Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa mác và cách tiếp cận của hồ chí minh về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.95 KB, 12 trang )

Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
MỤC LỤC

I.

GIỚI THIỆU VỀ VÁN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ

NGHĨA MÁC VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÀY..............................2
1. Vấn đề dân tộc............................................................................................................ 2
1.1.

Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác..............................................2

1.2.

Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc..................................................3

2. Vấn đề giai cấp............................................................................................................ 4
2.1.

Vấn đề giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác..............................................4

2.2.

Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp.................................................5

II. ỨNG DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP QUA CÁC THỜI KÌ CỦA CÁCH
MẠNG VIỆT NAM............................................................................................................... 6
III.

SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ NÀY.......9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................12

1


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26

I.

GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP THEO QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÀY
Trước hết, cần nhận thấy rằng, Hồ Chí Minh chưa trình bày các quan điểm của

Người về dân tộc và giai cấp một cách có hệ thống. Tuy nhiên, tiếp cận các vấn đề
dân tộc, vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh có thể được nhìn nhận các
khía cạnh trên như sau:
1. Vấn đề dân tộc
1.1.

Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác

Khái niệm dân tộc thường được xác định với hai nghĩa cơ bản, dân tộc - tộc
người và dân tộc - quốc gia. Ở góc độ dân tộc - tộc người: Dân tộc là khái niệm chỉ
cộng đồng người được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngơn ngữ, văn hóa
và nhất là ý thức tự giác tộc người. Cộng đồng người này có thể cùng chung sống
trong một quốc gia, hoặc cũng có thể sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau. Dân
tộc là hình thức cộng đồng người cao hơn hình thức cộng đồng người trước đó kể
cả bộ tộc. So với bộ tộc thì dân tộc là hình thức cộng đồng người thống nhất, ổn
định, bền vững hơn. Ở góc độ dân tộc - quốc gia: “Dân tộc là một khối cộng đồng

gồm nhiều người, khối ổn định, hình thành trong quá trình lịch sử, sinh ra trên cơ
sở một ngôn ngữ chung, một lãnh thổ chung, một đời sống kinh tế chung, một cấu
tạo tâm lý chung biểu hiện trong một nền văn hóa chung”. Như vậy, dân tộc ở đây
được hiểu là dân tộc - quốc gia, được hình thành trong quá trình lịch sử, được đặc
trưng bởi sự đồng nhất, ổn định về đời sống kinh tế, về ngôn ngữ, lãnh thổ.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là cộng đồng xã hội - tộc
người ổn định, bền vững, là sự kết tinh độc đáo của các cộng đồng ngơn ngữ, lãnh
thổ, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tính cách; nhà nước và pháp luật. Ở châu Âu, dân tộc
được hình thành gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản. Giai cấp tư
sản đóng vai trị quyết định đối với việc xóa bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản
xuất, về tài chính dân cư, đưa đến sự tập trung về chính trị. Cịn đối với các nước
phương Đơng, trong đó có Việt Nam thì lại có những điểm khác biệt về sự hình
2


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
thành dân tộc, do đó vấn đề dân tộc cũng như vấn đề giai cấp ở phương Đông sẽ
khác so với phương Tây. Cụ thể ở Việt Nam, sự hình thành dân tộc vốn diễn ra từ
rất sớm do nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm và chinh phục tự nhiên chứ
không gắn liền với sự ra đời của giai cấp tư sản.
Khi đề cập vấn đề dân tộc dưới góc độ dân tộc - quốc gia, cần phải phân biệt
một số khái niệm: chủ nghĩa dân tộc ích kỷ (hẹp hịi), chủ nghĩa sơ vanh, chủ nghĩa
dân tộc chân chính. Trong rất nhiều trường hợp cụm từ chủ nghĩa dân tộc được
hiểu theo nghĩa chủ nghĩa dân tộc nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc sơ vanh
nước lớn. Đó là hệ tư tưởng, đường lối chính trị và tâm lý tư sản trong vấn đề dân
tộc. Hệ tư tưởng này, kìm hãm sự phát triển các dân tộc cũng như sự phát triển
tiến bộ của xã hội loài người.
1.2.

Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc


Khi tiếp cận khái niệm “dân tộc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh, với nghĩa là dân
tộc - quốc gia, thì dân tộc Việt Nam bao gồm toàn thể các dân tộc - tộc người sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với Người, vấn đề trọng tâm của quốc gia - dân
tộc Việt Nam là lợi ích dân tộc, trong điều kiện đất nước đang bị thực dân, đế quốc
xâm lược thì lợi ích dân tộc gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng
dân tộc ở thuộc địa. Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường phát triển dân tộc để giải
phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương
hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc
đấu trang giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư
tưởng và một giai cấp nhất định.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh
khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ
nghĩa xã hội.
Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức
mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam,
3


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
Hồ Chí Minh viết: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội.
“Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trị lãnh đạo
của Đảng cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc cách mạng
chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để.
Con đường đó phù hợp với hồn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét

độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ
nghĩa tư bản ở phương Tây.
2. Vấn đề giai cấp
2.1.

Vấn đề giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các cuộc cách mạng xã hội
chỉ để thay thế sự thống trị của giai cấp bóc lột này bằng sự bóc lột của giai cấp
khác, theo một phương thức bóc lột khác. Chỉ đến thời đại cách mạng vô sản, cuộc
cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm xóa bỏ sự thống trị của giai cấp
tư sản mới là một cuộc cách mạng xã hội duy nhất triệt để, hướng tới mục tiêu một
xã hội khơng có giai cấp, mọi người đều được hưởng tự do, bình đẳng, hịa bình và
hạnh phúc. C. Mác và Ph. Ăngghen khi nói về giai cấp cơng nhân hai ơng dùng nhiều
tên gọi khác nhau: Giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán
sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai
cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp như những cụm từ
đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho
phương thức sản xuất hiện đại.
Dù giai cấp cơng nhân có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, họ vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản: Về phương thức lao động và về
vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai thuộc tính này nói lên một trong
những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên
4


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản, là giai cấp duy
nhất có thể giải quyết đúng đắn mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa lợi ích giai

cấp với lợi ích dân tộc chân chính và lợi ích của nhân dân lao động trên toàn thế
giới.
2.2.

Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp

Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là vấn đề giải phóng giai
cấp (giai cấp cơng nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác...) khỏi tình trạng
áp bức bóc lột, đem lại cơm ăn áo mặc, tự do hạnh phúc cho các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội Việt Nam. Trong điều kiện dân tộc bị xâm lược vấn đề giai cấp luôn
được Hồ Chí Minh đặt trong mối quan hệ biện chứng với vấn đề dân tộc. Lợi ích của
giai cấp thống nhất chặt chẽ với lợi ích dân tộc. Điều đó có nghĩa là chỉ có giải phóng
dân tộc mới giải phóng được giai cấp.
Khi đất nước giành được độc lập rồi thì giải phóng giai cấp chính là phải từng
bước xố bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và
hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. Đây là vấn đề nhất quán trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề giai cấp. Người khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân khơng
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Đồng thời, vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng chính là nhìn nhận
xem giai cấp nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, đáp ứng
được khát vọng độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Trong điều kiện quốc gia - dân tộc Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, vấn đề là giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì vấn đề được đặt ra
là giai cấp nào có thể đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó, hay có thể nói một cách
khác là vấn đề giai cấp ở đây chính là giai cấp nào có thể giải quyết được triệt để vấn
đề dân tộc thuộc địa, giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng con người. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ giải quyết triệt để vấn đề đó khi
đứng trên lập trường của giai cấp cơng nhân. Vì theo Người, chỉ có giai cấp cơng
nhân là người duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đi tới thắng lợi cuối


5


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
cùng, bằng sự liên minh với giai cấp nơng dân và trí thức coi đó là nền tảng của mặt
trận đồn kết tồn dân.
Mặt khác, trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào
phân tích cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh xem xét vấn đề giai cấp trong
xã hội Việt Nam dưới góc độ mối tương quan về lợi ích và tương quan về quyền lực
giữa các giai cấp trong xã hội Việt Nam. Theo Người, chỉ có đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân mới đảm bảo sự thống nhất biện chứng về lợi ích
giữa giai cấp, tầng lớp trong xã hội với toàn thể dân tộc Việt Nam. Điểm mấu chốt
của sự thống nhất đó theo quan điểm của Hồ Chí Minh là phải giữ vững được sự
lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng.

II.

ỨNG DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP QUA CÁC THỜI KÌ CỦA
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp

nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776
của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, như
quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
Nhưng từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền
dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói:
“Tự do cho đồng bào tơi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn;

đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng
trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những
người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Versaille bản yêu sách
gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

6


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi
là độc lập, tự do cho dân tộc.
Tháng 5 –1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành trung
ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra
báo Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục đầu tiên
là: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền. Tháng 8 –1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí
đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: “Dù hy sinh tới
đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được
độc lập”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc
Tun ngơn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tụ do, độc lập ấy”.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật
sự, hồn tồn, gắn với hịa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và chính phủ các nước vào thời
gian sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tun bố: “Nhân dân chúng

tơi thành thật mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết
chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ
cho tổ quốc và độc lập cho đất nước”
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm
bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sơng:
“Khơng! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”
Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và
phương tiện chiến tranh hiện đại vào Miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh
7


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
phá hoại Miền Bắc với quy mô và cường độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao
chân lý lớn nhất của thời đại: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”.
Độc lập dân tộc, cuối cùng, phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi
người dân.
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng
của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng
dân tộc: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc
Việt Nam. Đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế, Hồ Chí Minh khơng chỉ là anh
hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà cịn là “người khởi xướng cuộc đấu tranh
giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản Phương
Tây ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức, bóc
lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề thì phản ứng
của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động, mà cả các giai

cấp và tầng lớp trên trong xã hội đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước,
của một dân tộc mất độc lập, tự do.
Cùng với sự lên án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng dậy
đấu tranh, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của tiềm năng dân tộc trong sự nghiệp tự
giải phóng.
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân
tộc thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm
nào.
Theo Hồ Chí Minh, “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta
đã mấy năm trường chịu đựng trăm nghìn cay đắng, kiên quyết đánh cho tan bọn
thực dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước
Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam dân
8


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
chủ mới”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính “Là một bộ
phận của tinh thần quốc tế”, “khác hẳn với tinh thần vị quốc của bọn đế quốc phản
động”.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền
thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước mà những người Cộng sản phải nắm lấy và phát huy.
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng
thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp
phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
Tháng 5 –1941, Người cùng Trung ương Đảng khẳng định: “Trong lúc này quyền
lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của
dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng
địi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia

dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được”

III.

SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ NÀY
Luận cương của Đảng năm 1930 đã xác định, cách mạng Việt Nam “đi tới xã hội

cộng sản” là một định hướng đúng đắn, phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng
dân tộc với giải phóng giai cấp. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm
trù cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với CNXH làm cho quan điểm Hồ Chí
Minh mang tính tồn diện, triệt để. Dưới góc độ giải phóng, độc lập dân tộc mới chỉ
là cấp độ đầu tiên. Giải phóng về mặt chính trị tự bản thân nó chưa phải là cơng
cuộc giải phóng hồn tồn, độc lập dân tộc là tiền đề đầu tiên để tiến lên CNXH,
đưa con người đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tồn cầu hóa là xu thế tất
yếu trong thế kỷ XXI. Song, việc xử lý mối quan hệ giữa các dân tộc, giai cấp và nhân
loại đang trở thành một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia dân tộc. Đối với Việt Nam, để giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc và xây dựng đất
nước đi lên CNXH đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần nhận thức và giải quyết đúng đắn
9


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố dân tộc, giai cấp, nhân loại trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... trong quá trình hội nhập quốc tế. Muốn vậy,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần kiên định nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc,
giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đường lối nhất quán và xuyên suốt của
cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH. Do vậy, việc giải quyết mối quan
hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp và quốc tế được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta vận dụng sáng tạo vào các giai đoạn cách mạng của nước ta. Chủ tịch Hồ

Chí Minh ln nhấn mạnh việc vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam phải
hết sức sáng tạo, phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của đất nước.
Để bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới, trong tất cả các văn kiện của Đảng luôn
khẳng định mục tiêu cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Điều kiện cơ bản bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng là trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, và cũng có nghĩa là trung thành với lợi ích cơ bản lâu dài của giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao động và lợi ích dân tộc. Sự vận dụng quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong
đổi mới ở Việt Nam được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: Động lực
chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa
giai cấp cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các
lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các
thành phần kinh tế, của tồn xã hội. Đó chính là sự qn triệt và vận dụng quan
điểm lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dưới đây là một số quan điểm của Đảng thể hiện sự vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh trong giải quyết quan hệ dân tộc - giai cấp và quốc tế trong điều kiện
mới.
Đại hội IX đã đưa ra luận điểm mang tầm khái quát lý luận về quan hệ giai cấp,
lợi ích giai cấp và lợi ích giai cấp dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh
10


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp cơng nhân thống nhất với lợi
ích tồn dân tộc trong mục tiêu chung: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục nêu những quan điểm mới trong vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc ngay trong quan niệm
về Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
dân tộc.
Đảng ta chỉ rõ phương hướng và mục tiêu tổng quát của công tác xây dựng
Đảng là: “Tiếp tục đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp cơng
nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây
dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có
phương thức lãnh đạo khoa học, ln gắn bó với nhân dân”. Làm được như vậy là
Đảng ta đã thực hiện được ý nguyện trong Di chúccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một
lịng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc... phấn đấu xây
dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

11


Lê Thị Huế - 11181987 – TTHCM(119)_26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội –
2018, trang 57-66.
2. Luận án tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (2017),Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp với sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam hiện nay, trang 24-29, trang 73-75.
3. Tạp chí Lý luận chính trị số 2-1016, http: Lyluanchinhtri.vn

12




×