Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

hình thức di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.12 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
KHÓA: 2010 - 2014
HÌNH THỨC DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Hồ Thị Vân Anh Nhữ Xuân Dũng
Lớp: Luật K34A Dân Sự
Huế, 03/2014
1

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu một
cách nghiêm túc và khoa học, tôi đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để
hoàn thành công trình nghiên cứu đầu tay -
khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, động viên, đònh hướng, chỉ bảo
tận tình từ nhiều phía khác nhau.
Trước hết, Tôi xin gửi lời tri ân, lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo
viên hướng dẫn Thạc só Hồ Thò Vân Anh,
người đã đònh hướng và giúp đỡ tôi hết
sức nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban
chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo Khoa
Luật – Đại học Huế, đã giảng dạy và trang
bò cho em những kiến thức cơ bản trong học


tập, nghiên cứu khoá luận cũng như trong
công việc sau này.
Cuối cùng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới
các bạn sinh viên và các anh chò khóa trước
đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý
kiến thiết thực, bổ ích để tôi có thể hoàn
thành tốt đề tài. Những lời động viên,
khích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ
bạn bè cũng đã góp phần rất nhiều cho
2
khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt kết quả
tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ
hạn chế nên trong quá trình làm đề tài khó
tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong
nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy,
cô giáo và các bạn sinh viên giúp em hoàn
thành tốt hơn đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 22 tháng
03 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nhữ Xuân Dũng
3
MỤC LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý có vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản mang tính chất hàng

hóa và tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Điều 1 Bộ luật Dân sự 2005 quy
định: “Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình
đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp
ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội”.
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự
Việt Nam, với tư cách là một loại quan hệ đặc thù có nội dung kinh tế - xã
hội sâu sắc, vừa mang tính đạo lý truyền thống vừa mang tính lợi ích kinh
tế. Chính vì vậy, chế định thừa kế tài sản trong lý luận cũng như thực tiễn
luôn diễn biến hết sức phức tạp. Việc quy định thiếu cụ thể và chặt chẽ về
thừa kế sẽ dẫn đến việc ý nguyện của người để di sản sẽ không được thực
hiện trên thực tế, tâm nguyện cuối cùng của người để lại di sản không được
đảm bảo. Vì vậy, chế định thừa kế là một chế định xuyên suốt trong suốt
chiều dài lịch sử lập pháp Việt Nam. Chế định thừa kế được hình thành
trong thời kỳ phong kiến và ngày càng được hoàn thiện, mà đỉnh cao là Bộ
luật Dân sự năm 2005 đánh dấu bước phát triển của ngành lập pháp Việt
Nam. Bộ luật Dân sự 2005 đã dành nguyên một Phần thứ tư gồm bốn
chương (từ chương XXII đến chương XXV) với 56 Điều (từ Điều 631 đến
Điều 687) để quy định về thừa kế.
Chế định thừa kế đã tạo ra chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của
các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo di
5
chúc nói riêng, góp phần quan trọng trong việc ổn định các quan hệ xã hội.
Chế định thừa kế là kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý, góp
phần quan trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định việc thừa kế được thực hiện theo
hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế

theo di chúc là sự chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng của người đã chết cho người khác còn sống
theo ý nguyện của người đó trước khi chết và được thể hiện trong di chúc.
Bộ luật Dân sự 2005 dành cả một chương (chương XXIII) với 28 Điều (từ
Điều 646 đến Điều 673) quy định về thừa kế theo di chúc. Trong đó, một
trong số những nội dung quan trọng đó là quy định về hình thức di chúc.
Có thể nói hình thức di chúc là một vấn đề pháp lý hết sức quan trọng nó
quyết định toàn bộ thừa kế theo di chúc, thừa kế theo di chúc có thực hiện
được hay không phụ thuộc vào bản di chúc đó có hợp pháp hay không. Để
bản di chúc phát sinh hiệu lực, thì phải tuân theo các quy định của pháp
luật về trình tự, thủ tục lập di chúc, nội dung và hình thức di chúc. Trong
đó hình thức di chúc là một yếu tố hết sức quan trọng, là một trong những
nhân tố tạo nên tính hợp pháp của di chúc và đây cũng là một trong những
nguyên nhân phát sinh các tranh chấp các vụ án thừa kế theo di chúc trong
những năm gần đây.
Nhìn chung, chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2005 được đánh
giá là ngày một hoàn thiện, nhiều nội dung mới được luật hóa từng bước
đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định pháp
luật về thừa kế thì quy định về hình thức của di chúc vẫn còn những vướng
mắc, bất cập, có nhiều quan điểm, cách hiểu trái ngược nhau về các quy
định dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, chẳng hạn như tính
hợp lý trong các quy định về thừa kế theo di chúc, các hình thức di chúc…
Bên cạnh đó, một số quy định về thừa kế đặc biệt là về hình thức di chúc đã
6
không được xây dựng đầy đủ trên nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán
của Việt Nam, dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng.
Những vấn đề đó đặt ra cho các nhà làm luật là làm thế nào để xác
định một bản di chúc là hợp pháp như: Thứ nhất, quy định những tiêu chí
xác định một người tại thời điểm lập di chúc trong trạng thái hoàn toàn
minh mẫn, sáng suốt. Thứ hai, yếu tố nào xác định người lập di chúc hoàn

toàn không bị đe dọa hoặc cưỡng ép. Thứ ba, giá trị thực tế của di chúc
bằng văn bản không có công chứng, chứng thực. Thứ tư, việc ghi chép lại
nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố trong trường hợp lập di chúc tại
cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Người có
thẩm quyền công chứng, chứng thực có trách nhiệm gì về sự trung thực ghi
chép đúng, đầy đủ, chính xác ý nguyện bằng lời nói của người lập di chúc.
Và nhiều vấn đề pháp lý khác cần phải giải quyết.
Hiện nay các tranh chấp về thừa kế đặc biệt là thừa kế theo di chúc
đang có xu hướng ngày càng gia tăng, sự nhận thức thiếu đầy đủ của các chủ
thể trong quan hệ thừa kế cũng như sự áp dụng pháp luật không thống nhất
của Tòa án là những nguyên nhân làm cho các vụ án thừa kế gặp nhiều khó
khăn phức tạp. Qua thực tiễn hoạt động xét xử, có nhiều vụ án dân sự tranh
chấp về thừa kế liên quan đến di chúc trong đó có tranh chấp về hình thức di
chúc. Có nhiều vụ án kiện tụng kéo dài gây tốn kém tiền bạc và công sức
cho cả đương sự và Tòa án đặc biệt trong vấn đề xác minh tính hợp pháp của
bản di chúc. Có nhiều trường hợp đương sự tạo di chúc giả, ép buộc hay
thông đồng với người có thẩm quyền nhằm hợp thức hóa bản di chúc nhằm
chiếm đoạt tài sản của người để lại di sản hoặc chiếm đoạt quyền hưởng di
sản của các đồng thừa kế khác. Những vụ tranh chấp dân sự này, nhiều
trường hợp đã xảy ra nhiều vụ án thương tâm, đau lòng khi những người
cùng anh em ruột thịt mâu thuẫn, bất đồng nhau để tranh giành di sản thừa
kế. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể nhưng những vụ án tranh
chấp xung quanh về hình thức di chúc ngày càng diễn biến phức tạp.
7
Để giải quyết những bất cập, hạn chế của thực trạng nói trên, vấn đề
đặt ra là cần phải đi sâu nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về hình thức
di chúc từ đó đề xuất các quan điểm giải pháp hoàn thiện. Từ những căn cứ
và lý do nói trên, học viên chọn đề tài “Hình thức di chúc theo quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành
Luật Dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chế định về thừa kế đã được đề cập nhiều trong các công trình và diễn
đàn khoa học, trên các sách, báo, tạp chí và được phổ biến rộng rãi trong xã
hội. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu công bố gần đây có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài sau đây: Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2006),
“Tiến trình phát triển pháp luật về thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua”,
Tạp chí nhà nước và pháp luật; Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2004), “Thừa kế
theo pháp luật của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật từ năm
1945 đến nay”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Tiến sỹ
Phùng Trung Tập (2008), “Luật thừa kế Việt Nam”, sách chuyên khảo, Nhà
xuất bản Hà Nội, Hà Nội; Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn “Những quy định
chung về quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”; Tiến sỹ Phạm Văn
Tuyết “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam”…
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên
cứu nói trên đề cập đến vấn đề về thừa kế, tập trung phân tích các nội dung
về thừa kế, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định về thừa
kế và đã đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện. Nhưng chưa có công
trình nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và
thực tiễn về một đề tài “Hình thức di chúc” như đề tài do tác giả lựa chọn.
Tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên, đề tài này tập trung nghiên cứu
hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc và thực tiễn áp dụng trong pháp
luật dân sự Việt Nam.
8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hình
thức di chúc thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật dân sự
hiện hành về hình thức di chúc; đánh giá thực trạng các vụ án dân sự tranh
chấp thừa kế liên quan đến hình thức di chúc và từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về hình thức di chúc và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.

- Nhiệm vụ: Từ mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hình thức di chúc, làm rõ khái niệm,
đặc điểm hình thức di chúc.
+ Phân tích quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về hình thức
di chúc.
+ Đánh giá thực trạng tranh chấp về thừa kế liên quan đến hình thức
di chúc.
+ Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực
tiễn áp dụng về hình thúc di chúc.
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho việc hoàn thiện pháp luật về hình thức của di chúc; khắc phục những
hạn chế, bất cập về lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng trong thời gian
qua. Đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trình
khoa học, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn liên quan đến hình thức
di chúc.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Về pháp luật: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, những chế định của
pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc.
9
+ Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế
liên quan đến hình thức di chúc tại Tòa án nhân dân.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,
đặc điểm, bản chất quy định của pháp luật thừa kế về hình thức di chúc
theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Nghiên cứu hình thức di
chúc gắn với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước, đồng thời
nghiên cứu so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới về hình
thức di chúc. Phân tích đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế
liên quan đến hình thức di chúc. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải

pháp hoàn thiện về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng và nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức di chúc trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý luận
về nhận thức của của nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà
nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa. Sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp luật
học so sánh…
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 2 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc và hình thức
của di chúc.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hình thức di
chúc tại Việt Nam hiện nay. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ
THEO DI CHÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC
1.1. Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc và hình thức
di chúc
1.1.1. Khái niệm di chúc
Thuật ngữ di chúc xuất hiện từ rất sớm của xã hội loài người, với
nhiều hình thức khác nhau. Trong Kinh Cựu ước - bộ sách lớn nhất, cổ nhất
và nguyên vẹn nhất còn lưu truyền đến ngày nay, người xưa đã chép lại
rằng bản di chúc của Noe đã được viết bằng tay, rồi được đóng con dấu của
mình lên để chứng thực; hay như việc Jacob, bằng lời nói, đã để lại cho
Joseph phần tài sản gấp đôi so với những người con khác của mình [43].

Từ những mẫu chuyện như thế, ta cũng có thể nhận thấy rằng ngay trong
lòng thế giới cổ đại, di chúc đã xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau. Từ
đó ta có thể nhận thấy vị trí, vai trò quan trọng của di chúc trong đời sống
xã hội thời bấy giờ.
Di chúc là ý chí chủ quan của cá nhân định đoạt tài sản của mình cho
người khác sau khi chết. Theo luật gia Ulpian: “Di chúc là sự thể hiện ý
chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết” [15].
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp: “Di chúc là một chứng thư
theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài
sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc”. Điều 967 Bộ luật Dân sự
Pháp quy định: “Mọi người đều có thể định đoạt bằng di chúc để lập thừa kế
hoặc để di tặng hoặc gọi bằng bất cứ tên nào khác để thể hiện ý chí của
mình”.
11
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 1995 và Điều 646 Bộ
luật Dân sự 2005: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơn
phương thể hiện ý chí của người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết [35, 7]. Di chúc là phương tiện để phản ánh ý
chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác
hưởng sau khi người lập di chúc chết [17, 7]. Một người có thể lập nhiều
bản di chúc để định đoạt tài sản của mình và những bản di chúc này đều thể
hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật
nhưng không phải tất cả các bản di chúc đó đều phát sinh hiệu lực mà bản
di chúc nào có hiệu lực pháp luật là bản di chúc thể hiện ý chí hợp pháp sau
cùng của người lập di chúc, nếu các bản di chúc trước đó có nội dung về tài
sản không có gì khác so với bản di chúc sau cùng.
Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài
sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho

một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này
được thể hiện, hoặc bằng giấy tờ (di chúc viết hay chúc thư), hoặc bằng lời
nói (di chúc miệng), thường là lời dặn dò, lời trăn trối khi hấp hối. hành vi
bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc lời nói gọi là lập di chúc [16, 45].
Trong thực tế còn tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau như “di chúc”,
“chúc thư”, “chúc ngôn”. Trong đó, “di chúc” là thuật ngữ dùng để chỉ di
chúc nói chung, “chúc thư” là thuật ngữ dùng để chỉ các loại di chúc bằng
văn bản, “chúc ngôn” là thuật ngữ dùng để chỉ về di chúc được lập bằng lời
nói. Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 không sử dụng
thuật ngữ “chúc thư” và “chúc ngôn” mà sử dụng thuật ngữ di chúc bằng
văn bản và di chúc miệng, dù được gọi với thuật ngữ nào thì các thuật ngữ
này đều là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.
12
Di chúc được thể hiện dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và
di chúc miệng. Người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết
hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Trong trường hợp tính mạng của một
người bị cái chết đe dọa, do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không
thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng
được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của
mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người
làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm
ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc
phải được công chứng hoặc chứng thực. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di
chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di
chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
1.1.2. Đặc điểm của di chúc
Di chúc là một dạng của giao dịch dân sự nhưng di chúc có những đặc
điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những điểm sau:
Một là, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân trong

việc định đoạt tài sản của mình.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thừa kế là phải
tôn trọng ý chí của người để lại di sản. Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005 quy
định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại
tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”.
Nếu như trong hợp đồng dân sự thì đều thể hiện ý chí của các bên
tham gia vào quan hệ hợp đồng và các bên đều phải tự nguyện, bàn bạc,
trao đổi thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên - bên lập di chúc. “Xét về
tính chất của giao dịch dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương,
hoàn toàn độc lập, tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc mà
không có bất kì sự lệ thuộc nào vào bất kì ý kiến của ai, do vậy di chúc là
13
giao dịch dân sự một bên” [28, 46]. Đối với di chúc chung của vợ, chồng
mặc dù thể hiện ý chí chung của hai người, nhưng thực chất vẫn thể hiện ý
chí đơn phương của từng người trong việc định đoạt tài sản chung (ý chí
đơn phương của chồng và vợ trùng nhau trong việc định đoạt tài sản chung
của vợ, chồng). Mặt khác, di chúc chung của vợ, chồng vẫn chỉ thể hiện ý
chí một bên - bên lập di chúc chuyển dịch tài sản.
Bộ luật Dân sự 2005 quy định mọi cá nhân có quyền tự do thể hiện ý chí
của mình trong di chúc thông qua các quyền như: Chỉ định người thừa kế;
truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định di sản cho từng người
thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao
nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,
người phân chia di sản (Điều 648). “Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình
cảm của mình (mang tính chất chủ quan), định đoạt cho người khác hưởng di
sản khi qua đời. Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích chuyển dịch tài
sản của người lập di chúc cho người khác hưởng sau khi chết đã phản ánh
tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc. Ý chí của cá nhân khi lập
di chúc thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc” [28, 45].

Ý chí của người lập di chúc còn được thể hiện trong việc tự do thay
đổi và hủy bỏ di chúc do mình lập ra, trừ trường hợp đối với di chúc chung
của vợ, chồng phải tuân thủ một số điều kiện luật định. Xuất phát từ đặc
điểm chủ sở hữu có toàn quyền trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình, do đó, người lập di chúc hoàn toàn có quyền hủy bỏ di chúc
mà mình đã lập ra. Sự định đoạt trong di chúc thể hiện ý chí đơn phương,
không phụ thuộc vào một cam kết hay là một thỏa thuận nào khác. Do vậy,
trong thời gian còn sống, người lập di chúc có thể thay đổi một số hoặc
toàn bộ nội dung của di chúc tùy vào hoàn cảnh, môi trường, tình cảm…
Chính vì vậy, pháp luật thừa kế quy định nếu một người để lại nhiều bản di
chúc định đoạt đối với một tài sản thì bản di chúc nào hợp pháp sau cùng
mới phát sinh hiệu lực, các bản di chúc lập ra trước đó đều bị hủy bỏ.
14
Tuy nhiên, ý chí lập di chúc phải là ý chí của cá nhân mà không phải
bất cứ một tập thể, tổ chức hay chủ thể nào khác [37, 323]. Di chúc là sự
thể hiện ý chí của cá nhân, các chủ thể khác không có quyền lập di chúc
thay. Ngoài ra vợ, chồng cũng có quyền thể hiện ý chí cùng nhau lập di
chúc chung của vợ, chồng để cùng nhau định đoạt tài sản chung.
Hai là, di chúc là căn cứ chuyển dịch di sản của người lập di chúc cho
người khác sau khi người lập di chúc chết.
Pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận hai hình thức thừa kế theo pháp
luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khi
người để lại di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết,
chính vì vậy di chúc hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc chuyển dịch di
sản cho người thừa kế sau khi người lập di chúc qua đời. Không có di chúc
hoặc di chúc lập ra nhưng không hợp pháp; những người hưởng di sản thừa
kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm
mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì đây là cơ

sở phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật.
Nội dung của việc chuyển dịch di sản được thể hiện trong nội dung của
di chúc. Tuy nhiên, việc định đoạt di sản thừa kế thể hiện trong nội dung của
di chúc không được pháp luật tuân thủ một cách tuyệt đối. Nói cách khác ý
chí của người lập di chúc bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật, liên
quan đến các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
[23, 69], di sản không còn, không được để lại di sản cho động vật…
Ba là, di chúc phải nhằm chuyển dịch tài sản của người lập di chúc
cho người khác sau khi chết.
Để di chúc chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, thì mục đích của
di chúc là phải chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của người để lại di sản cho người khác còn sống.
15
Tuy nhiên, việc chuyển dịch tài sản phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về thừa kế theo di chúc.
Trong cuộc sống cũng có những di chúc không nhằm mục đích
chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế mà thể hiện ý
nguyện tình cảm của người lập di chúc. Ví dụ, di chúc lập ra để căn dặn các
con, cháu phải thờ cúng tổ tiên, thăm nom mồ mả tổ tiên, các con luôn phải
chú trọng việc giữ gìn gia phong… “Nếu xét về ý nghĩa xã hội thì những di
chúc này không nhằm chuyển dịch bất cứ tài sản nào của người lập di chúc
cho những người được nêu tên trong di chúc hoặc chỉ cụ thể người nào
hoặc người lập di chúc chỉ đề cập chung chung mà không nói rõ là ai.
Những loại di chúc có nội dung không định đoạt tài sản cho người thừa kế
cũng có những ý nghĩa nhất định đối với những người còn sống. Nếu xét về
ý nghĩa của quan hệ thừa kế thì những di chúc này không thuộc loại di
chúc do luật dân sự điều chỉnh và những tranh chấp có thể có trong quan
hệ xã hội này không được giải quyết bằng việc khởi kiện ra Tòa án mà dựa
trên cơ sở thỏa thuận, hòa giải” [28, 45]. Điều này xuất phát từ pháp luật
dân sự Việt Nam không thừa nhận nghĩa vụ dân sự tự nhiên (như việc thực

hiện nghĩa vụ theo lương tâm mà không ép buộc), điều này pháp luật Việt
Nam khác hẳn so với pháp luật của Cộng hòa Pháp. Theo Điều 1235 Bộ
luật Dân sự Pháp: “Đối với nghĩa vụ tự nhiên, người đã tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ thì không có quyền đòi lại những gì đã thực hiện”. Như vậy,
pháp luật dân sự của Pháp công nhận nghĩa vụ tự nhiên và nghĩa vụ tự
nhiên có thể chuyển hóa thành nghĩa vụ dân sự.
Bốn là, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm người
lập di chúc chết.
Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất của di chúc so với hợp đồng. Nếu
như hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác [23,
405]. Tuy nhiên, di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc
chết. Ngoài ra, trường hợp đặc biệt đối với di chúc chung của vợ, chồng thì
16
“Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng
chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” [23, 668].
1.1.3. Thừa kế theo di chúc
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất
hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Thừa kế và để lại
thừa kế mặc dù chưa được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, nhưng
thừa kế vẫn tồn tại một cách khách quan trong xã hội. Ở thời kỳ này, quan
hệ thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán
riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định [17, 6]. Nghiên cứu về thừa kế,
Ph.Ăngghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết
tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới
được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị
tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nếu lâu nay trong thực tiễn có lẽ
người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là
trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ” [21, 297].
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan

hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Khi có
tư hữu, nhà nước ra đời, quyền thừa kế được pháp luật quy định, bảo vệ. Mỗi
nhà nước khác nhau có hệ thống những quy phạm pháp luật về thừa kế khác
nhau. Pháp luật thừa kế thể hiện rõ bản chất giai cấp của nhà nước [17, 6].
Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự Việt Nam, pháp luật dân
sự Việt Nam quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo pháp luật và
thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 chưa đưa ra một khái
niệm cụ thể về thừa kế cũng như thừa kế theo di chúc. Theo Từ điển tiếng
Việt: “Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho”. Theo quan điểm của
Ph.Ăngghen: Thừa kế “Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
người còn sống” [15]. Theo Gáo trình Luật Dân sự - Trường Đại học Luật
Hà Nội, thừa kế được hiểu là: “Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết
17
cho những người còn sống”. Khái niệm này đã phản ánh chính xác bản
chất cũng như nội dung thừa kế.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều khái niệm thừa kế theo di
chúc. Quan điểm thứ nhất, cho rằng: “Thừa kế theo di chúc là việc chuyển
dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định
của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc” [37, 323]. Quan
điểm thứ hai, lại cho rằng: “Thừa kế theo di chúc là việc phân chia di sản
của người lập di chúc cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di
sản sau khi người để lại di sản theo di chúc chết” [28, 52]. Quan điểm thứ
ba, cho rằng: “Việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau
khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi còn sống gọi
là thừa kế theo di chúc” [16, 45]. Nhìn chung các quan điểm trên đều đã
phản ánh chính xác bản chất và nội dung của thừa kế theo di chúc.
Tóm lại, thừa kế theo di chúc là việc để lại di sản và hưởng di sản theo
ý chí của người để lại di sản được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói
của người đó trước khi chết. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình
thức thừa kế nhằm bảo đảm cho cá nhân trước khi chết định đoạt tài sản

của mình theo ý muốn của người đó khi đảm bảo các điều kiện luật định.
Luật La Mã cũng quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di
chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo
lệnh của các cơ quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật,
sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn [15].
Điều 632 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng
về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Trên cơ sở tôn trọng quyền sở hữu tài
sản của cá nhân với thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản
xuất hoặc tư liệu tiêu dùng. Bên cạnh đó, mọi cá nhân đều có quyền để lại
tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của mình thông qua việc lập di
18
chúc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế sau khi người lập
di chúc chết. Mặt khác, pháp luật cũng quy định bình đẳng về quyền thừa
kế theo di chúc và theo pháp luật. Pháp luật quy định như vậy nhằm xóa
bỏ sự bất bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế, trong việc để lại di
sản do xã hội phong kiến để lại, đảm bảo quyền thừa kế được thực hiện trên
thực tế, củng cố và phát triển tình đoàn kết thương yêu trong gia đình.
Nội dung quan trọng của pháp luật về thừa kế theo di chúc gồm các
vấn đề sau:
Thứ nhất, về người lập di chúc: Theo quy định của pháp luật dân sự
thì người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó mất
năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự do lập di chúc mà không cần phải có sự
đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Khác với người thành niên, người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười
tám tuổi cũng có quyền lập di chúc nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ
hoặc người giám hộ hợp pháp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 646 Bộ luật
Dân sự 2005 thì: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Như

vậy, nếu cá nhân ở trong độ tuổi này lập di chúc mà không được sự đồng ý
của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì di chúc lập ra không phát
sinh hiệu lực.
Đối với cá nhân dưới mười lăm tuổi, mặc dù có tài sản riêng và có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi trong việc lập di chúc nhưng pháp
luật quy định cá nhân trong độ tuổi này không có quyền lập di chúc cho dù
cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý. Di chúc lập ra trong trường
hợp này cũng không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, về người thừa kế theo di chúc: Khác với đối tượng thừa kế
theo pháp luật theo diện và hàng thừa kế, đối tượng thừa kế theo di chúc
19
rộng hơn tùy thuộc vào ý chí lập di chúc của người để lại di sản. Người để
lại di sản có quyền tự do thể hiện ý chí chuyển dịch tài sản của mình cho
bất kỳ ai sau khi chết. Tuy nhiên, ý nguyện của người lập di chúc không
phải bao giờ và khi nào cũng được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối mà
quyền định đoạt của người lập di chúc còn bị hạn chế trong những trường
hợp luật định [28, 51].
Thứ ba, hạn chế quyền của người lập di chúc: Bộ luật Dân sự 2005 đã
hạn chế quyền của người lập di chúc trong các trường hợp như quy định
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 669 Bộ luật
Dân sự 2005) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của những người là cha, mẹ, vợ,
chồng, các con dưới mười tám tuổi của người lập di chúc và các con tuy đã
trưởng thành nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản,
trong trường hợp người có tài sản định đoạt không cho họ hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng bằng một phần di sản ít hơn hai phần ba của một suất
thừa kế được chia theo pháp luật thì mỗi người trong số đó vẫn được hưởng
phần di sản bằng hai phần ba suất của một người hưởng theo pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng không thừa nhận việc người để lại di
sản lập di chúc chuyển dịch tài sản của mình cho động vật, thực vật hoặc
quyền của người lập di chúc còn bị hạn chế trong trường hợp người đó để

lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì không được để lại toàn bộ di sản mà
chỉ được để lại một phần di sản của người đó. Ngoài ra, người lập di chúc
cũng không được đặt điều kiện trong di chúc.
1.1.4. Khái niệm hình thức di chúc
Hình thức di chúc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thể hiện ý
chí của người lập di chúc. “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” [23, 646]. Tuy
nhiên, ý chí của cá nhân phải được thể hiện dưới những hình thức nhất định
theo quy định của pháp luật thì ý chí đó mới được ghi nhận trên thực tế.
20
Hiện nay, các hệ thống pháp luật trên thế giới đều ghi nhận tính đa
dạng về hình thức của di chúc, điều này bắt nguồn từ truyền thống, văn
hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển giao lưu dân sự, góp phần vào ổn định xã hội và bảo vệ truyền
thống tốt đẹp của mỗi quốc gia.
Hình thức là “Cách thức của hình dạng, vẻ bề ngoài” [44]. Hình thức
của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc ra bên ngoài cho người
khác biết, để sau này căn cứ vào đó mà thực hiện ý chí của người lập di chúc
sau khi người đó chết [16, 50]. Hình thức di chúc cũng có thể được hiểu là
phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung của di chúc); là
căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để
bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc [37, 333].
Tóm lại, hình thức di chúc là phương thức thể hiện ý chí của người lập
di chúc ra bên ngoài cho người khác biết, theo quy định của pháp luật; là
căn cứ để thực hiện ý chí của người lập di chúc sau khi người đó chết và là
chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của những người hưởng di sản được chỉ định
trong di chúc.
Di chúc lập ra phải theo hình thức do pháp luật quy định. Theo quy
định của Bộ luật Dân sự 2005 thì di chúc trước hết phải được lập thành văn
bản. Ngoài ra, cá nhân cũng có thể lập di chúc miệng trong những trường

hợp do pháp luật quy định. Điều 5 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
2001) quy định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn
bản sắc dân tộc… của mình”. Bộ luật Dân sự 2005 đã cụ thể hóa Hiến
pháp năm 1992, theo đó chữ viết và tiếng nói lập di chúc không nhất thiết
phải bằng chữ quốc ngữ, tiếng Kinh mà người lập di chúc có thể sử dụng
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để lập di chúc.
1.1.5. Vai trò của di chúc trong việc thực hiện pháp luật về thừa kế
21
Thứ nhất, di chúc hợp pháp là căn cứ pháp lý, phát sinh thừa kế theo
di chúc. Pháp luật dân sự Việt Nam, ghi nhận hai hình thức thừa kế đó là
thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc chỉ
được thực hiện khi di chúc được lập ra, nếu không có di chúc hoặc di chúc
lập ra nhưng không hợp pháp; những người hưởng di sản thừa kế theo di
chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ
chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa
kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì sẽ phát sinh quan
hệ thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai, di chúc hợp pháp là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ tài
sản của người được hưởng di sản do người chết để lại. Cùng với việc thể
hiện ý chí chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người
lập di chúc còn xác định quyền cũng như trách nhiệm của người hưởng di
sản. Phần di sản của người hưởng di sản có thể không bằng nhau tùy vào ý
chí của người lập di chúc, điều này khác hẳn so với thừa kế theo pháp luật
là những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.
Đồng thời với việc hưởng quyền tài sản, những người hưởng di sản có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thể hiện
trong di chúc và trong phạm vi di sản theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2005.
Nghĩa vụ của người hưởng di sản phải thực hiện tùy theo phần mà người đó
được hưởng.

1.2. Khái quát về hình thức di chúc theo quy định của pháp luật
một số nước trên thế giới
1.2.1. Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nhà một nhà nước theo cấu trúc nhà nước liên bang. Chính
vì vậy, Hoa Kỳ cùng song song và tồn tại hai hệ thống pháp luật: Pháp
luật liên bang và pháp luật các bang. Điều đó có nghĩa quy định về hình
22
thức di chúc của pháp luật Hoa Kỳ không thống nhất trên phạm vi toàn
liên bang. Ở mỗi tiểu bang đều có những quy định khác nhau về hình thức
của di chúc.
Điều 29-1-5-2 Bộ luật bang Indiana quy định: “Mọi di chúc, trừ chúc
ngôn, đều phải được trình bày dưới dạng văn bản”. Điều đó cho thấy bang
Indiana thừa nhận hai hình thức của di chúc đó là chúc ngôn (di chúc miệng)
và di chúc bằng văn bản. Pháp luật bang Montana lại không thừa nhận di
chúc được lập dưới dạng chúc ngôn mà di chúc phải được lập bằng văn bản
mới có giá trị pháp lý (điểm a, Điều 72-2-522 Bộ luật bang Montana).
Trong khi đó bang Texas lại quy định rất chặt chẽ trong việc người lập
di chúc dưới dạng chúc ngôn: “Không một chúc ngôn nào có hiệu lực, trừ
khi nó được làm ra trong thời điểm ốm yếu của bệnh tật, tại nhà của người
đó, hay tại nơi mà người đó đang ở trước đó trong vòng mười ngày… Với
sự chứng kiến của ba nhân chứng, với một trong số họ là người chép lại
nội dung của di chúc”.
Mặc dù các bang đều quy định di chúc bằng văn bản, nhưng về chúc
thư của mỗi bang cũng có sự khác biệt. Hầu hết các bang đều quy định một
bản di chúc hợp pháp đòi hỏi phải có ít nhất hai người làm chứng. Tuy
nhiên, có một số bang cụ thể như bang Vermont thì lại quy định để chúc
thư có hiệu lực phải cần đến ba người làm chứng. Nếu như bang Louisiana
yêu cầu người lập di chúc phải ký vào tất cả các trang của di chúc, và quá
trình thực hiện bản di chúc của người lập di chúc phải được giám sát bởi
một công chứng viên thì pháp luật bang Pennsylvania lại không quy định

bản di chúc phải được công chứng, mà chỉ cần có hai người đứng ra làm
chứng cho bản di chúc.
- Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ thì hình thức di chúc được thể
hiện dưới các dạng sau:
+ Di chúc tự bút: Do người lập di chúc viết tay hoàn toàn từ nội dung di
chúc tới điền ngày, tháng, năm và ký tên. Di chúc này được công nhận khi
23
xác định được chữ viết trong di chúc thực sự là chữ của người lập di chúc.
+ Di chúc đánh máy: Thông thường là các biểu mẫu của di chúc do
các chính quyền bang phát, hoặc là các di chúc do các luật sư soạn thảo.
Loại di chúc này thường chỉ cần người lập di chúc điền ngày, tháng, năm
lập di chúc và ký tên. Di chúc có hiệu lực khi có ít nhất hai người làm
chứng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng.
+ Di chúc miệng: Thường chỉ áp dụng khi người lập di chúc không thể
thực hiện được các hình thức khác, hoặc chỉ được công nhận đối với một số
cá nhân nhất định.
+ Di chúc phi văn bản khác: Loại này thường là các băng đĩa ghi âm,
ghi hình. Trên lý thuyết phần lớn luật của các bang đều không thừa nhận
đây là hình thức di chúc, nhưng trong thực tiễn xét xử, các Tòa án vẫn coi
đây là một loại hình thức đặc biệt, chỉ cần di chúc đó thỏa mãn các điều
như nội dung có liên quan trực tiếp đến sự việc; di chúc được làm với tình
trạng đầy đủ sức khỏe và minh mẫn tinh thần của người lập di chúc, thể
hiện được ý chí cá nhân của ngưởi lập di chúc, và được Tòa án xác nhận là
hoàn toàn phù hợp [42].
1.2.2. Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp
- Bộ luật Dân sự Pháp quy đinh rất cụ thể về hình thức di chúc, từ
Điều 967 đến Điều 1001 [3]. Theo đó hình thức di chúc của pháp luật Pháp
tồn tại dưới các dạng sau:
+ Di chúc viết tay: Đối với loại di chúc này chỉ có giá trị pháp lý nếu
người lập di chúc tự mình viết toàn bộ nội dung, đề ngày, tháng, năm và ký

tên. Di chúc này không bị bắt buộc về hình thức trình bày (Điều 970).
+ Công chứng thư: Đối với loại hình thức này phải do một hoặc hai
công chứng viên và hai người làm chứng thừa nhận. Người lập di chúc đọc
cho công chứng viên viết tay, hoặc giao cho người khác viết tay, hoặc đánh
máy. Sau khi viết xong thì phải đọc lại cho người lập di chúc nghe (Điều
24
972). Sau đó, người lập di chúc ký tên trước mặt công chứng viên và người
làm chứng (Điều 973). Cuối cùng công chứng viên và người làm chứng
phải ký tên vào văn bản (Điều 974).
+ Di chúc bí mật: Loại di chúc này tờ giấy ghi nội dung di chúc hoặc
tờ giấy làm phong bì (nếu có) phải được dán kín, đóng dấu và niêm phong.
Người lập di chúc đưa bản di chúc đó cho công chứng viên và hai người
làm chứng; hoặc dán kín, đóng dấu và niêm phong trước mặt họ và tuyên
bố rằng nội dung ghi trong tờ giấy đó là di chúc của mình, tự mình viết
hoặc nhờ người khác viết nhưng đã được mình kiểm tra nội dung. Trong
mọi trường hợp, người lập di chúc đều phải chỉ rõ lối chữ đã được dùng là
viết tay hay đánh máy. Sau đó, công chứng viên sẽ viết bản chứng nhận ghi
rõ ngày, tháng, năm, nơi lập và mô tả rõ phong bì và con dấu cùng tất cả
các thể thức trên đây. Cuối cùng, người lập di chúc, công chứng viên và
người làm chứng cùng ký vào bản chứng nhận. Nếu di chúc bí mật không
tuân thủ đầy đủ các thể thức đã nêu trên thì không phải là di chúc bí mật,
nhưng nếu vẫn thỏa mãn điều kiện của di chúc viết tay thì di chúc vẫn được
coi là di chúc viết tay.
1.2.3. Hình thức di chúc theo quy định của pháp luật Nhật Bản
- Bộ luật Dân sự Nhật Bản đã dành 17 Điều từ Điều 967 đến Điều 984
[2]. Quy định về hình thức di chúc, theo đó di chúc có thể viết tay, qua
công chứng hay dưới một dạng tài liệu bí mật, trong một số trường hợp đặc
biệt pháp luật cho phép lập di chúc theo thể thức khác (Điều 967).
+ Di chúc viết tay là di chúc do chính người lập di chúc viết ngày,
tháng, năm, họ tên và đóng dấu vào đó (Điều 967).

+ Di chúc qua công chứng thì cần phải hội đủ các điều kiện: Có hai
người làm chứng, người lập di chúc đọc miệng nội dung di chúc cho công
chứng viên chép lại, sau đó công chứng viên đọc lại cho người lập di chúc
và những người làm chứng nghe. Người lập di chúc và từng người làm
chứng phải ký tên và đóng dấu vào bản di chúc này sau khi đã khẳng định
25

×