CẤU TẠO RỄ CÂY
Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có
nhiệm vụ chủ yếu là hút
nước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển
lên các cơ quan trên mặt đất
(thân và lá). Rễ còn có chức năng cơ học: Giữ chặt
cây vào đất, bám vào giá thể,
một số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng,
ở một số loài rễ cây còn có
khả năng tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng,
tham gia vào quá trình hô hấp và
quang hợp của cây.
1. Hình thái ngoài của rễ cây
1.1. Các bộ phận của rễ cây
Khi quan sát hình thái ngoài của một rễ chính, người
ta phân biệt các phần
chính sau đây:
+ Chóp rễ: là bộ phận tận cùng bao bọc bên ngoài
đầu rễ, có tác dụng che chở
cho mô phân sinh đầu rễ khỏi bị tổn thương khi đâm
sâu vào đất.
51
+ Miền sinh trưởng: là phần nằm ngay trong chóp rễ
- đó chính là mô phân
sinh đầu rễ, cấu tạo bởi những tế bào phân chia mãnh
liệt làm cho rễ dài ra, trong
miền này người ta phân biệt thành các phần:
+ Miền vận chuyển (miền trưởng thành): miền này có
nhiệm vụ chính là vận
chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân,
có tác dụng nâng đỡ thân, ở miền
này đã bắt đầu hình thành các rễ bên, bao phủ mặt
ngoài của miền vận chuyển thường
có một lớp bần. Miền vận chuyển đã có cấu tạo thứ
cấp.
1.2. Các kiểu rễ
a. Rễ chính và rễ bên - hệ rễ trụ
Rễ chính là rễ được phát triển trực tiếp từ rễ phôi và
thường có vị trí hướng
thẳng xuống đất, đâm sâu vào đất. '52ễ chính thường
được gọi là rễ cấp1, từ rễ
chính sẽ hình thành nên rễ bên (rễ cấp 2), có kích
thước nhỏ hơn rễ chính và từ rễ
cấp 2 sẽ hình thành nên rễ cấp 3... quá trình cứ tiếp
tục như vậy và kích thước của
rễ bên có xu hướng giảm dần. Các rễ bên được hình
thành theo thứ tự hướng ngọn
Hình 3.1. Các phần của một rễ chính
1.Chóp rễ; 2. Miền sinh trưởng;
3. Miền phân hoá; 4. Miền lông hút;
5. Miền vận chuyển.
Tầng sinh bì: hoạt động của tầng này sinh ra lớp biểu
bì đầu rễ.
- Tầng sinh vỏ: hoạt động sinh ra lớp vỏ sơ cấp của rễ
cây
- Tầng sinh trụ: hoạt động của tầng này sinh ra phân
trung trụ của rễ cây.
+ Miền phân hóa: nằm ngay ở phía trên miền sinh
trưởng, những tế bào của miền này
đã bắt đầu phân hóa để hình thành các mô.
+ Miền hấp thu (miền lông hút): mặt ngoài của miền
này có rất nhiều lông hút bao
phủ, có tác dụng hút nước và muối khoáng hòa tan từ
đất vào trong cây. Độ dài của miền
lông hút không đổi đối với mỗi loài, miền này đã có
cấu tạo sơ cấp.
52
(rễ sinh trước ở gần gốc, rễ non ở gần ngọn). Những
rễ bên thoạt đầu phát triển theo
hướng nằm ngang và sau đó hướng nghiêng dần
xuống dưới.
Rễ chính và rễ bên là đặc điểm của hệ rễ cây thực vật
2 lá mầm và cây hạt
trần - Hệ rễ đó còn được gọi là hệ rễ trụ (hệ rễ cọc).
b. Rễ phụ và hệ rễ chùm
Rễ phụ không phải là rễ được sinh ra từ rễ chính hay
rễ bên mà là từ thân hoặc lá,
rễ phụ của một số cây được hình thành từ phần dưới
của thân, cành nơi gần với đất ẩm
hoặc được hình thành từ thân rễ (thân ngầm). Các rễ
phụ thường có hình dạng và kích
thước tương đối đồng đều nhau, không có cấu tạo thứ
cấp - hệ rễ đó thường gặp ở cây
thực vật 1 lá mầm và được gọi là hệ rễ chùm.