A. M ở đầu:
Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Với tư cách là
kết quả tổng hòa của các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô, cũng như của các
hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hòa nhập và tương tác với bối cảnh
chung của nền kinh tế khu vực và thế giới - lạm phát - đã có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp, nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này
hay mức độ khác…đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của
Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân; đến các quan hệ kinh tế đối nội và đối
ngoại của quốc gia và tác động đến cả tình hình kinh tế khu vực cũng như
thế giới với mức độ tùy theo vị thế kinh tế - chính trị mà nước đó đảm nhận.
Trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu
của đời sống kinh tế - xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Vì vậy, nghiên
cứu lạm phát luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng,
vấn đề lạm phát không chỉ còn là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý
nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một nền kinh tế quá độ còn non nớt và
đang tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên bức
thiết hơn bao giờ hết.
Do vậy, bài luận ngoài việc đề cập đến lạm phát và các tác động của
nó tới nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội còn đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
B. N ội dung:
I. Những khái niệm cơ bản:
1. Lạm phát:
Theo kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá
chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị
trường hay giảm sức mua thực tế của đồng tiền. Khi so sánh với các nền
kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các
loại tiền tệ khác. Thông thường, theo nghĩa đầu tiên, lạm phát được hiểu là
của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia. Còn theo
nghĩa thứ hai, cần hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị
trường toàn cầu.
2. Phân loại lạm phát:
1
Có nhiều căn cứ để phân loại lạm phát: Tốc độ lạm phát; nguyên nhân
chủ yếu gây ra lạm phát; tính chất chủ động - bị động từ phía Chính phủ đối
phó với lạm phát; quá trình bộc lộ, “hiện hình” lạm phát… Tuy nhiên, cách
phân loại dựa vào tốc độ lạm phát được sử dụng phổ biến hơn cả. Với căn cứ
này, lạm phát được chia thành 4 loại với nhiều mức độ khác nhau:
- Thiểu phát: Là loại lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Thiểu phát được coi là
một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô với những hậu quả khiến nền kinh
tế suy yếu và đình trệ.
- Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá cả
chậm, ở mức một con số hay dưới 10%/năm. Đây là loại lạm phát phổ biến
và tồn tại gần như thường xuyên ở hầu hết các nền kinh tế thị trường trên thế
giới.
- Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức độ lạm phát tương ứng với
tốc độ tăng giá trong phạm vi 2 hoặc 3 chữ số một năm.
- Siêu lạm phát: Là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả
tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Khi đó, tốc độ tăng giá vượt xa mức
lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định. Hiện tượng này thường xảy ra
vào thời kỳ chiến tranh hay chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
3. Đo lường lạm phát:
Thông thường, lạm phát được nhắc đến và tính toán gắn liền với tốc
độ thay đổi của mức giá cả một “rổ” hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn nào
đó, tùy thuộc đặc điểm và cách thức riêng của mỗi nước cụ thể.
Chẳng hạn, ở Mỹ hiện nay, mức lạm phát thể hiện qua chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) của 265 nhóm hàng hóa chính trong 85 thành phố của nước Mỹ.
Trong cuốn “Kinh tế học”, W.D.Nordhaus và P.A.Samuelson cho
rằng, chỉ số lạm phát GDP tính bằng tỷ lệ GDP danh nghĩa và GDP thực tế
là toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI vì bao quát được tất cả giá các loại
hàng hóa và dich jvụ trong GDP.
Ở Việt Nam hiện nay, Tổng cục Thống kê chính thức công bố chỉ số
giá tiêu dùng CPI của toàn quốc được tính theo phương pháp cải tiến:
- Chỉ số giá tiêu dùng chung của cả nước được tính trên cơ sở chỉ số
giá tiêu dùng của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh, thành phố được tính theo công
thức Lasparye với quyền số cố định là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình đa mục
tiêu do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 1995. Danh mục mặt hàng đại
diện thu thập giá gồm 296 mặt hàng, được phân chia theo 10 nhóm tiêu dùng
cấp I, 34 nhóm cấp II và 86 nhóm cấp III, trong mỗi nhóm đều bao gồm cả
hàng hóa và dịch vụ. Giá tiêu dùng bình quân năm 1995 được dùng làm giá
kỳ gốc cố định.
2
- Hàng tháng, chỉ só giá tiêu dùng được công bố với 4 gốc so sánh:
+ Kỳ gốc (so với giá tiêu dùng bình quân năm 1995).
+ Tháng trước (hàng tháng).
+ Cùng tháng năm trước (sau 12 tháng).
+ Tháng 12 năm trước.
II. Những tác động của lạm phát:
Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thông qua đó, nó cũng có
tác động tới đời sống chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tác
động trên lĩnh vực kinh tế được coi là nổi bật và quan trọng nhất. Nó làm
thay đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại
thu nhập và của cải xã hội. Lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả hai
hướng: Tiêu cực và tích cực.
1. Các tác động tiêu cực của lạm phát:
Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát. Lạm phát phi mã
và siêu lạm phát - với mức độ tiến triển không thể dự báo trước và vượt ra
khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của Chính phủ - là những tai họa khủng
khiếp cho đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cụ thể:
- Vì làm rối loạn chứa năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát
làm xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường; làm
cho toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất
- kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai trò điều
tiết nền kinh tế của Chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm,
thậm chí bị vô hiệu hóa do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ lạm phát.
- Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu
tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận (kiềm hãm các đầu tu
dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và
lãng phí).
- Lạm phát làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng.
- Việc phân phối thu nhập giữa những người nắm giữ các hàng hóa có
giá cả tăng khác nhau thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát,
phúc lợi xã hội giảm… Việc Chính phủ kiểm soát mức tăng giá hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng bằng cách quy định giá trần sẽ kéo theo việc làm sai lệch
sự phân bố các nguồn lực và thường dẫn tới sự thiếu hụt, chợ đen, tham
nhũng…
- Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chí phí
dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của cả các doanh nghiệp lẫn Chính
phủ, do lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất
3
đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm
phát.
- Sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ còn làm môi trường kinh doanh
trong nước xấu đi, khiến dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị chậm, chững lại
thậm chí suy giảm, đi đôi với sự ra đi của những dòng vốn trong nước. Lạm
phát kéo theo giá cả hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hạn chế việc nhập
những hàng hóa, vật tư cần thiết, Lạm phát cao luôn gắn với thâm hụt tài
chính lớn và làm thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân
sách.
2. Tác động tích cực của lạm phát:
Với tốc độ lạm phát vừa phải (thường là từ 2% đến dưới 5%/năm ở
những nước phát triển và dưới 10%/năm ở những nước kém phát triển), và
với việc “chỉ số hóa” lạm phát cùng các kỹ thuật thích ứng khác, lạm phát có
thể đem lại một số lợi ích:
- Lạm phát vừa phải được ví như dầu mỡ giúp “bôi trơn” nền kinh tế.
Trong điều kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2% đến 4%/năm để bỏ
ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm (lãi suất tiết kiệm thấp hơn lạm
phát), có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư, do đó, giảm bớt
thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Lạm phát vừa phải cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn
các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở
rộng tín dụng và tài trợ lạm phát, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn
lực xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định
có chọn lọc.
III. Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác
động của lạm phát:
1. Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường lương thực - thực phẩm
ở Việt Nam năm 2007:
Năm 2007, dưới tác động của tỷ lệ lạm phát là 8,4%, giá lương thực -
thực phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao, đạt mức 18,9%. Trong đó,
nhóm lương thực tăng 15,5%, nhóm thực phẩm tăng 21,6%. Bước sang năm
2008, tình hình không những không được cải thiện mà giá lương thực - thực
phẩm lại ngày càng gia tăng. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, giá lương thực -
thực phẩm đã tăng 18% - cao tương đương mức giá tăng lương thực - thực
phẩm của cả năm 2007. Trong đó, lương thực tăng 25%, thực phẩm tăng
15,6%.
4
Cụ thể, hiện nay, trong các mặt hàng lương thực, giá cả tăng mạnh
nhất là nhóm vừng, lạc, đỗ. Nếu trong năm, giá vừng chỉ khoảng 40.000
đồng/kg, giá lạc là 25.000 đồng/kg thì nay, giá bán tại các chợ đều lần lượt
tăng lên 50.000 đồng, 35.000 đồng. Từ các mặt hàng gia vị: Nước mắm, bột
canh, mì chính, bột nêm, đường…đến các sản phẩm đông lạnh như: Tôm,
cá…, giá cả cũng đều nhích lên so với trước Tết từ 1.000 đồng đến 2.000
đồng. Nước mắm Chinsu mọi khi có giá là 12.000 đồng, giờ bán ra từ
13.500 đồng đến 14.000 đồng/chai. Song mặt hàng được giới kinh doanh
nhỏ lẻ nhắc đến nhiều nhất có mức tăng giá không ngừng nghỉ từ trong năm
đến này lại chính là mì ăn liền và dầu ăn. Một chai dầu ăn Neptune 1 lit
được bán trên thị trường với giá 32.000 đồng (trước Tết là từ 29.000 đồng
đến 30.000 đồng). Các loại mì ăn liền được bán ra đều tăng từ 5.000 đồng
đến 6.000 đồng/thùng. Cách đây 1 năm, một thùng mì Hảo Hảo của công ty
Vina Acecook có giá khoảng 32.000 đồng thì nay đã là 61.000 đồng.
Giá thực phẩm cũng tăng mạnh. Tại Hà Nội, gà ta chưa mổ được bán
với giá 45.000 đồng/kg, mổ rồi là 70.000 đồng/kg. Giá ngan, vịt đều tăng từ
5.000 đồng đến 7.000 đồng. Thêm vào đó, giá gạo cũng tăng. Gạo Bắc
Hương tăng từ 5.500 đồng đến 6.500 đồng/kg.
Vậy nguyên nhân của hiện tượng tăng giá mạnh các mặt hàng lương
thực - thực phẩm là do đâu? Có thể kể đến một số lý do:
- Nhu cầu lúa gạo liên tục tăng do dân số tăng nhanh.
- Nguồn cung tăng trưởng chậm so với cầu, do:
+ Thiên tai và dịch bênh liên tục xảy ra. Chỉ trong tháng 10/2007,
miền Trung đã phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp và đợt rét đậm. rét hại lịch
sử trong vòng 30 năm qua khiến nhiều hecta mạ gieo cấy bị chết cùng hàng
loạt gia cầm, lợn, trâu, bò… Trong đó, nhiều dịch bệnh trong chăn nuôi như:
Cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng…khiến nguồn thực phẩm bị
giảm sút kéo theo giá cả tăng vọt.
+ Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp do quá trình đô thị
hóa. Số liệu thống kê qua các năm cho thấy, năm 2006, diện tích đất nông
nghiệp giảm 0,1% so với năm 2005; năm 2007 giảm 1,7% so với năm 2006.
Từ năm 2001 đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển
sang phi nông nghiệp lên tới 366.000 ha, bình quân mỗi năm, diện tích đất bị
thu hồi lên tới 73.000 ha.
- Cùng với đó, chi phí sản xuất tăng cao, giá dầu và giá nguyên vật
liệu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp liên quan liên tục tăng: Giá dầu tăng
80%, giá phân bón tăng 65%, giá các loại khí hóa lỏng tăng 95%
- Thêm vào đó, một khối lượng tiền lớn được đưa ra thị trường thế
giới kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ từ
tháng 7/2007, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
5
- Ở Việt Nam, chính sách tiền tệ từ năm 2001 đến năm 2007 được nới
lỏng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tác động tới cân bằng tiền hàng
khiến mặt bằng giá chung ở thị trường trong nước liên tục tăng, trong đó có
lương thực - thực phẩm.
Việc tăng giá lương thực - thực phẩm đã có ảnh hưởng lớn tới đời
sống kinh tế - xã hội, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực:
- Giá lương thực - thực phẩm trong nước tăng theo xu thế chung của
thế giới cộng với việc dân số thế giới không ngừng tăng lên khiến cho nhu
cầu lương thực - thực phẩm tăng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc
xuất khẩu lương thực - thực phẩm ra thị trường thế giới và thu lại nguồn lợi
nhuận lớn.
- Giá lương thực - thực phẩm tăng khiến cho sức mua của người dân,
đặc biệt là những người nghèo giảm đi nhiều làm cho điều kiện sống, điều
kiện phúc lợi xã hội không được đảm bảo, mức sống của dân cư chậm được
cải thiện. Thành phần dinh dưỡng trong đại đa số bữa ăn của người dân
nghèo không được đầy đủ, ảnh hưởng tới sức khỏe, thể lực. Giá cả và chi phí
sản xuất tăng cao, trong khi giá sản phẩm họ bán ra thị trường chỉ nhích nhẹ,
không tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra. Đặc biệt, hiện tượng này có
ảnh hưởng rất mạnh tới tầng lớp sinh viên. Với mức chi tiêu eo hẹp trong khi
giá cả thị trường tăng lên nhanh chóng, những sinh viên không có đủ điều
kiện tài chính dễ bị suy yếu cả thể lực và trí lực phục vụ cho học tập.
- Tuy nhu cầu của người dân về lương thực - thực phẩm tăng mạnh
nhưng không vì thế mà làm tăng sức mua với những mặt hàng có giá trị cao.
Điều đó dẫn tới việc người mua dè xẻn chi tiêu còn người bán lại khó bán
sản phẩm.
- Nền kinh tế tuy có tăng trưởng, giá cả các mặt hàng lương thực -
thực phẩm xuất khẩu không ngừng tăng lên trong những năm gần đây,
nhưng để đảm bảo ăn ninh lương thực trong nước vẫn còn là một vấn đề nan
giải của Đảng và Nhà nước.
- Giá lương thực - thực phẩm tăng khiến cho tệ đầu cơ, tích trữ
lương thực - thực phẩm có xu hướng gia tăng gây nên tâm lý hoang mang
trong người dân làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị của đất nước.
2. Tác động của lạm phát tới hoạt động của các Ngân hàng tại
Việt Nam năm 2008:
Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 đã tác động đến
tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng
thương mại. Đối với các Ngân hàng thương mại, kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu
6
đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân
hàng.
Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy
động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn,
hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì
phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng
nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng.
Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân
hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi
suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có
ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân
hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống
Ngân hàng thương mại.
Đối với hoạt động cho vay và đầu tư : Lạm phát tăng cao, Ngân
hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong
lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh
doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách
hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với
mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất
cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân
hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá
vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên
thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và
dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không
nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản (khái niệm chỉ mức độ
một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm
ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó) của các ngân hàng, nên rủi
ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Đối với việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác: Do lạm phát
cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh
toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát,
nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở
Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50%
giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán
qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, Ngân hàng
Nhà nước thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền
này, các Ngân hàng thương mại cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch
vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền
7
thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán
tăng, thoát ly ngoài hoạt động.
Như vậy, lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị
trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin
của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết
định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.
3. Tác động của lạm phát tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế -
xã hội ở Zimbabwe - đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới:
Zimbabwe - quốc gia nằm ở phía Nam châu Phi - là đất nước của
siêu lạm phát. Tháng 7 năm 2008, theo Ngân hàng Trung ương Zimbabwe,
tỷ lệ lạm phát của nước này đã lên tới 2,2 triệu % , cao hơn bất cứ nước nào
trên thế giới. Lạm phát được ví như một con tàu tốc hành ngỗ ngược không
người lái, không phanh và không giới hạn tốc độ.
Lạm phát đã kéo theo những con số phản ánh bức tranh thảm hại của
nền kinh tế Zimbabwe: GDP giảm 7,1%, nợ tính trên đầu người là 806 USD,
sản lượng lương thực sa sút (sản lượng ngô – cây lương thực chính giảm
65%)…
Nguyên nhân chính của lạm phát ở Zimbabwe bắt nguồn từ cuộc cải
cách ruộng đất năm 1990 do Tổng thống Robert Mugabe khởi xướng làm
cho ngành quan trọng sống còn của đất nước này là nông nghiệp rơi vào trì
trệ khiến lạm phát nhảy vọt. Nếu như trước cải cách, tỷ giá hối đoái (sự so
sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau) của đồng đô
la Zimbabwe ở thế khá cân bằng so với đô la Mỹ: 1,59 đô la Zimbabwe đổi
được 1 USD thì chỉ trong vòng gần 18 năm sau, khi Ngân hàng Dự trữ quốc
gia Zimbabwe ban hành đồng tiền mệnh giá lớn nhất thế giới - 100 tỷ đô la
vào tháng 7 năm 2008, thì số tiền này chỉ bằng khoảng 1,20 USD. Nội tệ của
nước này đã phá giá tới 85% so với đô la Mỹ. Đồng tiền trở nên mất giá
trầm trọng.
Giá cả hàng hóa tăng đột biến. Vào thời điểm cuối tháng 3 năm 2008,
người ta chỉ mất 5 triệu đô Zimbabwe để mua một ổ bánh mì thì đến tháng 7,
họ đã phải chi tới 10 triệu. Một chai dầu ăn 2 lit cũng có giá tới 5 tỷ đô, bằng
cả tháng lương của một công nhân có thu nhập thấp. Giá một bịch bốn lon
Coca - cola là 20 triệu đô la. Để có vé xe bus vòng quanh thành phố cũng
phải mất tới 10 triệu. Một yến bột ngô - đủ ăn cho một gia đình bốn người
trong hai ngày có giá là 45 triệu.
Trong khi đó, lương tháng của một nông dân ở Zimbabwe là 30 triệu
đô la, của người giúp việc gia đình cao hơn con số đó 5 lần và của một công
nhân là 300 triệu. Nếu là một công chức Nhà nước, lương tháng là 60 000 đô
8
la. Nhưng nếu chỉ mua một gói khoai tây thôi, giá đã là 2 triệu, gấp 33 lần số
lương tháng.
Thị trường chợ đen, vì thế mà phát triển cực kỳ mạnh mẽ ở quốc gia
Châu Phi này. Trung tâm của chợ đen là nhiên liệu. Giá xăng dầu tăng lên
từng ngày, từng giờ. Tuần trước, mua 1 gallon (khoảng 4 lit) mất 25 triệu,
tuần này mất 32,5 triệu thì tuần sau sẽ mất 40 triệu. Giá cả của một số nhu
yếu phẩm cũng tăng chóng mặt. Giá xà phòng giặt tăng 70 triệu %, giá dầu
ăn tăng 60 triệu %, giá đường tăng 36 triệu %…
Thị trường cổ phiếu của các công ty niêm yết cũng hòa chung với vũ
điệu giá. Tính từ đầu năm 2008 tới tháng 7 năm 2008, hàn thử biểu của thị
trường chứng khoán Zimbabwe – ZSE tăng 750 lần, từ mức 1,2 tỷ điểm lên
900 tỷ điểm vào lúc đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 7.
Hệ quả là Zimbabwe có nền kinh tế thật hỗn loạn, nơi mà công quyền
và dân quyền cùng buôn bán bất hợp pháp.
Lạm phát quá cao, khủng hoảng trầm trọng về kinh tế khiến cho đời
sống chính trị ở Zimbabwe cũng rơi vào tình trạng rối ren. Kể từ sau cuộc bỏ
phiếu bầu cử Tổng thống mới vào tháng 3 năm 2007 gây nhiều tranh cãi về
sự gian lận của Đảng do ông Robert Mugabe đứng đầu, hàng loạt các cuộc
bạo động và đe dọa các đối thủ chính trị do Đảng này tổ chức đã xảy ra.
Đảng đối lập lớn nhất là Phong trào thay đổi Dân chủ cho biết, từ ngày bỏ
phiếu tới nay, đã có 30 nhân vật chính trị bị ám sát. Tình hình này khiến cho
nhiều người dân lo ngại về sự an toàn của chính mình và của cả đất nước.
Về mặt xã hội, cuộc sống của người dân Zimbabwe rơi vào khó khăn
hơn bao giờ hết. Một nửa số dân đang đối mặt với nguy cơ chết đói. Hàng
chục nghìn giáo viên, y tá, công nhân viên đến những người giúp việc…đã
bỏ việc vì mức lương mà họ nhận được thậm chí không đủ để trả tiền xe bus
tới nơi làm việc. Nạn thất nghiệp tràn lan trở thành nỗi nhức nhối của cả xã
hội. Nhưng người còn tiếp tục bám trụ lại với nghề thì thường phải làm thêm
việc khác để kiếm sống: Giáo viên sẽ bán kẹo, bánh cho học sinh; các y tá,
bác sỹ bán những nhu yếu phẩm mà bệnh viện không có cho người bệnh…
Các phúc lợi xã hội giảm mạnh. Bệnh viện trung ương Harare chỉ
nhận một nửa số bệnh nhân cần nhập viện do có quá nhiều người không đủ
tiền chữa bệnh. Thủ đô của Zimbabwe cũng không hề có nước bởi các nhà
cầm quyền đã ngừng chi trả hóa đơn để vận chuyển hóa chất xử lý nước.
Rác thải đầy đường mà không được thu dọn. Nhiều người đã chết vì bệnh tả
do nguồn nước bị nhiễm độc. Và ở quốc gia – nơi đã từng có hệ thống giáo
dục là niềm tự hào của châu lục – nhiều trường học đã phải đóng cửa vì
không có giáo viên.
Rõ ràng, dưới tác động tiêu cực của lạm phát không thể kiểm soát đã
khiến nền kinh tế Zimbabwe từ vị trí là một trong những nền kinh tế phát
9
triển nhất châu Phi rơi vào trạng thái hấp hối, tình hình chính trị bất ổn, các
dịch vụ công cũng theo đó mà suy yếu trầm trọng, cả nước khủng hoảng
không lối thoát. Đúng như Eldred Masunungure – giáo sư khoa Chính trị -
Đại học Zimbabwe nói: “ Hậu quả của tỷ lệ lạm phát khủng khiếp này là sự
tuyệt vọng, bất lực và nghèo đói.”.
IV. Một số giải pháp cơ bản để kiềm chế lạm phát ở nước
ta hiện nay:
1.Thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng lạm phát ở nước ta
hiện nay:
Trước đổi mới năm 1986, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lên tới con số
đáng kinh ngạc - khoảng 700%/năm do cơ chế quản lý kinh tế tập trung,
quan liêu, bao cấp và các thiệt hại của chiến tranh để lại. Sau năm 1986, nhờ
sự thay đổi trong chính sách quản lý và điều hành kinh tế của Đảng và Nhà
nước mà tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã có chiều hướng giảm dần, từ đó, kéo
theo tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt những vấn đề chính trị - xã hội.
Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
tiến đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 là
8,3% và năm 2008 đạt 8,2%, bất chấp những thách thức trong nước, sự sụt
giảm của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển khác. Xuất khẩu đạt mức
tăng trưởng khoảng 18% trong năm 2007 và tăng lên đến 19,2% năm 2008.
Những con số khả quan này có được là nhờ sự vùng lên mạnh mẽ của nền
công nghiệp và dòng chảy đầu tư ào ạt từ nước ngoài vào sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà nền kinh tế đang
trên đà tăng trưởng của Việt Nam phải đối mặt là lạm phát gia tăng. Giá cả
tiêu dùng ở nước ta trong tháng 11/2007 tăng 10% so với tháng 11/2006 và
là mức cao nhất trong vòng 3 năm (2005-2007). Lạm phát năm 2007 đã ở
mức 2 chữ số (12,63%), năm 2008 là 22,3%. Tình trạng đó dẫn đến nhập
siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu
USD) lẫn tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%). Lạm phát
cao dẫn tới kìm hãm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP, ảnh hưởng đến đời
sống của các tầng lớp dân cư do giá cả hàng hóa tăng cao và kiềm chế hoạt
động của các doanh nghiệp do không khai thác được nguồn vốn tín dụng cho
việc duy trì sản xuất…
Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát trong năm 2007 và 2008 là do:
10
- Lạm phát tiền tệ: Với việc tung một khối lượng lớn tiền đồng để mua
ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông
với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, khoảng 38%.
- Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các
doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công
nghệ tăng; thu nhập dân cư tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư
những nhu cầu mới cao hơn. Thêm nữa, nhu cầu nhập khẩu lương thực trên
thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân
của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về
lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong
nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu
tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất
là lương thực thực phẩm tăng theo.
- Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu (đặc biệt là xăng
dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những
năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn
vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ), giá nguyên liệu nhập
tăng làm tăng giá thị trường trong nước.
Năm 2009, sau nhiều phiên họp, Quốc hội Việt Nam đã tán thành mục
tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng dưới 15% trong năm nay. Chính phủ cũng
đặt ra mục tiêu tổng quát năm 2009 là tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát,
chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế năm 2009 dự kiến khoảng 7%, GDP
bình quân đầu người khoảng 1.200 USD. Tổng thu ngân sách nhà nước
khoảng 418.000 tỷ đồng, tăng 4,7% so với ước thực hiện năm 2008.
Cơ sở để đặt ra những mục tiêu này là do những động thái kinh tế
quốc tế và trong nước gần đây:
- Giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt: Khủng hoảng tài
chính thế giới đã, đang và sẽ còn đẩy giá cả hàng hoá thế giới chìm vào cơn
sốt lạnh rất sâu, cho nên thị trường trong nước không thể không hạ nhiệt
theo thị trường thế giới. Giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 giảm
khoảng 21,4%. Việc giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm buộc giá trong nước
cũng phải sớm giảm. Theo đó, giá cả những hàng hoá và dịch vụ có liên
quan chắc chắn cũng sẽ buộc phải giảm. Như vậy, thay vì bị lạm phát do chi
phí đẩy ngày càng mạnh liên tục trong nhiều năm qua, việc giá nguyên liệu
nhập khẩu sẽ còn tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới sẽ làm triệt tiêu
nguyên nhân gây lạm phát đặc biệt quan trọng này.
- Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn: Bên cạnh những tác động rất mạnh
của việc giá cả thế giới rơi tự do như vậy, xuất khẩu hàng hoá của ta trong
11
năm 2009 sắp tới chắc chắn sẽ còn gặp những khó khăn gay gắt hơn nhiều,
cho nên cũng sẽ góp phần tạo ra sức ép giảm giá trong nước. Về phương
diện này, mặt hàng gạo xuất khẩu có lẽ là một thí dụ tiêu biểu nhất. Giá gạo
thế giới liên tục giảm mạnh khiến hoạt động xuất khẩu ngày càng gặp khó
khăn, tạo sức ép giảm giá trong nước ngày càng lớn.
- Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục giảm: Từ đầu năm 2009 đến nay,
nước ta liên tục được mùa lúa chưa từng có khiến giá lương thực liên tục
giảm và việc bảo đảm an ninh lương thực trong nước tốt hơn trong thời gian
tới sẽ khiến nền kinh tế không còn phải đối mặt với lạm phát cao bắt nguồn
từ tác nhân nội sinh rất quan trọng này.
- Lạm phát do cầu kéo suy giảm: Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế trong 2 năm 2007 và 2008 so với 8 năm (từ năm 2000 đến năm 2008)
đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập giảm, sức mua giảm khiến giá cả không
thể tăng mạnh.
Nói tóm lại, trong điều kiện hội đủ các yếu tố tiền tệ, chi phí đẩy và
cầu kéo đều mạnh như năm 2007 và năm 2008, lạm phát của nước ta đã tăng
phi mã, còn trong năm 2009 sắp tới, khi cả ba yếu tố này không còn, chí ít là
sẽ bị suy yếu rất nhiều, thì không có lý gì lạm phát sẽ cao ngất ngưởng ở
mức hai con số.
2. Một số giải pháp cơ bản để kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện
nay:
Đối phó và kiềm chế lạm phát là một “công nghệ phức tạp” và được
điều chỉnh khéo léo cho phù hợp với tình hình cụ thể, với nguyên tắc chỉ đạo
cao nhất là “bắt mạch trúng” và tiến hành đồng bộ mọi giải pháp có thể để
loại bỏ những nguyên nhân đích thực gây ra tình trạng lạm phát đó. Để kiềm
chế lạm phát ở nước ta hiện nay, có thể thực hiện một số giải pháp cơ bản
sau:
- Để điều tiết và kiềm chế lượng cầu đang gây sức ép làm xuất hiện và
gia tăng lạm phát cầu kéo, cần tăng cường những giải pháp tài chính - tiền tệ
theo hướng xiết chặt, bao gồm giảm phát hành tiền, thu hẹp tín dụng, nâng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành công trái và khuyến khích gửi tiền
tiết kiệm; tăng thu ngân sách, tăng thu hồi nợ, chống thất thoát và lãng phí
ngân sách; cắt giảm biên chế hành chính Nhà nước.
- Để thúc đẩy tổng cung, giảm thiết hụt, khan hiếm và đáp ứng với sự
tăng trưởng tổng cầu, cần phát triển sản xuất hàng hóa, gia tăng dịch vụ bằng
việc khai thác động viên những nguồn lực tiềm năng trong nước, đến việc bổ
sung bằng nguồn hàng và dịch vụ nhập khẩu bên ngoài.
12
- Vi lm phỏt do chi phớ y, cn i mi cụng ngh, ci tin qun lý
v tng nng sut, h giỏ thnh sn phm v dch v cung ng. To iu kin
cho s cnh tranh t do v bỡnh ng l iu cn thit c cho vic tng tng
cung ln gim chi phớ sn xut, cng nh cho vic thc hin kim soỏt tin
lng v giỏ c
- Vi lm phỏt liờn quan n cỏc yu t bờn ngoi (lm phỏt nhp
khu do giỏ c quc t gia tng, mụi trng kinh doanh ca khu vc xu i,
lm phỏt do thiờn tai), cn tng cng vai trũ ca cỏc chớnh sỏch i ngoi
v kinh t i ngoi, ca s phi hp cỏc n lc gia Chớnh ph vi huy
ng cỏc ngun tr lc t bờn ngoi.
- Vi lm phỏt liờn quan n nhng nhõn t hoc thuc v c cu, v
u c, tõm lý hoc nhng iu hnh t giỏ bt cp so vi thc tin trong v
ngoi ncthỡ cn cú nhng iu chnh tng ng v c cu, t giỏ hoc
gii ta yu t tõm lý, chng u c.
C. K t lun:
Lạm phát và tăng trờng kinh tế là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ,
phức tạp. Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy tng trng kinh tế v ng ợc
lại, cũng có thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế, thậm chớ gõy ra
khng hong kinh t trm trng.
Vỡ vy, vic tỡm hiu bn cht, nguyờn nhõn gõy ra lm phỏt l iu
ht sc quan trng v cn thit nhm tỡm ra gii phỏp ti u nht khc
phc hu qu ca k thự i vi s tng trng kinh t ny. ú l mt trong
nhng nhim v hng u ca kinh t Vit Nam núi riờng v ca kinh t th
gii núi chung.
13