Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.61 KB, 25 trang )

Nguyễn tuấn bảo
Chương 2:
Những vấn đề cơ
bản của quản trị
doanh nghiệp

Tổng quan về quản trị

Các cấp quản trị

Các chức năng quản trị

Các lĩnh vực quản trị
Nội dung chính

Khái niệm
Quản trị được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực
hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua
nỗ
lực(sự thực hiện) của người khác. Sự thực hiện quản trị
liên quan chủ yếu đến việc huy động mọi phương tiện(tài
nguyên) mà nhà quản trị có thể sử dụng để đạt được
những mục tiêu mà nhà quản trị tự đề ra hoặc được giao
cho.
1. Tổng quan về quản trị

Vai trò của quản trị doanh nghiệp:

Tính chất xã hội hóa của lao động và sản xuất

Tiềm năng to lớn của quản trị



Những yếu tố làm tăng vai trò của quản trị doanh nghiệp
trong nền sản xuất
và kinh tế hiện đại.

Yêu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế.
1. Tổng quan về quản trị

Khái niệm:
Nhà quản lý là người thực
hiện các hoạt động quản lý
(lập kế hoạch và ra quyết định,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
các nguồn lực của tổ chức-nhân
lực, tài chính, vật lực và thông tin).
2. Các cấp quản trị
Nhà
quản
lý cấp
cao
Nhà quản lý cấp trung gian
Nhà quản lý cấp cơ sở
2. Các cấp quản trị
2. Các cấp quản trị
A, Nhà quản lý cấp cao

Quản trị viên cấp cao(quản trị viên hàng đầu):

Giám đốc.


Các phó giám đốc phụ trác từng phần việc chịu trách
nhiệm về đường lối, chiến lược, các công tác tổ chức
hành chính tổng hợp của doanh nghiệp.
2. Các cấp quản trị
A, Nhà quản lý cấp cao

Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cao:

Xác định mục tiêu phương hướng kinh doanh cho doanh
nghiệp.

Xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Phối hợp các hoạt động giữa các bên có liên quan.
2. Các cấp quản trị
A, Nhà quản lý cấp cao

Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cao: (tiếp)

Xác định các nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quyết định các biện pháp kiểm tra kiểm soát, kiểm tra,
thanh tra, báo cáo, khắc phục hậu quả.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định mình đưa
ra.
2. Các cấp quản trị
B, Nhà quản lý cấp trung gian


Quản trị viên cấp trung gian(quản trị viên thừa hành):
Là người đứng đầu 1 ngành hay bộ phận. Họ có nhiệm vụ
chỉ đạo thực hiện phương hướng, đường lối của quản trị
viên hàng đầu và là người chịu trách nhiệm duy nhất trước
quản trị viên hàng đầu.
2. Các cấp quản trị
B, Nhà quản lý cấp trung gian

Nhiệm vụ chính của quản trị viên cấp trung gian:

Nghiên cứu nắm vững những quy định của quản trị viên
cấp cao.

Xây dựng các kế hoạch và chương trình hoạt động.

Đưa ra mô hình tổ chức phù hợp.
2. Các cấp quản trị
B, Nhà quản lý cấp trung gian

Nhiệm vụ chính của quản trị viên cấp trung gian:

Lựa chọn phù hợp và đề bạt những người có khả năng với
những công việc phụ hợp, lựa chọn nhân viên kiểm tra kiểm
soát giao công việc cụ thể cho từng nhân viên.

Dự trù kinh phí trình cấp trên phê duyệt.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động và tiến độ công việc,
phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh và giải quyết các vấn
đề đó.


Báo cáo kịp thời lên quản trị viên cấp cao các kết quả,
vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Các cấp quản trị
C, Quản trị viên cấp cơ sở

Là những người thực thi những công việc rất cụ thể bao gồm:

Hiểu rõ công việc của mình phụ trách. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
đúng kế hoạch tiến trình theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng công việc.

Luôn tìm cách cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện tinh thần kỷ
luật, lao động tự giác.

Rèn luyện tính tập thể, thực hiện công việc theo tác phong công nghiệp.

Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của các quản trị viên cấp trên trong
trường hợp phát sinh ra những vấn đề khúc mắc.
3. Các chức năng của quản trị
A, Khái niệm
Chức năng của quản trị là những hoạt động riêng biệt của
quản trị viên, thể hiện những phương thức tác động của
quản trị viên đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp.
3. Các chức năng của quản trị
B, Bốn chức năng của quản trị
Kiểm tra
Lập kế
hoạch
Tổ chứcLãnh đạo
3. Các chức năng của quản trị

1, Lập kế hoạch.
Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các
trương trình hoạt động trong tương lai của 1 tổ chức, 1 doanh
nghiệp.
Lập kế hoạch là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý
các mục tiêu định trước.
Lập kế hoạch là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm tra vì
không có kế hoạch thì không thể kiểm tra.
3. Các chức năng của quản trị
2, Tổ chức.
Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao
quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho
chúng đống góp 1 cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
3. Các chức năng của quản trị
3, Lãnh đạo.
Lãnh đạo là quá trình chỉ huy, phối hợp, điều hành, gây ảnh
hưởng và tác động đến con người để sao cho họ sẵn sàng
cố gắng hăng hái hướng tới đạt được các mục tiêu của tập
thể và tổ chức.
3. Các chức năng của quản trị
4, Kiểm tra.
Là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với
kết quả mà thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian,
đảm bảo cho hoạt động thực tế phù hợp với kế hoạch đề ra.
4. Các lĩnh vực quản trị

Khái niệm.
Lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp được hiểu như các
hoạt động quản trị khi được sắp xếp trong một bộ phận nào

đó. Ở các bộ phận này có người chỉ huy và liên quan đến
việc ra quyết định quản trị.
4. Các lĩnh vực quản trị
4. Các lĩnh vực quản trị
1, Lĩnh vực sản xuất
Bao gồm các hoạt động có tính chất công nghiệp trên cơ sở
phối hợp các yếu tố lao động: tư liệu lao động, đối tượng lao
động đã có để chế biến thành các sản phẩm hàng hóa hoặc
thực hiện các dịch vụ.
4. Các lĩnh vực quản trị
2, Lĩnh vực marketing
Bao gồm các nhiệm vụ: thu thập thông tin về thị trường,
hoạch định chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, hỗ
trợ tiêu thụ.
4. Các lĩnh vực quản trị
3, Lĩnh vực nhân sự.
Bao gồm :
Lập kế hoạch nhân sự; tuyển dụng nhân sự; bố trí nhân sự;
đánh giá nhân sự; phát triển nhân viên và trả thù lao lao
động thông qua hồ sơ dữ liệu nhân sự và thống kê những
hoạt động của nhân viên, hỗ trợ đời sống người lao động.
4. Các lĩnh vực quản trị
4, Lĩnh vực kế toán.
Bao gồm nhiệm vụ:
Tạo vốn; sử dụng vốn và quản lý vốn.
Tính toán chi phí, kết quả hoạt động, xây dựng các bản cân
đối kết toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tính
toán
lỗ lãi.

×