Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

xây dựng đạo đức sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.69 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI : XÂY DỰNG CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: …………………………………………….

SINH VIÊN THƯC HIỆN:
HỌ TÊN SV

MSSV

MÃ LỚP

…………………………….. ……………………

……………………

…………………………….. ……………………

……………………

HÀ NỘI,THÁNG 8 NĂM 2020


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................3
B. NỘI DUNG...................................................................................................4
I. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM.............................4


1.1 Trung với nước hiếu với dân...............................................................4
1.2. Đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư................................5
1.3 Tình thương yêu con người.................................................................6
1.4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung..........................................7
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY...8
2.1. Ưu điểm..............................................................................................8
2.2. Nhược Điểm.......................................................................................9
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ XÂY DỰNG PHẨM
CHẤT ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN..................................................................11
3.1. Đối với Đảng và Nhà Nước..............................................................11
3.2. Đối với nhà trường...........................................................................12
3.3. Đối với bản thân sinh viên...............................................................13
C. KẾT LUẬN................................................................................................15


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống
nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách
mạng và đạo đức đời thường. Do đó Người trở thành " tinh hoa và khí phách,
lương tâm và danh dự" thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, khơng
phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta mà cịn là biểu tượng của đạo đức- văn minh
nhân loại. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm trong sáng thêm lương tâm
của dân tộc và của loài người
Việt Nam đang vững bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, kinh tế thị trường và hội
nhập trở thành xu thế tất yếu trên thế giới. Đảng và Nhà nước phát động
phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh”
ngày càng sâu, rộng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội. Sinh viên là
thế hệ tương lai của đất nước, đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của
nước nhà. Tuy nhiên xu thế tồn cầu hóa đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới bộ phận

này khiên một bộ phận thanh, thiếu niên đã xuất hiện những hiện tượng tha
hoá về mặt đạo đức cũng như lối sống. Chính vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng
đạo đức cho sinh viên đang trở thành một vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó,
em đã lựa chọn đề tài “ Xây dựng các phẩm chất đạo đức sinh viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh” để có cái nhìn sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cũng như đưa ra giải pháp phát triển nhân cách đạo đức một cách
đúng đắn, toàn diện.


B. NỘI DUNG
I. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM
Từ bao đời nay, những phẩm chất đạo đức cơ bản của con
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh ln được đề cao và là kim
chỉ Nam cho nhân dân ta noi theo. “Trung với nước, hiếu với
dân - Yêu thương con người - Cần kiệm liêm chính, chí cơng
vơ tư - Tinh thần quốc tế cộng sản trong sáng”. Những phẩm
chất đạo đức này như ngọn lửa le lói trong tim mỗi con dân
nước Việt, được vun đắp và phát triển từ khi trào đời.
1.1 Trung với nước hiếu với dân
Nếu như lòng yêu nước là nhận thức và tình cảm đạo đức
thì “trung với nước, hiếu với dân” là hành vi đạo đức. Nhận
thức, tình cảm đạo đức là cơ sở của hành vi đạo đức. Với
người cách mạng, đây là chuẩn mực đạo đức hàng đầu.
Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Đảng,
trong từng suy nghĩ việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng
viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời
kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung hiếu ln
nhất qn và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Đó là, lịng u nước

thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là
bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân trong cộng đồng
với sự nghiệp của Đảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất
nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách
mạng là sự tin yêu kính trọng của nhân dân. Vì vậy, trong


suốt quá trình xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Bác
thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao tinh thần trung
hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ,
đảng viên nói riêng và địi hỏi họ phải ln ghi sâu trong lịng
chữ “trung với nước,hiếu với dân”.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là :
+ Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi
ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
+

Quyết

tâm

phấn

đấu

thực

hiện


mục

tiêu

cách

mạng.

+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.
Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là :
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ
chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước.
1.2. Đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đề
cập đến “Cần kiệm, Liêm chính, Chí cơng vơ tư” một cách thường xun. Vì
đó là ý thức và hành vi đạo đức của mỗi con người với chính mình, với công
việc. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần kiệm, liêm, chính nhưng
khơng thực hiện, ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực
hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân. Hồ Chí Minh
khẳng định " cần, kiệm, liêm, chính" là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với
cán bộ Đảng viên bởi vì nó khơng chỉ ảnh hưởng đối với cá nhân của họ mà
còn ảnh hưởng đến Đảng và Nhà nước, đến quá trình cách mạng. nếu họ là
người có quyền hành là người lãnh đạo mà thiếu lương tâm, khơng có đạo đức


thì dễ trở nên hủ bại, dễ biến thành sâu mọt đục kht của dân. Cần, kiệm,
liêm, chính cịn có ý nghĩa to lớn đối với cả một dân tộc" là thước đo sự giàu
có về vật chất, sự vững mạnh, tiến bộ về mặt tinh thần của dân tộc". Một dân

tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Bác Hồ đề cập “ Chí công vô tư” là khái niệm nối tiếp với cần, kiệm,
liêm, chính nhưng nó cũng có những nội hàm riêng như:
+ Đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của tổ quốc và nhân dân lên trên hết,
lên trước lợi ích của bản thân “ lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của
thiên hạ”, là “ Đảng viên đi trước làng nước theo sau”.
+ Đây là cái đối lập với chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: đó là giặc nội xâm, giặc trong lòng, là thứ vi trùng
rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh, là trở lực trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa cá nhân không chỉ nguy hại với mỗi con người mà
cịn nguy hại cho cả dân tộc. Vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa
cá nhân, xây dựng tinh thần chí cơng vơ tư.
+ Hồ Chí Minh cũng lưu ý phân biệt đâu là chủ nghĩa cá nhân đâu là
lợi ích cá nhân con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ ở trong chế
độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện cải thiện đời sống của
riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.
Hồ Chí Minh cho rằng giữa các khái niệm: “cần” - "kiệm” - "liêm” "chính” - "chí cơng” và ”vơ tư” có mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Đó
là phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Và đặc biệt quan trọng với Đảng
viên, với cán bộ, quan chức nhà nước, bởi trong công cuộc cách mạng, thực
hiện chủ trương chính sách, các dự án kinh tế nếu thiếu “cần kiệm liêm chính,
chí cơng vô tư” họ sẽ thành hủ bại, sâu mọt đục khoét của nhân dân.


1.3 Tình thương u con người
Hồ Chí Minh thương u con người với một tình cảm sâu xắc, vừa bao
la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận, Người quan tâm
đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, việc
học hành, giải trí…
Lịng u thương con người, lịng nhân ái, sự cảm thông chia sẻ mỗi

con người chúng ta đều hơn một lần cảm nhận được. Mỗi người trong xã hội
đều hướng tới hạnh phúc, hướng tới những điều tốt đẹp. Điều đáng sợ là khi
ta không thể chia sẽ, cảm thông với người khác bởi cuộc sống đâu chỉ toàn
niềm vui. Như thế, yêu thương là hạnh phúc của con người, là cơ sở của
những hành vi xã hội đẹp.Yêu thương con người là bản chất của nhân dân
Việt Nam, là nét đẹp của chủ nghĩa xã hội. Giữa con người với con người
ln có sự đồng cảm và sẻ chia nhất định tạo lên một Việt Nam tràn ngập tình
yêu thương.
1.4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Hồ Chí Minh ln đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ
với cách mạng thế giới, ủng hộ và giúp đỡ cách mạng thế giới đấu tranh vì
hịa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Người khẳng định: bốn phương vô
sản; bốn bể đều là anh em, giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là
thắng lợi của nhân dân trên thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả
xây đắp tình đồn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại
thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hịa bình trên thế giới.
Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay, thiết yếu cần mở rộng mối
quan hệ đa quốc gia. Khi nói “Tinh thần quốc tế”, ta nói đến ý thức và tình
cảm đạo đức cao đẹp. Trong cơng cuộc cách mạng ngày nay, quan điểm của
Đảng và nhân dân là là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nước khác, bình đẳng hợp tác cùng có lợi”



II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía
cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam
trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều

biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là
những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “
mùa xuân của xã hội”.
2.1. Ưu điểm
Ngày nay hầu hết sinh viên say mê học tập, có tư duy logic, chịu khó
suy nghĩ, tìm tịi, học hỏi sáng tạo, thơng minh nhanh trí, tự đưa ra phương
thức học tập tốt ho mình. Sau khi học xong sinh viên ra trường hầu như có
cơng việc ổn định, giữ vị trí quan trọng trong công việc. Sinh viên Viêt Nam
rất năng động, nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm, điều này hình thành tư
duy kinh tế trong thế hệ mới, thể hiện sự tích cực, chủ động. Ngồi học tập ra
sinh viên cịn tham gia các hoạt động ngoại khố. Sinh viên khơng chỉ có trí
tuệ mà cịn cả sức khoẻ. Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể
thao như : bóng đá, bóng chuyền bơi lội… để rèn luyện sức khoẻ "có sức
khoẻ là có tất cả".
Vào dịp hàng năm, sinh viên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, giúp đở
ủng hộ chăm lo cho người nghèo, coi đó là tình cảm và trách nhiệm đối với
truyền thống ‘thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của
dân tộc ta. Thể hiện tính ưu việt của xã hội luôn chăm lo cho con người, nhất
là người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, bà con bị thiên tai bão lũ.
Là thế hệ trẻ, học sinh sinh viên tích cực hưởng ứng các
phong trào của Đồn trường, của địa phương, tham gia tích
cực vào các phong trào tình nghĩa. Phải có thái độ cảm thông,


chia sẽ với những khó khăn của người nghèo. Ví dụ như chiến
dịch “Mùa hè xanh” của sinh viên trường Đại học Bách Khoa.
2.2. Nhược Điểm
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa và do nhiều
nguyên nhân khác nữa, làm do hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật trong
thanh thiếu niên gia tăng ở mức đáng sợ như: vi phạm luật giao thông, bạo lực

học đường, quay cóp, mua điểm, cờ bạc, nghiện hút, vi phạm luật giao thông,
thiếu tôn sư trọng đạo, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, sống thiếu niềm tin, phai
nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã
hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngồi... Hành vi đó đã làm phai
nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, khơng có trí lập thân,
chạy theo lối sống thực dụng, sống mà chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi xa hoa, coi
nặng gía trị vật chất, thờ ơ với gia đình và xã hội, lười lao động và học tập,
thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với những sai trái.
Thầy cô giáo – những người đã truyền dạy kiến thức bổ ích, dạy dỗ
chúng ta nên người thế mà nhiều sinh viên lại tỏ ra vô lễ với thày cơ giáo
mình, trong giờ cịn làm việc riêng, đập thước kẻ, ht sáo, trong thi cử thì
quay cóp bài, tẩy xóa, sửa điểm, bài kiểm tra bị điểm thấp cịn xé bài trước
mặt giáo viên, nói tục, nói xấu thày cô…đi lệch với các chuẩn mức đạo đức
mà Bác đã dạy. Trong kết quả điều tra, nghiên cứu đạo đức học sinh sinh viên
của Viện Nghiên cứu Giáo dục gần đây cho thấy càng nên bậc học cao hơn thì
tỷ lệ vi phạm đạo đức của học sinh sinh viên càng tăng cao. Nếu như ở khối
lớp 5 tỷ lệ học sinh nói tục chỉ là 6% thì đến bậc đại học, được cho là "người
trưởng thành" nhưng những hành vi phạm đạo đức lại có xu hướng tăng cao,
tỷ lệ sinh viên nói tục lên tới 68%, đây là con số đáng báo động cho nền giáo
dục trong bậc học này. Phải chăng có những con số đáng báo động này là do
sự buông lỏng trong công tác quản lý sinh viên của nhà trường và thầy cô, và
xã hội?


Cùng với đó xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế cịn làm cho
chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển. Nhiều sinh viên chỉ biết có yêu cầu
hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, muốn lựa chọn công tác theo ý thích cá nhân
của mình, khơng muốn làm cơng tác mà đồn thể giao phó cho họ. Họ muốn
địa vị cao nhưng lại sợ trách nhiệm nặng… Dần dần tinh thần đấu tranh và
tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí cách mạng và phẩm chất tốt đẹp của

người cách mạng cũng kém sút. Rất nhiều sinh viên chạy theo đồng tiền, vì
đồng tiền mà bán rẻ bản thân, bán rẻ gia đình, bạn bè, thờ ơ với công việc, với
những người xung quanh tạo nguy cơ của việc đi lại với truyền thống tương
thân

tương

ái

của

dân

tộc.


III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ XÂY DỰNG PHẨM
CHẤT ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN
3.1. Đối với Đảng và Nhà Nước
Năm 1946, trong thư gửi Học sinh cả nước Hồ Chí Minh viết: “Một năm
khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội”. Từ đó ta có thể thấy giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh sinh
viên, thanh thiếu niên không bao giờ là thừa, và chưa bao giờ là đủ.
Theo Bác: Giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải toàn diện tất cả các
mặt “đức, trí, thể, mỹ” thể hiện ở 5 nội dung:
+Thứ nhất, giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho
thế hệ trẻ
+Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trí cách
mạng cho thế hệ trẻ
+Thứ ba, giáo dục bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế

hệ trẻ
+Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ trình trị, học vấn
khoa học, kỹ thuật quân sự
+Thứ 5, giáo dục bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất
cho tuổi trẻ
Vận quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, giá dục
đạo đức tác phong cho học sinh sinh viên trong

giai đoạn

hiện nay phải:
- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai hiệu quả công cuộc “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các nội
dụng cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng
học sinh, sinh viên.
- Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống,
giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức
cộng đồng. Thường xuyển tổ chức, phát động các hoạt động
phòng chống tệ nạn xã hội như: may túy, mai dâm, cờ bạc, lô
đề trong học sinh, sinh viên. Xây dựng tiêu chí đánh giá về
đạo đức học sinh, sinh viên
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức
trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, tăng cường cảnh
giác cách mạng tránh âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, chiến lược “Diễn biến hịa bình”, lợi dụng các vấn đề về
tơn giáo cho học sinh sinh viên. Vận động học sinh sinh viên

sử dụng Internet lành mạnh.
- Tổ chức, vận động và hướng dẫn học sinh sinh viên tham
gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Định kỳ tổ
chức các hội diễn, hội thi, các giải thi đấu cấp trường, cấp khu
vực và cấp quốc gia. Phòng chống bệnh tệnh học đường,
chăm lo bảo vệ sức khỏe cho học sinh sinh viên.
- Giáo dục, tuyên truyền, vận động học sinh sinh viên thực
hiện cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục” ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu
cực trong học tập. Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên
trong việc xác định động cơ học tập, phát huy tính tích cực,
độc lập, sáng tạo.


- Phát động phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa
học. đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Tổ
chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học sinh sinh viên thi
đua học tập, tơn vinh những tấm gương tiêu biểu trong học
tập.
3.2. Đối với nhà trường
- Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức,
lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức cộng đồng. Thường xuyên tổ chức,
phát động các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như : ma túy, mại dâm, cờ
bạc, lô đề trong học sinh, sinh viên. Xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức
học sinh, sinh viên
- Tổ chức, vận động và hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Định kỳ tổ chức các hội diễn, hội thi,
các giải thi đấu cấp trường, cấp khu vực và cấp quốc gia. Chăm lo bảo vệ sức
khỏe cho học sinh , sinh viên.

- Giáo dục, tuyên truyền, vận động học sinh sinh viên thực hiện cuộc
vận động "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục". Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc xác định động
cơ học tập, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo,
- Phát động phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích
học sinh sinh viên thi đua học tập, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong
học tập.


3.3. Đối với bản thân sinh viên
Từ những thực trạng hiện nay của một số thành phần, ta thấy những
hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam cũng như của sinh
viên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những
chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Vì vậy, cần giáo dục đạo đức
cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết để góp phần ngăn chặn nguy cơ suy thoái
đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay.
Để làm được điều này, cần sự nỗ lực rất lớn đối với sinh viên, cụ thể :
- Sinh viên cần rèn luyện tính siêng năng, chăm chỉ, tiết kiệm thời gian,
cơng sức, chăm lo học tập, tự giác học bài, làm bài đầy đủ, chủ động sáng
tạo trong học tập. biết lập kế hoạch cho mình trong cuộc sống cũng như
trong học tập, tránh tình trạng nước đến chân rồi mới nhảy, học đối phó với
thi cử.
- Rèn luyện cho mình tư cách trong sáng của người đoàn viên, tránh xa
các tệ nạn xã hội, xác định nhiệm vụ của mình là học để sau này cống hiến và
phục vụ cho lợi ích đất nước. Cần tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học
của nhân loại, tư xây dựng cho mình một nguyên tắc sống dựa trên tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy bảo của cha mẹ, thày cơ giúp ta có một lập
trường tư tưởng đạo đức vững chắc hơn, không nao núng trước những cám dỗ

của xã hội.
- Chủ động tham gia các phong trào đoàn, đội, rèn luyện tác phong nhanh
nhẹn, năng động, sống lành mạnh, có hồi bão cho tương lai. Kiên quyết đấu
tranh chống lại những tiêu cực, sai trái trong học đường như gian lận trong thi
cử, mua điểm, chạy điểm, cờ bạc, rượu chè…
- Sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, phải
sống giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, khơng xa hoa, lãng phí, đua địi, khơng sa
vào các tệ nạn xã hội; có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; biết cảm


thông, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn,
hoạn nạn; biết hưởng thụ những giá trị văn hóa lành mạnh, tiến bộ của dân
tộc, nhân loại, thời đại.
- Biết tôn trọng kỉ cương, luật pháp, quy ước của cộng đồng. Biết tận tâm
học tập, ra sức luyện rèn, có lịng ham học hỏi, u lao động, khơng ngại khó,
ngại khổ; có chí chủ động, sáng tạo, tự cường, tự lập; thật thà, chính trực,
khơng gian lận trong học tập.


C. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên
chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó cũng là công việc
phải làm bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mạn. Đối với
mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động
thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công, trong mối quan hệ từ hẹp đến rộng,
từ nhỏ đến lớn, từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em, đến quan hệ tập thể, với
cấp trên cấp dưới, với Đảng, với nhà nước, với dân và cả trong mối quan hệ
quốc tế.
Sinh viên Việt Nam là những tri thức tương lai của đất nước, khơng ai hết
chính họ sẽ là những người đóng vai trị chủ chốt trong cơng cuộc cơng

nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ,
của sự phát triển khoa học kỹ thuật nên rất cần có những con người trẻ tuổi,
có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và
biệt thay đổi linh hoạt thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã
hội hiện đại, đại diện cho thế hệ tiên tiến mới. Tuổi trẻ là nền tảng cho một
đời người. Một đất nước Việt Nam có phồn vinh và vững mạnh trong tương
lai hay khơng là phụ thuộc phần lớn và thế hệ trẻ sau này, trong đó có sinh
viên. Vì thế Đảng và nhà nước cần chăm lo giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ,
đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng XHCN.
Là sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội, chúng em hứa sẽ ra sức
phát triển chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, kết hợp với bồi dưỡng lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, luôn cố gắng
rèn đức luyện tài theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để sau này có
thể cùng tồn Đảng , toàn dân xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, sánh
vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Bách khoa Hà Nội
Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính Trị Quốc

Gia
3.

Phương pháp làm bài mơn TT Hồ Chí Minh


4.

Wikipedia



×