Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liện hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.09 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ...................2
1.1.Tính tất yếu của thời kì q độ........................................................2
1.1.1. Khái niệm....................................................................................2
1.1.2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ...................................................2
1.2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam........................................3
1.2.1.Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt
Nam.......................................................................................................3
1.2.2. Khả năng bỏ qua chế độ TBCN quá độ lên CNXH ở Việt Nam.4
1.2.3.Nhận thức về thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN....5
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 6
2.1. Đặc điểm Việt Nam trong thời kỳ quá độ......................................6
2.1.1. Một số thành tự đạt được trong thời kỳ quá độ...........................6
2.1.2. Một số hạn chế............................................................................8
2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy thành tựu và giảm thiểu những
hạn chế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam....10
2.2.1. Tiến hành CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ...................................................................................................10
2.2.2. Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.......................................................................................11
2.2.3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại......................12
i


PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14


ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH diễn ra trên
phạm vi toàn thế giới. Đối với Việt Nam,từ năm 1975 sau khi đất nước hoàn
toàn độc lập và cả nước thống nhất,cách mạng dân tộc-dân chủ đã hồn thành
thì cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN,cùng quá độ lên CNXH mà đặc
điểm to lớn nhất của ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên CNXH,
bỏ qua chế độ Tư Bản.
Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên
CNXH cũng đều phải trải qua. Đối với nước ta một nước nông nghiệp lạc hậu
đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thì lại càng phải trải qua một thời kì quá
độ lâu dài. Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một trong những
nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ giai đoạn chuyển tiếp còn
đan xen những yếu tố, đặc điểm của hai hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa (giai đoạn thấp là xã hội chủ nghĩa) với hình thái kinh tế - xã hội tư
bản chủ nghĩa. Việc nhận thức và vận dụng lý luận này ở Việt Nam là một
quá trình sáng tạo, bổ sung, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam,chúng ta phải thực hiện
kinh tế cơ bản như phát triển nhanh kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN,mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, những thành tựu của nền kinh
tế nước ta đã khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước ta là
hoàn toàn đúng đắn. Để khẳng định điều đó, việc lựa chọn đề tài “ Đặc điểm
thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội Liện hệ với Việt Nam” vừa mang ý
nghĩa về mặt lý luận vừa mang ý nghĩa về mặt thực tế.

1



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ Q ĐỘ
1.1.Tính tất yếu của thời kì q độ
1.1.1. Khái niệm
Quá độ là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã
hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính
quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc
trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy
đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với m
Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện
từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội XHCN .Về kinh tế : đây là thời kỳ bao
gồm những mảng, những phần, những bộ phận của CNTB và CNXH xen kẽ,
tác động lẫn nhau tức là thời kỳ tồn tại nhiều quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất, do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế .Chúng cùng tồn tại vừa thống
nhất nhưng vừa mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt với nhau.
Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành chính quyền và kết thúc
khi xây dung xong về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Thời kỳ quá độ này được chia thành nhiều bước quá độ nhỏ, bao nhiêu
bước là tuỳ thuộc đIều kiện cụ thể của từng nước.
1.1.2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ
Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan .Đó là do đặc đIểm
ra đời phương thức sản xuất CSCN và đặc đIểm của Cách mạng vô sản .Cuộc
Cách mạng vô sản khác với các cuộc cách mạng trước đó ở chỗ các cuộc cách
mạng trước đó khi giành được chình quyền là kết thúc cuộc cách mạng .cịn
Cách mạng vơ sản khi giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu còn vấn
đề cơ bản chủ yếu hơn đó là phảI xây dung một xã hội mới cả về quan hệ sản
2



xuất, lực lượng sản xuất, cả về cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng, cả về
tồn tại xã hội – ý thức xã hội vì vậy phảI có một thời gian tương đối dài. Đó là
thời kỳ quá độ lên CNXH.
1.2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1.2.1.Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là phù hợp xu thế
khách quan của thời đại trong điều kiện cụ thể của nước ta.
Từ khi hồ bình lập lại 1954, miền bắc nước ta bước vào thời kì quá độ
lên CNXH với đặc diểm như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “đặc điểm to lớn
nhất của ta trong thời kì q độ là từ một nước nơng nghiệp lạc hậu,tiến thẳng
lên CNXH không phải qua giai đoạn phat triển TBCN “
Từ 1975 sau khi đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất,cách
mạng dân tộc dân chủ đã hồn tồn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước
cũng tiến hành cách mạng XHCN,cùng quá độ lên CNXH.
Xu thế của thời đại ngày nay là quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm
vi thế giới :
Thực tế đã khẳng định CNTB là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử khơng
phải là tương lai của lồi người sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình
thái xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là XHCN.Quá trình cải tiến
xã hội cũ,xây dựng xã hội mới-xã hội XHCN khơng phải là q trình cải
lương,duy ý chí mà q trình cách mạng sơi động trải qua nhiều giai đoạn
khách quan hợp với quy luật lịch sử.Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao
cả là giải phóng con người,vì sự phát triển tự do và tồn diện của con người,vì
tiến bộ chung của lồi người.
Mặt khác từ điều kiện cụ thể nước ta là một nước nông nghiệp,thuộc
địa nửa phong kiến,đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ giải
phóng dân tộc và đồng thời tiến hành cách mạng XHCN.Ngày nay chỉ có đi
3



lên CNXH mới giữ vững được độc lập,tự do cho dân tộc,mới thực hiện được
mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh.Sự lựa
chọn con đường độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân ta là sự lựa chọn của
chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại.Điều đó thể hiện
sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu lịch sử
1.2.2. Khả năng bỏ qua chế độ TBCN quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Mặc dù kinh tế còn lạc hậu,nhưng nước ta có đủ khả năng tiến lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
*Về khả năng khách quan:
Nhân tố thời đại ngày nay là xu thế quá độ lên CNXH trên phạm vi tồn thế
giới.
Nhân tố thời đại đóng vai trị tích cực làm thức tỉnh các dân tộc các
quốc gia không những làm cho quá độ bỏ qua chế độ TBCN trở thành tất yếu
mà còn đem lại những điều kiện và khả năng khách quan cho sự quá độ
này.Q trình quốc tế hố sản xuất và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước
ngày càng tăng lên,cũng như sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng để các nước kém phát
triển đi sau có thể tiếp thu và vận dụng vào nước mình những lực lượng sản
xuất hiện đại của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để
thực hiện”con đường phát triển rút ngắn”.
*Về vấn đề chủ quan.
Đất nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,đa dạng dân số
đông,sức lao động dồi dào,vị trí địa lý giao thơng thuận lợi.Nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ giải phóng dân tộc cũng là mở đầu để tiến hành cách mạng
XHCN.
4



Mặt khác công cuộc đổi mới,đất nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo bắt đầu từ đại hội đảng VI đã thu được những kết quả bước đầu khả
quan,giữ vững ổn định chính trị,tạo mơi trường hợp tác đầu tư phát triển kinh
tế,đời sống nhân dân từng bước được cải thiện...Điều đó đã củng cố và khẳng
định con đường lựa chọn lên CNXH là hoàn toàn đúng đắn và củng cố lòng
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
1.2.3.Nhận thức về thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Bỏ qua chế độ TBCN là con đường “rút ngắn” để quá độ lên CNXH ở
nước ta.Về chính trị,bỏ qua chế độ TB là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai
cấp tư sản của kiến trúc thượng tầng TBCN.Về kinh tế,bỏ qua chế độ TB là
bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất TBCN,nhưng phải biết tiếp thu kế
thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được duới chế độ TBCN,đặc biệt
về khoa học,công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng lền
kinh tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội
hoá sản xuất TBCN bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa tức là rút ngắn một cách đáng kể q trình phát triển lên cơng nghiệp xã
hội ở nước ta.
Ở đây bỏ qua chế độ tư bản khơng có nghĩa là đốt cháy giai đoạn, rút
ngắn ở đây khơng làm nhanh chóng như chủ tịch HCM đã nói "tiến lên
CNXH khơng thể một sớm một chiều. Đó là một cơng tác tổ chức và giáo
dục" CNXH khơng thể làm mau chóng được mà phải làm dần dần.
Sự rút ngắn này phải được thực hiện dần dần thông qua việc sử dụng
biện pháp kế hoạch đồn thời với việc sự dụng biện pháp thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng XHCN trên cơ sở xây dựng, phát triển kinh
tế nhà nước vững mạnh đóng vai trị chủ đạo đối với tồn bộ nền kinh tế quốc
dân. Sự rút ngắn này chỉ có thể thực hiện thành cơng với điều kiện chính
quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.Bên
cạnh đó, để thực hiện sự rút ngắn này chúng ta cần phải biết tiếp thu, kế thừa
5



những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là
khoa học công nghệ.
Nhận thức được nội dụng của sự quá độ bỏ qua chế độ TB này sẽ có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản, duy ý
chí về thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước mà CNTB chưa phát triển, góp
phần thực hiện mục tiêu của CNXH ở nước ta là xây dựng một xã hội dân
giàu nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI VIỆT
NAM
2.1. Đặc điểm Việt Nam trong thời kỳ quá độ
2.1.1. Một số thành tự đạt được trong thời kỳ quá độ
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 35 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người
tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát
nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt
Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể.
Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc
gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những
tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia
đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020.
Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm
6



soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu
hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân
số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm
1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng
điều tra dân số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi
thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương
trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang
hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm
2026.
Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69. Điều đó có nghĩa là một em bé
Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất
bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ.
Đây là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương
và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn. Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của
Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại
sự chênh lệch trong nội bội quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc
thiểu số.
Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm
1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7
(trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời
gian từ năm 1990 đến 2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73
- cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo
hiểm y tế. Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày
một tăng (115 trong năm 2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn
tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa
dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5
lần.

7


Trong vòng 35 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay
đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng
kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14%
năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17%
năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm
GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều
này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ
sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam
xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).
2.1.2. Một số hạn chế
Tăng trưởng và cơng nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác
động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu
thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản
lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành
năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước.
Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính
bình qn đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng
khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi
năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình
trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó,
đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác
đợng của biến đổi khí hậu.
Đơ thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những
thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác

thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đơi trong vịng chưa đầy 15 năm tới. Bên
8


cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa
đại dương tồn cầu được thải ra từ 10 con sơng, trong đó có sông Mê Kông.
Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề
nhất bởi ơ nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của
người dân.
Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên mơi trường
và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Nhiều chiến lược và kế
hoạch để thúc đẩy tăng trưởng xanh và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên đang được thực thi.
Cần nghiên cứu làm rõ mơ hình xã hội Việt Nam hướng đến là mơ hình
xã hội đồn kết, đồng thn, hài hịa, xây dựng một cộng đồng xã hội văn
minh, trong đó tầng lớp trung lưu sẽ ngày càng chiếm số động trong xã hội.
Chủ động quản lý phân tầng xã hội, quản trị sự biến đổi xã hội, có chính sách
kinh tế, xã hội, văn hóa đồng bộ để cải thiện điều kiệnsống của nhân dân, chủ
động xây dựng cơ cấu xã hội hợp lý trên cơ sở phát huy khối đại đồn kết
tồn dân tộc.
Hiện nay, đổi mới chính trị (tư duy chính trị và tổ chức hoạt động của
hệ thống chính trị) cịn chậm hơn so với đổi mới kinh tế. Vì vậy phải đẩy
mạnh đổi mới chính trị cho đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, tập trung
vào đổi mới thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách, phương thức huy động và
phân bổ nguồn lực, kiểm soát quyền lực và phát huy các động lực của phát
triển.
Để định hướng đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong giai đoạn mới, cần đẩy mạnh nghiên

cứu xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Cần nghiên cứu làm
9


rõ hơn các tiêu chí về tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ,
khoa học. Tiếp tục nghiên cứu những tiêu chí cụ thể của con người có nhân
cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: u nước, nhân ái, nghĩa tình,
trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Cần tiếp tục làm sáng tỏ lý luận về đảng cầm quyền trong điều kiện một
đảng để thực sự đổi mới trong thực tiễn về nội dung cầm quyền, phương thức
cầm quyền, mơ hình cầm quyền, các điều kiện để cầm quyền bền vững, hiệu
quả.Cần nghiên cứu những giải pháp có hiệu quả để chống suy thối trong
Đảng, phịng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.
Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cần phải phát huy mạnh mẽ
các động lực. Muốn vậy phải nghiên cứu sâu lý luận về động lực và hệ động
lực phát triển, đặc biệt nhận thức đúng và xử lý tốt các động lực như lợi ích,
dân chủ, đoàn kết yêu nước, phát huy nhân tố con người…Các động lực đó
tác động lẫn nhau, tạo thành động lực tổng hợp thúc đẩycông cuộc đổi mới
của Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy thành tựu và giảm thiểu những hạn
chế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
2.2.1. Tiến hành CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Trước hết giải pháp kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH. Để làm được
việc này, trước hết phải tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả đầu tư sử dụng
vốn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các
thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức mạnh tranh, gắn liền
với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước.Từng bước chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá như các nước công nghiệp phát triển là
dịch vụ chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu kinh tế quốc gia và góp phần mạnh
10


vào tăng trưởng GDP hành năm. Giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và
tăng tỷ trọng lao động trong cơng nghiệp và dịch vụ, đào tạo những lao động
có tay nghề cao.
Những vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đẩy nhanh CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn, từng bước ứng dụng những khoa học công nghệ để đào
tạo nhiều giống cây con mới có chất lượng tốt, năng suốt cao. Đặc biệt chú ý
tới nâng cao năng suất chất lượng một số nông sản xuất khẩu như gạo, hạt
tiêu, hạt điều, cà phê, cao su…
2.2.2. Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhiều hình thức sở hữu.
Phải đổi mới và hồn thiện khung pháp lý tháo gỡ mọi trở ngại về cơ
chế, chính sách và thủ tục hành chính để hyy động tối đa mọi nguồn lực, tạo
sức bật mới cho phát triển socket, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với
các hình thức sở hữu khác nhau. Phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.
Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh
doanh của doanh nghiệp, thực hiện chủ trương cổ phần hóa đối với tất cả các
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, cạnh
tranh bình đẳng.
Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực
quản lý của Nhà nước
Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung và dài
hạn. tổ chức vận hành an tồn, hiệu quả thị trường chứng khốn, thị trường
bảo hiểm, từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, thu nút vốn đầu

tư nước ngoài đặc biệt là dùng vốn FDI và việc tạo ODA. Đồng thời với việc
11


tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, phải tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội.
Nhà nước phải đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
đơn giản hóa các thủ tục hành chính, kiên quyết xóa bỏ những quy định và thủ
tục mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp, kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp nhà đầu tư và
nhân dân
Cải cách bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, thực hiện
Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng.
2.2.3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển mạnh những sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế
biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm, có hàm
lượng trí tuệ, hàm lượng cơng nghệ cao, xây dựng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất
là đối với hàng nơng sản, khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất
trong nước. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập.
Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tế như du lịch, xuất khẩu lao
động, tài chính tiền tệ, vận tải, bưu chính -viễn thơng…
Tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, hồn thiện các hình thức đầu tư,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước
ngồi. Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính để đơn giản hóa việc cấp phép
đầu tư, thực hiện từng bước cơ chế đăng ký đầu tư chú trọng thu hút đầu tư
của công ty nắm công nghệ nguồn và có thị phần lớn trên thị trường thế giới
tạo điều kiện cho các dụ án được cấp phép triển khai thực hiện có hiệu quả
nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước với khu công nghiệp, khu chế xuất

và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
12


Tiếp tục tranh thủ nguồn tài trợ của các chính phủ, các tổ chức tài chính
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, gắn chặt việc sử dụng vốn vay với trách nhiệm tài trợ.

13


PHẦN III: KẾT LUẬN
Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
không phải theo phương thức trực tiếp, mà phải đi qua các bước trung gian,
phải bắc những “chiếc cầu nhỏ” đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Việc bỏ
qua chế độ TBCN, về cơ bản, chính là: “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”
Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hồn tịan độc lập và cả nước thống
nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước
thì cả nước ta cùng tiến hành cách mạng XHCN, cùng quá độ lên CNXH
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta đã
chỉ rõ "Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản". Điều này là phù hợp
với xu thế khách quan của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.
Đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đạt được
những thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó cịn có khơng ít những khó khăn,
thử thách. Do đó chúng ta phải thực hiện tốt những giải pháp cần thiết để
hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao đời sống vật

chất tinh thần của nhân dân. Với sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng
CSVN, sự quản lý và điều hành của Nhà nước và tinh thần đoàn kết của dân
tộc, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở
nước ta.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I. Lênin: Sđd, t.39. tr. 309-310.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, tr. 68-69.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 19,
Tr. 47.
4. Xin xem: GS, PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS. Phạm Văn Đức, PTS. Hồ
Sỹ Quý (Đồng chủ biên): Những quan điểm cơ bản của C.Mác – Ph.Ăngghen
– V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ. Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1997. tr. 155.
5. V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.36, tr. 362.

15



×