Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích luận điểm của hcm nước độc lập mà người dân không được hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.69 KB, 17 trang )

MỤC LỤ

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG..........................................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU CÁCH MẠNG
VIỆT NAM VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI..............................................................................................................2
1.1. Mục tiêu cách mạng Việt Nam............................................................................2
1.1.1.

Khái niệm cách mạng...............................................................................2

1.1.2.

Cách mạng chính trị và xã hội..................................................................2

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa Xã hội.....................3
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam................................................................3
1.2.2.

Mối quan hệ biên chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội”

4

1.2.3.

Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách


mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam..........................................................................5
1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
được thể hiện trong thực tiễn cách mạng.................................................................6
CHƯƠNG II: ĐẤT NƯỚC ĐỘC LẬP THÌ NGƯỜI DÂN CẦN ĐƯỢC HẠNH
PHÚC TỰ DO..................................................................................................................7
2.1. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh..............................................................7
2.2. Thực tiễn vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng và nhà nước............9
2.2.1. Việc gì lợi cho dân, cần phải hết sức làm......................................................9
2.2.2. Chính phủ là cơng bộc của dân....................................................................11
2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sông nhân dân.................13
KẾT LUẬN.........................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................15

i


ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng Tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa. Đất nước ta, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đã xuất hiện một bộ phận nhỏ cán bộ có tư tưởng cơng thần,
hách dịch, vun vén lợi ích cá nhân, thiếu sâu sát, quan tâm đến đời sống của quần chúng
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm phát hiện và Người viết bài đấu tranh, lên án gay
gắt; đồng thời nghiêm khắc chấn chỉnh.
Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh ln mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người, quyền
có cuộc sống ấm no, được học hành, được chăm sóc sức khỏe, trẻ em được ni dưỡng,
chăm sóc, người già, người nghèo, người tàn tật được giúp đỡ. Các quyền con người về
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được chú trọng và hoàn thiện. Ở Bác, quyền dân tộc và

quyền con người là thống nhất trong cả nhận thức và hành động, trong quan điểm, đường
lối, chính sách và pháp luật mà Người mong muốn thực hiện. Khơng có độc lập chân
chính, bền vững thì khơng thể thực hiện được quyền con người và thực hiện ngày càng tốt
hơn các quyền cơ bản, thiết thực của con người.
Quán triệt tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân;
chú trọng phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những
nhiệm vụ trọng tâm đó là sự thống nhất giữa quyền và lợi ích dân tộc với quyền, lợi ích và
nghĩa vụ của con người, của cơng dân, như tâm nguyện của Bác kính u. Do đó, tác giả
đã chọn phân tích luận điểm của HCM " Nước độc lập mà người dân không được hạnh
phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" để có cái nhìn sâu và rộng.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU CÁCH MẠNG
VIỆT NAM VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Mục tiêu cách mạng Việt Nam
1.1.1. Khái niệm cách mạng
Cách mạng là một quá trình của nhân dân hoặc một tổ chức mà trong đó các hoạt
động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm xố bỏ một chính quyền, tư tưởng, công nghệ kỹ
thuật,... Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội,
hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều
lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, cơng nghiệp,...
Cách mạng thường được thực hiện dưới sự lãnh đạo nhân dân, tạo ra 1 sự thay đổi
về chất trên các mặt chính trị, kinh tế, hay văn hóa, xã hội. Đối lập với cách mạng thường
được gọi là phản cách mạng, tức quay lại với cái cũ, trung thành với cái cũ hoặc cái đang

tồn tại, hay 1 sự thay đổi tiệm tiến có kế thừa cái cũ.
1.1.2. Cách mạng chính trị và xã hội
Cách mạng chính trị là sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước
hiện tại bằng nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước khác được xem là tiến bộ
hơn bằng phương pháp bạo động hoặc bất bạo động mà không tuân theo những thủ tục
được pháp luật quy định.
Cách mạng chính trị thường được thực hiện bởi bạo lực, và những thay đổi lớn
trong bộ máy quyền lực thường có kết quả nhanh chóng hơn bằng việc sử dụng bạo lực,
như ở Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng Pháp. Một cuộc cách mạng
chính trị có thể sử dụng vũ lực để lật đổ nhà cầm quyền, tiêu diệt những cá nhân bị xem là
phản cách mạng (như đã xảy ra ở Anh, Pháp và Nga); trong khi đó một cuộc cách mạng xã
hội thường là sự thay đổi 1 xã hội thông qua các học thuyết và tư tưởng mới như trong thời
kỳ Phục Hưng. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng xã hội thường khơng có mốc thời gian
rõ ràng, và hầu hết các cuộc cách mạng chính trị đều trở thành cách mạng xã hội, vì chúng
được thực hiện dựa trên 1 cơ sở triết học nào đó hướng tới việc tạo dựng ra các định chế
kinh tế - chính trị mới nhằm thay đổi bản chất của xã hội. Những cuộc cách mạng trong thế
giới hiện đại có thể trở thành những cuộc cách mạng tự do và cách mạng cộng sản. Trái lại,
1 cuộc đảo chính thường tìm kiếm sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc đường lối chính trị hiện
2


thời hơn là đặt mục tiêu cải cách xã hội dựa trên quan niệm, ý tưởng về một xã hội tốt đẹp
hơn.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa Xã hội
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước độc lập, có nền văn hiến ngàn
năm rất vẻ vang. Dân tộc Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Năm
1858, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta, sau khi hoàn thành việc xâm lược và
thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam thực dân Pháp tiến hành công

cuộc khai thác, chúng cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân cơng rẻ mạt, cho vay nặng lãi và
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hố của chính quốc,đã đẩy nhân dân Việt Nam vào thế
giới bóng đêm của sự khổ cực. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với giai cấp địa chủ, phong
kiến và giữa nhân dân ta với đế quốc thực dân Pháp ngày càng trở nên sâu sắc. Nhiều cuộc
khởi nghĩa yêu nước đã diễn ra phát huy chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt
Nam. Trong giai đoạn này, phong trào dân tộc và dân chủ với nhiều tổ chức yêu nước theo
xu hướng mới ra đời. Cuối thế kỷ XIX, đầu XX cách mạng nước ta bị khủng hoảng về
đường lối, tình hình đen tối như khơng có đường ra.
Trên con đường cứu nước cứu dân, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa MacLeenin con đường mới của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Đó là con
đường “ độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội”. Độc lập dân tộc phải đi tới chủ
nghĩa xã hội mới xóa bỏ tận gốc cơ sở áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Như vậy, ở Hồ
Chí Minh , yêu nước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường của giai cấp
vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự khác nhau giữa con đường: “ độc
lập dân tộc găn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh khác cơ bản với con đường
giải phóng dân tộc của những người đi trước như phong trào Cần Vương của Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều dựa trên hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư
sản (những hệ tư tưởng này đã lỗi thời, lạc hậu) không gắn với tiến bộ xã hội nên đã thất
bại. Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh phản ánh đúng yêu cầu tất yếu của
cách mạng và dựa trên chủ nghĩa Mac- Leenin, gắn liền với tiến bộ xã hội nên nó là con
đường duy nhất đúng đắn và tất yếu là giành được thắng lợi.

3


1.2.2. Mối quan hệ biên chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
a. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi, luân điểm
trung tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tìm ra con đường cách mạng Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội “con đường cách mạng vơ sản’, Hồ Chí Minh cũng là

người Việt Nam đầu tiên nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản có sức mạnh lãnh đạo đưa sự nghiệp cách
mạng đó đến thành công. Con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội là lý tưởng cao đẹp nhất của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, xã hội và con người một
cách triệt để. Con đường đó cực kỳ khó khăn, gian khổ, phức tạp và lâu dài nhằm xây dựng
một xã hội phồn vinh, có kỷ cương, lối sống lành mạnh và văn hóa cao; có quan hệ hữu
nghị và bình đẳng với các quốc gia dân tộc trên thế giới. Hồ Chí Minh kết luân: nhân dân
Việt Nam khơng thể cứu nước, giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng dân chủ tư
sản; độc lập dân tộc không thể gắn liền với con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là một khát vọng mang tính phổ biến.
Nó bao hàm một nội dung rất rộng: đó là độc lập thật sự, độc lập hồn tồn, độc lập dân
tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc; gắn liền với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc cho
nhân dân. Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nền độc lập dân tộc bị mất, nhân dân bị đè nén,
thống trị của ngoại bang. Xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa nửa
phong kiến, Hồ Chí Minh thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật, cấp bách cần giải quyết là
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược cùng bọn tay sai bán
nước, HCM nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc, xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân
tộc dân chủ ở nước ta là giành lại độc lập cho dân tộc, trong khi không quên nhiệm vụ dân
chủ nhân dân, song khi thực hiện nhiệm vụ này trước hết phải nhằm phục vụ nhiệm vụ dân
tộc. Có thể khẳng định rằng, Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
là nhân tố quyết định nhất đảm bảo cho cách mạng tiến hành triệt để, phát triển lên cách
mạng chủ nghĩa xã hội; nhưng trước hết phải giành lại được độc lập dân tộc. Độc lập dân
tộc là mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đồng thời là tiền đề tất
yếu để cuộc cách mạng này phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
b. Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân. Phương hướng phát triển này không những làm cho cuộc cách mạng dân tộc
4



dân chủ nhân dân được tiến hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lại độc lập hoàn toàn,
thực sự cho dân tộc, mà còn đảm bảo cho nền độc lập dân tộc đó được giữ vững và ngày
càng củng cố thêm; có những điều kiện, tiền đề để cách mạng phát triển lên giai đoạn xã
hội chủ nghĩa; xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, làm cho độc lập dân
tộc thực sự có ý nghĩa, có giá trị.
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh.
+ Về kinh tế: từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
thực hiện quản lý dân chủ và phân phối theo lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
+ Về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ dựa trên nền tảng liên minh
giữa công nhân, nông dân và trí thức, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Về văn hóa xã hội: thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Về đối ngoại: thực hiện chính sách hịa bình, hữu nghị, hợp tác và làm bạn với tất
cả các nước.
1.2.3. Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
a. Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử là sự lựa chọn
duy nhất đúng mà Bác Hồ, Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn. trải qua các thăng trầm của
lịch sử, những biến động của thời cuộc, những chao đảo ngả nghiêng của các quốc gia
Đơng Âu, tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh tiếp nhận từ chủ
nghĩa yêu nước chân chính với thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mac- Leenin đã làm
nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong 70 năm đấu tranh cách mạng và đổi mới đất nước
hôm nay. Vấn đề giải phóng dân tộc phải được giải quyết bằng cách mạng vô sản gắn độc
lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải quyết triệt để vấn
đề độc lập dân tộc, mới có thể đem lại tự do hạnh phúc thực sự cho mọi người, cho tất cả
các dân tộc và toàn thể loài người trên trái đất. Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng

sản mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản, mới
thực hiện sự giải phóng hồn tồn và triệt để đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao
5


động của tất cả các dân tộc trên thế giới ra khỏi bất công, tiến tới tự do, dân chủ cơng bằng
vầ bình đẳng cho con người và lồi người. Như vậy, mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ giữa hai giai đoạn, hai thời kỳ của cùng một quá trình cách
mạng và đồng thời cũng là mối quan hệ giữa hai loại mục đích: mục đích trước mắt và mục
đích lâu dài.
b. Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc độc lập.
Chủ nghĩa xã hội không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc, mà về
cơ bản tạo nên sự phát triển mới về chất của nó, hồn tồn có cơ sở để nói rằng: độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là chân lý không thể bác bỏ. Không có độc lập dân
tộc khơng thể có chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện tiên quyết và căn
bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Khơng có chủ nghĩa xã hội khơng thể có độc
lập dân tộc bền vững. Chủ nghĩa xã hội là sự bảo đảm chắc chắn nhất, bền vững nhất cho
nền độc lập dân tộc.
1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể
hiện trong thực tiễn cách mạng.
Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện vào năm
1920, khi Người gặp chủ nghĩa Mác- Leenin, và nó được phát triển, thể hiện một cách cụ
thể sinh động trong thực tiễn cách mạng nước ta từ năm 1930.
- Thời kỳ 1930-1945: tư tưởng này thể hiện rõ nét trong văn kiện do HCM soạn
thảo và được Hội nghị hợp Chánh cùng vắn tắt của Đảng xác định: làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Chính nhờ đường lối đúng đắn
và sáng tạo này, cách mạng tháng 8 đã thành cơng, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ
cộng hịa- nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Thời kỳ 1945-1954: tư tưởng HCM về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội được thể hiện cụ thể ở đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Giai đoạn này,

cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn, nhưng với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Quân và dân ta đã làm nên
chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, càng chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng
ta.
- Từ năm 1954: cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, vừa xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đấu tranh
giải phóng miền Nam. Do sức mạnh hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc, hướng tới ấm no
6


tự do hạnh phúc do dân tộc Việt Nam tạo ra; sức mạnh cùng chí hướng do lực lượng xã hội
chủ nghĩa và tiến bộ trên thế giới đồng tình, giúp đỡ đem lại; sức mạnh của thời đại tạo
nên…nhờ đó mà cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đã
giành được thắng lợi hoàn toàn, trọn ven vào tháng 4-1975; ngay sau đó cả nước chuyển
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG II: ĐẤT NƯỚC ĐỘC LẬP THÌ NGƯỜI DÂN CẦN ĐƯỢC HẠNH
PHÚC TỰ DO
2.1. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính
người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Độc lập có thể là tình trạng
ban đầu của một quốc gia mới xuất hiện, nhưng nó thường là một sự giải phóng từ sự
thống trị. Độc lập cũng có thể nói theo nghĩa phủ định: là tình trạng khơng bị điều khiển,
cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế
quốc. Độc lập có thể giành được nhờ việc chống lại thực dân hóa (phi thực dân hóa) chống
lại sự chia cắt.
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu
cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có
ở lồi người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
Tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mơ tả tình trạng khi một cá
nhân có thể có khả năng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập ở đây chính là độc lập dân tộc, là đưa
đất nước thoát khỏi ách áp bức, đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành lại độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng nên một nhà nước mới.
Nhưng như thế chưa đủ, theo Người, nếu đất nước được độc lập mà dân không
được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì, có nghĩa là, nếu đất
nước được độc lập, nhà nước mới được hình thành, nhưng nhà nước đó khơng quan tâm
đến dân chúng, khơng tạo ra cho dân chúng có một cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc thì
độc lập đó khơng có ý nghĩa. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng tự do.

7


Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với u chủ nghĩa xã
hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc
mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.
Khác với con đường cứu nước của cha ông, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
phong kiến (cuối thế kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX), con đường cứu
nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Với quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sau gần mười
năm qua nhiều châu lục, tìm hiểu chủ nghĩa thực dân, đế quốc cả ở “chính quốc” và thuộc
địa của chúng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được xu hướng phát triển tất yếu của
thời đại, Người đã gặp chủ nghĩa Mác - Lê-nin và trở thành người cộng sản. Người cộng
sản Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại
cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn
kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh
phúc...”. Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc
theo con đường của cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân

tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập (3/2/1930), trong Chính
cương vắn tắt do Người khởi thảo đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong triển vọng tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Người đã làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa giải phóng dân tộc
với chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng cho bước chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Người khẳng định: chỉ có hồn thành
cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững những thành quả do sự nghiệp giải phóng dân
tộc mang lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ xã hội đã định hướng
chính trị, chỉ đạo nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong toàn bộ tiến
trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng
Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm, khẳng định thành công trong giai đoạn Đảng ta lãnh
đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945-1954), giai đoạn tiến
hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
8


Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc là cơ sở vững chắc của cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975), cũng
như giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn kế
tiếp, đặc biệt là nó vẫn ln có ý nghĩa thời sự đối với cơng cuộc đổi mới đất nước hiện
nay.
Có thể nói, trong mọi hồn cảnh, Hồ Chí Minh khơng chỉ quan tâm đến việc
giành độc lập cho dân tộc mà cịn ln trăn trở với việc làm sao cho dân chúng được tự ho,
hạnh phúc. Và lựa chọn con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa là một lựa chọn hoàn toàn
sáng suốt và đúng đắn của chủ tịch Hồ Chí Minh, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là chế độ
chính trị do người dân làm chủ, một chế độ khơng cịn người bóc lột người, và là một chế
độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật,
về văn hóa, đạo đức. Phát triển chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính là tạo

ra một xã hội, một đất nước cho mọi người dân được hưởng tự do, hạnh phúc.
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với quyết tâm
chính trị lớn nhằm đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh” đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới nhằm ra sức phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội XI của
Đảng tiếp tục khẳng định: “quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tận dụng tốt thời cơ, vượt
qua thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững,
thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội”
2.2. Thực tiễn vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng và nhà nước
2.2.1. Việc gì lợi cho dân, cần phải hết sức làm
Trong niềm vui, tự hào khôn xiết, vừa tuyên bố với toàn thế giới, Việt Nam đã trở
thành một nước tự do, độc lập thì ngay hơm sau, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là chống giặc đói.
Thật đau xót, năm 1945, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói vì chính sách hà khắc của chế
độ thực dân.

9


Khơng thể để nạn đói lặp lại, khơng thể để thêm người dân nào chết đói, Người đề
nghị Chính phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và trong khi chờ ba, bốn tháng mới
có ngơ, khoai để ăn thì phải mở ngay một cuộc lạc quyên, lấy gạo phát cho người nghèo.
Cùng với chống giặc đói là xóa nạn mù chữ; Tổng tuyển cử; thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính; xóa bỏ một số thuế; thực hiện tự do tín ngưỡng và lương giáo đồn kết… Cơng việc
nào cũng cần kíp và Chính phủ phải làm thật tốt để bảo đảm cuộc sống mới hạnh phúc, tự
do cho đồng bào.

Độc lập rồi mà đất nước chưa trọn niềm vui, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đau đáu
với những việc làm cấp bách mới đề ra. Ngày 28/9/1945, Người lại viết bài “Sẻ cơm
nhường áo”, tiếp tục kêu gọi đồng bào và chính Người xin làm trước, mỗi tháng nhịn ăn ba
bữa, mỗi bữa một bơ để lấy gạo đó cứu dân nghèo.
Ngày 4/10/1945, viết bài “Chống nạn thất học”, Người cho rằng 95% người Việt ta
mù chữ, như thế thì tiến bộ làm sao được và nêu rõ: “Muốn giữ nền độc lập, muốn làm cho
dân mạnh nước giàu, mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận
của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà, và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 4, Nxb Chính
trị quốc gia, HN 1995, trang 36).
Những việc Chủ tịch Hồ Chí Minh làm là nhằm hiện thực hóa “sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” mà Người hằng nung nấu
suốt hành trình tìm đường cứu nước. Và đó cũng là mục tiêu Đảng ta bền bỉ phấn đấu từ
khi nước nhà giành được độc lập với tâm nguyện “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Đó là cội nguồn làm nên sức mạnh lòng dân, triệu người như một, đánh thắng hai
tên thực dân, đế quốc sừng sỏ, có tiềm lực kinh tế, quốc phịng mạnh hơn ta hàng chục lần;
rồi phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, tiến hành hàn gắn vết thương chiến
tranh, kiến thiết nước nhà.
Việt Nam, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng đã kiên cường đứng vững qua hàng trăm
năm bị đô hộ, đã kinh qua hai cuộc chiến tranh ác liệt đầy hy sinh, gian khổ với biết bao
mồ hôi xương máu và ai cũng thấm thía nỗi đau khơng gì sánh nổi khi một người phải ngã
xuống.

10


Nhờ cơng cuộc đổi mới, đất nước ta mới có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Đó là cơng sức của tồn dân dưới sự lãnh đạo, dìu dắt sáng suốt và

tài tình của Đảng và nhân dân là người được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no do chính
mình tạo dựng.
2.2.2. Chính phủ là cơng bộc của dân
Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân, song như Lê-nin tổng
kết, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn. Để xây dựng chính
quyền các cấp thật sự là công bộc của dân, ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, với bút
danh Chiến Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài đăng trên Báo Cứu quốc:
“Cách tổ chức các ủy ban nhân dân” (11/9/1945); “Chính phủ là cơng bộc của dân” (ngày
19/9/1945); “Sao cho được lịng dân?” (ngày 12/10/1945)…
Theo Người, Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của dân lên trên
hết thảy. Các cơng việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu
cầu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Song những ngày mới giành chính quyền, cán bộ
nhiều nơi cịn thiếu, làm việc thiếu tổ chức, tới đâu hay đó.
Trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, đăng Báo Cứu quốc
ngày 17/10/1945, Người phê phán mạnh mẽ cán bộ phạm những lầm lỗi như “Cậy thế
mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư
luận, không nghĩ đến dân,… ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ,
càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của cơng dùng vào
việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức,… kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, khơng tài
năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ,…
Tưởng mình trong Chính phủ là thần thánh rồi,… khơng biết rằng thái độ kiêu ngạo
đó sẽ làm mất lịng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ”. Là nhà nước của dân,
do dân và vì dân thì các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc đến các làng, đều là công bộc
của dân, gánh vác mọi việc chung cho dân.
Thành công của Cách mạng Tháng Tám cho chúng ta nhiều bài học quý về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để làm nên lịch sử và thực tiễn 76 năm qua, chúng
ta càng thấm thía bài học lấy dân làm gốc. Phát huy giá trị của những bài học ấy, mọi chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đều lấy nhân dân làm
trung tâm, làm động lực, đối tượng phục vụ.


11


Bất cứ việc gì cũng hướng đến mục tiêu vì cuộc sống hạnh phúc, ấm no của nhân
dân. 76 năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là nhằm ngày càng
hoàn thiện hơn thể chế, cơ chế quản lý, điều hành để Chính phủ và các cơ quan nhà nước
từ Trung ương đến làng, xã đều là cơng bộc của dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong
muốn và chỉ ra từ những ngày đầu Nhà nước ta ra đời.
Nhờ công cuộc đổi mới, đất nước ta mới có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Đó là cơng sức của tồn dân dưới sự lãnh đạo, dìu dắt sáng suốt và
tài tình của Đảng và nhân dân là người được hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no do chính
mình tạo dựng.
Tuy nhiên, những điều Người cảnh báo như, tình trạng cán bộ tham nhũng, tiêu
cực, quan liêu, sách nhiễu, hách dịch nhân dân đâu đó vẫn cịn. Bộ máy nhà nước nhiều nơi
cồng kềnh, lắm “con ông cháu cha”, cơng việc thì trì trệ. Hơn lúc nào hết, đẩy mạnh xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ; tăng cường kiểm soát quyền lực
gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước, của cán bộ, công chức,
viên chức theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là một trong những nhiệm vụ cấp bách.
Những chủ trương Đại hội đề ra đang từng bước được hiện thực hóa. Ngay sau Đại
hội, nhiều chức danh chủ chốt cấp cao của Nhà nước, HĐND các cấp được kiện tồn mà
khơng đợi hết nhiệm kỳ, khơng để xảy ra “khoảng trống quyền lực”, bảo đảm các tổ chức
bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất.
So với 76 năm trước, cuộc sống hiện nay khác xa một trời một vực. Nhân dân ta
khơng chỉ có cơm ăn, áo mặc mà là ăn ngon, mặc đẹp; từ đô thị đến làng quê, đâu đâu cũng
khang trang với cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Nhưng có bao giờ lường hết được khó khăn.
Giữa những ngày vui lịch sử này, cả nước lại phải chống chọi với đại dịch Covid-19 vơ
cùng nguy hiểm, có ngày hơn chục nghìn người nhiễm bệnh.
Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “tính mạng, sức khỏe
của nhân dân là trên hết”, các cấp, các ngành và nhân dân cả nước vai kề vai, gồng mình

phịng, chống dịch. Giữa muôn vàn gian nan càng thấy rõ tấm lịng của Đảng, Chính phủ,
quyết tâm “chống dịch như chống giặc”.
“Khơng để ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ đã quyết định dành gần 88 nghìn tỷ
đồng hỗ trợ những trường hợp khó khăn do đại dịch gây ra; dùng ngân sách mua vắc-xin
12


tiêm phịng cho tồn dân... Nhiều địa phương tổ chức đón người dân từ vùng dịch trở về
chu đáo, ấm tình q hương; nhiều chính sách như giảm tiền điện, nước, các loại dịch vụ
được thực hiện nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân...
Cuộc sống phía trước ln mở ra nhiều hứa hẹn tốt đẹp, nhưng con đường dẫn tới
đó khơng phải lúc nào cũng bằng phẳng, thời cơ càng nhiều thì thách thức càng lớn. Khi
Đảng, Chính phủ và người dân đồng lịng thì khơng có khó khăn nào khơng thể vượt qua.
Đó là thực tiễn sinh động hơn 91 năm ngày có Đảng, 76 năm Nhà nước ta ra đời.
2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sông nhân dân
Một là, nâng cao nhận thức, cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh nói chung, về chăm lo đời sống nhân dân nói riêng gắn với
nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị và cá nhân. Đưa nội dung này vào
chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị và cá nhân hằng năm, hằng
quý, nhất là thành chuyên đề sinh hoạt tại chi bộ gắn với nhiệm vụ chuyên môn, bảo đảm
sự thống nhất trong nhận thức và hành động của mỗi cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên.
Hai là, gắn thực hiện nội dung chăm lo đời sống nhân dân với việc tập trung giải
quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; với công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhằm
hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2020 và những năm tiếp theo, góp phần ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ba là, chú trọng việc lựa chọn, xây dựng và tuyên truyền sâu rộng những cá nhân,
tập thể điển hình, những cách làm hay trong học tập, làm theo Bác về sự tận tâm, tận lực
phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng; tăng

cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và có hình thức kỷ luật nghiêm những cơ quan, địa
phương, đơn vị, cá nhân khơng hồn thành nhiệm vụ chăm lo đời sống nhân dân, gây bức
xúc, phiền hà, nhũng nhiễu, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ..

13


KẾT LUẬN
Đến với đất nước và con người Việt Nam - đến với đất nước đã lọt vào tốp 10
“Quốc gia đáng sống” trên thế giới, được cảm nhận giá trị của Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc; tìm hiểu về hành trình đấu tranh cho các giá trị làm người cao cả đó và q trình hiện
thực hóa các quyền con người đó tại Việt Nam, bạn bè quốc tế từ nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ, từ các nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản, "có người theo đạo Hồi, có người theo
đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, trước chúng tôi không hiểu nhau, qua hai ngày hội
thảo, chúng tơi có thể ngồi lại nói chuyện vui vẻ với nhau, vì chúng tơi có cái chung là lý
tưởng Hồ Chí Minh: “Muốn cho nhân loại được tự do, hạnh phúc”. Đó chính là minh
chứng vừa giản dị vừa sinh động nhất cho khát vọng, tinh thần, ý chí và quyết tâm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam cho/vì Độc lập Tự do - Hạnh phúc trong hơn 90 năm qua!
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền của mỗi
con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên suốt hàng ngàn
năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của biết bao thế hệ. Với Việt Nam, 75
năm qua từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 đến nay, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc luôn xuất
hiện cùng quốc hiệu Việt Nam, khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa trường tồn của 6 chữ
quý báu này; và Hạnh phúc hiện đang được coi là một điểm nhấn trong Dự thảo Văn kiện
trình Đại hội XIII của Đảng.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1990, tr. 174
(2) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 4, tr.
187
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 113
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 76
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.153
(6) Võ Ngun Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh, q trình hình thành và phát triển,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.9

15



×