Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lý luận và thực tiễn thực hiện chức năng của nhà nước xhcn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.8 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC.............................................................2
1.1.

Bộ máy nhà nước............................................................................2

1.2.

Khái quát về chức năng của nhà nước............................................2

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM..........................................................................4
2.1. Chức năng đối nội..............................................................................4
2.1.1. Chức năng kinh tế........................................................................4
2.1.2. Chức năng xã hội.........................................................................5
2.1.3. Chức năng đảm bảo sự ổn định an ninh, chính trị, bảo vệ các
quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ trật tự an tòan xã hội.........7
2.2. Chức năng đối ngoại...........................................................................8
2.2.1. Bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm
lăng từ các quốc gia bên ngoài..............................................................8
2.2.2. Thiết lập , củng cố và phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác
với các nước..........................................................................................9
2.2.3. Thiết lập và tăng cường các nỗ lực chung trong cuộc đấu tranh
vì trật tự thế giới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hịa bình
và tiến bộ xã hội trên tòan thế giới........................................................9
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................10



PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu
đã có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là:
“Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại
càng chú trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do
dân, vì dân. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã
hội lại càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước.
Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn
được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội
Đảng. Mặc dù nhà nước ta đã phát huy vai trị của mình một cách có hiệu quả
trong nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có những hạn
chế. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu để hiểu rõ về bộ máy
nhà nước, đặc biệt là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa đồng thời tìm ra
những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, khi
bộ máy nhà nước được hồn thiện thì việc phát triển mọi mặt của đời sống xã
hội mới được cải thiện, phát triển bền vững và tốt đẹp hơn. Do đó, sau một
thời gian tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài “ Lý luận và thực tiễn thực hiện
chức năng của nhà nước XHCN Việt Nam” để nghiên cứu.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ CHỨC
NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.

Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa

phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư

pháp ... Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà
nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm
nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù
hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Vì vậy cần phân biệt chức năng nhà
nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà
nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong
đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức
độ khác nhau.
Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của
riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
chung của nhà nước. Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của
các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ
máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy,
khi nghiên cứu các chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất
phát từ bản chất nhà nước trong mỗi kiểu nhà nước cụ thể để xem xét.
1.2.

Khái quát về chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước là những phương diện (mặt) hoạt động chủ

yếu của nhà nước nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
Chức năng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước,
do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp của xã hội quyết định.


Ví dụ: các nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột nhân dân lao động cho nên chúng có những
chức năng cơ bản như bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đàn áp sự
phản kháng và phong trào cách mạng của nhân dân lao động, tổ chức, tiến
hành chiến tranh xâm lược để mở rộng ảnh hưởng và nô ḍch các dân tộc khác.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa,
là cơng cụ để bảo vệ lợi ích của đơng đảo quần chúng lao động, vì vậy chức
năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của nhà nước bóc lột
cả về nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng được chia
thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:
+ Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước
trong nội bộ đất nước.
Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ
chế độ kinh tế... là những chức năng đối nội của các nhà nước.
+ Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với
các nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phịng thủ đất nước, chống sự xâm lược
từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác...
Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc
xác định và thực
hiện các chức năng đối ngoại ln ln phải xuất phát từ tình hình thực hiện
các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng
đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức nang đối nội.
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng
nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình
thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và
bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động


này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của
mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà
nước cũng rất đa dạng nhưng nh́ n chung có hai phương pháp chính là thuyết
phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng
rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước.
Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp

cơ bản, còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết
phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện
thông qua bộ máy nhà nước.
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Chức năng đối nội
2.1.1. Chức năng kinh tế
a) Trước nhu cầu của cơ chế kinh tế mới, chức năng kinh tế của nhà
nước ta nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Tạo lập, đảm bảo sự ổn định và bầu khơng khí lành mạnh để giải
phóng tất cả các tiềm năng phát triển kinh tế đất nước, khắc phục hậu quả do
cuộc khủng hoảng của cơ chế kinh tế cũ và kiên quyết chuyển toàn bộ nền
kinh tế quốc dân sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
+ Xây dựng và đảm bảo các điều kiện chính trị, xã hội, pháp luật, tổ
chức cần thiết cho sự bình đẳng và khả năng phát triển có hiệu quả của tất cả
các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
+ Củng cố và phát triển các hình thức sở hữu với phương châm đảm
bảo vai trị chủ đạo của sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể, tạo điều kiện
phát triển lực lượng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất.


+ Tạo lập các tiền đề cần thiết và đảm bảo các điều kiện thuận lợi để
các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần vươn tới thị trường nước ngồi, tham
gia có hiệu quả vào sự hợp tác kinh tế quốc tế.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, nhà nước đổi mới phương thức chỉ đạo và
điều hành đối với hoạt động kinh tế theo hướng điều tiết vĩ mô đối với nền
kinh tế. Hoạt động điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế của nhà nước, một mặt
tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế khả năng độc lập tự giải quyết mọi vấn đề
phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ để nhà nước thực hiện

hoạt động kiểm tra, giám sát tòan bộ hoạt động kinh tế của đất nước trên cơ
sở đó có giải pháp cụ thể, hợp lý giải quyết mọi biến động của nền kinh tế.
b) Nội dung:
Xây dựng và thơng qua các chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn và
dài hạn, trên cơ sở đó định hướng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển
trong các điều kiện thị trường.

Xây dựng, thông qua, tổ chức thực hiện một chính sách tài chính, tiền
tệ hợp lý, đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia, góp phần ổn định thị trường
vốn.
Xây dựng và thực hiện một chính sách đầu tư hợp lý, xác định các lĩnh
vực được ưu tiên đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho
nền kinh tế quốc dân thông qua chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng…
Nhà nước áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, chống
độc quyền, hàng giả, buôn lậu qua biên giới.
Phương pháp tác động của nhà nước đối với nền kinh tế khơng cịn là
các biện pháp hành chính mà chủ yếu là biện pháp đòn bẩy kinh tế và được
thực hiện bằng pháp luật.


2.1.2. Chức năng xã hội.
Thể hiện bản chất nhà nước – giải quyết vấn đề xã hội. Việc giải quyết
vấn đề xã hội góp phần xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, nhân đạo vì các
giá trị cao cả của con người.
Trong điều kiện hiện nay, với cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề
xã hội nảy sinh từ cơ chế này là đòi hỏi bức thiết. Chức năng xã hội của nhà
nước càng quan trọng.
Những vấn đề xã hội đòi hỏi giải quyết trong mối quan hệ giữa nhu cầu
tăng trưởng kinh tế với tính nhân đạo của nhà nước, là trách nhiệm của mọi
cơ cấu xã hội trong đó vai trị cơ bản thuộc nhà nước.

Nội dung:
Nhà nước xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài.
Nhà nước xác định khoa học cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta. Nhà nước xây dựng và thực hiện một
chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Xây dựng nền khoa học công
nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ các ngànhkhoa học, nhà nước đầu tư và
khuyến khích tài trợ cho khoa học.
Nhà nước đầu tư phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức
khỏe của nhân dân.
Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân có năng lực lao động đều có
quyền có việc làm, khuyến khích các thành phần đơn vị kinh tế mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh thu hút ngày càng nhiều lao động bằng chính sách tài
chính, kinh tế và pháp luật lao động. Nhà nước quan tâm giải quyết vấn đề
thất nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ những người thất nghiệp có việc làm, thực
hiện đào tạo lại ngành nghề, phát triển dịch vụ, giới thiệu việc làm.


Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách thu nhập hợp lý bằng việc
thực hiện chế độ thuế thu nhập nhằm huy động sự đóng góp của người có thu
nhập cao vào quỹ phân phối lại nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người có thu nhập
thấp, những người có hồn cảnh khó khăn, đói nghèo.
Nhà nước quan tâm giải quyết, giúp đỡ người về hưu, người già cô đơn
đảm bảo họ có cuộc sống ổn định.
Nhà nước chăm lo giải quyết vấn đề trẻ mồ côi, lang thang, người tàn
tật, các tệ nạn xã hội.
Việc thực hiện chức năng xã hội phát huy bản chất nhân đạo của nhà
nước ta đồng thời kế thừa truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc,
góp phần thiết lập xã hội nhân bản- xã hội vì con người.

2.1.3. Chức năng đảm bảo sự ổn định an ninh, chính trị, bảo vệ các quyền tự
do dân chủ của công dân, bảo vệ trật tự an tòan xã hội.
Trong sự phát triển của đất nước, nhà nước chú trọng áp dụng các biện
pháp cần thiết để bảo đảm ổn định an ninh chính trị chống lại những hành vi
phá hoại sự nghiệp đổi mới và âm mưu của kẻ thù gây an ninh chính trị, cản
trở sự phát triển xã hội.

Nhà nước sử dụng sức mạnh bạo lực để ngăn ngừa, trấn áp hành vi gây
mất ổn định an ninh chính trị.
Trấn áp mọi hoạt động của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách
mạng, lật đổ nhà nước XHCN.
Hoạt động trấn áp bằng sử dụng sức mạnh bạo lực của nhà nước để
thực hiện trong những phạm vi, hình thức luật định.
Nhà nước ghi nhận quyền tự do dân chủ của công dân bằng pháp luật,
bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện bằng các điều kiện kinh tế, chính


trị, văn hóa xã hội để cơng dân bảo vệ quyền tự do dân chủ của mình, xử lý
nghiêm minh hành vi vi phạm quyền tự do dân chủ của cơng dân.
Nhà nước duy trì trật tự an tồn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa bằng cách:
+ Đổi mới và hòan thiện hệ thống pháp luật.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật, năng
lực chuyên môn và phẩm chất cán bộ công chức trong cơ quan này để đảm
bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh.
+ Giáo dục và hướng dẫn mọi công dân đấu tranh những hành vi vi
phạm pháp luật.
2.2. Chức năng đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của nhà nước là lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có
ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc tạo ra các điều kiện quốc tế thuận lợi, góp

phần giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ trong nước.
2.2.1. Bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm lăng từ
các quốc gia bên ngoài.
Để thực hiện nhiệm vụ này, nhà nước ta chăm lo xây dựng và củng cố
khả năng quốc phòng của đất nước.
+ Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của nhân dân.
+ Giáo dục quốc phòng và an ninh cho tòan dân.
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương qn đội.
+ Xây dựng cơng nghiệp quốc phịng, bảo đảm trang bị cho lực lượng
vũ trang, kết hợp kinh tế quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân , nhân viên quốc phòng.


+ Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng
tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
2.2.2. Thiết lập , củng cố và phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác với các
nước
Hiện nay, nước ta thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ với tất cả các
nước, mở rộng quan hệ kinh tế chính trị, văn hóa theo ngun tắc của pháp
luật quốc tế.
2.2.3. Thiết lập và tăng cường các nỗ lực chung trong cuộc đấu tranh vì trật
tự thế giới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hịa bình và tiến bộ xã
hội trên tịan thế giới.
Ngày nay nước ta là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế
như Liên hợp quốc, phong trào không liên kết và rất nhiều tổ chức trực thuộc
Liên hợp quốc. Trong diễn đàn quốc tế và khu vực, nước ta ln tỏ rõ thiện
chí và nỗ lực hợp tác để góp phần giải quyết hịa bình nhiều vấn đề quốc tế.
ảnh hưởng và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố
và tăng cường.



PHẦN III: KẾT LUẬN
Chức năng của Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhiệm vụ của
Nhà nước. Nhiệm vụ, cơng việc phải làm, vì một mục đích và trong một thời
gian nhất định, là sự cụ thể hoá chức năng - phương hướng hoạt động của nhà
nước trong từng giai đoạn phát triển của Nhà nước trên từng lĩnh vực quan hệ,
sinh hoạt xã hội nhất định. Do chức năng của Nhà nước xuất phát từ bản chất
giai cấp, vai trò, sứ mệnh xã hội của Nhà nước nên chức năng là một phạm trù
tồn tại thường trực, và có tính lâu dài. Một kiểu nhà nước đang tồn tại thì các
chức năng của nó vẫn hoạt động, vận hành. Nhiệm vụ cụ thể hoá chức năng
của Nhà nước trên từng giai đoạn phát triển của Nhà nước thì có thể thay đổi,
khi nhiệm vụ lịch sử được đặt ra trước nhà nước đã hoàn thành. Đối với nhà
rước xã hội chủ nghĩa chẳng hạn, có chức năng tổ chức, phát triển, quản lí nền
kinh tế xã hội được cụ thể hố thành nhiệm vụ có tính chiến lược, lịch sử là
tiến hành cơng nghiệp hố đối với một giai đoạn phát triển nhất định, có thể
kéo dài nhiều thập kỉ, nhưng vẫn là chỉ ở một giai đoạn phát triển nhất định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận chính trị
Số 11( 2001) Tạp chí nghiên cứu của học viện chính trị quốc gia
HCM
2. Sinh hoạt lí luận
Số 4( 47- 2001) Học viện chính trị quốc gia HCM- phân viện Đà
Nẵng.
Web:
+ Wikipedia.org




×