cách và hình thành một xã hội mới, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Vì vậy, với
Hồ Chí Minh, trong tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, cần đặc biệt coi trọng
việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt
Nam.
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại quan hệ chặt
chẽ với nhau. Nhưng văn hoá trước hết là sự tồn tại và phát triển của một
7



cộng đồng dân cư bền vững. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một
nền văn hoá. Dựa trên cơ sở gốc là văn hoá dân tộc, lấy đó là điều kiện, cơ sở
để tiếp thu văn hoá nhân loại.
1.3. Về mặt trận văn hoá và chiến sĩ văn hoá
Tư tưởng về mặt trận văn hoá và chiến sĩ văn hố ở Hồ Chí Minh được
hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX tiếp tục phát triển qua các giai
đoạn cách mạng.

Trước hết, Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “trong công cuộc kiến thiết
nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng
ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá”. Như vậy, văn hoá là một bộ
phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội; thiếu nó, cơ chế xã hội khơng thể
phát triển hồn thiện được.
Nhưng sự phát triển của văn hố, với tính chất “là một kiến trúc thượng
tầng”, không phải “đơn thương độc mã”, mà “những cơ sở hạ tầng của xã hội
có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển
được”.
Mối quan hệ giữa văn hoá, văn nghệ với kinh tế và chính trị được Hồ
Chí Minh xác định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác,
khơng thể đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Ý nghĩa và bản
chất của mặt trận văn hố và chiến sĩ văn hố chính là ở chỗ đó. Nghĩa là:
“Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật cónhiệm vụnhất định, tức là
phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là
cơng, nơng, binh”.
Để làm trịn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cịn có lập trường vững, tư
tưởng đúng. Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của
nhân dân lên trên hết, trước hết”.
8



Mặt trận văn hố và chiến sĩ văn hố cịn mang nội dung “cái bút là vũ
khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”. Dưới chế độ thực dân Pháp có thứ
“văn chương nịnh Tây” và “văn chương cách mạng”. Theo Hồ Chí Minh, khi
“dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì
phải tham gia cách mạng”. Trong thời kỳ quá độ, “văn nghệ cần phải phê bình
rất nghiêm khắc những thói xấu như tham ơ, lãng phí, lười biếng, quan liêu….
và cũng phải ca tụng chân thật những người mới, việc mới để làm gương mẫu
cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu ta đời sau”.
Hồ Chí Minh tự nhận là “một người yêu chuộng văn nghệ chứ không
phải là một nhà văn nghệ”. Nhưng người nhận xét về vai trò của văn nghệ thật
sâu sắc. Người đã phát biểu cảm tưởng bằng thơ khi đọc tập thơ chọn lọc
Đường, Tống của “nghìn nhà thơ”:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sơng;
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Ngày 3-2-1962 (tối 29 tết âm lịch), trong buổi chúc tết các nhà khoa
học - kỹ thuật, văn nghệ sĩ, Anh hùng lao động, Anh hùng quân đội, nhân sĩ...,
Người “ra câu đối để các cụ, các đồng chí đối lại:
Muốn cho xã hội đều xuân
Nhân sĩ phải là chiến sĩ”.
Đó chính là tinh thần của “kháng chiến văn hoá và văn hoá kháng
chiến”. Tinh thần này thật sự độc đáo và sâu sắc ở chỗ, nó có ý nghĩa đối với
toàn thể nhân loại, sống mãi với thời gian. Người quan niệm nhà văn, nhà báo
của mọi dân tộc vừa “góp phần quý báu trong việc trao đổi văn hố giữa các
dân tộc”... vừa “góp phần xứng đáng trong phong trào chống chủ nghĩa đế
9



quốc và chủ nghĩa thực dân, đoàn kết các dân tộc để đấu tranh cho độc lập,
hồ bình, dân chủ và hạnh phúc cho cả loài người trên thế giới”.
1.4. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân
Văn hoá phụng sự nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc
làm cơ sở là một quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chi Minh về văn
hoá.
Trước hết văn hoá phải trở về với sinh hoạt thực tại của con người; phải
miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng hồn. Muốn vậy phải có cách viết hợp
trình độ đại đa số đồng bào. Khi cầm bút viết phải tự đặt ra: Viết cho ai? Mục
đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết? Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết rau
muống mà ham dùng chữ... Nói cũng vậy: “Nói ít, nhưng nói cho thấm thía,
nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn”.
Ngày 7-10-1945, trong buổi khai mạc Phịng triển lãm văn hố, Người
nói đại ý: các hoạ sĩ của ta đã cố gắng tìm mọi con đường đi. Nhưng tiếc rằng
không muốn đi ở dưới đất mà cứ muốn vụt lên trời: chất mơ mộng nhiều quá,
mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít. Thật là một thế giới tiên. Người trần
lên tiên có lẽ cũng thích thật. Nhưng nhìn mãi cái đẹp khơng thay đổi rồi cũng
nhàm chán, nhạt nhẽo và mới biết rằng: muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham
mê thật, phải trở về với cuộc sinh hoạt thực tại của con người”.
Khi bàn làm sáchNgười tốt việc tốt(6-1968), Hồ Chí Minh đưa cho mọi
người xem một tờ báo có hình vẽ ba cơ gái du kích Hà Nội, Huế, Sài Gịn và
nói: Nếu các chú không tin, các chú thử đem hỏi mấy cháu gái đó xem. Các
cháu sẽ nói: các chú vẽ ai, chứ các cháu cầm súng đánh giặc, không bao giờ
lại ăn mặc như thế. Người kết luận “nghệ thuật phải gần với cuộc sống, người
vẽ không thể tùy ý muốn tưởng tượng ra thế nào cũng được, rồi quần chúng
phê bình lại bảo người ta dốt”.

10



Để văn hoá thực sự phục vụ quần chúng nhân dân ngoài việc đi vào
quần chúng cổ động, biểu dương sự nghiệp cách mạng của nhân dân, anh chị
em văn hố và trí thức cịn phải đánh giá, nhìn nhận đúng nhân dân. Theo
Người, quần chúng là những người không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất
cho xã hội mà còn là những người sáng tác nữa. Tục ngữ, vè, ca dao... là
“những hòn ngọc quý”, vừa rất hay, lại rất ngắn chứ không “trường thiên đại
hải”, dây cà ra dây muống. Quần chúng còn là đối tượng phản ánh. Công cuộc
kháng chiến và xây dựng của quần chúng là “một kho nguyên liệu vô tận cho
những tác phẩm xuất bản”. Khi nêu vấn đề: “Lấy tài liệu đâu mà viết?”, Hồ
Chí Minh nói: “Muốn có tài liệu phải nghe đồng bào, chiến sĩ, hỏi nhân dân;
phải thấy, xem, ghi chép...”. Người khẳng định: “Chỉ có nhân dân mới nuôi
dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Cịn nếu nhà
văn qn điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta”. Quần chúng còn là những
người kiểm nghiệm sản phẩm. Vì vậy, viết xong đọc đi, sửa lại bốn, năm lần
chưa đủ, mà “phải nhờ một số đồng chí cơng, nơng, binh đọc lại. Chỗ nào
ngúc ngoắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải sửa lại”. Cuối cùng phải
thấy rằng, đồng bào đang chờ đợi và phải được hưởng thụ các sản phẩm văn
hố.
Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cách làm việc, cách tổ
chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo, v.v... của chúng ta, đều
phải lấy câu này làm khuôn phép:Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần
chúng”.Người căn dặn: Phải học cách nói của quần chúng. Mỗi tư tưởng, mỗi
câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng.
Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ
hiểu. Làm thế nào cho ai cũng hiểu... Trước khi nói phải nghĩ cho chín. Nhớ
tục ngữ “Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói”. Người nhắc nhở
các nhà văn hố phải chú ý đến nhi đồng, tôn trọng phong tục, văn hoá các
dân tộc thiểu số, làm cho vườn hoa văn hố dân tộc màu sắc, mn hương.
11



1.5. Xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam
Những lãnh tụ của giai cấp vô sản, trong khi thiết kế xây dựng xã hội
tương lai đã nhấn mạnh tới việc cần thiết xây dựng nền văn hố mới.
Hồ Chí Minh quan tâm tới việc xây dựng một xã hội mới vững chắc,
lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn
hố.
Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh, trong khi
tố cáo nền giáo dục thực dân, chính sách ngu dân của Pháp ở Việt Nam, đã
quan tâm tới việc xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. TrongChánh cương vắn
tắt(1930), Người nêu phương diện xã hội lên hàng đầu, trong đó đề cập “nam
nữ bình quyền”, “phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hố”. Năm 1943, Người
đã có dự định xây dựng nền văn hoá dân tộc gồm 5 điểm lớn.Xây dựng tâm
lý:tinh thần độc lập tự cường.Xây dựng luân lý:biết hy sinh mình, làm lợi cho
quần chúng.Xây dựng xã hội:mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của
nhân dân trong xã hội.Xây dựng chính trị:dân quyền.Xây dựng kinh tế.
Sau Cách mạng Tháng tám, ngay trong khi đang đẩy mạnh cuộc kháng
chiến chống Pháp. Người xác định rõ vai trị của văn hố, kết hợp chặt chẽ
văn hoá với kháng chiến “văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn
hoá”, kết hợp kháng chiến với kiến quốc. Trong nhiệm vụ xây dựng nền văn
hoá mới, Người lưu ý đến ba nội dung với ý nghĩa là tính chất của nền văn
hoá mới: Dân tộc, khoa học, đại chúng.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chủ trương xây dựng nền
văn hố mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hố mới Việt Nam
có sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Người quan tâm
từ sớm, khi đang tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Người chủ trương
xây dựng nền văn hố tồn diện, bao gồm văn hố, chính trị, kinh tế, xã hội.
12



Đặcbiệt Người nhấn mạnh những nét đặc sắc trong đạo đức của nền văn hố
phương Đơng. Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nền văn hố Việt
Nam có 3 mặt thống nhất với nhau.Thứ nhất,đó là củng cố, bảo tồn, phát huy
những giá trị văn hoá dân tộc.Thứ hai,là khắc phục những thiếu hụt của văn
hoá truyền thống.Cuối cùng,là tạo ra những giá trị của nền văn hoá tương lai,
hoàn thiện nhân cách, hướng con người tới chân, thiện, mỹ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
VĂN HĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Tình hình phát triển văn hóa những năm qua
2.1.1. Điểm tích cực
Trước tiên, có thể thấy văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống mấy
nghìn năm lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến cố thăng trầm
nên kết tinh và lắng đọng được nhiều giá trị tích cực, như truyền thống u
nước và lịng dũng cảm, khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của hoàn
cảnh, sự khoan dung, tinh thần cộng đồng, sự nhân ái, lạc quan và hồn hậu,
trọng nghĩa tình, sự cần cù, siêng năng. Hiện nay, Việt Nam được bạn bè quốc
tế biết đến như một đất nước thanh bình, hiện đại, trẻ trung và năng động, một
thành viên tích cực trong các hoạt động hợp tác quốc tế cho hịa bình và phồn
vinh chung trên toàn cầu. Hơn nữa, bối cảnh chuyển đổi mang tính bước
ngoặt của Việt Nam, sự “va đập” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực hấp
dẫn đặc biệt của văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa hiện tại đang hướng đến
việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị
mới, hướng tới tương lai, như dân chủ, hiện đại, nhân văn, khai phóng, khoan
dung, rộng mở... Nhận diện được đặc tính, phẩm chất cơ bản này của văn hóa
Việt Nam trong truyền thống và hiện đại sẽ có ý nghĩa tích cực, để chuyển
hóa thành “sức mạnh mềm” của đất nước, tạo sức thuyết phục đối với bạn bè
quốc tế.


13


Thứ hai, Việt Nam có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc, được hình
thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Nguồn tài nguyên văn hóa Việt Nam dồi
dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao trên nhiều phương diện, được công
nhận cả ở tầm khu vực và quốc tế là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế, văn hóa và xã hội. Hệ thống di sản văn hóa phong phú, cảnh quan kỳ vĩ và
thơ mộng là những tài sản vơ giá, có tiềm năng chuyển hóa thành những sản
phẩm, dịch vụ độc đáo, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, thương mại
cũng như tạo dựng thương hiệu, vị thế của văn hóa Việt Nam.
Thứ ba, các văn bản pháp lý về quản lý văn hóa của nước ta từng bước
được hồn thiện. Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật
được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt
động văn hóa phù hợp với tình hình mới. Nhiều luật quan trọng liên quan đến
văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật khác góp phần hồn thiện thể chế
văn hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Nhiều chiến lược ngành đã được
phê duyệt, làm căn cứ để triển khai các hoạt động văn hóa trong thực tiễn.
Thứ tư, chủ trương “xã hội hóa” hoạt động văn hóa đã thu được những
kết quả thiết thực, bước đầu huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội. Xã
hội hóa được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thu hút các
nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sáng tạo,
cung cấp và phổ biến sản phẩm văn hóa, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của
toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động
văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa
của nhân dân. Sự đa dạng hóa về các chủ thể văn hóa, sự chuyển đổi từ nguồn
lực đơn tuyến của Nhà nước cho văn hóa đến sự nhập cuộc, hiệp lực và phối
hợp đa chiều, đa thành phần từ nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội cho các
hoạt động văn hóa; thúc đẩy sự đa dạng trong loại hình, ý tưởng, xu hướng và
phong cách của các biểu đạt văn hóa, đem đến cho cơng chúng những món ăn

tinh thần phong phú hơn.
14


Thứ năm, sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú,
đa dạng; có sự thể nghiệm nhiều phương thức, hình thức biểu đạt mới làm
phong phú thể loại, phong cách sáng tác và sản phẩm nghệ thuật với các đề
tài, chủ đề được mở rộng bên cạnh những nỗ lực bảo tồn và phát huy các loại
hình nghệ thuật truyền thống. Một số tác phẩm mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh
đã nhận được giải thưởng cao trong nước và quốc tế; việc ứng dụng kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào việc sản xuất sản phẩm văn hóa từng bước được
thực hiện, nhiều dự án văn hóa nghệ thuật đã khuyến khích được những sáng
tạo mới của các cá nhân nghệ sĩ, thu hút sự quan tâm của giới trẻ và đưa ra
những cách nhìn mới về những vấn đề của cuộc sống đương đại.
Thứ sáu, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện là tiền đề
góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường tiêu dùng văn hóa với nhu cầu
ngày càng lớn. Văn hóa, từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang nặng yếu tố
tuyên truyền đang dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi
nhuận cho xã hội. Đặc biệt, hoạt động du lịch được đẩy mạnh, trong đó tiềm
năng văn hóa được khai thác và tạo ra sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam,
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân
địa phương.
Thứ bảy, hợp tác quốc tế về văn hóa được đẩy mạnh, góp phần tăng
cường quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế
giới, tạo nên “sức mạnh mềm” cho đất nước. Giao lưu văn hóa với nước ngồi
ngày càng được mở rộng cùng với q trình đa phương hóa, đa dạng hóa các
mối quan hệ quốc tế của Nhà nước ta, góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự
hiểu biết lẫn nhau, quảng bá cho hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Thứ tám, công nghệ thơng tin, nhất là thơng tin đại chúng có bước phát
triển mạnh. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, In-tơ-nét tiếp tục được đầu tư phát

triển mạnh mẽ. Hoạt động của các cơ quan thơng tấn báo chí cũng có nhiều
15


đổi mới, tích cực hội nhập, học hỏi kinh nghiệm truyền thơng của thế giới, có
những bước phát triển vượt bậc, thơng tin đa chiều, nội dung phong phú, góp
phần nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ, giúp người dân tiếp cận nhanh với
những tri thức mới của nhân loại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
cuộc sống.
Thứ chín, nhiều phong trào, cuộc vận động văn hóa được thực hiện và
có những thành tựu nhất định, góp phần tạo mơi trường văn hóa, bảo vệ và
phát huy những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều giá
trị văn hóa, đạo đức truyền thống được tơn vinh, tính năng động sáng tạo, tự
chủ và tính tích cực xã hội của người dân được phát huy, mở rộng.
2.1.2. Một số hạn chế.
Một là, tư duy quản lý văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của xã hội.
Dấu ấn của tư duy bao cấp, “xin cho”, tư duy hành chính - mệnh lệnh, tác
nghiệp vẫn cịn nặng nề. Hiện nay các cơ quan quản lý vẫn cịn ơm đồm nhiều
cơng việc “làm văn hóa” hoặc bị sa đà vào các hoạt động văn hóa cụ thể, các
công việc sự vụ, phong trào mà chưa thực sự phát huy được đầy đủ trách
nhiệm, vai trò của xã hội, của cộng đồng, doanh nghiệp và các hiệp hội nghề
nghiệp. Cơ chế quản lý vẫn chủ yếu mang tính tập quyền; tính chất phân
quyền, phi tập trung hóa chưa cao. Các chủ trương, đường lối, kế hoạch phát
triển văn hóa phần lớn được xác định và xây dựng từ cấp vĩ mô tỏa xuống các
cấp vi mô, không được đề xuất và xây dựng từ dưới lên, từ thực tiễn cơ sở.
Pháp luật chưa trở thành công cụ tối thượng để điều tiết, kiểm soát, điều chỉnh
đời sống văn hóa. Nhận thức về văn hóa của các ngành, các cấp có lúc cịn
cứng nhắc, áp đặt, giáo điều. Trên thực tế, vị thế của văn hóa cịn thấp, chưa
thực sự được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác.
Hai là, Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi tiếp diễn, nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn đang trong q trình hồn
thiện, điều kiện khoa học, kỹ thuật của đất nước, nguồn nhân lực... còn nhiều
16


hạn chế. Kinh tế phát triển chưa bền vững, có những ảnh hưởng đến sự phát
triển các mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Thể chế văn
hóa cịn chậm đổi mới, thiếu đồng bộ. Việc ban hành luật vẫn còn những yếu
kém. Một số văn bản quản lý vừa được ban hành đã có những bất cập, đòi hỏi
phải điều chỉnh, bổ sung. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về văn hóa cịn yếu nên nhiều quy phạm pháp luật chưa thực sự đi vào
cuộc sống. Việc thực thi nhiều quy định của pháp luật liên quan đến văn hóa
cịn lúng túng.
Ba là, nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa cịn yếu và thiếu các kỹ
năng chun môn và quản lý, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo, các kỹ
năng quản trị kinh doanh. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa ở các
cấp không theo kịp sự phát triển phong phú, đa dạng, và phức tạp của hoạt
động văn hóa, dẫn tới lúng túng trong hoạch định chính sách, trong hướng dẫn
tổ chức thực hiện, trong xử lý các vụ, việc vi phạm pháp luật và các chính
sách về văn hóa.
Bốn là, đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với vai trị, vị trí của văn
hóa trong phát triển. Về tổng thể, mức đầu tư cho văn hóa trong tổng chi ngân
sách tương đối thấp so với các lĩnh vực khác, chưa tương xứng với thực tiễn,
chưa đồng đều. Hệ thống các thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn
hóa nhìn chung cịn kém phát triển và trong tình trạng xuống cấp, chắp vá,
thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng cịn thấp. Cơng tác quy hoạch, đầu tư phát
triển thiết chế văn hóa trọng điểm cịn chậm. Hệ thống thiết chế văn hóa vùng
nơng thơn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa thực sự
phù hợp với đặc điểm vùng, miền, với nhu cầu và nguyện vọng của người
dân; nội dung hoạt động còn nghèo nàn, chưa thiết thực.

Năm là, chất lượng dịch vụ, sản phẩm văn hóa chưa cao; cịn thiếu các
thương hiệu văn hóa ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thiếu những sản
phẩm văn hóa có chất lượng cao, góp phần bồi bổ tâm hồn, xây dựng nhân
17


cách, giáo dục đạo đức. Tình trạng nhập khẩu, nhập siêu sản phẩm văn hóa
nước ngồi vào Việt Nam vượt trội so với xuất khẩu văn hóa, việc tiếp thu sản
phẩm văn hóa nước ngồi cịn thiếu chọn lọc. Các sản phẩm văn hóa Việt
Nam vẫn chưa thực sự sáng tạo, phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của
công chúng, năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế
còn thấp.
Sáu là, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc
thiểu số đã và đang mất dần những nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát
triển, hội nhập, đời sống văn hóa nghệ thuật nghèo nàn. Nhiều loại hình di sản
văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được chú trọng
kiểm kê và lập hồ sơ bảo vệ. Nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật chưa được
quan tâm phát triển, trong đó có nhiều ngành nghệ thuật đỉnh cao và nghệ
thuật truyền thống, nghệ thuật công cộng, nghệ thuật mới.
Bảy là, mơi trường văn hóa cịn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh,
ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tội phạm
có chiều hướng gia tăng. Văn hóa ứng xử nơi cơng cộng, ở cơng sở, trong gia
đình, nhà trường có nhiều bất cập. Sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo
đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gây
bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ. Nạn tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp, lối sống buông
thả, sống gấp, thói cơ hội trong chính trị, gian lận trong học hành, bằng cấp,...
diễn ra ngày càng phổ biến. Đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những
lĩnh vực được xã hội tôn vinh, như y tế, giáo dục, bảo vệ luật pháp, báo chí...
Văn hóa gia đình chưa được chăm lo, củng cố. Văn hóa học đường có những

biểu hiện đáng báo động. Các hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn
hóa, sự xuống cấp về đạo đức, suy thoái về lối sống, sự băng hoại các giá trị
văn hóa đang có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa

18



×