Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Để một tiết dạy và học trên lớp có sức thu hút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.4 KB, 3 trang )

Để một tiết dạy - học trên lớp có sức thu hút
Chủ động ngay từ bài soạn
Một giáo viên giàu kinh nghiệm ắt sẽ biết việc thâm nhập kỹ bài dạy trước khi lên lớp chiếm tỷ lệ
thành công tới 50% của tiết học. Điều này lý giải vì sao có những GV bộ môn dạy lâu năm và
chuyên dạy một khối lớp không thông thạo lắm về CNTT nhưng vẫn được học sinh ngưỡng mộ vì
giảng dạy thuần thục và dễ hiểu.
Trong thực tế, việc quản lý, duy trì nề nếp soạn bài của GV những năm qua ở nhiều trường còn
lỏng lẻo, thiếu sự nhất quán. Việc soạn bài bằng viết tay đã dần dần vắng bóng, thay vào đó là soạn
trên máy. Hầu hết GV đã biết soạn giáo án điện tử. Tuy nhiên, một bộ phận chuyên viên Sở, Phòng
CBQL chuyên môn vẫn còn lúng túng trong khâu đánh giá việc soạn bài của GV. Thầy giáo V.D ở
An Nhơn, Bình Định cho biết: Có lần đoàn kiểm tra về dự giờ của một GV. GV này thâm nhập khá
kỹ bài dạy, kết hợp khéo léo giữa phương pháp thuyết trình với phát vấn, tổ chức cho HS thảo luận
nhóm khá sinh động. Nhưng tiết dạy không được xếp loại giỏi vì GV đã không sử dụng giáo án điện
tử.
Thành công của một tiết dạy thể hiện ở hiệu quả tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của người học. Có
thể đo được hiệu quả này ngay ở việc HS có hào hứng học tập hay không. Vì vậy, BGH các trường
không nên ép buộc GV phải soạn bài theo kiểu này hay kiểu khác, hình thức này hay hình thức
khác, độ dài hay ngắn mà cơ bản là xem GV đó có “bản thiết kế” khoa học, dễ nhận biết các thao
tác về chuẩn kiến thức, kỹ năng, sự “gia cố” chất liệu cho bài giảng thêm sinh động hay không?
Tâm thế của người thầy giáo
Một tiết dạy Anh văn trong phòng Lab của Trường THCS Nguyễn Hiền - Phú Ninh (Quảng Nam)
Tâm thế thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học là một chất xúc tác cần thiết
cho tiết dạy nhưng lại ít được GV chú ý. Những GV chuẩn bị bài kỹ thường là rất tự tin khi bước vào
lớp học, và chính sự tự tin của người thầy, thái độ cởi mở thân mật của thầy khi bước vào lớp làm
không khí lớp học thêm phấn chấn.
Không nên xem nhẹ khâu kiểm tra bài cũ. Khi học sinh nắm chắc bài cũ tức là dễ dàng hơn trong
việc tiếp thu bài mới, đỡ đi gánh nặng cho GV. Có mấy thao tác GV cần lưu ý: Chuẩn bị kỹ các câu
hỏi ở phần củng cố lại bài học; Cho HS chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đó; Chọn câu hỏi
kiểm tra bài phù hợp với từng đối tượng; Mức độ kiểm tra ở mỗi lần tăng dần từ dễ đến khó với học
sinh dưới mức trung bình để các em có cơ hội tiến bộ. Không vội trách phạt, nhục mạ một HS
không thuộc bài khi chưa hiểu rõ nguyên nhân. Trong thực tế, giáo viên rất hay kêu ca học sinh lười


học, hay là chậm tiếp thu bài. Nhưng bản thân GV thì chưa chắc đã chu đáo khi soạn thảo bước
kiểm tra bài cũ trong giáo án lên lớp của mình, có khi chỉ là soạn đối phó cho đủ 5 bước lên lớp mà
thôi. Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối ưu như hệ thống câu hỏi dẫn đắt
tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm, tính vừa sức.
Gần đây, bằng sự hỗ trợ của CNTT, GV đã tìm được cách thức kiểm tra bài cũ đỡ tốn kém thời gian
(không nhất thiết khi kiểm tra miệng cứ phải gọi học sinh lên phía trên bục giảng để thuyết trình).
Tuy nhiên, làm thế nào để trong vòng 10 phút kiểm tra bài cũ, vẫn có thể huy động được nhiều học
sinh tham gia chứ không chỉ kiểm tra 1, 2 em vẫn là vấn đề còn phải bàn định.
Thay đổi “khẩu vị” bài giảng
Người thầy giáo có thể say mê giảng bài suốt 45 phút của một tiết học mà không có cảm giác mệt
mỏi. Nhưng với học sinh việc tập trung nghe thầy giảng bài suốt 45 phút trong một buổi học thường
có từ 4 - 5 tiết học lại không phải là điều dễ dàng. Hiện tượng uể oải, ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện
riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến.
Để một tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, GV cần lưu ý những điểm sau đây: Bao quát tốt lớp
học để nhận biết đối tượng học sinh thiếu tập trung do tác động của hoàn cảnh khách quan (có
chuyện không hay trong gia đình, sức khỏe kém, cơ thể mệt mỏi), từ đó lường được thái độ nóng
giận ảnh hưởng chung tới sinh khí của cả tập thể; Không rập khuôn theo một trình tự mà học sinh
đã quá quen thuộc; Linh hoạt thay đổi khẩu khí, thay đổi cách thức hỏi, giảng giải đối với học sinh;
Tăng tính trực quan sinh động bằng trình chiếu hình ảnh, minh họa đúng lúc, đúng chỗ. Cô giáo
Thái Lê, Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn của Trường THPT Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho biết: Khi
có biểu hiện mất trật tự ở trong lớp học thì cách tốt nhất là GV nên dừng lại ít phút để tạo ra khoảng
lặng, rồi bắt đầu từ một nốt “bổng” trở lại cho tiết học.
Đa số HS khi được hỏi “em thích học với một giáo viên như thế nào” thì các em đều trả lời: Thích
những thầy cô giáo dạy nhẹ nhàng, có óc khôi hài. Thực tế cho thấy, không một phương tiện máy
móc hiện đại nào có thể thay thế được vai trò của nhà giáo trong việc truyền cảm hứng học tập cho
HS. Một phong cách mô phạm, một giọng nói gợi cảm, một nét chữ, nét vẽ hoa mỹ, một lối diễn đạt
tinh tế… tất cả đều không chỉ cho hiệu quả tức thời trong một giờ lên lớp mà còn tạo dấu ấn tốt đẹp,
có giá trị giáo dục với học sinh.
Việc chủ động trong thiết kế bài giảng của GV có thể tiến hành như sau: Xem xét dung lượng kiến
thức vừa đủ trong một tiết dạy (tránh sự quá tải); Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đảm bảo tính tối ưu (có

tính chất phân hóa đối tượng); Những kỹ năng học sinh cần đạt được. Cuối cùng là sự chuẩn bị
những tình huống gọi là “gia vị” nhằm tránh sự căng thẳng, nhàm chán, để “giữ lửa” trong suốt tiết
học.
Action,

×